Biện pháp giúp học sinh lớp 3 hiểu và vận dụng tốt hơn biện pháp tu từ nhân hóa

1. Tên sáng kiến:

 Biện pháp giúp học sinh lớp 3 hiểu và vận dụng tốt hơn biện pháp tu từ nhân hóa.

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong phân môn Luyện từ và câu

3.Tác giả:

- Họ và tên: Nguyễn Thị Huần - Nữ

- Ngày, tháng, năm sinh: 26/12/1969.

- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học.

- Đơn vị công tác: Trường tiểu học Lê Ninh.

- Điện thoại: 0987465797

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lê Ninh – Kinh Môn - Hải Dương

Điện thoại: 0223823181

5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong điều kiện giảng dạy bình thường.

6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2016-2017

 

doc43 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Biện pháp giúp học sinh lớp 3 hiểu và vận dụng tốt hơn biện pháp tu từ nhân hóa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mò tôm
- GV hỏi:
+ Vậy muốn nhân hóa một sự vật nào đó, ta có thể làm như thế nào? (gọi vật đó bằng từ dùng để gọi người hoặc tả sự vật đó bằng những từ ngữ dùng để tả người)
+ Hãy nêu câu văn hoặc câu thơ em đã học có sự vật được nhân hóa? (Chim gặp anh chích chòe “Chào anh!”; Cau cao, cao mãi/Tàu vươn giữa trời/ Như tay ai vẫy/ Hứng làn mưa rơi./)
+ Hãy nhân hóa một con vật nuôi trong nhà mà em yêu quý bằng một câu? (Ví dụ: Chú chó bông nhà em thật đáng yêu. Hoặc: Cô gà mái có bộ lông óng mượt. Hay: Cô Mướp dụi mõm vào chân em như làm nũng.; )
- Dặn HS sưu tầm các câu văn, câu thơ có sự vật được gọi như gọi người, có sự vật được tả bằng những từ ngữ như tả người.
4.1.2. Hướng dẫn học sinh nắm được các cách nhân hóa:
Các cách nhân hóa mà học sinh cần nắm được là:
	- Dùng những từ vốn để gọi người để gọi sự vật;
	- Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật;
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Cả ba cách nhân hóa trên được cung cấp cho học sinh qua bài tập 2 tuần 21. Thực chất, cách nhân hóa dùng những từ vốn để gọi người để gọi sự vật và dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật học sinh đã được làm quen trong tiết Luyện từ và câu tuần 19. Tuy nhiên, trong tuần 19, giáo viên chỉ dừng lại ở việc giới thiệu cho học sinh hiểu các sự vật được nhân hóa qua các từ ngữ đó mà chưa khái quát đó là những cách nhân hóa sự vật.
Để giúp học sinh nắm được ba cách nhân hóa trên, tôi tiến hành như sau:
Bài 1. Đọc bài thơ sau:
	Ông trời bật lửa
	Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!
Mưa! Mưa xuống thật rồi!
Đất hả hê uống nước
Ông sấm vỗ tay cười
Làm bé bừng tỉnh giấc.
Chớp bỗng lòe chói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơ! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông.
	ĐỖ XUÂN THANH
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Một số HS đọc bài thơ.
- GV hỏi: Bài thơ tả cảnh gì? (cảnh trước và trong khi mưa.)
	Bài 2. Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng những cách nào?
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hỏi: + Bài tập có mấy yêu cầu? Là những yêu cầu nào?
	GV gợi ý để HS nêu các thắc mắc:
	+ Những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng những cách nào?
+ Mỗi sự vật đó được gọi bằng gì?
+ Mỗi sự vật đó được tả bằng những từ ngữ nào?
+ Tác giả nói với mưa như thế nào?
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận để giải đáp các thắc mắc trên qua phiếu bài tập trên bảng phụ kẻ sẵn như sau: 
Tên các sự vật được nhân hóa
Cách nhân hóa
a) Các sự vật được gọi bằng
b) Các sự vật được tả bằng những từ ngữ
c) Tác giả nói với mưa thân mật như thế nào?
- Tổ chức cho 3 nhóm HS thi làm bài tiếp sức.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn và chốt lại lời giải đúng. GV lưu ý HS “chớp” không phải là sự vật được nhân hóa bởi “lòe” không phải là từ chỉ hành động của người, “soi sáng” cũng không phải là từ chỉ hành động dùng riêng cho người.
Tên các sự vật được nhân hóa
Cách nhân hóa
a) Các sự vật được gọi bằng
b) Các sự vật được tả bằng những từ ngữ
c) Tác giả nói với mưa thân mật như thế nào?
Mặt trời
ông
bật lửa
Mây
chị
kéo đến
Trăng sao
trốn
Đất
nóng lòng chờ đợi, hả hê uông nước
Mưa
xuống
Tác giả nói với mưa thân mật như với một người bạn:
Xuống đi nào, mưa ơi!
Sấm
ông
vỗ tay cười
- GV hỏi: 
	+ Qua bài tập trên, em thấy có mấy cách nhân hóa sự vật?(ba cách nhân hóa:
	+ Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người: ông, chị.
	+ Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người: bật lửa, kéo đến, trốn, nóng lòng chời đợi, hả hê uống nước, xuống, vỗ tay cười.
	+ Nói với sự vật thân mật như nói với con người: gọi mưa xuống thân ái như gọi một người bạn.
- HS nhắc lại các cách nhân hóa vừa được học.
- Cuối tiết học, tôi dặn HS sưu tầm các câu văn, thơ có sự vật được nhân hóa theo ba cách vừa học trên.
	Trong chương trình Luyện từ và câu lớp 3, để củng cố cho học sinh về các cách nhân hóa đã học còn đưa thêm một nội dung trong bài tập 1 của tuần 28. Nội dung bài tập như sau:
	Bài 1. Trong những câu thơ sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
Tôi là bèo lục bình
Bứt khỏi sình đi dạo
Dong mây trắng làm buồm
Mượn trăng non làm giáo.
	NGUYỄN NGỌC OÁNH
Tớ là chiếc xe lu
Người tớ to lù lù
Con đường nào mới đắp
Tớ san bằng tăm tắp.
	TRẦN NGUYÊN ĐÀO
Để học sinh hiểu rõ hơn về cách nhân hóa Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người, tôi tiến hành dạy như sau:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận theo mô hình Trường Tiểu học mới: 
+ Nêu các yêu cầu của bài? 
	+ Trong mỗi khổ thơ nói đến những sự vật nào? 
	+ Trong các sự vật ấy, sự vật nào tự kể chuyện về mình? Nó tự xưng hô là gì? 
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. GV hướng dẫn nhận xét, bổ sung. GV hỏi:
	+ Bèo lục bình tự xưng là “tôi”, xe lu tự xưng là “tớ”. Em thấy các cách xưng hô đó có tác dụng gì? 
- GV kết luận: Các từ dùng để tự xưng hô như “tôi, tớ, mình, ta,” là những từ tự xưng hô của người. Trong văn thơ, các nhà văn, nhà thơ lại dùng các từ đó để cho cây cối, sự vật tự xưng hô kể chuyện về mình. Đó cũng chính là kiểu nhân hóa thuộc cách nhân hóa Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
- Cuối tiết học, tôi cũng dặn HS tiếp tục sưu tầm các câu văn, thơ có sự vật được nhân hóa bằng cách tự xưng hô như người.
	4.2. Tổ chức các hoạt động luyện tập:
	4.2.1. Tổ chức trò chơi học tập:
Để củng cố cho học sinh nắm chắc về sự vật được nhân hóa, tôi đã đưa thêm một số bài tập vào tiết dạy tăng cho học sinh luyện tập như sau:
Bài 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mặt trời từ từ nhô lên phía đằng đông, tỏa những tia nắng vàng ấm áp xuống làng quê. Chị cỏ vươn vai choàng tỉnh giấc. Chị khẽ mỉm cười với món quà mà tạo hóa ban tặng chị đêm qua. Đó là giọt sương trong như ngọc bích lấp lánh ánh cầu vồng. 
	(Theo Hoa cỏ may)
Cây cỏ được gọi bằng gì?
Tìm những từ tả hoạt động của cây cỏ?
Bài 2. Trong những câu thơ sau, những sự vật nào được gọi và tả như người?
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.
	(Trần Đăng Khoa)
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương.
	(Trần Đăng Khoa)
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt, lom khom trong nhà.
	(Trần Đăng Khoa)
	Sau khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập trên, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Gọi bằng gì”. Cách chơi như sau:
	GV đưa ra một hoặc vài từ dùng để gọi người như “ông”, “bà”, “anh”, “em”, “cậu”, “cô”,  Trong một thời gian quy định nào đó, HS của các đội chơi hãy tìm và ghi lại các câu văn, câu thơ có sự vật được gọi bằng từ đó. Đội nào tìm đúng và được nhiều hơn sẽ thắng cuộc.
	Thực chất trò chơi này vừa dùng để củng cố về nhân hóa, vừa dùng để kiểm tra việc GV đã nhắc nhở HS ở cuối bài học trước. Đồng thời qua trò chơi này, bản thân tôi còn có thêm rất nhiều các tư liệu về biện pháp tu từ nhân hóa mà chính các em học sinh đã cung cấp. Những tư liệu này là những ví dụ sinh động để trong quá trình dạy học về biện pháp tu từ nhân hóa mà tôi thường sử dụng. Chẳng hạn: Bài thơ “Mưa”, “Đám ma bác giun” (Trần Đăng Khoa), “ Đồng hồ báo thức” (Hoài Khánh), “Chú bò tìm bạn” (Phạm Hổ),
	Trong biện pháp thứ hai để “Giúp học sinh hiểu và vận dụng tốt hơn biện pháp tu từ nhân hóa” mà tôi đưa ra ở trên, tôi thấy đây cũng là việc làm thường có của mỗi giáo viên dạy nội dung này. Tuy nhiên, cái mới mà tôi muốn đề cập đến là việc gắn hoạt động tự học, tự tìm tòi khám phá của học sinh kết hợp với thi đua trong quá trình học tập. Đó là việc các em thể hiện được khả năng nắm bài vào việc tìm các câu văn, câu thơ có sự vật được gọi như gọi người, có sự vật được tả bằng những từ ngữ như tả người. Việc sưu tầm trên lại được đưa vào một trò chơi học tập trong tiết học sau sẽ khiến các em say mê, hứng thú hơn. Việc làm trên ngoài những hiệu quả đã nêu, nó còn có tác dụng liên kết giữa việc học ở tiết dạy chính khóa với nội dung luyện tập trong tiết dạy buổi hai.
4.2.2.Tổ chức dạy học theo nhóm:
Để củng cố cho học sinh nắm chắc về các cách nhân hóa, sau khi học về ba cách nhân hóa đầu, tôi đã đưa thêm một số bài tập vào tiết dạy tăng cho học sinh luyện tập như sau:
Bài 1. Đọc đoạn thơ sau: 
 Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
 Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
 Trời trong đầy tiếng rì rào
 Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra
 Đứng canh trời đất bao la
 Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
	(Trần Đăng Khoa)
	Điền từ ngữ thích hợp trong đoạn thơ vào bảng sau:
Từ ngữ chỉ sự vật được coi như người
Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được chỉ cho sự vật
- Sau khi HS làm xong bài tập, GV hỏi để củng cố về cách nhân hóa: Vậy những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng cách nào?
	Bài 2. Đọc đoạn thơ và các câu văn dưới đây rồi cho biết những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng những cách nào?
Bác xà cừ vươn cao
Cam la đà mặt đất
Chuối, hồng, cauhọp mặt
Cùng chung sống chan hòa.
	(Nguyễn Trọng Hoàn)
b) Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt, sữa ngon của mình lên các chùm quả.
	(Vũ Tú Nam)
c) Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. 
	(Vi Hồng)
d) Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm.
	(Băng Sơn)
Sao không về hả chó?
Tao nhớ mày lắm đó
Vàng ơi là Vàng ơi!
	(Trần Đăng Khoa)
Bài 3. Trong mỗi khổ thơ sau sự vật nào được nhân hóa? Nhân hóa bằng cách nào?
– Than ơi!
Bạn yêu ai nhất?
- Tôi yêu bác thợ 
Có cây đèn sáng xanh ở sườn
	(Trần Đăng Khoa)
Tôi là chim chích
Nhà ở cành chanh
Tôi xuống luống hành
Tôi lên giàn mướp
Tìm sâu tôi bắt
	(Hoàng Minh Châu)
Bài 4. Dựa vào các câu văn, câu thơ em đã sưu tầm có sự vật được nhân hóa, em hãy viết thành một đề bài có yêu cầu như bài tập 2 ở trên.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm nêu ý kiến về từng bài tập. GV kết hợp hướng dẫn HS cả lớp nhận xét. Riêng bài tập 4, đây là bài tập mà đòi hỏi HS phải có sự tìm tòi, sáng tạo nên tôi yêu cầu HS nhận xét kĩ về nội dung câu văn, câu thơ đã sưu tầm và chỉ ra sự vật được nhân hóa, từ ngữ để nhân hóa sự vật đó, cách nhân hóa.
	Sau khi kiểm tra, nhận xét việc thực hiện các yêu cầu của bài tập, tôi lấy ngay chính các câu văn, câu thơ các em sưu tầm để lập ra đề bài trên và nêu một yêu cầu khác để những học sinh còn chậm, khả năng tìm kiếm tài liệu còn hạn chế được thể hiện khả năng nhận biết của mình về biện pháp tu từ nhân hóa. Tôi tiến hành như sau:
Đọc lần lượt một số ngữ liệu của chính học sinh cung cấp có chứa sự vật được nhân hóa, yêu cầu học sinh xếp vào một trong các cách nhân hóa đã học. Trong khi các em nêu ý kiến về sự vật trong câu văn, thơ được nhân hóa bằng cách nào, tôi đều yêu cầu các em chỉ ra từ ngữ dùng để nhân hóa sự vật đó. Thực ra, việc làm này chính là việc yêu cầu học sinh nhắc lại các nội dung mà các bạn đã làm nhưng với cách làm mà tôi đưa ra, những học sinh tiếp thu bài chậm không cảm thấy mặc cảm là mình kém hơn các bạn. Vì thế, tất cả các đối tượng học sinh trong lớp tôi đều được thể hiện mình, đều thấy được niềm vui trong mỗi bài tập luyện tập về biện pháp tu từ nhân hóa.	
	Như vậy để học sinh nắm được các cách nhân hóa, khi tổ chức các hoạt động học tập trong tiết Tiếng Việt tăng tôi đã kết hợp kiểm tra việc tìm tòi để tự học của học sinh bằng việc lấy tư liệu mà chính các em sưu tầm để lập thành đề bài theo yêu cầu đã biết. 
4.3. Hướng dẫn học sinh cảm nhận tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa:
Những bài tập về cảm nhận tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa không được dạy tách riêng ra. Các nội dung này đều được đi kèm với các nội dung về nhận diện các sự vật được nhân hóa, các cách nhân hóa và được đề cập đến ở các tuần 23, 25, 27, 28, 33, 35 dưới dạng một câu hỏi là một yêu cầu cuối cùng của bài tập. Sau khi bài tập có yêu cầu tìm sự vật được nhân hóa và cách nhân hóa sự vật đó, bài tập có thêm yêu cầu để học sinh cảm nhận về tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa. Các câu hỏi đó có thể là: 
- Em thích hình ảnh nào ? Vì sao?
- Cách gọi và tả đó có gì hay?
- Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?...
Để giúp học sinh biết cảm nhận tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa, tôi cũng hướng dẫn học sinh từ việc nắm kiến thức trong bài mới và trải nghiệm trong một số bài tập có yêu cầu tương tự.
4.3.1. Dạy bài mới:
 Với mỗi bài tập về nêu cảm nhận về tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa, trước tiên tôi hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của câu hỏi đó là gì?
Chẳng hạn, trong bài Luyện từ và câu tuần 23, để củng cố hiểu biết về các cách nhân hóa đã học ở tuần 21 trong sách giáo khoa có nội dung bài tập như sau:
Bài 1. Đọc bài thơ “Đồng hồ báo thức” và trả lời câu hỏi:
Trong bài thơ trên, những sự vật nào được nhân hóa?
Những sự vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?
c) Em thích hình ảnh nào ? Vì sao?
Các câu hỏi a, b là câu hỏi dùng để củng cố sự nhận biết về các sự vật được nhân hóa và các cách nhân hóa. Câu hỏi c là nêu cảm nhận của em về tác dụng của phép nhân hóa. Nhưng với yêu cầu này, cách trả lời không phải là duy nhất, học sinh sẽ có nhiều lựa chọn. Vì vậy, để chuẩn bị cho việc hướng dẫn học sinh nhận biết về tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa, trong khi hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi a và b, tôi đã kết hợp hướng dẫn học sinh liên tưởng rút ra nét giống nhau giữa sự vật được nhân hóa với con người.
Chẳng hạn:
+ “Kim giờ” được gọi bằng bác, được miêu tả bằng các từ ngữ thận trọng nhích từng li, từng li. Vậy em hãy tưởng tượng xem “kim giờ” giống ai?
+ “Kim giây” được gọi bằng bé, được miêu tả bằng những từ ngữ tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng. Theo em, “kim giây” giống ai?
Khi đã được trả lời các câu hỏi trên thì học sinh sẽ rất dễ dàng trả lời câu hỏi “Em thích hình ảnh nào ? Vì sao?”
Còn khi dạy học sinh cảm nhận về tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa có một trong các câu hỏi “Cách gọi và tả đó có gì hay?”, “Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?” thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh đây là những câu hỏi chỉ có một lựa chọn trả lời nhưng các em sẽ có những cách diễn đạt khác nhau. Loại câu hỏi này tương đối khó với học sinh. Vì vậy, trong quá trình dạy, tôi cũng đưa ra các câu hỏi gợi mở để học sinh liên tưởng rút ra nét giống nhau giữa sự vật được nhân hóa với con người và thường chọn phương pháp thảo luận nhóm nhỏ để các em trao đổi và đưa ra câu trả lời chung của nhóm mình. 
Ví dụ: 
+ “Lúa” được gọi bằng “chị”, được tả bằng từ ngữ “phất phơ bím tóc”. Em liên tưởng “lúa” giống ai?
+ “Tre” được gọi bằng “cậu”, được tả bằng từ ngữ “bá vai nhau thì thầm đứng học”. Em thấy tre giống ai?
Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi: Cách gọi và tả các con vật như vậy có gì hay?
 Các em cũng đưa ra nhiều cách trả lời khác nhau: 
+ làm cho sự vật, con vật giống con người.
+  làm cho sự vật, con vật trở nên đáng yêu hơn.
+  làm cho sự vật, con vật sinh động hơn.
Cuối cùng, tôi kết luận chung: Cách gọi và tả các con vật như vậy làm cho sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu hơn. Đó chính là tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong văn thơ.
Nói tóm lại, để hướng dẫn học sinh nắm tốt hơn tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa, trong khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu, tôi đã hướng dẫn học sinh phân loại hai dạng câu hỏi: câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, câu hỏi chỉ có một lựa chọn để trả lời. Để học sinh trả lời tốt hai dạng câu hỏi này tôi đều có bước chuẩn bị đó là cho các em liên tưởng rút ra nét giống nhau giữa con người và sự vật được nhân hóa.
4.3.2. Dạy trong tiết tăng:
Để học sinh biết cảm nhận về cái hay, cái đẹp của nhân hóa, trong tiết dạy tăng tôi đưa thêm một số bài tập sau:
Bài 1. Đoạn thơ dưới đây tả hoạt động của những ai? Cách tả cái võng có gì hay?
	Bé ngủ ngon quá
	Đẫy cả giấc trưa
	Cái võng thương bé
	Thức hoài đưa đưa
	(Định Hải)
Bài 2. Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Loài bướm xưa kia vốn sinh ra cánh trắng như tuyết. Một lần, các cô bướm bay đến thăm nhà họa sĩ Quạ lừng danh. Họa sĩ Quạ sau khi cân nhắc lựa chọn màu sắc, bèn vẽ lên cánh bướm những tác phẩm tuyệt diệu. Họa sĩ không hề lấy tiền công xá gì hết. Trái tim nghệ sĩ của Quạ vô cùng sung sướng khi thấy những tác phẩm của mình tung bay trên bầu trời Thế là quá đủ rồi.
	(Theo Chuyện của mùa hạ)
a) Đoạn văn trên tả những con vật nào?
b) Cách gọi và tả chúng có gì hay?
Bài 3. Đọc đoạn thơ sau:
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không chịu khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau hơn
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
	(Nguyễn Duy)
a) Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hóa?
b) Biện pháp nhân hóa đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre Việt Nam?
Bài 4. Đọc đoạn văn sau:
Ôi cha! Lão ta mới bảnh bao và oai vệ làm sao. Tên lão là Trả. Bởi vì lão chỉ ăn cá và mỗi khi định bắt một con cá, lão cứ vỗ cánh đứng trên không trung rồi đâm bổ xuống nước và túm con cá lên, bởi vậy lão còn một biệt hiệu là bói cá. Tôi trông lão cũng nhiều tuổi rồi. Song loài này được tiếng là hay làm đỏm. Mình lão khoác một bộ áo rất sặc sỡ. Bụng trắng, người xanh, đôi cánh nuột nà, biếc tím. Chân lão đi đôi ủng đỏ hắt
	(Tô Hoài)
a) Trong đoạn văn trên, con vật nào được nhân hóa? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó?
b) Theo em, hình ảnh nhân hóa này hay ở chỗ nào?
	Khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập trên, tôi lại đưa ra những cách tổ chức khác nhau để học sinh không thấy gò bó. Chẳng hạn:
Bài 1:
- HS đọc đoạn thơ.
+ Nêu các sự vật được nói đến trong đoạn thơ? Trong đó có sự vật nào được nhân hóa? Sự vật đó được nhân hóa qua những từ ngữ nào?... Cách tả cái võng có gì hay?
- GV kết luận: Qua nhân hóa cái võng, ta nhận thấy được sự gắn bó của trẻ em với chiếc võng đồng thời hiểu được sự gửi gắm yêu thương của bà, của mẹ, của chị,đối với bé. Hình ảnh võng thức đưa cho bé ngủ ngon ở đây chính là nói đến người thân của bé.
Bài 2:
- HS đọc đoạn văn.
+ Đoạn văn có những nhân vật nào? Mỗi nhân vật được gọi bằng gì? Được tả bằng từ ngữ nào?
+ Hãy nhập vai một nhân vật để kể lại câu chuyện được kể trong đoạn văn trên?
+ Câu chuyện em vừa kể muốn giải thích điều gì?
+ Cách gọi và tả các con bướm và quạ có gì hay? ( chúng giống như những con người biết suy nghĩ, biết làm những việc có ích, làm đẹp cho cuộc sống.)
Như vậy, qua việc nhập vai kể chuyện, các em sẽ cảm nhận được cái hay của biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn văn.
4.4. Hướng dẫn học sinh vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa:
4.4.1. Dạy bài mới:
Các bài tập về vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa là yêu cầu học sinh biết vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa để viết câu sinh động hơn. Đây là nội dung có rất nhiều ứng dụng cho học sinh khi các em học viết văn tả đồ vật, cây cối, con vật ở lớp Bốn. Nội dung này trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 chỉ là một bài tập trong tuần 33 như sau:
Bài 2. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
Nội dung bài tập này đã được điều chỉnh như sau:
Bài 2. Hãy viết một câu trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.
Tôi đã hướng dẫn học sinh vận dụng những hiểu biết của mình để viết câu tả sự vật có hình ảnh nhân hóa như sau:
- HS đọc yêu cầu của bài.
+ Đề bài yêu cầu gì? ( viết một câu trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.)
+ Để tả bầu trời, em cần nêu được đặc điểm gì của bầu trời? (màu sắc, cảnh vật có trên bầu trời,)
+ Để tả vườn cây, em cần nêu được đặc điểm gì của vườn cây? ( màu sắc, cây cối trong vườn,)
+ Có mấy cách để nhân hóa sự vật? (ba cách)
+ Muốn nhân hóa bầu trời, em có thể sử dụng cách nhân hóa nào? Bằng từ ngữ nào?
+ Muốn nhân hóa vườn cây, em có thể sử dụng cách nhân hóa nào? Bằng từ ngữ nào?
- HS làm bài cá nhân. 
- Một số HS đọc câu văn của mình trước lớp. GV kết hợp hướng dẫn nhận xét theo các câu hỏi:
+ Câu văn bạn viết đã đúng yêu cầu của bài chưa?
+ Bạn đã dùng cách nhân hóa nào để nhân hóa bầu trời (vườn cây)? Cách nhân hóa đó thể

File đính kèm:

  • docbien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_hieu_va_van_dung_tot_hon_bien.doc
Giáo án liên quan