Biện pháp có hiệu quả trong bồi dưỡng học sinh yếu - Kém: Giải pháp khắc phục căn bệnh ghi tên nốt phân môn Tập đọc nhạc ở Trường THCS

- Hiện tại nhà trường chưa có phòng học chức năng giành riêng cho môn Âm nhạc. Việc học Âm nhạc vẫn còn học trên lớp hoặc vào phòng máy chiếu khi không có môn khác học.Cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu, chưa đáp ứng được cho giảng dạy cho bộ môn.

 -Việc thay đổi hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhìn nhận xét đạt và chưa đạt theo thông tư 58 của Bộ GDĐT đã làm giảm áp lực đối với HS trong học tập, học sinh có thái độ xem nhẹ môn học.

 - Bên cạnh đó còn có các em học sinh thuộc đối tượng hư hay quấy phá trong giờ học. Một số phụ huynh học sinh còn coi thường môn Âm nhạc và coi nó là môn phụ không quan trọng nên không khuyến khích động viên các em học tốt môn học.

- Học sinh học ở trường đời sống các em ở đây vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên trình độ dân trí của một số người dân trong khu vực còn chưa cao, vì vậy mà việc quan tâm tới việc học của con em họ cũng không được sát sao và đầy đủ. Dẫn đến các em còn mê chơi và một số còn phải phụ giúp gia đình làm kinh tế bằng các nghề phụ nên có ít thời gian cho việc học

 

doc19 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp có hiệu quả trong bồi dưỡng học sinh yếu - Kém: Giải pháp khắc phục căn bệnh ghi tên nốt phân môn Tập đọc nhạc ở Trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n về âm nhạc thực sự. Có kiến thức chắc rồi các em sẽ biết vận dụng vào bài TĐN dễ dàng hơn.
2. Mục đích nghiên cứu:
 	Khi thực hiện đề tài này, mong muốn của tôi là tạo ra một giờ học có hiệu quả cao, kích thích sự hứng thú, phấn khởi trong giờ học.
Bên cạnh đó tôi muốn giải quyết vấn đề tình trạng học sinh ghi tên nốt nhạc dưới bài TĐN, nhằm vứt bỏ cái học vẹt đó , trực tiếp giúp các em phải tập biết nhận thức thực sự. Có kiến thức chắc rồi các em sẽ biết vận dụng vào bài TĐN dễ hơn để từ đó đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp tối ưu nhất giúp cho giờ học có chất lượng cao.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh trường THCS B An Trường .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Giúp các em học sinh hình thành tính tự lập, thích thú phát huy tính tích cực, nắm chắc nhạc lí để đọc thành thạo bài TĐN mà không phải ghi tên nốt ở dưới.
5. Phương pháp nghiên cứu:
 Để đạt được mục đích trên tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
	Qua một quá trình được học tập, nghiên cứu và hướng dẫn, cộng với thực tiễn trong quá trình công tác. Các phương pháp giúp cho tôi tập trung vào nghiên cứu chính. Đó là:
- Phương pháp thuyết trình .
- Phương pháp phân tích, thực hành tổng hợp.
- Phương pháp trực quan thống kê.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp học sinh, dùng phiếu thăm dò, dự giờ đối chiếu.
- Phương pháp trao đổi và toạ đàm với đồng nghiệp.
- Phương pháp trình bày tác phẩm và thực nghiệm.
6. Kế hoạch nghiên cứu: 
- Tháng 9 năm 2014: Thu thập tích luỹ thông tin, nghiên cứu lý thuyết về nâng cao 
chất lượng dạy học môn Âm nhạc – trường THCS B An Trường và kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh.
- Tháng 10 năm 2014 : Tìm luận chứng.
- Tháng 11, tháng 12 năm 2014: Xây dựng đề cương.
- Tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2015 : Áp dụng các biện pháp để thực hiện nâng cao chất lượng dạy TĐN.
- Tháng 4 năm 2015 : Hoàn thiện đề tài.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu:
 Nhằm khắc phục căn bệnh ghi tên nốt nhạc dưới bài tập đọc nhạc để đọc do không nhớ vị trí tên nốt trên khuông. Từ đó giúp các em có kiến thức chắc chắn về nhạc lý và các em biết vận dụng vào bài TĐN dễ dàng hơn
Phần thứ hai: NỘI DUNG
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
	1. Cơ sở lí luận:
- Luật giáo dục đã xác định mục tiêu cụ thể trong việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển con người một cách toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mỹ.- Môn Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật có tác dụng bồi dưỡng trí tuệ, thẩm mỹ rất cao cho học sinh.
- Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của Sở, phòng giáo dục và Bộ GD&ĐT đã định hướng trong năm học này tiếp tục “Đổi mới phương pháp dạy học – Đổi mới kiểm tra đánh giá”: và “Tăng cường sử dụng hợp lý CNTT trong các bài giảng; khai thác tối đa hiệu năng các thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn; coi trọng thực hành, thí nghiệm; bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Chương trình giáo giục phổ thông; chú trọng liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung bài học”và lấy học sinh làm trọng tâm, Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT cùng các ban ngành liên quan về việc ứng dụng CNTT và đổi mới PPDH vào trong công tác giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học.
	2. Cơ sở thực tiễn :
	 Xuất phát từ thực trạng bộ môn Âm nhạc của học sinh trường THCS B An Trường tôi nhận thấy: bộ môn Âm nhạc là bộ môn có đặc thù riêng, khác với các môn học khác. Không thể phân công dạy kiêm nghiệm mà phải là giáo viên âm nhạc có nghiệp vụ chuyên môn, phương pháp dạy học (PPDH) được đào tạo chuyên ngành. 
- Đối với học sinh: Các em vẫn giữ quan niệm cho rằng đây là môn phụ nên lơ là trong việc học dẫn đến hiệu quả học tập không cao, còn một số em không có hứng thú với giờ Âm nhạc.
 Chính vì vậy, việc ĐMPPDH (Đổi mới phương pháp dạy học) đối với môn Âm nhạc là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng bộ môn mà trước hết là phân môn TĐN cần phải đổi mới PPDH và ứng dụng các phương tiện dạy học để làm sao giúp các em học tốt, không phải ghi tên nốt nhạc ở dưới bài TĐN. Chính vì vậy việc ứng dụng CNTT, các phần mềm vào dạy học để tạo hứng thú cho học sinh, nâng cao hiệu quả giờ dạy và học TĐN là không thể thiếu và nên làm.
Chương II
 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 1. Thực trạng về việc dạy và học Âm nhạc ở trường THCS B An Trường:
1.1 Thuận lợi:
Trong những năm gần đây, cùng với các bộ môn khác bộ môn âm nhạc cũng chú trọng vào đổi mới phương pháp dạy học, nhiều giáo viên đã cố gắn sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học đổi, mới hướng phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tìm cách truyền đạt cho học sinh những cảm hứng trong giờ học, hội thảo chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng cộng nghệ thông tin trong dạy học tổ chức hội giảng, thi giáo viên dạy giởi, viết sáng kiến kinh nghiệm.
	Hiện nay tôi đang dạy tại trường THCS B An Trường là một trường học nằm trên địa bàn vùng sâu xã an trường - tỉnh Trà Vinh. Là một trường trong địa bàn xã đang trên đà phát triển mạnh mẽ về mọi mặt tiến tới trở thành xã nông thôn mới. Chính vì vậy, ít nhiều các em học sinh cũng được tiếp xúc làm quen với âm nhạc trên các phương tiện thông tin đại chúng, một số ít các em còn tham gia hoạt động âm nhạc ở văn hóa thể thao của xã tham các chương trình văn nghệ xã, Huyện đề ra. Ở đây các em được học và làm quen với âm nhạc do các giáo viên chuyên nhạc dạy. Không chỉ có vậy mà các em còn được học ở bậc học cấp dưới. 
	Về phía nhà trường. Ngành, Sở và các cấp chính quyền luôn có sự quan tâm tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất như: Đàn Oocgan, bảng phụ, băng đĩa nhạc, máy chiếu, mạng Iternet, các thiết bị nghe nhìm cũng là cách nhìn nhận đổi mới tích cực đối với bộ môn Âm nhạc của nhà trường và được coi trọng như các môn khác.
Bản thân tôi là giáo viên Âm nhạc được đào tạo chính quy đúng chuyên ngành, dạy đúng chuyên môn mình được học.
1.2. Khó khăn.
- Hiện tại nhà trường chưa có phòng học chức năng giành riêng cho môn Âm nhạc. Việc học Âm nhạc vẫn còn học trên lớp hoặc vào phòng máy chiếu khi không có môn khác học.Cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu, chưa đáp ứng được cho giảng dạy cho bộ môn.
	-Việc thay đổi hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhìn nhận xét đạt và chưa đạt theo thông tư 58 của Bộ GDĐT đã làm giảm áp lực đối với HS trong học tập, học sinh có thái độ xem nhẹ môn học.
 	- Bên cạnh đó còn có các em học sinh thuộc đối tượng hư hay quấy phá trong giờ học. Một số phụ huynh học sinh còn coi thường môn Âm nhạc và coi nó là môn phụ không quan trọng nên không khuyến khích động viên các em học tốt môn học. 
- Học sinh học ở trường đời sống các em ở đây vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên trình độ dân trí của một số người dân trong khu vực còn chưa cao, vì vậy mà việc quan tâm tới việc học của con em họ cũng không được sát sao và đầy đủ. Dẫn đến các em còn mê chơi và một số còn phải phụ giúp gia đình làm kinh tế bằng các nghề phụ nên có ít thời gian cho việc học
	 2. Thực trạng về tình hình học tập phân môn TĐN của học sinh trường THCS B An Trường :
 	Qua điều tra khảo sát thực tế tại trường THCS B An Trường cho thấy đầu năm học có thể thấy học sinh không có hứng thú với giờ âm nhạc mặc dù rất nhiều em rất thích ca hát nhưng không nắm chắc về nhạc lý, không đọc nhạc được nên hát không chuẩn về tiết tấu và cao độ, kết quả học tập phân môn TĐN không cao cụ thể là:
 Điều tra khảo sát đầu năm học 2014-2015:
- Hứng thú với môn học: qua phiếu điều tra có tới 60/100 em không có hứng thú 
học môn âm nhạc. Vì nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là về kiến thức còn trừu tượng, khó hiểu do không vận dụng vào thực tiển, thực tế là khi học kiến thức nhạc lý và TĐN...
- Điều tra, khảo sát thực tế về kỹ năng học TĐN đầu năm học 2014- 2015 như sau:
Bảng thống kê kết quả khảo sát về việc ghi tên nốt nhạc dưới bài TĐN 
của học sinh
Khối 
Tổng số học sinh
Số học sinh còn chép tên nốt nhạc 
Tỷ lệ (%)
Ghi chú
6
137
84
66,2
7
144
87
60,4
8
142
74
52,1
9
140
82
58,6
 	 Còn về nhạc lí thì hầu như các em đều không nhớ gì cả. Nhất là các ký hiệu âm nhạc thường dùng như: Dấu quay lại, nhắc lại. khung thay đổi và vị trí nốt nhạc trên khuông... dẫn đến việc đọc TĐN trở nên khó khăn.
Chương III
 CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
	 Qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT và các trò chơi vào giảng dạy là tốt nhất. Để khắc phục các nhược điểm trên tôi đã thục hiện như sau:
1. Chú trọng ngay từ đầu phần nhạc lý cơ bản ở các tiết 3,4,6,7 Âm nhạc lớp 6:
Ở chương trình Âm nhạc bậc tiểu học các em đã được học, làm quen với tên 
nốt, hình nốt nhạc. Chính vì vậy, khi lên lớp 6 ngay từ những tiết học đầu giáo viên cần rèn luyện cho học sinh nắm vững lại những kiến thức đã học, bổ xung một số phương pháp học mới để các em làm quen dần với nội dung chương trình Âm nhạc THCS. Cụ thể là:
1.1. Ở tiết 3 Âm nhạc lớp 6 cần đạt được những mục tiêu sau:
- Học sinh nắm vững 7 nốt ghi cao độ từ thấp lên cao (Đồ, rê, mi, pha, son, la, si). Tôi vận dụng cho các em chơi trò chơi để ghi nhớ: Ghi 7 nốt nhạc không theo trật tự trên bảng. Phát mỗi tổ một tờ giấy A4 cho học sinh thảo luận nhóm trong 1 phút phải đọc lên kết quả của tổ mình.
- Dùng trò chơi hoa nở hoa xòe bàn tay phải hoạt tay thuận để kí hiệu 7 nốt nhạc: nhằm rèn trí nhớ và tạo không khí sôi động cho tiết học.
+ Đô – Nhúm các ngón tay lại.
+ Rê – xòe ngón tay ra .
+ Mi – Nấm các ngón tay lại.
+ Pha – Bật ngón tay cái ra .
+ Son – Bật ngón tay trỏ ra.
+ La – Bật ngón tay giửa ra.
+ Si – Bật ngón danh ra.
+ Đố - Bật ngón út ra tay giơ cao.
- Nắm vững khuông nhạc: gồm 5 dòng kẻ song song. Chơi trò chơi khuông nhạc bàn tay (Tay trái): ngón út là dòng 1, ngón áp út là dòng 2, ngón giữa là dòng 3, ngón trỏ là dòng 4 và ngón cái là dòng 5. Qua đó giúp các em khắc sâu kiến thức mà không bị nhầm lẫn. Cũng có thể kết hợp cho các em nhận biết vị trí nốt nhạc trên đó (ngón út nốt Mi, ngón áp út nốt Son, ngón giữa nốt Si, ngón trỏ nốt Rế, ngón cái nốt Phá và các khe ngón tay từ ngón ut trở lên là các nốt Pha, La, Đố, Mí. Riêng nốt Đồ nằm ngoài khuông nhạc thuộc dòng kẻ phụ ta lấy ngón trỏ của tay phải làm dòng kẻ phụ và nốt Rê năm sát ngón út tay trái). Giáo viên quan sát và sửa sai cho học sinh. Trò chơi này giúp cho các em tìm ra quy luật khe dòng để tìm ra nốt nhạc.
- Vị trí của 7 nốt nhạc trên khuông cần rèn luyện thêm ở các tiết học kế tiếp đến tiết 14. Ở mỗi tiết tôi dành thời gian 5-7 phút ôn lại cho các em nắm vững vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng các hình thức sau: (Ở mỗi tiết dùng một phương pháp)
+ Cho các học sinh kẻ 5 dòng nhạc vào vở viết vị trí 7 nốt nhạc ở những loại hình nốt Tròn, Trắng, Đen, Đơn, Kép, sau đó giáo viên sủa bài lên bảng cho các em kiểm tra lại bài của mình.
+ Đọc chính tả nốt nhạc cho học sinh chép một câu của một bài TĐN bất kỳ trong SGK (10-15 nốt tối đa 20 nốt). Đây là phương pháp nên sử dụng thường xuyên, liên tục trong các tiết học sau để giúp các em ghi nhớ vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc. Để khích lệ các em tôi thu vở mỗi lần 5 đến 7 em về chấm điểm và sửa sai để các em thực hiện tốt hơn ở những bài sau.
- Truy bài cho bạn: cho hai bàn quya mặt vào nhau, một bạn trong bàn 1 hỏi, tự chỉ định một bạn trong bàn 2 trả lời và ngược lại. Thông qua đó giúp học sinh thuộc vị trí nốt như thuộc bảng chữ cái, bảng cửu chương... Yêu cầu trong từng bàn học sinh tự kiểm tra giúp đỡ lẫn nhau thuộc bài với phương châm trong bàn mình không còn bạn nào không thuộc tên và vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc.
1.2. Đối với tiết 4 Âm nhạc lớp 6: Cần đạt được mục tiêu sau:
- Các loại hình nốt nhạc và mối tương quan trường độ của chúng.
+ Cần kết hợp ôn vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc. Cho tập viết vị trí từng nốt 
trên khuông với các hình nốt theo thứ tự. Tròn, trắng, đen...
+ Nắm vững mối tương quan giữa các nốt tôi cho chơi trò chơi như sau:
Trò chơi hai bàn quay mặt vào nhau theo nhóm. Một bàn thảo luận đưa ra câu hỏi cho một bạn đọc đố, bàn đối diện nhanh chóng thảo luận cử 1 bạn trả lời. Nếu trả lời đúng được quyền ra câu hỏi còn nếu trả lời sai thì phải trả lời câu tiếp.
VD: Bàn 1 hỏi: Nốt tròn bằng mấy nốt móc đơn.
 Bàn 2 trả lời : Nốt tròn bằng 8 nốt móc đơn.
- Dạy vị trí 3 nốt: Đô, Rê, Mi. Sử dụng trật tự khe dòng ( Đô khe 3, Rê dòng 4,Mi khe 4) để dạy.
- Cách viết các nốt nhạc trên khuông nhạc khi có 2 hay nhiều nốt móc đơn, kép đi liền nhau cách ghi là nối các nốt đó lại bằng 1 gạch ngang đối với nốt móc đơn, hai gạch đối với các nốt móc kép...Cho học sinh thực hành theo nhóm để học sinh tự sửa cho nhau.
Trò chơi: Chia lớp thành 4 tổ phân chia như sau: Tổ 1 đuôi quya lên, tổ 2 đuôi quya xuống, tổ 3 đuôi quya lên, tổ 4 đuôi quay xuống.
Giáo viên chuẩn bị: Kẻ khuông nhạc và lần lượt viết các nốt nhạc bất kỳ bằng hình nốt tròn lên đó sau đó cho học sinh thêm đuôi để nốt nhạc trở thành hình nốt trắng. Học sinh đọc tên nốt và hình nốt. Nếu đuôi quay xuống thì tổ 1,3 giơ tay phải lên, đuôi quay xuống thì tổ 2,4chir tay phải xuống đất.
Yêu cầu: Sau khi giáo viên ghi xong học sinh phải phản ứng nhanh và liên tục.
- Đọc chính tả cho học sinh chép vào vở chép nhạc khoảng 2-5 phút ở các tiết. Đây là cách để học sinh luyên trí nhớ vị trí tên nốt nhạc tốt nhất. Nó giống như việc ghi chính tả ở cấp tiểu học. (Nên thực hiện thường xuyên đối với tất cả các khối lớp)
	Sau khi đã rèn luyện học sinh đọc thông viết thạo vị trí các nốt nhạc trên khuông việc đọc tên nốt nhạc trong bài TĐN sẽ không còn là vấn đề khó khăn đối với các em nữa.
1.3. Dạy TĐN cần đi theo các bước sau:
- Chép bài TĐN trên máy tính để chiếu (bản nhạc đẹp hơn, chính xác hơn so với chép tay vào bảng phụ)
- Tìm những nốt nhạc có trong bài đưa lên khuông nhạc kẻ trên bảng (có thể cho học sinh tìm và viết lên bảng). Luyện cao độ bằng những nốt đó thay cho khởi động giọng – Phương pháp mở.
- Cho nghe mẫu bài TĐN 2 lần.
- Tập hình tiết tấu của bài.
- Chỉ từng nốt trong bài cho học sinh đọc cao độ (tên nốt) 3 lần.
- Luyện tiết tấu kèm tên nốt 3 lần.
- Đàn từng câu ngắn và ghép cho đến hết bài.
- Củng cố (sử dụng nhiều cách để phù hợp với từng lớp)
2. Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy: 
- Dễ ràng kiểm tra học sinh về kiến thức cơ bản của âm nhạc như: Các ký hiệu thường gặp trong bản nhạc, các ký hiệu hình nốt và vị trí nốt trên khuông nhạc. Cũng như nốt nhạc khi click chuột vào ký hiệu nào thì cũng hiện lên tên của ký hiệu đó và nốt nhạc nào thì cũng hiện lên tên vào nốt nhạc đó. (Thực hiện đối với các khối lớp)
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cao, vị trí các nốt chính xác, các ký hiệu chính xác...
Để ôn lại kiến thức nhạc lí đã học: Khi học sinh trả lời sai ta nháy chuột vào các vị trí như: nốt nhạc, khuông nhạc, các ký hiệu âm nhạc.... sẽ xuất hiện tên gọi ngay ở trên để các em nhận biết và so sánh với đáp án mình đưa ra.
Ví dụ: Nốt nhạc:
Ta chỉ chuột trái vào là hiện hiệu ứng và khi nháy chuột nốt nhạc phát ra cao độ của nó.
Ví dụ: Khuông nhạc
Thao tác như trên và tương tự như vậy đối với các kí hiệu khác của bài TĐN.
	Chính nhờ vậy mà khi học TĐN các em có quên tên nốt cũng không phải ghi 
tên vì chúng ta chỉ cần chỉ vào từng nốt có trong bài cho các em đọc nhiều lần là khi học sẽ đọc tốt hơn mà không phải ghi tên nốt.
2. Kết quả đạt được:
	 Ngay từ đầu năm học tôi đã thực hiện đổi mới chương trình SG	K, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) tôi đã mạnh dạn đưa các trò chơi và ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhằm khắc phục căn bệnh ghi tên nốt nhạc dưới bài TĐN. Kết quả thu được qua khảo sát cuối năm cụ thể như sau:
Bảng thống kê kết quả
khảo sát về việc ghi tên nốt nhạc dưới bài TĐN của học sinh
Khối 
Tổng số học sinh
Số học sinh còn chép tên nốt nhạc 
Tỷ lệ (%)
Ghi chú
6
137
15
10,9
7
144
13
9,02
8
142
10
7,04
9
140
8
5,71
Như vậy qua ứng ứng dựng CNTT và trò chơi cùng các biện pháp nêu trên vào việc dạy TĐN ở trong trường tôi đã cho thấy tình trạng học sinh ghi tên nốt nhạc đã giảm nhiều và kết quả học tập đạt cao hơn, các em hứng thú học hơn và phần nào khắc phục được căn bệnh ghi tên nốt dưới bài TĐN.
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
	 1. Kết luận :
	 Việc đưa các trò chơi và ứng dụng CNTT đặc biệt là ứng dụng các phần mềm đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Học sinh rất hứng thú học tập và tiếp thu bài một cách chủ động, nhanh chóng. Tính chuyên nghiệp trong các tiết học Âm nhạc dần khẳng định, từng bước vượt ra khỏi việc dạy và học Âm nhạc một cách đơn điệu tẻ nhạt. Sự hiểu biết Âm nhạc của học sinh được nâng cao rõ rệt, góp phần giáo dục thẩm mỹ Âm nhạc và định hướng tốt cho việc cảm thụ và thưởng thức Âm nhạc của học sinh về sau này, hơn nữa còn giúp phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho những học sinh có khả năng góp phần thực hiện tốt các hoạt động Văn hóa – Văn nghệ tại trường và cái quan trọng là nó giúp các em khắc phục được căn bệnh ghi tên nốt dưới bài TĐN để đọc do không nhớ tên nốt. Nhưng thông qua đó cũng giúp các em được ôn tập lại các kiến thức nhạc lý căn bản để giúp các em trong quá trình học môn Âm nhạc nói chung và phân môn TĐN nói riêng. Nhưng để đạt được điều đó thì mỗi giáo viên âm nhạc cần tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đặc biệt là khả năng ứng dụng CNTT và các phần mềm vào giảng dạy có như thế chất lượng bộ môn Âm nhạc mới được nâng cao đáp ứng yêu cầu về ĐMCTGD phổ thông hiện nay. 
	 2. Khuyến nghị :
	- Đối với Sở GD&ĐT: Tiếp tục mở các chuyên đề đổi mới phương pháp và đặc biệt là các chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy và học.
- Đối với phòng GD&ĐT: Tổ chức các chuyên đề cấp thị, dự giờ tư vấn cho 
giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, về việc ứng dụng CNTT và các phần 
mềm vào giảng dạy.
- Đối với nhà trường: Tạo điều kiện, bổ sung cơ sở vật chất... Đặc biệt cần bố trí phòng chức năng dành riêng cho bộ môn Âm nhạc.
 Trên đây là SKKN của cá nhân tôi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS nói chung mà đặc biệt là khắc phục được việc ghi tên nốt nhạc dưới bài TĐN để giúp các em học phân môn TĐN ngày càng tốt hơn... Do thời gian thực hiện không dài nên không tránh được các thiếu sót rất mong nhận được ý kiến chỉ đạo, góp ý của cán bộ chuyên môn phòng GD&ĐT, Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp để SKKN của tôi thêm hoàn thiện và ứng dụng hiệu quả hơn trong năm học tới.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Ngày 11 tháng 01 năm 2016
 Phan Trung Chánh
 Phan Trung Chánh
	DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật giáo dục - NXB Giáo Dục.
- Chương trình bài giảng điện tử của thầy giáo Lê Minh Phước –GV trường Cao đẳng sư phạm Đồng Nai
- Tài liệu “Tập huấn ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS” – Nguyễn Thị Hải – Lê Minh Phước – Nguyễn Thanh Xuân (tháng 7 năm 2008 – Dự án phát triển Giáo dục THCS)
- Trò chơi Âm nhạc của nhạc sĩ – Thầy giáo Lê Minh Châu
CÁC TỪ VIẾT TẮT
THCS – Trung học cơ sở
TĐN – Tập đọc nhạc
SGK – Sách giáo khoa
CNTT – Công nghệ thông tin
PPDH – Phương pháp dạy học
SKKN – Sáng kiến kinh nghiệm
ĐMPPDH – Đổi mới phương pháp dạy học
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH
............................................................................................................................
....................................................................................

File đính kèm:

  • docchuyen_de_am_nhac.doc