Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Sinh
– Với những câu vận dụng tính toán, giải bài tập: thường các thông tin trong đề ra rất dài phải đọc nhanh để chọn lọc ra những dữ kiện cần tính nhanh và chính xác (bấm máy tính vài lần để tránh trục trặc kỹ thuật). Mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn sinh đó là nháp bài nhanh và không cần qua các bước như bài tự luận. Chú ý học thuộc một số công thức cơ bản để giải nhanh và chính xác. (Ví dụ như công thức toán phân tử, tế bào, di truyền, di truyền quần thể, công thức tính số kiểu gen, số phép lai) nếu không làm được thì dựa vào đáp án đã cho coi như đã có kết quả thay bằng các dữ kiện để thử ra đáp án đúng.
Ví dụ: Noãn cầu bình thường của một hạt kín có 12 nhiễm sắc thể (NST). Hợp tử chính ở noãn đã thụ tinh ở cây này là 28 NST. Bộ nhiễm sắc thể của bộ đó thuộc dạng đột biến nào? A: 2n+1; B: 2n+1+1; C: 2n+2; D: 2n +2+2.
Nếu liên hệ được hiện tượng thụ tinh kép, học sinh sẽ biết noãn cầu chứa n=12 NST để suy ra được 2n =24+4 thì nhận ra được đáp án đúng là D: 2n+2+2.
Để thuận lợi hơn trong quá trình ôn tập trắc nghiệm môn sinh học các bạn có thể lập một sơ đồ hình cây, hình tháp, lập các bảng so sánh những phần kiến thức khác nhau.
Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn sinh Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Sinh đạt điểm cao đó là cần nắm vững các bước giải và dữ kiện của bài toán để suy luận, loại trừ các phương án gây nhiễu. Ngoài ra khi ôn thi đại học môn sinh ngoài kiến thức bắt buộc phải có bạn cũng nên biết thêm một số kinh nghiệm, mẹo làm bài trắc nghiệm môn sinh để tăng hiệu quả khi làm bài thi. Bài thi trắc nghiệm môn sinh có một phương pháp làm bài phổ biến là phương pháp “xoay vòng”, tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số thủ thuật làm bài thi trắc nghiệm sinh học như sau: – Đọc lướt qua một lần tất cả các câu hỏi. Câu dễ, dạng câu quen thuộc hoặc câu nắm vững kiến thức chọn làm trước. Câu khó, chưa vững kiến thức hoặc dạng câu chưa gặp bao giờ thì làm sau. – Để làm bài thi trắc nghiệm môn sinh tốt bạn nên chú ý đến những câu có thông tin mang tính chủ đề, chủ điểm mà bạn được học. Lúc này nên vận dụng khả năng nhận xét thì sẽ có lợi thế hơn, vì những câu hỏi này thường đơn giản, và mang tính đo lường trí nhớ. – Khi làm bài thi trắc nghiệm môn sinh Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu nào đó, nếu câu chưa giải quyết được ngay thì chuyển sang câu khác, lần lượt làm đến hết, sau đó mới quay lại nếu còn thời gian. Đừng để tình trạng vướng vào câu khó mình không biết mà bỏ qua cơ hội giành điểm ở những câu khác có thể trả lời được tốt ở phía sau (vì các câu trong trắc nghiệm điểm như nhau, không kể dễ hay khó). – Nếu câu nào còn đang phân vân đáp án đúng thì ta loại bỏ các phương án sai trước, sau đó cân nhắc các phương án còn lại, như vậy việc lựa chọn sẽ nhanh hơn và xác suất trả lời đúng sẽ cao hơn. – Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm môn sinh để đạt điểm cao là tuyệt đối không bỏ một câu nào, kể cả câu không thể trả lời được cũng nên chọn một trong các phương án đã cho. Nếu may mắn thí sinh có thể trả lời đúng, còn nếu sai cũng không sao vì không bị trừ điểm. – Phần bài tập: Chủ yếu là Sinh học phân tử, Sinh học tế bào, Quy luật di truyền, Di truyền quần thể và bài tập Tích hợp, toán xác suất kết hợp với toán phả hệ và các loại toán khác (là phần khó nhất trong đề thi mấy năm nay). Mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn sinh được điểm cao thí sinh cần đọc kỹ để xác định đúng câu hỏi, gạch chân các từ “đúng”, “sai”, “không” Có rất nhiều “bẫy” trong phần này. Nếu đọc không kỹ chắc chắn sẽ dễ “sập bẫy”. Nếu yêu cầu tìm phương án “đúng” và nếu chưa xác định được chắc chắn câu hỏi, thí sinh (TS) nên dùng “phép loại trừ các câu sai” để chọn đáp án (ĐA) chính xác và ngược lại, phải loại trừ các câu “đúng” để tìm một câu “sai” phù hợp với đề. – Với những câu vận dụng tính toán, giải bài tập: thường các thông tin trong đề ra rất dài phải đọc nhanh để chọn lọc ra những dữ kiện cần tính nhanh và chính xác (bấm máy tính vài lần để tránh trục trặc kỹ thuật). Mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn sinh đó là nháp bài nhanh và không cần qua các bước như bài tự luận. Chú ý học thuộc một số công thức cơ bản để giải nhanh và chính xác. (Ví dụ như công thức toán phân tử, tế bào, di truyền, di truyền quần thể, công thức tính số kiểu gen, số phép lai) nếu không làm được thì dựa vào đáp án đã cho coi như đã có kết quả thay bằng các dữ kiện để thử ra đáp án đúng. Ví dụ: Noãn cầu bình thường của một hạt kín có 12 nhiễm sắc thể (NST). Hợp tử chính ở noãn đã thụ tinh ở cây này là 28 NST. Bộ nhiễm sắc thể của bộ đó thuộc dạng đột biến nào? A: 2n+1; B: 2n+1+1; C: 2n+2; D: 2n +2+2. Nếu liên hệ được hiện tượng thụ tinh kép, học sinh sẽ biết noãn cầu chứa n=12 NST để suy ra được 2n =24+4 thì nhận ra được đáp án đúng là D: 2n+2+2. Để thuận lợi hơn trong quá trình ôn tập trắc nghiệm môn sinh học các bạn có thể lập một sơ đồ hình cây, hình tháp, lập các bảng so sánh những phần kiến thức khác nhau. Ví dụ: Khi học và ôn tập về bài Đột biến gen, các bạn có thể liệt kê các khái niệm gồm: Đột biến; thể đột biến; các dạng đột biến gen; mất, thêm, thay thế, đảo, vị trí một hay nhiều cặp nucleotit (Nu); đột biến giao tử; đột biến xooma; đột biến tiền phôi; thể khảm; đột biến trội; đột biến lặn => Cơ chế phát sinh đột biến gen: phân biệt với cơ chế nhân đôi AND, cơ chế đột biến nhiễm sắc thể (NST) => Kiến thức thực tiễn: đột biến gen gây chết ở lợn, thể đột biến bạch tạng ở câu lúa, thể đột biến thân lùn ở lúa Tìm thêm các ví dụ tương tự: bệnh hồng cầu hình liềm ở người, bệnh máu khó đông ở người Các bạn cũng cần thiết lập một hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ phân loại các dạng đột biến: Sơ đồ đột biến gen –Kinh nghiệm ôn thi trắc nghiệm môn sinh học Các bạn học sinh cũng cần lưu ý rằng khi ôn luyện và làm bài thi trắc nghiệm môn sinh học không chỉ chọn phương án đúng mà còn phải tập giải thích ngắn gọn tại sao không chọn các phương án còn lại. Điều này sẽ giúp cho các bạn nhớ lâu hơn các kiến thức và những phương án trả lời. Ví dụ1: Thể đột biến là: a. Tình trạng cơ thể của cá thể bị biến đổi b. Những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến c. Cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình cơ thể d. Cơ thể mang đột biến Ví dụ 2: Trong những dạng biến đổi vật chất di truyền: chuyển đoạn NST (I); mất cặp nucleotit (II); tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân (III); thay cặp nucleotit (IV); đảo đoạn NST (V); thêm cặp nucleotit (VI); mất đoạn NST (VII), dạng đột biến gen là: a.I, III. V, VII b. II, IV, VI c. II, III, IV, VI d. I, V, VII Nhận xét: Ở vị trí 1 chỉ cần nhớ lại khái niệm thể đột biến là lựa chọn đúng phương án trả lời; ví dụ 2 đọc thì thấy phức tạp, trên thực tế cần hiểu đột biến gen chỉ liên quan tới nucleotit nên ta chọn tổ hợp nào có nucleotit là được (phương án b). Không chỉ nắm vững lý thuyết các bạn cần biết vận dụng vào các bài tập cụ thể. Các câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học có nội dung tính toán là những bài toán khá đơn giản có thể phân tích hoặc giải nhanh gọn trước khi so sánh để chọn phương án đúng. Ví dụ: Ở ruồi giấm tính trạng cánh cong là do một đột biến gen trội (Cy) nằm trên NST số hai gây nên. Ruồi đực dị hợp tử về kiểu gen nói trên (Cy Cy+) được chiếu tia phóng xạ và cho lai với ruồi cái bình thường (Cy+ Cy+). Sau đó người ta cho từng con ruồi đực F1 (Cy Cy+) lai với từng ruồi cái bình thường. Kết quả của một số phép lai như sau: -Đực cánh cong :146 con -Đực cánh bình thường: 0 con -Cái cánh cong: 0 con Cái cánh bình thường: 143 con Kết quả trên được giải thích là: a. Ruồi đực cánh bình thường và ruồi cái cánh cong bị chết b. B. GenCy chuyển từ NST số 2 sang NST giới tính X c. C. Gen Cy chuyển từ NST số 2 sang NST giới tính Y d. Không có giải thích nào ở trên là đúng Nhận xét: Phương án a là phương án nhiễu, thí sinh chọn phương án này vì nhầm tưởng chiếu xạ làm ruồi đực cạnh bình thường và ruồi cái cánh cong bị chết. Thí sinh chọn phương án b có lưu ý tới chiếu xạm nhưng lầm tưởng ở ruồi giấm NST Y không mang gen. Trường hợp thí sinh chọn phương án d thường là không hiểu bản chất mà còn chọn ngẫu nhiên. Vậy với câu trắc nghiệm trên học sinh cần phải đọc kĩ phần dẫn đề, chú ý tới các dữ liệu “gen trội (Cy) nằm trên NST số 2”để chọn phương án đúng là c. Tóm lại, Học sinh cần biết và hiểu được những kiến thức lý thuyết căn bản của môn học. Biết hệ thống các khái niệm, quá trình, qui luật sinh học. Bên cạnh đó học sinh cũng cần phải biết và hiểu được những ứng dụng của các dạng bài tập hay lý thuyết vào ứng dụng cuộc sống. Đó chính là những bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn sinh cực kỳ hiệu quả.
File đính kèm:
- bi_quyet_lam_trac_nghiem.doc