Báo cáo Thực hiện đánh giá thông tư 30 - Năm học 2015 -2016 - Trường Tiểu học Điền Hương

d) Đánh giá kết quả đạt được: ưu điểm, nhược điểm.

GV với tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên kiểm tra, rút kinh nghiệm

việc thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT trong sinh hoạt chuyên môn của tổ

khối, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời nên đa số giáo viên trong tổ thực hiện tốt các quy

định của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.

Công tác tổ chức kiểm tra định kì được thực hiện nghiêm túc theo đúng văn

bản hướng dẫn của cấp trên. Tất cả giáo viên đều “Ra đề và thẩm định đề”, thực

hiện việc ra đề và thẩm định đề đã có từ năm học trước, đồng thời được sinh hoạt

trong sinh hoạt chuyên môn của trường trước khi thực hiện việc ra đề và thẩm định

đề nên giáo viên đã hoàn thành việc ra đề theo đúng quy định, giáo viên thực hiện

ra đề đảm bảo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng và các văn bản hướng dẫn.

- 100% GV trong tổ thực hiện ghi chép sổ nhật kí dạy học.

- Giáo viên thực hiện đúng theo quy định Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT

trong soạn bài, lên lớp dạy, đánh giá, nhận xét học sinh, thực hiện đánh giá thường

xuyên dưới các hình thức như nhận xét bằng lời hoặc ghi nhận xét vào vở của học

sinh một cách thiết thực, Giáo viên đã nhận xét cụ thể, chỉ ra được lỗi sai cần khắc

phục để học sinh sửa chữa và nội dung nhận xét thể hiện được quá trình học tập, sự

tiến bộ, kết quả học tập của học sinh, những năng lực, phẩm chất mà học sinh đạt

được.

pdf5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực hiện đánh giá thông tư 30 - Năm học 2015 -2016 - Trường Tiểu học Điền Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH ĐIỀN HƯƠNG
TỔ CM 4-5
Số: 03/TCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Điền Hương, ngày 10 tháng 5 năm 2016
BÁO CÁOTHỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ THÔNG TƯ 30
NĂM HỌC 2015 -2016
1. Quá trình chỉ đạo, thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư
30 năm học 2015 - 2016:
a) Chỉ đạo của Sở và Phòng GD&ĐT.
b) Thuận lợi:
- Được các cấp, các ngành, lãnh đạo trường quan tâm, chỉ đạo sâu sát.
- Giáo viên được tập huấn TT30
- CM và tổ CM thường xuyên kiểm tra nhắc nhở thực hiện TT30
- Do đã qua năm thứ 2 thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư
30/2014/TT-BGDĐT nên hầu hết giáo viên, phụ huynh và học sinh đã quen dần với
việc đánh giá bằng nhận xét. Các ý kiến thắc mắc hay không hài lòng với việc
“không chấm điểm số” cho học sinh hầu như không còn. Số lượng học sinh được
nhận xét trong mỗi tiết học, mỗi buổi học cũng được tăng nhiều so với năm học
trước.
* Khó khăn, vướng mắc
Trong quá trình đánh giá học sinh, GV phải suy nghĩ ghi lời nhận xét
phù hợp; làm sao vừa phải đánh giá đúng năng lực học tập vừa phải mang tính động
viên, khuyến khích làm được điều này không dễ và mất rất nhiều thời gian. Bởi vì
mỗi HS sai một dạng khác nhau, có lúc sai sót nhiều lỗi trong một bài học mà vận
dụng lời khen nhiều chê ít.
Giáo viên còn khó khăn trong việc khái quát lời nhận xét ngắn gọn, thể hiện
được đầy đủ nội dung cần nhận xét để ghi nhật kí nên mất nhiều thời gian, lời nhận
xét dễ dẫn đến chung chung. Theo quy định, lời nhận xét phải tinh tế, tránh làm tổn
thương HS và không được lặp lại... vì thế GV phải mất nhiều thời gian, nhất là ở
lớp có học sinh đông. Cùng với việc nhận xét theo ngày ( sổ nhật kí dạy học) thì
cuối học kỳ, cuối năm học, GV phải đánh giá, ghi chép vào học bạ, tốn rất nhiều
thời gian.
Đó là phụ huynh có thói quen đã lâu, xác định việc học tập của con qua điểm
số, do đó nhận xét của GV được cho là chung chung, không rõ ràng, cụ thể năng lực
học tập của mỗi em. Vì vậy, có nhiều phụ huynh không đồng tình theo cách đánh
giá mới và cho rằng điểm số vẫn thực chất hơn. Một số phụ huynh chưa quan tâm
hoặc chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em, nên ít đọc hoặc thậm chí
không đọc lời nhận xét của giáo viên từ đó việc phối hợp đề ra biện pháp giúp học
sinh hoàn thành nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, cũng có phụ huynh rất
quan tâm nhưng chưa quen với cách ghi nội dung nhận xét, khen thưởng như hiện
nay nên vẫn đặt nặng áp lực thành tích học tập cho con em mình (phải đạt các danh
hiệu như: hoc sinh Giỏi, học sinh xuất sắc). Về phía phụ huynh, việc thay đổi
cách đánh giá, nhất là không chấm điểm thường xuyên, HS sẽ thấy nhẹ nhàng, giảm
áp lực trong học tập. Nhưng ngược lại, điều này cũng tạo ra sự nhàm chán cho các
em khi lời nhận xét của GV không có gì mới, chỉ chung chung. Nhiều phụ huynh
cho rằng nhận xét làm giảm động lực học tập của các em và phụ huynh cũng khó
đánh giá cụ thể, chính xác mức độ học tập của con minh. nhiều HS khi được hỏi,
đều trả lời "thích được cô giáo cho điểm hơn là ghi nhận xét”
Thông tư 30 chưa thay đổi đồng bộ với đổi mới cách dạy, cách học và còn
nhiều hồ sơ, sổ sách, gây áp lực cho GV trong việc đổi mới đánh giá HS. Cụ thể,
nhiều giáo viên chưa biết cách nhận xét nên mất nhiều thời gian ghi lời nhận xét
thường xuyên vào vở học sinh và vào sổ nhật kí. Giáo viên gặp khó khăn trong việc
ghi nhận xét về kiến thức, năng lực, phẩm chất của học sinh; vốn từ ngữ chưa được
phong phú nên có sự trùng lắp trong những nhận xét. đánh giá thường xuyên đối
với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục: "hoàn thành”. Nhưng trong sổ học bạ
không có ô để ghi mục này. Việc ghi kết quả vào học bạ cũng mất rất nhiều thời
gian vì một năm phải nhận xét các môn học và các nội dung đánh giá 2 lần. Riêng
đối với GV dạy các môn đặc thù phải ghi nhận xét cho HS toàn trường nên rất khó
khăn về thời gian. Một số GV chữ viết chưa đẹp, chưa chuẩn nhưng lại phải ghi
nhận xét vào vở HS, đặc biệt là nhận xét trong vở luyện viết chữ đẹp sẽ rất bất cập.
Nhiều GV, phải tranh thủ nhận xét trong giờ giải lao, ngày nghỉ trong tuần
và cả ở nhà. Mặt khác, thời gian ghi nhận xét HS làm ảnh hưởng đến thời gian dành
cho việc nghiên cứu bài, làm đồ dùng dạy học và nhất là thời gian phụ đạo cho đối
tượng HS yếu, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng HS.
c) Giải pháp đã làm để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc (với từng đối
tượng trên).
Đã thực hiện nhũng giải pháp sau: Tuyên truyền nội dung đánh giá của
thông tư 30 tới giáo viên trong tổ, tới phụ huynh, học sinh. Tư vấn về cách ghi lời
nhận xét, cách nhận xét bằng lời cho giáo viên trong tổ. Sinh hoạt huyên môn tổ
khối bàn về cách thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30 cho có hiệu quả, tổ
chức chuyên đề về đánh giá học sinh theo thông tư 30/BGD...trong những buổi sinh
hoạt.
d) Đánh giá kết quả đạt được: ưu điểm, nhược điểm.
GV với tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên kiểm tra, rút kinh nghiệm
việc thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT trong sinh hoạt chuyên môn của tổ
khối, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời nên đa số giáo viên trong tổ thực hiện tốt các quy
định của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.
Công tác tổ chức kiểm tra định kì được thực hiện nghiêm túc theo đúng văn
bản hướng dẫn của cấp trên. Tất cả giáo viên đều “Ra đề và thẩm định đề”, thực
hiện việc ra đề và thẩm định đề đã có từ năm học trước, đồng thời được sinh hoạt
trong sinh hoạt chuyên môn của trường trước khi thực hiện việc ra đề và thẩm định
đề nên giáo viên đã hoàn thành việc ra đề theo đúng quy định, giáo viên thực hiện
ra đề đảm bảo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng và các văn bản hướng dẫn.
- 100% GV trong tổ thực hiện ghi chép sổ nhật kí dạy học.
- Giáo viên thực hiện đúng theo quy định Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT
trong soạn bài, lên lớp dạy, đánh giá, nhận xét học sinh, thực hiện đánh giá thường
xuyên dưới các hình thức như nhận xét bằng lời hoặc ghi nhận xét vào vở của học
sinh một cách thiết thực, Giáo viên đã nhận xét cụ thể, chỉ ra được lỗi sai cần khắc
phục để học sinh sửa chữa và nội dung nhận xét thể hiện được quá trình học tập, sự
tiến bộ, kết quả học tập của học sinh, những năng lực, phẩm chất mà học sinh đạt
được.
-Thực hiện tốt việc bầu chọn, khen thưởng học sinh tại lớp, giáo viên chủ
nhiệm chủ động, hướng dẫn học sinh bầu chọn những học sinh nổi bật hoặc có tiến
bộ vượt bậc về một trong 3 nội dung đánh giá, có nhiều hình thức tham khảo ý kiến
cha mẹ học sinh để lập danh sách đề nghị hiệu trưởng khen thưởng theo đúng Điều
16, Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT
Thông tư 30 đã thể hiện được những mặt tích cực như giáo viên đã tiếp cận
cách đánh giá mới có nhiều tiến bộ; mà có sự nhận xét thường xuyên của mỗi cá
nhân học sinh qua từng tiết học, từng hoạt động dạy - học. Học sinh tiểu học đã
"thoát" được khái niệm hạnh kiểm tốt và hạnh kiểm không tốt. Cách đánh giá này
cũng phá bỏ những khoảng cách giữa các học sinh trong lớp; đồng thời, giúp mối
quan hệ thầy - trò thân mật và gần gũi hơn và cha mẹ học sinh tham gia vào quá
trình giáo dục con cái cùng với nhà trường
Những HS có học lực yếu hơn không bị áp lực, tự ti, một mặt nào đó các em
được khích lệ và động viên, giúp các em có hướng phấn đấu, vươn lên trong học
tập. GV và phụ huynh quan tâm đến HS nhiều hơn, HS được phát triển một cách
toàn diện, tăng sự gắn kết giữa gia đình với nhà trường. Trong đánh giá, không có
sự phân biệt HS giỏi, khá, trung bình, yếu, HS không bị mặc cảm, áp lực về điểm
số. GV kịp thời phát hiện tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những
hạn chế để hướng dẫn, giúp đỡ HS trong quá trình học tập.
Đánh giá theo thông tư 30 thực sự mang tính nhân văn, vì sự tiến bộ của HS.
Đánh giá bằng nhận xét đã công nhận kết quả và chỉ ra cho học sinh chỗ nào học
sinh làm đúng, chỗ nào học sinh còn thiếu, chưa đúng để học sinh còn có hướng
khắc phục và cố gắng, giáo viên có biện pháp hỗ trợ để bù lấp chỗ trống chứ không
phủ định hoàn toàn kết quả bài làm của học sinh như chỉ đánh giá chỉ bằng điểm sô.
đ) Bài học kinh nghiệm.
- Sự đoàn kết nhất trí của tập thể tổ khối trong sinh hoạt chuyên môn
- Luôn luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất về
thời gian và công việc của cấp lãnh đạo đối với giáo viên
-Tổ chức tập huấn rút kinh nghiệm thường xuyên về đánh giá HS cho GV
trong sinh hoạt chuyên môn tổ, trường để học hỏi.
- Sự chỉ đạo phối hợp giáo dục nhà trường- giáo dục gia đình - giáo dục xã
hội kịp thời sẽ đạt hiệu quả cao
- Giáo viên công tâm, nhiệt tình luôn tìm tòi học hỏi, trau dồi vốn từ ngữ để
có khả năng viết nhận xét, đánh giá HS.
- Không quan liêu, gần gũi, thương yêu học sinh, suy nghĩ chin chắn trước
khi nhận xét để học sinh có ý chí vươn lên trong học tập. Đặc biệt thường xuyên
gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh giúp HS tiến bộ trong giáo dục phẩm chất
và năng lực.
- Sự động viên, nhắc nhở kịp thời của cấp lãnh đạo giúp GV thực hiện tốt
nhiệm vụ đề ra.
2. Kiến nghị, đề xuất và giải pháp thực hiện tiếp theo:
a) Kiến nghị, đề xuất.
- Nên bỏ sổ ghi nhận kí của giáo viên
- Trong công tác thi đua khen thưởng nên đặt chất lượng các môn học và hoạt
động giáo dục, phẩm chất của học sinh làm cốt lõi, làm trung tâm không nên chỉ lấy
thành tích các hội thi của giáo viên để xếp thi đua cá nhân.
b) Giải pháp.
- Thành lập tổ tư vấn cấp trường để giúp đỡ giáo viên thực hiện nhận xét,
đánh giá thường xuyên bằng "lời nói" hoặc “viết” nhận xét, tổng hợp kết quả đánh
giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT
- Giới thiệu, tuyên dương, nhân rộng GV thực hiện hiệu quả.
-Tiếp tục tuyên truyền, trao đổi, giải thích các thắc mắc của cha mẹ học sinh
về mục đích đánh giá, ưu điểm mang tính giáo dục, nhân văn của việc đổi mới trong
nhận xét, đánh giá học sinh. kiên trì giải thích đến cha mẹ HS hiểu rõ về ý nghĩa,
cách thức và sự phối hợp các thành phần tham gia đánh giá HS tiểu học.
Giảm áp lực công việc về hành chính, hồ sơ sổ sách... cho GV, tạo điều kiện
để GV dành nhiều thời gian cho công việc chuyên môn, hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên HS tự sửa lỗi, hoàn thành nội dung học tập, tiến bộ, tự tin, sáng tạo. Có thể
chúng ta, nên kết hợp giữa định tính và định lượng trong đánh giá, xếp loại HS, bởi
nếu chỉ nhận xét mà không kiểm tra, cho điểm thì sẽ tạo sức ỳ đối với mỗi HS.
Riêng với những bài làm dưới mức trung bình thì không cho điểm mà trực tiếp
động viên, hướng dẫn, giúp đỡ từng em.
Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng ra đề, thẩm định đề cho giáo viên
Phân tích những nguyên nhân của hạn chế do giáo viên mất quá nhiều thời
gian cho việc đánh giá; quá tải về sổ sách ghi nhận xét, đánh giá; trình độ của giáo
viên chưa đồng đều, một số giáo viên còn hạn chế về tư duy ngôn ngữ... Để khắc
phục cần tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường với phụ huynh học sinh để có
thông tin đánh giá toàn diện năng lực, phẩm chất học sinh thông qua trao đổi bằng
lời. Để TT30 thực sự phát huy tác dụng với những ưu điểm của nó và phụ huynh có
thể yên tâm về đánh giá nhận xét của GV thì phải giảm áp lực đối với GV, khi đó
GV có thời gian đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy, cần phải có sự đồng bộ từ
cách quản lý đến việc thực hiện TT30.
Nơi nhận:
- GV trong tổ
- CM
- Website của Trường
- Lưu tổ.
TỔ TRƯỞNG
Lê Thị Kim Đức

File đính kèm:

  • pdfGIAO_AN_LOP_5.pdf