Báo cáo Thu hoạch Kiến tập sư phạm của cá nhân sinh viên

 Mối liên hệ giữ nhà trường, gia đình và xã hội :

 - Nhà trường liên kết chặt chẽ với chính quyền đại phương, nên rất được sự hỗ trợ tích cực của UBND thị trấn Phú Hòa cũng như các lực lương công an thị trấn Phú Hòa trong việc đảm bảo an ninh trật tự cho học sinh khi đến trường.

 - Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh vận động phụ huynh học sinh tích cực đóng góp quỹ khuyến học để hỗ trợ cho nhà trường trong các hoạt động như: trang bị cơ sở vật chất cho trường, mua sắm trang thiết bị để phục vụ tốt cho công tác dạy và học.

 

doc12 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 3170 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thu hoạch Kiến tập sư phạm của cá nhân sinh viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạch chủ nhiệm, họp phụ huynh học sinh, bầu tổ phụ huynh học sinh lớp.
 - Công việc hàng ngày: thường xuyên liên hệ giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh Niên, lớp trưởng để nắm tình hình lớp.
 - Công tác tuần: sinh hoạt theo nội dung của trường kết hợp kế hoạch lớp, tổng kết sổ đầu bài.
 - Công việc cuối tháng: xếp loại học lực, hạnh kiểm tháng, tổng hợp tình hình học tập, tu dưỡng của học sinh, gửi phiếu liên lạc(2 lần 1 học kỳ).
 - Công việc cuối học kỳ, cuối năm: tổng kết điểm ghi vào sổ điểm, học bạ, đánh giá xếp loại và báo cáo danh sách.
Công tác ngoài giờ lên lớp:
- Giáo dục truyền thống cho học sinh: Thực hiện báo cáo chuyên đề về giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống theo chủ đề từng tháng.
- Tổ chức hoạt động thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn như :
 + 20/11 làm tập san, hội khỏe phù đổng cấp trường
 + 8/3 Toạ đàm; 26/3 mừng đảng, mừng xuân 
 + Lễ tri ân và trưởng thành cho HS khối 12.
 + Lao động hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh :
 + Lao động sửa chữa, xây dựng cảnh quan sư phạm tại trường.
 + Lao động Xã hội Chủ Nghĩa ở địa phương .
Hướng nghiệp cho học sinh lớp 12: Thông qua tiết hướng nghiệp hàng tuần do GVCN giảng dạy và qua các buổi sinh hoạt tập thể theo kế hoạch của trường do đồng chí phụ trách công tác tuyển sinh phụ trách mỗi học kỳ 1 lần và cao điểm vào tháng 11.
Một số quy định của trường:
- Đồng phục:GV, học sinh đến trường phải đồng phục theo quy định của trường: 
 + nữ mặc áo dài, nam mặc áo sơ mi quần tây đóng thùng.
- Giờ giấc:
 + Buổi sáng bắt đầu từ 7h (tập trung lúc 6h45)
 + Buổi chiều bắt đầu từ 12h45 (tập trung lúc 12h30)
 - Ra vào để xe:
 + GV để xe ở nhà xe dành cho GV.
 + Học sinh để xe ở nhà xe dành cho học sinh.
Thuận lợi và khó khăn của trường:
- Thuận lợi :
+ Trường có được đội ngũ GV có tay nghề tương đối đồng đều, nhiều giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy, 100% GV đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong giảng dạy và công tác, tác phong đạo đức chuẩn mực.
+ Học sinh có nề nếp học tập tốt, phần lớn các em đã xác định được động cơ học tập. Đạo đức, kỷ luật ngày càng chuyển biến theo hướng tích cực.
+ Trường được sự quan tâm sâu sát của của các cấp chính quyền địa phương và của lãnh đạo ngành trong việc chỉ đạo, hỗ trợ các mặt hoạt động của trường. Hội PHHS có tác động tích cực đối với nhà trường.
- Khó khăn :
+ Phần đông GV không phải là người địa phương, nên việc bám trường, bám lớp còn hạn chế, việc viếng thăm gia đình học sinh gặp nhiều trở ngại.
+ Học sinh đa số có nhà xa trường, một số nằm rải rác ở các vùng xa, sâu của huyện Thoại Sơn và Châu Thành như Vĩnh Khánh, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Lợi, Phú Thuận  nên việc đi lại rất vất vả, các em phải ở trọ để tiếp tục học tập nên không được sự quan tâm sâu sát của gia đình ,ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức và chất lượng học tập của các em.
+ Một bộ phận học sinh chưa có động cơ học tập đúng đắn, thái độ tác phong, đạo đức cần uốn nắn, sửa chữa.
+ Đầu vào của các em học sinh lớp 10 không điều nhau
+ Nhất là môi trường GD chưa thật sự lành mạnh, khu dân cư quanh trường rất phức tạp, một số tiêu cức đã ảnh hưởng đến học sinh.
+ Cơ sở vật chất do sử dụng chung nên có nhiều vấn đề cần phải cẩn thận, tế nhị trong giải quyết.
Hoạt động học của học sinh
Được sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp, các ban ngành cùng với sự nỗ lực, phấn đấu vượt qua khó khăn tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên của trường THPT Nguyễn Khuyến đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy và học trong những năm qua.
Trường THPT Nguyễn Khuyến nằm ở khu vực có an ninh không được tốt gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. Phần lớn học sinh thuộc thành phần nông dân, đa số các em ở xa trường nên có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em. Ngoài ra ảnh hưởng xấu của các tệ nạn xã hội đang diễn biến, cũng ảnh hưởng phần nào chất lượng của các em, ảnh hưởng đến tinh thần và nổ lực của học sinh.
Tuy nhiên, được sự lãnh, chỉ đạo của các cấp, các ban ngành cùng với sự nổ lực, phấn đấu vượt qua khó khăn tập thể cán bộ giáo viên của trường THPT Nguyễn Khuyến đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy học trong những năm qua.
Công tác đoàn
 - Ban chấp hành đoàn trường gồm một bí thư (Thầy Dương Minh Nhựt), các ủy viên thường vụ ban chấp hành.
 - Đoàn trường gồm 32 chi đoàn.
 + 31 Chi đoàn học sinh.
 + Một chi đoàn giáo viên, bí thư là thầy Đỗ Văn Tú Em.
Các tổ chuyên môn hoạt động mạnh, mỗi tháng có tổ chức sinh hoạt bộ môn.
- Thành tựu nổi bật gần đây là trường đạt giải nhất về tìm hiểu an toàn giao thông cấp tỉnh.
Số liệu đoàn viên:
Khối 10
Khối 11
Khối 12
ĐVGV
Hội viên
Tổng cộng
Đầu năm
0/526
139/412
242/346
49
903
381/1284
Tỉ lệ
0%
36.15%
82,89%
100%
Kếp nạp mới đợt 1
0
81
49
130
Cuối HKI
0/518
220/404
291/341
752
511/1263
Kết nạp đợt 2
110
20
21
151
Cuối HKII
110/518
240/404
312/341
49
601
662/1263
Tỉ lệ
21,24%
59,41%
91,5%
100%
52,41%
+ Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm sâu sát và chỉ đạo kịp thời của chi bộ - BGH nhà trường.
 - Hội Đồng Sư Phạm - Huyện Đoàn Thoại Sơn và Ban thanh niên trường học Tỉnh Đoàn
 An Giang, Sở GD & ĐT An Giang.
 - Có một đội ngũ cán bộ Đoàn trẻ chuẩn về đạo đức lẫn thái độ học tập, luôn nhiệt tình năng động trong các phong trào do Đoàn phát động.
 - Đoàn viên học sinh trong nhà trường có lực lượng hùng hậu, ý thức kỷ luật tốt, đoàn kết tốt, có ý thức tinh thần trách nhiệm cao.
 - Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa GVCN và BCH Đoàn trường, chính quyền địa phương và PHHS ngày càng chặt chẽ.
+ Khó khăn :
 - Phần lớn gia đình các em học sinh - Đoàn viên có nhà xa trường, hoàn cảnh khó khăn,
đường đi lại chưa được thuận lợi.
 - Môi trường giáo dục xung quanh trường học chưa thật sự lành mạnh rất dễ ảnh hưởng đến học sinh. Khu dân cư, hàng quán, dịch vụ internet quanh trường phức tạp, ít nhiều tác động xấu đến học sinh của trường.
+ Hạn chế :
 - Một số đồng chí chưa nêu cao vai trò trách nhiệm của mình trong các hoạt động, ít
 đóng góp ý kiến xây dựng cho BCH Đoàn trường.
Một bộ phận học sinh có ý thức chưa tốt trong việc chấp hành nội qui nhà trường.
Công tác thu đoàn phí chưa đầy đủ (do học sinh chưa ý thức được việc đóng đoàn phí. 
Việc quản lý học sinh trong sinh hoạt hè còn chưa chặt chẽ và chịu ảnh hưởng của thời tiết thường xuyên mưa.
Báo cáo đôi lúc còn chậm so với thời gian qui định.
+ Nguyên nhân :
- Chủ quan :
 Ÿ Một số đồng chí chưa thấy rõ vai trò quan trọng của tổ chức Đoàn trong việc giáo
 dục học sinh.
 Ÿ Lơ là công tác
 Ÿ Cán bộ đoàn còn trẻ chưa có kinh nghiệm.
Khách quan :
 Ÿ Hàng quán và các tụ điểm giải trí không lành mạnh quanh trường rất nhiều ; ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức của học sinh.
 Ÿ Sinh hoạt hè ngay thời điểm thu hoạch lúa vụ 3 và thời tiết không tốt nên khó quản lý học sinh.
 Ÿ Trong hè Ban thường vụ Đoàn trường bận tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn do Sở tổ chức.
Thành tựu nổi bật của trường trong năm 2010-2011 :
Năm học 2010 -2011 trường có tỉ lệ: Học sinh đỗ TN PTTH là : 97.01% đứng hàng thứ 8 trong 56 trường THPT của tỉnh; trúng tuyển Đại học, Cao đẳng nguyện vọng I 33,7%.
Định hướng phát triển của đơn vị trường trong năm tiếp theo:
 Từ năm học này và những năm tiếp theo, nhà trường đề ra định hướng phát triển như:
1. Đẩy mạnh chuyên môn, cải thiện tỉ lệ TN. THPT và đỗ vào ĐH, tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học. Nâng cao số HS xếp loại học lực khá giỏi, hạnh kiểm tốt; có nhiều học sinh đạt giải kỳ thi HS giỏi tỉnh.
2. Chỉnh trang trường sở, xây dựng hàng rào tường, trồng hoa kiểng, cây che bóng mát, tạo cảnh quan để xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học.
3. Đầu tư trang thiết bị các phòng bộ môn để giúp giáo viên thay đổi phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả đào taọ. Củng cố hoạt động Thư Viện để phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học.
4. Tổ chức phụ đạo HS yếu kém HS có đủ khả năng học tập và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
5. Xây dựng kế hoạt bồi dưỡng HS giỏi, luyện thi ĐH dài hạn để đáp ứng yêu cầu công tác bồi dưỡng HS giỏi và cong tác tuyển sinh Đại học – Cao đẳng.
6. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp để HS định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT.
7. Củng cố hoạt động Tổ chuyên môn dể nâng cao hiệu quả công tác, nhất là bồi dưỡng GV thay đổi nhanh phương pháp dạy học.
8. Đẩy mạnh công tác chủ nhiệm, nâng cao trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm để quản lý lớp đạt hiệu qảu tốt.
9. Củng cố hoạt động của các đoàn thể để thực hiện vai trò xung kích trong hoạt động.
10. Nâng cao ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của đội ngũ thầy cô giáo để phục vụ tốt hơn.
Mối liên hệ giữ nhà trường, gia đình và xã hội :
 - Nhà trường liên kết chặt chẽ với chính quyền đại phương, nên rất được sự hỗ trợ tích cực của UBND thị trấn Phú Hòa cũng như các lực lương công an thị trấn Phú Hòa trong việc đảm bảo an ninh trật tự cho học sinh khi đến trường.
 - Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh vận động phụ huynh học sinh tích cực đóng góp quỹ khuyến học để hỗ trợ cho nhà trường trong các hoạt động như: trang bị cơ sở vật chất cho trường, mua sắm trang thiết bị để phục vụ tốt cho công tác dạy và học.
Tìm hiểu về lớp chủ nhiệm 12A6:
- Thầy chủ nhiệm: Nguyễn Thị Bích. Môn giảng dạy: Lịch Sử.
- Tổng số học sinh: 40 Nữ: 21
- Trong đó có 1 học sinh là con Cán bộ công nhân viên.
- Ban cán sự lớp:
 + Lớp trưởng: Trịnh Thị Yến Oanh.
- Các lớp phó:
 + Lớp phó học tập: Đặng Thị Trúc Linh.
 + Lớp Phó lao động và trật tự: Lâm Hoài Phúc.
 + Thủ quỹ: Văng Thị Mỹ Duyên.
- Các tổ trưởng:
 + Tổ trưởng tổ 1: Đỗ Tuấn Vũ.
 + Tổ trưởng tổ 2: Trần Thị Kiều Trang.
 + Tổ trưởng tổ 3: Lê Minh Chiến.
 + Tổ trưởng tổ 4: Huỳnh Hữu Tân.
 - Theo thống kê đầu năm lớp có:
Về học lực:
+ 4 học sinh Khá
+ 35 học sinh trung bình
+ 1 học sinh yếu
Về hạnh kiểm
+ 36 học sinh tốt
+ 4 học sinh khá
 * Các em học sinh nhà cách xa trường:
Đỗ Tuấn Vũ Địa Chỉ: Ấp Hòa Tây A – Phú Thuận – Thoại Sơn – An Giang.
Võ Thị Ngọc Trinh Địa chỉ: Ấp 868 Kinh Đào – Phú Thuận – Thoại Sơn – An Giang.
Nguyễn Văn Tài Địa Chỉ: Ấp Hòa Tây A – Phú Thuận – Thoại Sơn – An Giang.
Nguyễn Văn Phú Địa chỉ Ấp Bình Thắng – Phú Thuận - Thoại Sơn - An Giang.
Nguyễn Thanh Tuấn Địa chỉ: Ấp Hòa Tây A – Phú Thuận – Thoại Sơn -An Giang.
Trần Thị Tuyết Nhung Đại chỉ: Ấp Vĩnh Thành – Vĩnh Khánh – Thoại Sơn – An Giang.
Nguyễn Hoàng Trí Địa chỉ: Ấp Vĩnh Lợi – Vĩnh Khánh – Thoại Sơn – An Giang.
Lê Minh Chiến Địa chỉ: Ấp Vĩnh Lợi- Vĩnh Khánh – Thoại Sơn – An Giang.
Mai Quốc Thái Địa chỉ: Ấp Vĩnh Thành -Vĩnh Khánh – Thoại Sơn – An Giang.
 * Các em có hoàn cảnh khó khăn:
Lê Hải Đăng
Nguyễn Hoàng Hải
Nguyễn Thị Ngọc Hiếu
Lý Tiểu Lâm
Trịnh Thị Yến Oanh
Bùi Lê Bảo Thư
Đỗ Thị Thùy Trang
Đỗ Tuấn Vũ
Lê Đoàn Vĩnh Phúc
1.3 Ích lợi của hoạt động này:
- Thông qua việc tìm hiểu lịch sử của trường (quá trình thành lập đơn vị, các thành tích tiêu biểu của đơn vị, thành tích tiêu biểu của đơn vị, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất của trường..), giúp sinh viên có được những hiểu biết bổ ích bước đầu nắm được khái quát về đơn vị trường mà chúng ta kiến tập THPT Nguyễn Khuyến.
- Thông qua việc tìm hiểu công tác Đoàn sinh viên học hỏi được nhiều kinh nghiệm về cách tổ chức, quản lý, sự năng động nhạy bén của của Đoàn trường và tiếp thu kinh nghiệm cho bản thân sau này nếu có làm bên công tác Đoàn.
- Học hỏi được nhiều hình thức, biện pháp giảng giải hiệu quả có ích cho công tác giảng dạy sau này.
- Công tác chủ nhiệm lớp gần gũi học sinh và được sự chỉ dẫn của GVCN giúp bản thân sinh viên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, tự tin hơn khi đứng lớp và cho công tác giảng dạy sau này.
- Thông qua buổi ngoài giờ lên lớp giúp cho SV có được những kinh nghiệm để tô chức các buổi ngoại khoá sau này khi giảng dạy, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức.
=> Đây là thực tiễn để sinh viên học hỏi và đây cũng là hành trang để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người giáo viên tương lai.
1.4 Những nhận xét ban đầu của bản thân về trường lớp:
* Nhận xét về trường:
- Trường được sự quan tâm sâu sát của của các cấp chính quyền địa phương và của lãnh đạo ngành trong việc chỉ đạo, hỗ trợ các mặt hoạt động của trường. Hội PHHS có tác động tích cực đối với nhà trường.
- Trường xanh, sạch, đẹp, giáo viên và học sinh điều có chỗ để xe tương đối tốt.
- Cơ sở vật chất khá đầy đủ đảm bảo cho công tác giảng dạy của giáo viên và nâng cao chất lượng cho học tập của học sinh, trường cũng tổ chức những giờ tăng tiết, phụ đạo cho học sinh.
- Công tác quản lý, tổ chức của trường rất mạnh và hiệu quả đảm bảo nề nếp và chất lượng dạy học.
- Các phong trào văn nghệ của trường rất sôi nổi, học sinh tham gia đông có nhiều tiết mục xuất sắc.
- Trường cũng phát động nhiều phong trào thể thao, văn hoá nhân dịp các ngày lễ lớn (20/11, 26/03) cho GV, HS tham gia vừa giải trí vừa tăng thêm tin thần đoàn kết giữa các em học sinh, giữa giáo viên với giáo viên và giữa giáo viên với học sinh.
* Nhận xét về đội ngũ giáo viên:
- Trường có được đội ngũ GV có tay nghề tương đối đồng đều, nhiều giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy, 100% GV đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong giảng dạy và công tác, tác phong đạo đức chuẩn mực.
- Có tay nghề cao và bề dày kinh nghiệm.
- Năng động sáng tạo trong giảng dạy.
- Nhiệt tình thân thiết với học sinh giúp các em phát huy tinh thần tích cực trong học tập.
- Giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, luôn quan tâm đến việc học tập của các em, theo dõi, động viên các em tích cực học tập. Thầy luôn vui vẻ, nhiệt tình hướng dẫn về công tác kiến tập chuyên môn và chủ nhiệm.
* Nhận xét về học sinh:
- Chấp hành tốt nội quy của trường, giữ vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Rất lễ phép với thầy cô,
- Tích cực trong học tập.
- Tham gia nhiệt tình các phong trào do trường lớp tổ chức.
=> Nhìn chung các em học sinh hiếu động, quan hệ giữa các học sinh rất thân thiết và giúp đỡ nhau trong học tập.
* Nhận xét về lớp chủ nhiệm
- Học sinh có nề nếp học tập tốt, phần lớn các em đã xác định được động cơ học tập. Đạo đức, kỷ luật ngày càng chuyển biến theo hướng tích cực.
- Các em chăm ngoan, năng động, lễ phép với thầy cô, tích cực hưởng ứng các phong trào do trường phát động.
- Các em rất quan tâm giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, có tinh thần tương thân tương ái
- Đội ngũ ban cán sự tương đối khá, có trách nhiệm đối công việc của mình.
2) Kiến tập giảng dạy:
a. Nhận thức của bản thân về công việc này:
 - Kiến tập giảng dạy là công việc có ý nghĩa quan trọng đối vối bản thân, là công việc cần thiết không thể thiếu được đối với sinh viên khoa sư phạm.Thông qua hoạt động này giúp bản thân tiếp cận và làm quen với thực tiễn của công tác dạy học, nhằm tích lũy được những kinh nghiệm đứng trước lớp.Đây là công việc khó khăn đòi hỏi phải có sự đầu tư về sức lực, thời gian, đặc biệt là lòng yêu nghề, yêu trẻ, năng động sáng tạo.
- Thông qua những tiết dự giờ, được xem những giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, chúng em sẽ hiện thực hóa được những kiến thức, những kỹ năng, phương pháp dạy học mà mình đã được lĩnh hội trong trường Đại học, chúng em sẽ học hỏi được ở giáo viên nhiều điều hay, rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân như: tác phong đứng lớp, cách ứng xử trong những tình huống sư phạm, cách soạn giáo án, cách tạo hứng thú học tập cho học sinh, Do đó, đây là nấc thang đầu tiên, là tiền đề quan trọng giúp chúng em bước đầu hình thành một phương pháp giảng dạy tốt cho bản thân để trở thành người giáo viên vững vàng trong tương lai.
b. Số tiết dự giờ: 5 tiết
Giáo án soạn: 1 giáo án
c. Kết quả thu được: sau ba tuần kiến tập bản thân em được học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu :
- Nắm được phương pháp giảng dạy phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh (giáo viên hướng dẫn học sinh tích cực xây dựng bài).
- Nắm được cách áp dụng phương pháp mới trong quá trình dạy học.
- Học tập được phương pháp dẫn dắt vào bài, phương pháp đặt vấn đề, cách nhấn mạnh trọng tâm bài học và phân bố thời lượng hợp lý của giáo viên hướng dẫn chuyên môn.
- Bản thân đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu như: biết cách soạn giáo án tốt hơn, biết cách viết biên bản dự giờ và họp rút kinh nghiệm sau tiết dự giờ, sử dụng phương pháp giảng dạy hợp lý cho từng bài dạy, từng lớp học, các thao tác giảng dạy, kỹ năng nói, kỹ năng trình bày bảng, cách nhấn mạnh trọng tâm bài giảng, cách đặt vấn đề cho từng đối tượng học sinh, cách thu hút sự chú ý của học sinh trong tiết học, cách tạo hứng thú của học sinh đối với môn học, cách bao quát lớp, thủ thuật giúp học sinh nhớ bài ngay tại lớp, cách khắc sâu kiến thức 
- Nội dung ghi bảng ít, phần lớn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, giáo viên chỉ cần nhấn mạnh một số ý cơ bản và mở rộng thêm kiến thức
- Nhận ra khả năng, trình độ của mình ở mức nào để có phương pháp học tập thích hợp và tích luỹ được một số kinh nghiệm qua những tiết dự giờ và rút kinh nghiệm thấy được những thiếu sót để từ đó có những biện pháp khắc phục và hướng phấn đấu.
- Biết cách tổ chức điều khiển quá trình dạy học.
- Qua đó học tập được một số thủ thuật giảng dạy : gây sự tập trung chú ý cho học sinh, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học trực quan, học tập được tác phong lên lớp của thầy cô, cách củng cố bài học cho học sinh, cách đặt câu hỏi gợi mở, câu hỏi so sánh kiến thức, các ví dụ liên hệ thực tế cùng một số thao tác sư phạm hợp lí, mang tính khoa học. 
=> Qua các tiết dự giờ bản thân em học được nhiều kinh nghiệm quý báu, nhìn nhận lại trình độ của bản thân, để từ đó rút ra được phương thức học tập mới, bổ sung những khuyết điểm để mai sau có thể trở thành một giáo viên giỏi.
3. Kiến tập công tác chủ nhiệm:
 a. Nhận thức của bản thân về công tác chủ nhiệm:
- Công tác chủ nhiệm là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp nhưng gây nhiều hứng thú đối với bản thân em. Người giáo viên chủ nhiệm quản lý lớp có tốt hay không tùy thuộc vào uy tín, trí tuệ, nghệ thuật quản lý và tác dụng giáo dục đúng của giáo viên chủ nhiệm. GVCN chính là cầu nối giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, giữa học sinh và Ban giám hiệu, thầy cô bộ môn, các tổ chức khác trong trường. Công việc của giáo viên chủ nhiệm là tìm hiểu về mọi mặt của lớp mình chủ nhiệm, từ việc học tập, đến tâm tư tình cảm, đạo đức, tác phong, hoàn cảnh gia đình, các phong trào của trường, lớp,  Từ đó có biện pháp giúp các em vượt khó, phấn đấu học tốt hơn. Riêng học sinh cá biệt chưa ngoan có những biện pháp giáo dục riêng nhằm giáo dục các em thành con ngoan trò giỏi, hướng các em có những nhận thức đúng đắn trong học tập.
	Điều đó là khó khăn và khá mới mẻ đối với chúng em. Vì vậy, việc kiến tập công tác chủ nhiệm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, không những giúp chúng em bước đầu làm quen với công việc này mà còn xây dựng được tình yêu nghề trong chúng em
- Công tác chủ nhiệm là một công tác rất quan trọng của người giáo viên. Người giáo viên nếu hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm sẽ thúc đẩy được tinh thần học tập của học sinh, tinh thần đoàn kết, tham gia phong trào của lớp,
- Khi giáo viên làm chủ nhiệm phải hiểu rõ tình hình của lớp cũng như đặc thù của từng em, phải hết lòng tận tuỵ, thương yêu, giúp đỡ học sinh, đồng thời công tác chủ nhiệm đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có kiến thức ở nhiều lĩnh vực, phải biết linh hoạt, nhạy bén trong việc giải quyết tình huống.
- Muốn hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm phải xuất phát từ lòng yêu nghề, yêu học trò và tinh thần trách nhiệm của giáo viên.
 b. Nhận thức của bản thân về công tác Đoàn, Đội:
- Hoạt Động đoàn là một tổ chức có tính kỷ luật cao, rèn luyện cho em những phẩm chất đạo đức của một Đoàn viên. Đoàn đã góp phần giáo dục ý thức cho học sinh trong nhà trường cũng như ngoài xã hội để học sinh tự rèn luyện tu bổ bản thân.
- Tạo nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho học sinh, tuyên truyền sâu rộng ý thức pháp luật để học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội...Rèn luyện trở thành người công dân bổ ích.
 - Công tác Đoàn là tổ chức luôn đi đầu trong các phong trào học tập, công tác văn thể mỹ, là tổ chức năng động và sáng tạo trong nhà trường, sẽ giúp rèn luyện cho học sinh về ý thức tổ chức kỷ luật. Qua đó, những Đoàn viên sẽ tự tu dưỡng bản 

File đính kèm:

  • docKien_tap.doc
Giáo án liên quan