Báo cáo Thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên Năm học 2015-2016 - Module TH 37 - Ngô Quang Hoàng

1. Tình hình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học

 Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học trong những năm qua đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là khi Bộ GD-ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc đầu tư cho Hoạt động ngoài giờ, việc gắn giáo dục với cộng đồng đã được chú trọng nhiều hơn.

 Song bên cạnh đó, với tình hình hiện nay nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế , chương trình còn đơn điệu, cứng nhắc.

 Vẫn còn Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên chưa thực sự quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động Ngoài giờ lên lớp, gần như cho rằng đó là nhiệm vụ , là hoạt động cuả tổ chức đoàn thể nhất là Chi đoàn và Tổng phụ trách Đội .

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên Năm học 2015-2016 - Module TH 37 - Ngô Quang Hoàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TP CẨM PHẢ
TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM THỦY
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cẩm Thủy, ngày 7 tháng 11 năm 2015
BÁO CÁO 
Về việc thực hiện kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên tháng 
Họ và tên: Ngô Quang Hoàng
Sinh ngày: 19-10-1990
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm thể dục
Đơn vị: Trường Tiểu học Cẩm Thủy
Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy môn thể dục
 Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ GD&ĐT về việc “Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học ”;
Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ GD&ĐT về việc “Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên”;
Thực hiện Kế hoạch số 456/PGD&ĐT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cẩm Phả về “Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí cấp tiểu học năm học 2014-2015”;
Thực hiện Kế hoạch số 166/KH-THCT ngày 22/10/2015 về Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2015-2016 của trường Tiểu học Cẩm Thủy.
Tôi xin báo cáo kết quả học tập đã thực hiện trong tháng 
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: MODULE TH 37
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học:
 - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động  được tổ chức ngoài giờ học các môn học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp  là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.
      Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( HĐGDNGLL) là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình giáo dục của các trường phổ thông nói chung, của trường tiểu học nói riêng.
      Biết, hiểu, thiết kế và tổ chức hiệu quả HĐGDNGLL trong trường tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên.
- Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL):
      - Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã được học qua các môn học ở trên lớp.
      - Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em.
      - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức,)
      - Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với công việc chung. 
Tình hình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
	Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học trong những năm qua đã có nhiều sự chuyển biến rõ nét, đã được các cấp quản lý giáo dục, các trường, đội ngũ giáo viên cũng như cộng đồng quan tâm và có các giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống văn bản chỉ đạo cũng đã đề cập nhiều đến việc tổ chức Hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là khi Bộ GD-ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì  việc đầu tư cho Hoạt động ngoài giờ, việc gắn giáo dục với cộng đồng đã được chú trọng nhiều hơn.  
	Song bên cạnh đó, với tình hình hiện nay nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế , chương trình còn đơn điệu, cứng nhắc.
	Vẫn còn Cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên  chưa thực sự quan tâm hoặc chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động Ngoài giờ lên lớp, gần như cho rằng đó là nhiệm vụ , là hoạt động cuả tổ chức đoàn thể  nhất là Chi đoàn và Tổng phụ trách Đội .
	Việc định hướng nội dung, hình thức về hoạt động ngoài giờ lên lớp ở một số trường chưa có sự sáng tạo, hầu như vẫn còn lệ thuộc nhiều vào sự chi phối của công văn 811/CV-SGD ngày 23/8/2004 v/v hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc Tiểu học. Lãnh đạo một số trường chưa có biện pháp cụ thể, năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ còn của một số giáo viên vẫn còn hạn  chế. 
	Khá nhiều giáo viên thường dành thời gian của Hoạt động ngoài giờ lên lớp để ôn kiến thức,kĩ năng , giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học . Nhiều trường ít chú ý đầu tư thời gian cho HĐNGLL bởi thường mất nhiều thời gian, nếu tổ chức không tốt không những không mang lại lợi ích gì mà còn ảnh hưởng chất lượng hoạt động dạy và học trên lớp, tốn kém kinh phí mà không có nguồn tài chính hỗ trợ , có quan điểm còn cho đây là họat động vui chơi nên không quan trọng, không cần thiết.
	Nhìn chung, hoạt động NGLL vẫn còn chưa phát huy được hết ý nghĩa thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chưa thực sự được các cấp quản lý và giáo viên đầu tư đúng nghĩa. Trong toàn ngành thực hiện chưa được đồng bộ thống nhất , chưa có chiều sâu.
Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Thực hiện chương trình về tổ chức hoạt động:
- Mỗi lớp cử 01 đ/c một giáo viên trưởng khối. Trước khi tổ chức các hoạt động trưởng khối tổ chức họp GVCN của khối để xây dựng kế hoạch hoạt động và gửi về Ban hoạt động NGLL để theo dõi kiểm tra.
- Trong qua trình tổ chức hoạt động Ban HĐ NGLL đã sử dụng linh hoạt các phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao trong công việc HĐ NGLL như: Phương pháp thảp luận nhóm, Phương pháp đóng vai, Phương pháp giả quyết vấn đề, Phương pháp tình huống, phương pháp giao nhiệm vụ, Phương pháp trò chơi, Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu, Phương pháp diễn đàn.
- Đối với những hoạt động lớn, trước khi thực hiện các hoạt động thì Ban HĐNGLL của trường phối hợp với Công đoàn trường, Đoàn Đội và các phòng ban, tổ trong nhà trường trong việc xây dựng, phổ biến và thực hiện các kế hoạch; Tham mưu với nhà trường ra Quyết định thành lập BTC, BGK, phân công nhiệm vụ cụ thể. Đối với các lớp căn cứ theo kế hoạch phải có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt để tham gia tốt các hoạt động.
Các yêu cầu khi tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp 
	Đa dạng hóa các hình thức HĐNGLL: khắc phục tính đơn điệu lập đi lập lại vài hình thức đã quá quen thuộc với HS.
- Nắm vững nội dung hoạt động tháng, cụ thể hóa thành nội dung hoạt động tuần.
- Lựa chọn các hình thức hoạt động cho phù hợp với nội dung tuần.
- Phát huy tính tích cực của HS.
GVCN cần có những kỹ năng cần thiết để tổ chức hoạt động này có hiệu quả:
* Kỹ năng đề ra mục tiêu
* Kỹ năng thiét kế tiến trình hoạt động
*Kỹ năng triển khai hoạt động
* Kỹ năng huy động các lực lượng hỗ trợ
* Kỹ năng đánh giá hoạt động
- Tăng cường vận dụng các thiết bị phục vụ cho hoạt động như máy vi tính, projector
- Tổ chức các nội dung sinh hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp kết hợp tổ chức giới thiệu các trò chơi dân gian trong kế hoạch thực hiện “Phong trào thi đua xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tự giác, tích cực tham gia phong trào, các tổ khối được phân công xây dựng kế hoạch cần có sự chuẩn bị, đầu tư thời gian công sức thật chu đáo để các buổi sinh hoạt thật sự sôi động thu hút sự tham gia của mọi học sinh.
 Người viết báo cáo
 Ngô Quang Hoàng

File đính kèm:

  • docBC_TH_37.doc
Giáo án liên quan