Báo cáo Quá trình triển khai thực hiện dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Hải Đông

1. Hiệu quả dạy học, tính ưu việt của PPBTNB:

 1.1. Đối với giáo viên:

 - Nắm bắt được ý nghĩa, quy trình của phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, vận dụng vào môn Tự nhiên xã hội lớp 1,2,3 và môn Khoa học lớp 4,5 khá hiệu quả.

 - Phương pháp này còn được một số đ/c GV áp dụng vào một số môn học khác để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.

 - Tạo được không khí lớp học sôi nổi, vui vẻ, phong cách năng động, xử lý tình huống nhanh.

 - Giáo viên chủ động soạn bài, tích cực suy nghĩ, tìm tòi các thí nghiệm dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột không chỉ ở môn Khoa học, TNXH mà còn ở các môn học khác. Ngoài ra, giáo viên đã đọc, nghiên cứu nhiều tài liệu hiểu biết về kiến thức khoa học để giải thích các tình huống do học sinh đưa ra trong tiết học. Vận dụng thực hành soạn giảng linh hoạt, sáng tạo.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Quá trình triển khai thực hiện dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Hải Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT TP MÓNG CÁI
 TRƯỜNG TIỂU HỌC HẢI ĐÔNG
Số: 28/BC-THHĐ
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Hải Đông, ngày 04 tháng 01 năm 2016
BÁO CÁO
Quá trình triển khai thực hiện dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột 
Thực hiện công văn số 288/PGD&ĐT thành phố Móng Cái về việc báo cáo quá trình triển khai dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” phục vụ tổng kết 5 năm “Đề án triển khai PP-BTNB giai đoạn 2011-2015”; trường Tiểu học Hải Đông báo cáo quá trình triển khai thực hiện dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột, cụ thể như sau:
I. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”:
1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT thành phố Móng Cái; sự đồng tình, hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh trong mọi hoạt động.
- Trường có điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đồng bộ đảm bảo việc dạy và học.
- Năm học 2014-2015, nhà trường thực hiện nhân rộng mô hình dạy học VNEN khối 2,3; đến năm học 2015-2016 có khối 2,3,4 tham gia học theo mô hình VNEN nên thuận lợi cho việc học theo PP bàn tay nặn bột (hoạt động nhóm).
- Đội ngũ giáo viên cơ bản tâm huyết, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn vững vàng, chịu khó trong việc tìm tòi nghiên cứu tài liệu, thiết kế bài dạy.
2. Khó khăn:
- Phương pháp BTNB đòi hỏi điều kiện trang thiết bị dạy học (các dụng cụ làm thí nghiệm, thực hành) phải đầy đủ. Song thực tế hiện nay, tại nhà trường trang thiết bị thí nghiệm chưa đáp ứng được nhu cầu của phương pháp mới này. Mặt khác, khi dạy các giáo viên phải chuẩn bị công phu, một thí nghiệm có thể phải làm lại vài lần, mất nhiều thời gian nên tâm lý còn ngại thực hiện. 
- Một số đ/c GV kỹ năng viết và trình bày bảng còn chậm nên ảnh hưởng đến thời gian của tiết học.
- Kiến thức chuyên sâu về khoa học của nhiều giáo viên còn hạn chế nên khi giải đáp những thắc mắc của học sinh gặp khó khăn.
- Số lượng học sinh mỗi lớp học đông nên khó phát huy hết khả năng tự học, tự tư duy của học sinh; bàn ghế kê theo dãy, không thuận tiện cho việc tổ chức học theo nhóm (khối 1, 4, 5 năm học 2014-2015; khối 1, 5 năm học 2015-2016).
- Đối với học sinh lớp 1, 2 việc tiến hành dạy theo phương pháp này còn gặp nhiều hạn chế trong khâu tổ chức, học sinh chưa biết cách đặt câu hỏi VD: Bước 3 đề xuất câu hỏi và phương án tìm tòi còn có nhiều hạn chế, các em còn lúng túng hoặc chưa có định hướng câu hỏi sát với nội dung bài.
III. Thống kê số lớp; số cán bộ, giáo viên được tập huấn, thực hiện dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”; số học sinh (theo khối lớp) đã được triển khai, tham gia học tập theo những phương pháp này:
Năm học
CB-GV
Học sinh tham gia học tập theo PPBTNB
Ghi chú
TG tập huấn
TG dạy học theo PPBTNB
Khối 1
Khối 2
Khối 3
Khối 4
Khối 5
2014-2015
28
26
87
80
119
94
102
2015-2016
29
24
89
85
82
118
93
Tổng
57
50
176
165
201
212
195
 IV. Đánh giá hiệu quả dạy học, tính ưu việt, khó khăn, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp:
 1. Hiệu quả dạy học, tính ưu việt của PPBTNB:
 1.1. Đối với giáo viên:
 - Nắm bắt được ý nghĩa, quy trình của phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy, vận dụng vào môn Tự nhiên xã hội lớp 1,2,3 và môn Khoa học lớp 4,5 khá hiệu quả. 
 - Phương pháp này còn được một số đ/c GV áp dụng vào một số môn học khác để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
 - Tạo được không khí lớp học sôi nổi, vui vẻ, phong cách năng động, xử lý tình huống nhanh.
 - Giáo viên chủ động soạn bài, tích cực suy nghĩ, tìm tòi các thí nghiệm dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột không chỉ ở môn Khoa học, TNXH mà còn ở các môn học khác. Ngoài ra, giáo viên đã đọc, nghiên cứu nhiều tài liệu hiểu biết về kiến thức khoa học để giải thích các tình huống do học sinh đưa ra trong tiết học. Vận dụng thực hành soạn giảng linh hoạt, sáng tạo.
 - Giáo viên có thể khai thác những kiến thức trong đời sống thực tế của học sinh từ đó giúp học sinh tự tìm hiểu và hình thành kiến thức mới của bài học
 - Có sự chuẩn bị từ hai phía cho việc chiếm lĩnh kiến thức mới: GV-HS.
 1.2. Đối với học sinh:
 - Việc áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào tiết dạy giúp học sinh được thực nghiệm nhiều hơn.
 - Phương pháp này giúp học sinh tự tin và mạnh dạn đưa ra ý kiến riêng của mình phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập.
 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành, kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và viết.
 - Học sinh làm việc nhiều hơn, chủ động hơn, tự đánh giá quan niệm của bản thân giúp học sinh nắm được kiến thức sâu và lâu hơn.
 - Phát huy được tối đa tinh thần làm việc theo nhóm của học sinh.
 - Tiết học tạo được sự hứng thú từ phía học sinh vì bản thân mình tự tìm tòi để rút ra được tri thức.
2. Khó khăn, hạn chế:
- Phương pháp Bàn tay nặn bột đòi hỏi phải có nhiều thời gian đối với mỗi tiết học chứ không chỉ với thời gian hạn chế 35 - 40 phút/tiết học như quy định hiện nay.
- Để thực hiện phương pháp này, người GV phải có kiến thức khoa học tự nhiên vững vàng và khả năng linh hoạt để ứng phó với mọi tình huống bất ngờ xảy ra trong tiết học. Hai điều này không phải GV tiểu học nào cũng có được. 
- Về phía HS, các em học sinh tiểu học chưa có vốn kiến thức thực tế phong phú; sự chủ động học tập, năng động, sáng tạo còn hạn chế.
 3. Nguyên nhân, giải pháp:
* Nguyên nhân:
- Giáo viên: 
+ Một số đ/c GV chưa tích cực, chủ động trong việc tự học, tự bồi dưỡng nhất là các kiến thức về khoa học. Các bài dạy khoa học, TNXH hầu như chỉ cung cấp các kiến thức trong sách giáo khoa. 
+ Kiến thức chuyên sâu về khoa học của nhiều giáo viên còn hạn chế.
+ Khả năng diễn đạt và xử lý tình huống, làm các thí nghiệm của một số đ/c GV còn hạn chế.
- Học sinh:
+ Vốn hiểu biết của học sinh về kiến thức và thực tế còn hạn chế nhất là học sinh lớp 1,2.
+ Các em khối 1,2 khả năng diến đạt, tổ chức các hoạt động trong nhóm, kỹ năng đặt câu hỏi, tình huống chưa có.
* Giải pháp:
- Giáo viên:
+ Giáo viên phái nâng cao ý thức tự học và học hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức cơ bản và phái có vốn kiến thức thực tế phong phú.
+ Thường xuyên rèn khả năng làm chủ trong các tiết dạy, các kiến thức và các tình huống phát sinh trong tiết học.
+ Tâm huyết với nghề, có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao trong công việc.
- Tổ khối CM, trường:
+ Tạo mọi điều kiện để GV được tham gia học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Thường xuyên thăm lớp, dự giờ, kiểm tra năng lực để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức cho GV.
+ Thay đổi nội dung, hình thức SHCM tổ khối, của trường cho phong phú và hiệu quả gắn với tình hình thực tế tại địa phương.
 V. Kiến nghị, đề xuất:
	 - Hỗ trợ các trang thiết bị dạy học trong đó quan tâm tới các dụng cụ thí nghiệm và thực hành để phát huy có hiệu quả phương pháp dạy học bàn tay nặn bột.
 - Mở các chuyên đề cho tất cả các đ/c GV tham dự.
Trên đây là báo cáo quá trình triển khai thực hiện dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột trường TH Hải Đông.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT TP Móng Cái (báo cáo);
- Lưu VT, CM.
K/T. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG 
(Đã ký)
Nguyễn Thị Khuyên

File đính kèm:

  • docMuoi_sau_muoi_bay_muoi_tam_muoi_chin.doc