Báo cáo Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Năm học 2019-2020 - Đào Xuân Tình

 2.Nội dung bồi dưỡng 2:

 * Thời gian bắt đầu: Từ tháng 8/2019

* Thời gian kết thúc tháng 6/2020

a.Mục đích:

 - Một số vấn đề về dạy học theo định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo chỉ đạo của Sở GD và ĐT Hà Nội ; Dạy học phát triển năng lực học sinh theo mô hình trường học mới.

 - Thông qua đổi mới sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; Góp phần nâng cao hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy; Nâng cao năng lực hợp tác, tự học, sáng tạo cho học sinh.

- Giúp đội ngũ giáo viên thực hiện mô hình trường học mới hay dạy học theo nhóm nắm được nội dung, chương trình, phương pháp tổ chức dạy học theo mô hình dạy học mới, hiểu cách tổ chức lớp học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mô hình trường học mới.

 b. Kết quả: Mỗi phương pháp dạy học đều có những lợi thế nhất định, dạy học theo mô hình TRƯỜNG HỌC MỚI thành công là giúp học sinh khắc phục được những yếu điểm mà nhiều học sinh chúng ta thường mắc phải (như đã nêu ở trên); Không khí học tập trong lớp tự nhiên, nhẹ nhàng và thân thiện; Kết quả học tập, chất lượng giáo dục bước đầu được cải thiện; Rèn luyện được cho các em những kỹ năng cơ bản: sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, thảo luận, bảo vệ ý kiến, giải quyết các mâu thuẫn, hoạt động nhóm, làm việc hợp tác.

 Bản thân người giáo viên phải đâu tư nhiều hơn để nâng cao tay nghề, nên nghiệp vụ sư phạm được nâng cao hơn( kỹ năng tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động dạy học; .)

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Năm học 2019-2020 - Đào Xuân Tình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT PHÚC THỌ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS HIỆP THUẬN. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Hiệp thuận, ngày 06 tháng 7 năm 2020
BÁO CÁO
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
NĂM HỌC 2019 - 2020
 Họ và tên giáo viên: Đào Xuân Tình.
 Ngày sinh: 20 tháng 6 năm 1978.
 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm.
 Chuyên ngành: Văn - Sử
 Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7A3, 7A4, 6A4; Lịch sử 6A1,6A2,6A3,6A4.
 - Căn cứ Kế hoạch số 819/Kh-PGDĐT – BD ngày 01/9/2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Phúc Thọ về kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS. 
 - Căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên của trường THCS Hiệp Thuận năm học 2019 – 2020, tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng như sau: 
 I. Đánh giá tình hình.
1. Thuận lợi :
- Ngay từ đầu năm học BGH đã triển khai cho giáo viên toàn trường 
 + Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 Của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; (đối với THCS);
 + Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 Của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên;
 + Và cung cấp tài liệu cụ thể cho giáo viên nghiên cứu, tự chọn để lập kế hoạch tự học.
- Được Tổ chuyên môn triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên kịp thời, có hướng dẫn cho giáo viên tổ chọn chương trình phù hợp với từng cá nhân và cung cấp nội dung từng chương trình cho giáo viên tự học.
- Bản thân tiếp thu hai thông tư 31, 26 của BGD & ĐT, lập được kế hoạch BDTX để tự học.
2. Khó khăn
 Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên còn khá mới mẻ đối với giáo viên nên kinh nghiệm của giáo viên trong hoạt động BDTX chưa nhiều, còn gặp một số khó khăn trong việc chọn chương trình nào phù hợp với bản thân để lập kế hoạch tự bồi dưỡng
II. Kết quả thực hiện BDTX.
 1.Nội dung bồi dưỡng 1: ( 30 tiết)
* Thời gian bắt đầu: Từ tháng 8/2019
* Thời gian kết thúc tháng 6/2020
a. Mục đích:
 Bồi dưỡng về chính trị, thời sự, Nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước: Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2019 – 2020, các Chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
 b. Kết quả: 
 - Với vai trò là một đảng viên, bản thân tôi luôn ý thức rằng mình phải luôn chấp hành nghiêm những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước. hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ dạy học. Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
 - Trong vai trò của một người giáo viên, tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học. Luôn yêu thương, gần gũi giúp đỡ các em học sinh, động viên các em học tập và rèn luyện bản thân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
 2.Nội dung bồi dưỡng 2: 
 * Thời gian bắt đầu: Từ tháng 8/2019 
* Thời gian kết thúc tháng 6/2020
a.Mục đích:
 - Một số vấn đề về dạy học theo định hướng đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo chỉ đạo của Sở GD và ĐT Hà Nội ; Dạy học phát triển năng lực học sinh theo mô hình trường học mới.
 - Thông qua đổi mới sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; Góp phần nâng cao hiệu quả tích cực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy; Nâng cao năng lực hợp tác, tự học, sáng tạo cho học sinh. 
- Giúp đội ngũ giáo viên thực hiện mô hình trường học mới hay dạy học theo nhóm nắm được nội dung, chương trình, phương pháp tổ chức dạy học theo mô hình dạy học mới, hiểu cách tổ chức lớp học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mô hình trường học mới.
 b. Kết quả: Mỗi phương pháp dạy học đều có những lợi thế nhất định, dạy học theo mô hình TRƯỜNG HỌC MỚI thành công là giúp học sinh khắc phục được những yếu điểm mà nhiều học sinh chúng ta thường mắc phải (như đã nêu ở trên); Không khí học tập trong lớp tự nhiên, nhẹ nhàng và thân thiện; Kết quả học tập, chất lượng giáo dục bước đầu được cải thiện; Rèn luyện được cho các em những kỹ năng cơ bản: sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, thảo luận, bảo vệ ý kiến, giải quyết các mâu thuẫn, hoạt động nhóm, làm việc hợp tác.  
 Bản thân người giáo viên phải đâu tư nhiều hơn để nâng cao tay nghề, nên nghiệp vụ sư phạm được nâng cao hơn( kỹ năng tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động dạy học; .)  
 3.Nội dung bồi dưỡng 3.(60 tiết). 4 Modul đã chọn.(Modul 15, 18, 23, 24)
 *.Các modul đã đăng kí và những kiến thức, kĩ năng tiếp thu được từ việc bồi dưỡng. 
 a. Modul 15: 
 * Nội dung: các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch dạy học:
 * Kết quả:
 * Đối với giáo viên:
 + Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
 + Giúp giáo viên nắm được yêu cầu và cách thức đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra và đánh giá trên cơ sở đó tạo bước chuyển mạnh mẽ và thực chất về công tác đổi mới PPDH.
 + Duy trì tốt nề nếp dạy- học, tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng, thực hiện tốt quy chế chuyên môn. Đổi mới một cách thiết thực phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò. Tích cực sưu tầm, mua sắm, tự làm các phương tiện, thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập.
 + Phải chủ động đổi mới PPDH của mình từ việc soạn bài đến giảng dạy trên lớp sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong từng giờ dạy.
 + Sử dụng hợp lý và tối đa thiết bị dạy học hiện có để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy đổi mới phương pháp dạy học.
 + Nghiên cứu và xác định đúng trọng tâm của chương trình, hướng dẫn học sinh phương pháp học tập bộ môn phù hợp.
 -* Đối với học sinh:
+ Đa số học sinh tích cực chủ động trong học tập chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống.
+ Không có học sinh gian lận trong học tập và trong thi cử.
+ Được phát huy hết tính sáng tạo của mình trong tiết dạy của giáo viên, tạo hứng thú học tập bô môn cho các em.
 b. Modul 18:
 * Nội dung: Phương pháp dạy học tích cực.
 * kết quả:
 - Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
 -  Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội nội dung bài học; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS; bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho  HS; giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.
 - Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn;..
 - Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức DH một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng DH và các điều kiện DH cụ thể của trường, địa phương.
 c. Modul 23:
 * Nội dung: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 * Kết quả: 
 - Phân biệt được kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Xác định được mục tiêu, chức năng của kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Thực hiện các bước cơ bản trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Xác định được yêu cầu đối với kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh, và tìm ra xu hướng đổi mới trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay
- Xác định ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường.
- Xác định các yêu cầu khi sử dụng các phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với các mục tiêu học tập.
- Thực hành lựa chọn và sử dụng các phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh ở từng môn học.
 d. Modul 24: 
 * Nội dung: Kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong giờ học.
 * Kết quả: 
 Đánh giá kết quả học tập của học sinh được tiến hành tốt giúp cho họ có cơ hội để củng cố tri thức, phát triển trí tuệ. Thông qua đánh giá tạo điều kiện cho học sinh tái hiện, chính xác hoá tri thức, hoàn thiện, đào sâu, hệ thống hoá tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ sảo vận dụng tri thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo.
Đánh giá thúc đẩy học sinh học tập.
Thông báo kịp thời cho học sinh biết tiến bộ của họ, có tác dụng thúc bách học tập, động viên, khích lệ họ học nhiều hơn, tốt hơn, chỉ cho họ thấy những nội dung nào chưa tốt, nội dung nào cần học thêm, học lại...
Đánh giá giúp hình thành cho HS nhu cầu thói quen tự đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
Đánh giá làm cơ sở để có những quyết định hợp lí.
 III. Đánh giá việc thực hiện:
	1. Ưu điểm:
- Bản thân luôn quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước các quy chế của ngành và các qui định trong đơn vị.
- Tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do phòng và tổ chuyên môn tổ chức.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân một cách cụ thể, rõ ràng, phù hợp với bản thân và dễ thực hiện.
- Có đầy đủ các tài liệu để học tập và tìm tòi học hỏi thêm qua sách báo, đài và internet.
- Tích cực nghiên cứu các chuyên đề đã đăng ký và vận dụng chúng vào công tác giảng dạy để đạt kết quả tốt hơn.
	2. Hạn chế: 
 Thời gian để tự học chưa nhiều, kế hoạch BDTX còn một số hạn chế chưa phù hợp. 
 *. Tự Đánh giá xếp loại:
Điểm ND1
Điểm ND2
Điểm ND3
ĐTB
Chương trình 20
Chương trình 23
Chương trình 30
Chương trình 31
BDTX
8
8
8
8
8
8
8,0
 Xếp loại BDTX: Tốt 
 Hiệp Thuận, ngày 06 tháng 7 năm 2020
 	 Người báo cáo
 Đào Xuân Tình
Ý kiến của Tổ chuyên môn
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xếp loại: ....................
 Tổ trưởng
 Nguyễn Quang Hải

File đính kèm:

  • docbao_cao_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_nam_hoc_2019_2020_d.doc
Giáo án liên quan