Báo cáo Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Năm học 2019-2020 - Chảo Văn Nam

2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục

Sau khi nghiên cứu, học tập các nội dung trên, bản thân tôi nhận thức sâu sắc rằng, để thực hiên tốt nhiệm vụ giáo dục giáo viên cần:

- Giáo viên cần xác định được nhiệm vụ năm học và yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, trên cơ sở có lập trường chính trị rõ ràng, theo đường lối chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Bản thân giáo viên trước hết cần phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhà giáo, nâng cao kiến thức bộ môn, phương pháp giảng dạy hiệu quả, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh; bồi dưỡng, giáo dục học sinh phát triển toàn diện; đầu tư tiết dạy có chất lượng, xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng dạy khoa học, hiệu quả; thực hiện đúng nội quy cơ quan, giữ gìn phẩm chất nhà giáo, luôn có tinh thần học tập, nâng cao năng lực.

Tự đánh giá: Đạt 4 điểm

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Năm học 2019-2020 - Chảo Văn Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN HOÀNG SU PHÌ
TRƯỜNG PTDT BT TH & THCS 
THÈN CHU PHÌN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thèn Chu phìn, ngày tháng năm 2020
BÁO CÁO
Tổng kết công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2019-2020
 Họ và tên giáo viên: Chảo Văn Nam
            Sinh ngày 04 tháng 10 năm 1985
            Ngày vào ngành: ngày 01 tháng 11 năm 2011
            Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm
            Chuyên  ngành: Văn – Sử
            Tổ chuyên môn: Xã hội
            Chức vụ công tác: Giáo viên
            Thực hiện Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
	Thực hiện công văn số 248-PGDĐT-QLKH tháng 9/ 2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá kết quả công tác Bồi dưỡng thường xuyên của CBQL và giáo viên năm học 2019 - 2020.
          Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho CBQL và giáo viên năm học 2019 – 2020 của nhà trường;
Trên cơ sở những căn cứ ở trên và nhận thức được tầm quan trọng của công tác BDTX. Tôi báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên năm học 2019 - 2020 như 
sau:
I. NỘI DUNG 1 (30 tiết)
1. Nhận thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX
Trong hè năm 2019 đã được tham gia lớp bồi dưỡng chính trị do Phòng Giáo dục và Đào tạo và Ban Tuyên giáo Huyện ủy tổ chức bồi dưỡng các nội dung sau:
	 * Bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị
- Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ chính trị về Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng , đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; Kế hoạch số 445-KH/TU ngày 20/5/2019 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ hà Giang về thực hiện Nghị Quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ chính trị về tăng cườnng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng , đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới.
- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 20/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về chiến lước lược bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030.
- Quy định số 08-Qđi/TW ngày 23/10/2018 Ban chấp hành Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương cán bộ Đảng viên trước hết là uỷ viên bộ Chính trị, Uỷ viên ban bí thư , Uỷ viên ban chấp hành Trung ương ; Quy định số 16 QĐi/TU ngày 08/3/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về trách nhiệm nêu gương của cán bộ Đảng viên trước hết là uỷ viên Ban Thường vụ tỉnh uỷ, uỷ viên ban chấp hành Đảng bộ tỉnh , bí thư cấp uỷ các cấp à người đúng đầu các cơ quan đơn vị trong hệ thống chính trị c ủaTỉnh ;Kế hoạch số 223 -KH/ HU ngày 25/3/2019 của Ban thường vụ Huyện uỷ về trách nhiệm nêu gương của cán bộ Đảng viên trước hết là uỷ viên ban thường vụ huyện uỷ, uỷ viên ban chấp hành đảng bộ huyện bí thư cấp uỷ các cấp và người đúng đầu các cơ quan đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh theo quy định số 16-QĐi/TU ngày 8/3/2019 của Ban thường vụ tỉnh.
- Chuyên đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2019 về xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân phát huy dân chủ chăm lo đời sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Tình hình quốc tế nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2019.
- Thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 6 tháng đầu năm, nhiệm vị trọng tâm 6 tháng cuối năm 2019.
* Bồi dưỡng chuyên môn nhằm phát triển giáo dục của tỉnh
- Các nội dung bồi dưỡng khác theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT.
	Tự đánh giá: Đạt 4 điểm
2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục 
Sau khi nghiên cứu, học tập các nội dung trên, bản thân tôi nhận thức sâu sắc rằng, để thực hiên tốt nhiệm vụ giáo dục giáo viên cần:
- Giáo viên cần xác định được nhiệm vụ năm học và yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, trên cơ sở có lập trường chính trị rõ ràng, theo đường lối chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: Bản thân giáo viên trước hết cần phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhà giáo, nâng cao kiến thức bộ môn, phương pháp giảng dạy hiệu quả, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá học sinh; bồi dưỡng, giáo dục học sinh phát triển toàn diện; đầu tư tiết dạy có chất lượng, xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng dạy khoa học, hiệu quả; thực hiện đúng nội quy cơ quan, giữ gìn phẩm chất nhà giáo, luôn có tinh thần học tập, nâng cao năng lực.
Tự đánh giá: Đạt 4 điểm
II. NỘI DUNG 2(30 tiết)
1. Nhận thức và kỹ năng được quy định trong mục đích, nội dung chương trình, tài liệu BDTX
Trong hè năm 2019 đã được tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn với các nội dung:
- Bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT mới
- Tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin
- Tập huấn chuyên môn và các nội dung khác triển khai theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT
Tự đánh giá: Đạt 5 điểm
2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào hoạt động nghề nghiệp thông qua hoạt động dạy học và giáo dục.
Bản thân luôn ý thức giữ gìn phẩm chất nhà giáo; nâng cao năng lực giảng dạy, phấn đấu tự học, tự sáng tạo, xây dựng kế hoạch giáo dục và giảng dạy khoa học, hiệu quả.
Tự đánh giá: Đạt 4 điểm
 III. NỘI DUNG 3 (60 tiết) 
1. Mô đun 21: Bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết bị dạy học.
1.1: Nhận thức việc cần thiết phải bảo quản, sửa chữa và sáng tạo thiết bị dạy học.
- Sự cần thiết phải bảo quản, sửa chữa và sáng tạo TBDH
Trong quá trình dạy học người dạy cần thiết phải sử dụng các thiết bị dạy học. Vì thiết bị dạy học là cộng cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên thực hiện các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học. Thiết bị dạy học sẽ giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, phát triển kỹ năng thực hành, kích thích hứng thú nhận thức của học sinh, phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách học sinh..
- Bảo quản các TBDH. Tổ chức cho HS thực hiện bảo quản thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học là rất cần thiết đối với việc dạy học. Vì vậy, vấn đề bảo quản và sử dụng hợp lí thiết bị dạy học là điều đáng quan tâm. Bảo quản các thiết bị dạy học bằng cách phân loại, sắp xếp và lau chùi phù hợp đối với từng loại thiết bị.Thường xuyên kiểm tra để khắc phục những hư hỏng.
- Sửa chữa hỏng hóc thông thường của các TBDH
Giáo viên cần nắm được thông tin về TBDH và biết cách sửa chữa các TBDH
- Cải tiến và sáng tạo TBDH
Thiết bị dạy học tự làm (TBDHTL) là loại TBDH do giáo viên chế tạo mới hoặc cải tiến từ một TBDH đã có hoặc qua sưu tầm tư liệu hiện vật mà có. TBDHTL có nguyên lí cấu tạo và cách sử dụng phù hợp với ý tưởng thực hiện bài dạy của giáo viên làm ra, do đó khi được sử dụng thường cho hiệu quả cao và thiết thực. 
Tự đánh giá: Đạt 4 điểm
2. Vận dụng kiến thức, kỹ năng bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết bị dạy học vào năm học 2019-2020: 
Sau khi nghiên cứu kĩ module này, tôi nhận thấy rằng:
 Bản thân tôi đã bảo quản TBDH một cách khoa học, khắc phục được những
hư hỏng. Trong năm nay tôi đã làm một số đồ dùng dạy học phục vụ cho bài dạy
như in tranh chân dung tác giả phục vụ việc dạy văn bản.
Tự đánh giá: Đạt 4 điểm
2. Mô đun 23: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2.1 Nhận thức việc vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Những vấn đề cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Phân biệt một số khái niệm về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Các hình thức kiểm tra, đánh giá.
+ Các bước cơ bản trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Xác định các yêu cầu đổi với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tìm hiểu xu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hiện nay.
- Các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Xác định ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THCS.
+ Xác định các yêu cầu khi sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phù hợp với các mục tiêu học tập.
+ Thực hành lựa chọn và sử dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở môn học cụ thể.
	Tự đánh giá: Đạt 5 điểm
2.2 Vận dụng kiến thức, kỹ năng KTĐG kết quả học tập của học sinh vào dạy và học năm học 2019-2020
Trong năm học tôi đã vận dụng kiến thức, kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, thiết kế các bước sử dụng các phương pháp sau đối với các bài kiểm tra 1 tiết:
- Thiết kế các bước sử dụng phuơng pháp kiểm tra viết dạng tự luận.
- Thiết kế các bước sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan.
- Thiết kế các bước sử dụng phuơng pháp kiểm tra vấn đáp.
- Thiết kế các bước sử dụng phương pháp quan sát.
Tự đánh giá: Đạt 4 điểm
3. Mô đun 24: Kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học.
3.1. Nhận thức về kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học
- Một số khái niệm cơ bản - tổng quát về kiểm tra, đánh giá: 
Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu những thông tin cần thiết để đánh giá. “Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp các thông tin thu được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra quyết định theo một mục đích nào đó. 
- Các kĩ thuật kiểm tra, đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh
+ Hoạt động 1: Thiết lập các bước cụ thể để xây dựng một đề kiểm tra cho môn học cụ thể.
+ Hoạt động 2: Xác định các mục tiêu kiểm tra, đánh giá và thiết lập bảng ma trận.
+ Hoạt động 3: Thực hiện viết đề kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan, đáp án, biểu điểm
+ Hoạt động 4: Thực hành viết hệ thống câu trắc nghiệm khách quan.
+ Hoạt động 5: Thực hành phân tích câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
Tự đánh giá: Đạt 4 điểm
3.2 Vận dụng kiến thức, kỹ năng về kĩ thuật KTĐG trong dạy học vào dạy và học năm học 2019-2020
	Qua việc tìm hiểu nội dung của module THCS 24, tôi đã Vận dụng kiến thức, kỹ năng về kĩ thuật KTĐG trong dạy học vào dạy và học năm học 2019-2020:
	- Đã áp dụng được các nội dung tìm hiểu để thực hiện các bài kiểm tra 1 tiết (45 phút) đối với môn Ngữ Văn học lớp 6,7,8,9; Môn lịch sử lớp 9.
- Bản thân tôi đang tiếp tục tìm hiểu và vận dụng các kĩ thuật viết câu hỏi, đặc biệt là các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
 	Tự đánh giá: Đạt 4 điểm
4. Mô đun THCS 34: Tổ chức giáo dục dạy học ngoài giờ lên lớp ở trường THCS.
4.1 Nhận thức về việc tổ chức giáo dục dạy học ngoài giờ lên lớp ở trường THCS.
- Cơ sở lí luận
+ Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp là gì?
+ Mục tiêu của hoạt động GDNGLL
+ Vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL
+ Nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL
+ Nội dungchương trình Hoạt động GDNGLL 
+ Những con đường chủ yếu để thực hiện GDNGLL 
+ Qui trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp 
+ Cơ sở lý luận về quản lý, chỉ đạo hoạt động GDNGLL
- Một số phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
+ Phương pháp thảo luận nhóm
+ Phương pháp đóng vai
+ Phương pháp giải quyết vấn đề
+ Phương pháp giải quyết tình huống
+ Phương pháp giao nhiệm vụ
+ Phương pháp trò chơi
Tự đánh giá: Đạt 4 điểm
4.2 Vận dụng kiến thức, kỹ năng về tổ chức giáo dục dạy học NGLL vào dạy và học năm học 2019-2020:
	Qua việc tìm hiểu nội dung của module THCS 34, tôi đã Vận dụng kiến thức, kỹ năng về kĩ thuật KTĐG trong dạy học vào dạy và học năm học 2019-2020:
- Đã áp dụng được các nội dung và phương pháp vào môn Ngữ Văn lớp 6,7,8,9; như cho học sinh đóng vai, thi kể chuyện
- Bản thân tôi đang tiếp tục tìm hiểu và vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp học năm học tiếp theo.
- 	Tự đánh giá: Đạt 4 điểm 
Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên cuối năm học:
KQ đánh giá
Cả năm
ND1
ND2
ND3
TỔNG
ĐTB
XL
Kết quả tự đánh giá của cá nhân
8
9
8,25
25.25
8,4
Khá
Kết quả đánh giá của Tổ CM
Kết quả xếp loại của nhà trường
Giáo viên tự đánh giá
 Chảo Văn Nam
Tổ chuyên môn
Xác nhận của nhà trường

File đính kèm:

  • docbao_cao_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_nam_hoc_2019_2020_c.doc
Giáo án liên quan