Báo cáo Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Ngọc Thanh

* Chuyên đề 1 "Phương pháp dạy học tích cực và nếp nghĩ phát triển "

* Chuyên đề 2 "Những đổi mới về chuyên môn trong việc dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh"

* Chuyên đề 3 "Tìm hiểu về Giáo dục STEM "

- Thời gian bắt đầu thực hiện: 1/11/2018 – 30/1/2019

- Thời gian hoàn thành: 3 tháng

- Kết quả vận dụng: 9 / 10 điểm

 Phần 1: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng từ các chuyên đề

• Vận dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học tại trường/lớp của mỗi giáo viên. Phương pháp dạy học tích cực và nếp nghĩ phát triển trong từng giờ dạy.

• - Việc giáo dục đạo đức thông qua các sự kiện thời sự cho học sinh tiểu học của mỗi giáo viên.

• - Việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh tại đơn vị của mỗi giáo viên. Đổi mới về chuyên môn trong việc dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

• Tìm hiểu và giáo dục cho học sinh về Giáo dục STEM

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Ngọc Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11
TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯNG VIỆT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
BÁO CÁO
 TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC : 2018 – 2019
Họ và tên giáo viên: NGUYỄN THỊ NGỌC THANH Giới tính: Nữ
Ngày tháng năm sinh: 13/11/1965 - Năm vào ngành GD: 1987
Trình độ học vấn: 12/12 - Trình độ CM: Đại học Sư phạm
Trình độ ngoại ngữ: / - Trình độ tin học: Chứng chỉ A
Nhiệm vụ được giao: GVCN + GD lớp 4/5 - Tổ chuyên môn: Tổ 4
Căn cứ kế hoạch số 254/KH-THHV ngày 18 tháng 9 năm 2018 của trường tiểu học Hưng Việt về Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2018 – 2019;
Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân đăng ký năm học 2018-2019, tôi báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau:
1. Một số đặc điểm ánh hưởng đến kết quả thực hiện.
a) Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của Quận – Ngành đã tạo điều kiện cho đội ngũ CBQL ; GV được tham gia học tập Nghị quyết , được nghe báo cáo chính trị- nghiệp vụ hè.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, theo dõi và kiểm tra quá trình tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Tất cả các tài liệu về bồi dưỡng thường xuyên đều được cung cấp trên cổng thông tin điện tử của nhà trường, giáo viên có điều kiện để học tập, trao đổi.
- Giáo viên được lựa chọn nhiều hình thức học tập, tự bồi dưỡng thông qua mạng thông tin, báo đài, các buổi tập huấn, các tạp chí khoa học giáo dục,....
- Đội ngũ giáo viên có tinh thần tự học, tự nghiên cứu cao.
b) Khó khăn:
- Các nội dung 3 chưa được trao đổi nhiều nên một số giáo viên còn lúng túng.
- Thời gian tự bồi dưỡng còn hạn hẹp, các tư liệu minh chứng chưa được phong phú.
2. Kết quả thực hiện các nội dung:
a) Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/giáo viên.
Thời gian bắt đầu thực hiện:	1/8/2018 – 31/10/2018
Thời gian hoàn thành:	 3 tháng
Kết quả vận dụng: 9 / 10 điểm
Phần 1: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong "Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCHTW; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của TTCP về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; chương trình giáo dục phổ thông tổng thể"
- Bồi dưỡng chính trị, thời sự, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước như: Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019.
- Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nội dung chuyên để học tập năm 2017: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
à Điểm: 5 / 5 điểm
Phần 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục 
+ Tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh vào đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước.
+ Thực hiện tốt về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
+ Nắm được các văn bản liên quan đến nghề nghiệp, Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên.
+ Tìm tòi, học hỏi những cái mới, cái hay có hiệu quả tích hợp vào trong bài dạy như Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,....
à Điểm: 4 / 5 điểm
b) Nội dung bồi dưỡng 2: 30 tiết/năm học/giáo viên. 
* Chuyên đề 1 "Phương pháp dạy học tích cực và nếp nghĩ phát triển " 
* Chuyên đề 2 "Những đổi mới về chuyên môn trong việc dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh"
* Chuyên đề 3 "Tìm hiểu về Giáo dục STEM "
Thời gian bắt đầu thực hiện:	1/11/2018 – 30/1/2019
Thời gian hoàn thành:	 3 tháng
Kết quả vận dụng: 9 / 10 điểm
Phần 1: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng từ các chuyên đề
Vận dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học tại trường/lớp của mỗi giáo viên. Phương pháp dạy học tích cực và nếp nghĩ phát triển trong từng giờ dạy.
- Việc giáo dục đạo đức thông qua các sự kiện thời sự cho học sinh tiểu học của mỗi giáo viên.
- Việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh tại đơn vị của mỗi giáo viên. Đổi mới về chuyên môn trong việc dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Tìm hiểu và giáo dục cho học sinh về Giáo dục STEM
à Điểm: 5 / 5 điểm
Phần 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục 
+ Vận dụng tốt CNTT vào các tiết dạy thêm phong phú.
+ Không ngừng trau dồi kiến thức, ứng dụng CNTT vào bài dạy một cách phù hợp với thực tiễn.
 + Áp dụng Phương pháp dạy học tích cực và nếp nghĩ phát triển trong từng giờ dạy.
+ Hiểu được việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục: đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới cách học; đổi mới đánh giá; có sự tham gia các hoạt động giáo dục của phụ huynh, của cộng đồng.
 + Đổi mới về chuyên môn trong việc dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
 + Giáo dục đạo đức học sinh tiểu học hiện nay là sự nỗ lực của nhà trường, các thầy cô giáo với ý thức trách nhiệm, lương tâm đạo đức nhà giáo. Tuy nhiên, thiển nghĩ, hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh sẽ cao hơn nữa đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế nếu giáo dục đạo đức là sự tổng hòa các mối quan hệ tốt đẹp, đúng đắn của các thành phần người với vai trò, vị trí, ý thức lương tâm, trách nhiệm trong cộng đồng xã hội.   
 + Giáo dục cho học sinh về Giáo dục STEM
à Điểm: 4 / 5 điểm
c) Nội dung bồi dưỡng 3 : 60 tiết/năm học/giáo viên.
*Chuyên đề 1 "Kỹ thuật đặt câu hỏi khi ra đề thi trắc nghiệm" 
Thời gian bắt đầu thực hiện:	1/12/2018 đến 9/ 12/ 18
Thời gian hoàn thành:	 10 ngày
Kết quả vận dụng: 9 / 10 điểm
Phần 1: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng từ chuyên đề
Căn cứ vào chuẩn KTKN của chương trình: 
Kiến thức nào trong chuẩn ghi là biết được thì xác định mức độ “nhận biết”.
Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “hiểu được” và có yêu cầu giải thích, phân biệt, so sánhdựa trên các kiến thức trong sách giáo khoa thì xác định ở mức độ “thông hiểu”.
Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “hiểu được” nhưng chỉ yêu cầu nêu, kể lại, nói raở mức độ nhớ, thuộc các kiến thức trong sách giáo khoa thì vẫn xác định ở mức độ “nhận biết”. 
Kiến thức nào trong chuẩn ghi ở phần kỹ năng hoặc yêu cầu rút ra kết luận, bài học thì xác định là mức độ “vận dụng”. 
Những kiến thức, kỹ năng kết hợp giữa phần “hiểu được” và phần “kỹ năng” thiết kế, xây dựngtrong những hoàn cảnh mới thì xác định ở mức độ “vận dụng nâng cao”.
à Điểm: 5 / 5 điểm
Phần 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục 
Cần xây dựng một thái độ tôn trọng trong sự suy nghĩ, cảm xúc riêng, cách nhìn, cách học của từng cá nhân học sinh. 
Mỗi giáo viên hãy mở lòng để chấp nhận với suy nghĩ, quan niệm của mình sau khi cân nhắc đến tính hợp lý, hợp lẽ tự nhiên, hợp với yêu cầu của đề bài ở mức độ rộng mở nhất trong tất cả các phân môn. 
Khi đánh giá, nhận xét bài làm của học sinh, người giáo viên cần có được sự đánh giá độ lượng, công tâm với mọi cách làm bài của học sinh, mới đánh giá đúng năng lực thật của các em và tạo sự khuyến khích các em giữ được sự tự tin, hồn nhiên, ngây thơ, của mình qua ba việc: Khẳng định – Hỏi lại – Khuyến nghị.
Giúp HS biết vận dụng những gì thực tế diễn ra xung quanh mình để biết lập luận, minh chứng khi làm bài.
à Điểm: 4 / 5 điểm
* Chuyên đề 2 "Khai thác 5 bước dạy của phương pháp Bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn Tự nhiên xã hội và Khoa học"
Thời gian bắt đầu thực hiện:	3 /1/2019 đến 15/ 1/ 19
Thời gian hoàn thành:	 10 ngày
Kết quả vận dụng: 8 / 10 điểm
Phần 1: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng từ chuyên đề
Các nguyên tắc cơ bản khi áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” 
Thứ nhất: Học sinh quan sát sự vật, hiện tượng trong thực tế gần gũi với các em để các em dễ cảm nhận, dễ thực nghiệm trên chúng.
Thứ hai: Trong quá trình tự thực nghiệm, học sinh đưa ra ý kiến, nêu thắc mắc, kết luận riêng và thảo luận trong tập thể (nhóm, cả lớp) từ đó rút ra kiến thức khoa học.
Thứ ba: Giáo viên chỉ thực hiện vai trò đề xuất, tổ chức các thực nghiệm cho học sinh theo một tiến trình sư phạm chặt chẽ. Giáo viên không làm sẵn cho học sinh.
Thứ tư: Áp dụng phương pháp này cần một thời lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuần liền cho một đề tài. Tính liên tục của các hoạt động và những phương pháp giáo dục được bảo đảm suốt trong thời gian học tập.
Thứ năm: Mỗi học sinh có quyển vở thực hành riêng do chính các em ghi chép theo ngôn từ và cách thức của riêng mình.
Thứ sáu: Mục đích chính của phương pháp này là học sinh tiếp nhận được các khái niệm khoa học và kĩ thuật thực hành. Song song đó là củng cố ngôn ngữ viết và nói của các em.
Thứ bảy: Phụ huynh học sinh và tất cả mọi người xung quanh cần được khuyến khích hỗ trợ những điều mà học sinh, lớp học cần để thực nghiệm.
Thứ tám: Các đối tác khoa học (trường ĐH, CĐ, trường nghề, viện nghiên cứu) ở địa phương cần giúp các hoạt động của lớp theo khả năng của mình.
Thứ chín: Ngành giáo dục, trường sư phạm giúp giáo viên các kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy.
Thứ mười: Giáo viên cần chủ động tự học, tự tìm hiểu tài liệu, kiến thức liên quan; trao đổi với đồng nghiệp, các nhà khoa học để nâng cao kiến thức. Giáo viên là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách.
Khai thác 5 bước dạy của phương pháp Bàn tay nặn bột 
 1.Tình huống xuất phát và nêu vấn đề
 2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.
 3. Đề xuất câu hỏi (dự đoán/ giải thuyết) và phương án thực nghiệm
 4. Thực hiện phương án tìm tòi.
 5. Kết luận kiến thức.
à Điểm: 4 / 5 điểm
Phần 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục 
Đầu năm học, các tổ chuyên môn cần chọn lựa các bài sẽ dạy theo PP.BTNB trong chương trình của khối. Các bài được chọn sẽ ghi nhận vào biên bản họp tổ. 
Cần rèn cho học sinh có thói quen sử dụng Sổ tay Khoa học. Trong giờ học theo PP.BTNB, học sinh phải được bắt tay vào hành động, bắt tay làm thí nghiệm, để tìm ra kiến thức mới.
Dạy học theo PP.BTNB đòi hỏi GV phải tốn nhiều thời gian cho HS làm thí nghiệm, nên GV cần có kế hoạch trước
à Điểm: 4 / 5 điểm
* Chuyên đề 3 "Một số giải pháp học lịch sử và địa lý địa phương"
Thời gian bắt đầu thực hiện:	1/2/2019 đến 31/3/2019
Thời gian hoàn thành:	 2 tháng
Kết quả vận dụng: 8 / 10 điểm
Phần 1: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng từ chuyên đề
 1.Lịch sử - địa lý địa phương chỉ là những tiết phụ. Nhà trường chỉ giới hạn tìm hiểu các anh hùng dân tộc, anh hùng địa phương mà trường được mang tên. 
 2.Soạn giảng mang tính hình thức, chưa chú trọng nội dung. Kế hoạch bài dạy còn sơ sài. Cách triển khai nội dung chỉ dừng lại ở các phương pháp truyền thống.
 3Giáo viên cho rằng tiết học Lịch sử - địa lý địa phương chỉ là tiết tham khảo. Nhiều giáo viên chưa nắm được kiến thức lịch sử - địa lý địa phương.
. à Việc giảng dạy Lịch sử - địa lý địa phương dừng ở mức đô chiếu lệ, chưa đạt hiệu quả cao. 
Muốn thổi niềm đam mê môn Lịch sử địa phương cho học sinh thì trước hết giáo viên cũng phải đam mê môn mình dạy. Từ niềm đam mê đó mới xác định được nội dung kiến thức, phương pháp và phương tiện để truyền đạt một cách hiệu quả nhất. Muốn vậy vốn kiến thức của giáo viên phải rộng " và “Trò học thì thầy cũng là người được học”. “Nếu người thầy biết thổi hồn vào, thì môn Sử cũng giống như môn Văn, cũng đi vào lòng người một cách ngọt ngào nhất”.
à Điểm: 4 / 5 điểm
Phần 2: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục 
- Trong lớp học (trong chương trình học)
	+ Lớp 4: Thành phố Hồ Chí Minh.
	+ Lớp 5: 	* Lịch sử (2 tiết)
	* Địa lí (2 tiết)
	+ Lớp 1, 2, 3: tích hợp, lồng ghép kiến thức vào các bài, các môn có liên quan.
Ví dụ: GV có thể lồng ghép kiến thức, liên hệ thực tế ở các môn:
* Tự nhiên Xã hội 1, 2, 3: ở các chủ đề cây cối, vật nuôi, môi trường, tỉnh, thành phố nơi bạn đang sống,
* Địa lí 4, 5: ở các bài đề cập đến các yếu tố tự nhiên, các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, ). 
- Ngoài lớp học: Thực hiện thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp : 
à Điểm: 4 / 5 điểm
3. Đánh giá kết quả thực hiện, kiến nghị:
a. Ưu điểm:
Tham gia đầy đủ, tích cực, có hiệu quả các nội dung bồi dưỡng do các cấp tổ 
 chức.
Tiếp thu những kiến thức BDTX để vận dụng theo yêu cầu của công việc giảng 
 dạy mà minh được giao.
Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn của bản thân bằng nhiều con đường,
 bằng nhiều hình thức theo đúng kế hoạch đề ra.
Tự tin, năng động, sáng tạo hơn trong công tác của minh
b. Hạn chế:
Việc ghi chép chưa được nhiều.
Chưa có nhiều thời gian chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp.
Do thời gian ít nên còn hạn chế trong việc tìm tài liệu, tìm hiểu sâu các nội dung bồi dưỡng.
c. Kiến nghị: (nếu có)
4. Tự đánh giá kết quả BDTX: 
Nội dung
Kết quả
Bồi dưỡng 1
Bồi dưỡng 2
Bồi dưỡng 3
Tổng điểm
Xếp loại
CĐ 1
CĐ 2
CĐ 3
Mô đun 1
Mô đun 2
Mô đun 3
9
9
9
8
8
8,6
Tốt
Quận 11, ngày 09 tháng 04 năm 2019
Người báo cáo
 Nguyễn Thị Ngọc Thanh
5. Đánh giá của tổ khối và nhà trường
Cấp
Nội dung
Kết quả
Bồi dưỡng 1
Bồi dưỡng 2
Bồi dưỡng 3 
Tổng điểm
Xếp loại
CĐ 1
CĐ 2
CĐ 3
Mô đun 1
Mô đun 2
Mô đun 3
Tổ CM 
Nhà trường
Nhận xét của Tổ chuyên môn
Thư ký 	Tổ khối trưởng
Ngày .. tháng 4 năm 2019
Hiệu trưởng 
Võ Thị Viễn Nguyên

File đính kèm:

  • docbao_cao_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_nam_hoc_2018_2019_n.doc
Giáo án liên quan