Bài viết tham dự cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Câu 5:

Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là:

- Điều 14:

“Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.”

- Điều 16:

“1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”

- Điều 19:

“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài viết tham dự cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chủ cộng hòa thông qua vào ngày 31/12/1959.
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980: được Quốc hội khoá VI, tại kỳ họp thứ 7 ngày 18-12-1980, đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992: được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15/4/1992, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 vào ngày 25/12/2001.
- Hiến pháp pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013.
Câu 2:
Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
- So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có 07 điều được giữ nguyên, sửa đổi 101 điều, bổ sung 12 điều.
- Điều tôi tâm đắc nhất là “điều 83”. Vì sự bổ sung của điều này là vô cùng hợp lí: khẳng định Quốc hội la cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có sự quy định rõ ràng cho việc phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, quyết định chỉ tiêu, mục tiêu, chính sách, và nhiệm vụ cơ bản - phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đồng thời giúp xác định được rõ hơn vai trò trách nhiệm và mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ, có sự bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn việc bổ nhiệm, cũng như miễn nhiệm.
Câu 3:
Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước như sau:
- Khoản 2 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định: " Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình", đây là điểm bổ sung mới quan trọng, vì vai trò làm chủ của Nhân dân đối với nước, Nhân dân giao phó trách nhiệm cho Đảng để lãnh đạo Nhà nước và xã hội, vì vậy, Đảng phải chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân trong việc lãnh đạo của mình.
- Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước", quy định đa dạng hơn về thực hiện quyền lực của Nhân dân so với Hiến pháp năm 1992, đặc biệt thể hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp đã làm rõ hơn, sâu sắc hơn vai trò làm chủ của Nhân dân.
+ Lần đầu tiên trong Hiến pháp năm 2003 ghi nhận: quyền con người, quyền cơ bản của công dân tại chương II. Hiến pháp năm 2013 đã có những nhận thức mới về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển.
+ Điều 14 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.“Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”.
- Điều 53 Hiến pháp năm 2013 thể hiện: "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" đã khẳng định quyền sở hữu của Nhân dân và Nhân dân ủy quyền cho Nhà nước đại diện Nhân dân để sở hữu và thống nhất quản lý, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về việc quản lý tài sản do Nhân dân ủy quyền.
- Điều 65 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế" thể hiện trách nhiệm của lực lượng vũ trang là tuyệt đối trung thành với Nhân dân và trước hết là phải bảo vệ Nhân dân là một chủ thể làm chủ đất nước, sau đó là bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã nhấn mạnh vai trò của Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về Nhân dân. Nhân dân ủy thác thực hiện quyền lực cao nhất cho Quốc hội để thực hiện quyền lập hiến như đề xuất sửa đổi Hiến pháp.
Câu 4:
Những quy định của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc là:
- Tại Điều 5, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ:
"1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
4. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước".
- Tại khoản 1 và 2 Điều 9, Hiến pháp 2013 ghi rõ:
“1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh, chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đại đoàn kết của toàn dân tộc, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức.”
- Tại Điều 42, Chương II Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:
"Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp".
- Điều 61, Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường: 
"Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...".
Ngoài các điều khoản tiêu biểu nêu trên còn có: Một số quy định khác, tại khoản 1 Điều 58, khoản 1 Điều 60, khoản 2 Điều 75 Hiến pháp năm 2013 cũng thể hiện nội dung tư tưởng đại đoàn kết dân tộc. Cụ thể: khoản 1 Điều 58 qui định: “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.”; khoản 1 Điều 60: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.”; và khoản 2 Điều 75: “Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.”
Câu 5:
Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là:
- Điều 14:
“Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.”
- Điều 16:
“1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”
- Điều 19:
“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.”
- Khoản 3 Điều 20:
“Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và xã hội.”
- Khoản 1 Điều 2:
“Mọi người đều có quyền sống.”
- Điều 22:
“Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kì hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được người đó đồng ý.”
- Khoản 2 Điều 27: 
“Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền bình đẳng giữa công dân nữ và nam trên mọi lĩnh vực. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.”
- Khoản 2 điều 34: 
“Nhà nước bảo hộ quyền tự do kinh doanh.”
- Điều 36:
“1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để công dân có nơi ở.”
- Điều 37:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hợp pháp.
2. Không ai được tự ý vào chỗ ở hợp pháp của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định.”
- Điều 41:
“1. Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng.”
- Điều 42:
“Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.”
- Điều 43:
“1. Mọi người đều có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học và nghệ thuật.
2. Quyền sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ.”
- Khoản 6 Điều 96, Khoản 3 Điều 107; Khoản 3 Điều 102:
Điều khoản tôi tâm đắc nhất là “điều 42”, vì:
1. Điều khoản này thể hiện rõ ràng một quyền, một nghĩa vụ của công dân. Đó là quyền và nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và khi học tập đã trở thành quyền, đồng nghĩa rằng Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện để công dân được học tập. Điều đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, tạo ra nhiều hiền tài cho Tổ quốc.
2. Điều khoản này còn thể hiện rõ quyền được phát triển toàn diện của công dân Việt Nam. Dân có giàu thì nước mới mạnh được, và vì thế việc phát triển trình độ học vấn trong nhân dân cũng quan trọng không kém việc cải cách xã hội và đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Câu 6:
- Quốc hội (Chương V)
Về Quốc Hội Sửa đổi, bổ sung Điều 83 của Hiến pháp 1992, khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Điều 69). Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (khoản 7 Điều 70) để phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình Tòa án nhân dân, làm rõ hơn vai trò của Quốc hội trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện quyền tư pháp, đồng thời nâng cao vị thế của Thẩm phán theo tinh thần cải cách tư pháp. Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc giám sát, quy định tổ chức và hoạt động, quyết định nhân sự đối với Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập ( Điều 70). Tiếp tục quy định việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (khoản 8 Điều 70).
- Chính phủ (Chương VII)
Hiến pháp năm 2013 kế thừa đồng thời bổ sung để thể hiện một cách toàn diện tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ. Điều 109 Hiến pháp năm 2013: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến VN, Hiến pháp chính thức khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp xác định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của Chính phủ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Hiến pháp đã thay đổi cách thức quy định về hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ. Hiến pháp năm 1992 quy định cụ thể các hình thức ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Các quy định này đã được sửa đổi bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm năm 2008. Để phù hợp với thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta và hiến pháp nhiều nước trên thế giới, Điều 100 Hiến pháp năm 2013 sửa lại là:“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật”.
Hiến pháp phân định cụ thể thẩm quyền của Chính phủ trong việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70 của Hiến pháp.
- Tòa án nhân dân (Chương VIII)
Hiến pháp 2013 bổ sung quy định Tòa án nhân dân thực hiện quyền Tư pháp (Điều 102). Sửa đổi quy định về hệ thống tổ chức Tòa án (khoản 2 Điều 102) cho phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp theo hướng không xác định cấp Tòa án cụ thể trong Hiến pháp mà để luật định, làm cơ sở hiến định cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động tư pháp, phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền.
- Về mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội, Tòa án nhân dân:
+ Về mặt tổ chức
+ Phương thức hoạt động
+ Trong hoạt động lập pháp
+ Trong hoạt động giám sát
+ Trong việc giải quyết những vẫn đề quan trọng của đất nước
Câu 7:
- Cấp chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với Nhân dân:
+ Hội đồng nhân dân (điều 113).
“1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu. Nhiệm kì của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kì của Quốc hội. Việc bổ nhiệm, nhiệm kì của Viện trưởng các Viện kiểm sát khác do luật định.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Viện trưởng các Viện kiểm sát khác báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân theo quy định của luật.”
+ Ủy ban nhân dân (điều 114).
“1. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước nói trên.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân quyết định các biện pháp đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, các vấn đề quan trọng của địa phương và giám sát hoạt động của các cơ quan địa phương.
2. Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành Hội đồng nhân dân, cơ quanh hành chính nhà nước ở địa phương. 
Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các thành viên Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân và chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ được gia trước Hội đồng nhân dân và các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.”
Câu 8:
- Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với cử tri và Nhân được Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 79 như sau:
“1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. 
2. Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. 
3. Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật”. 
- Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với cử tri và Nhân được Hiến pháp năm 2013 quy định tại khoản 1 Điều 115 như sau:
“Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý nhà nước”.
Câu 9:
“Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (trích Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013)
Là công dân Việt Nam để thi hành và bảo vệ Hiến pháp, theo tôi, nên thực hiện như sau:
1. Nhân dân phải tuân theo các điều lệnh mà hiến pháp quy định, thực hiện đúng nghĩa vụ, phải có tinh thần sẵn sàng vì Tổ quốc, phản bác sự sai trái của Chính phủ (nếu có), ý thức được rằng tìm hiểu vê Hiến pháp là một cách để thể hiện lòng yêu nước, rèn luyện, xây dựng nếp sống văn minh.
Tất cả nội dung của Hiến pháp đều phải được phổ biến, quán triệt, học tập. Nhưng những vấn đề cơ bản, những vấn đề mới phải được đặc biệt chú trọng. Xét trên nhiều phương diện, toàn bộ nội dung Hiến pháp đều là những vấn đề cơ bản, bởi đây là đạo luật cơ bản, có tính pháp lý cao nhất của quốc gia. 
Nhưng trong toàn bộ nội dung của Hiến pháp thì có những vấn đề mang đầy đủ tính chất cơ bản như: Lời nói đầu; Bản chất và tổ chức quyền lực của nhà nước; vị trí, vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các thành phần kinh tế; vấn đề thu hồi đất; nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước; nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; Chính quyền địa phương; Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước. 
2. Chính phủ phải có sự vận động nhân dân; nâng cao dân trí, tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, tim hiểu xem nhân dân thực sự sống như thế nào; thi hành nếp sống văn minh; ban hành lệnh xem xét và sửa đổ các Hiến pháp thương xuyên sao cho hợp long, hợp ý dân.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lý cao nhất của nước ta; là sản phẩm, trí tuệ, tấm lòng, trách nhiệm của toàn dân. Cho nên, tôi nghĩ rằng, việc làm cho Hiến pháp được thấm, được thấu vào mỗi người dân để mỗi người dân thi hành Hiến pháp và Hiến pháp được bảo vệ, bảo đảm thi hành một cách triệt để trong cuộc sống, là yêu cầu có tính bắt buộc.
Chính vì vậy, theo tôi trước hết phải chú trọng việc học tập, phổ biến, tuyên truyền. Muốn việc học tập, phổ biến, tuyên truyền hiệu quả thì cần phải chọn phương pháp, cách làm cụ thể, kể cả việc in ấn tài liệu cũng phải phù hợp từng đối tượng, từng điều kiện khu dân cư, đặc điểm địa lý vùng miền... Vì thế, từng cấp, từng ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị, đoàn thể cần phải có kế hoạch chi tiết, tương ứng phù hợp với từng cấp, ngành, tổ chức, đơn vị

File đính kèm:

  • docHien_Phap_20150726_011649.doc