Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Năm học 2014-2015 - Ngô Xuân An

- Nội dung 1: Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học, khoảng 30 tiết/năm học/giáo viên (theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT).

 Năm học 2014-2015 là năm học tiếp tục thực hiện và quán triệt Kế hoạch hành động của Chính phủ và của Bộ GD&ĐT về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo; Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

=> Bồi dưỡng tập trung: 15 tiết tại phòng GD&ĐT huyện Tương Dương ngày 14/08/2014

+ Tự bồi dưỡng và sinh hoạt theo tổ nhóm: 15 tiết tại trường THCS Yên Thắng

 - Nội dung 2: Tăng cường năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh năm học 2014-2015, khoảng 30 tiết/năm học/giáo viên, bao gồm:

 + Đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh theo định hướng phát triển năng lực;

+ Phát triển Chương trình nhà trường phổ thông; nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn theo các chuyên đề; giáo dục các vấn đề liên quan đến an ninh biển đảo;

=> Bồi dưỡng tập trung 10 tiết ngày 30/08/2014: tại Trường THCS Yên Thắng.

+ Tập huấn biển đảo, giáo dục trẻ khuyết tật học hào nhập, tích hợp kiến thức liên môn .

+ Giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu.

=> Bồi dưỡng tập trung 10 tiết ngày 08/09/2014: tại Trường THCS Yên Thắng.

+Bồi dưỡng triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015 do Phòng GD-ĐT Huyện Tương Dương triển khai trong hè 2014 cho tất cả CB-VC.

=> Tự bồi dưỡng và sinh hoạt theo tổ nhóm: 10 tiết tại trường THCS Yên Thắng.

- Nội dung 3: Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (khoảng 60 tiết/ năm học).

 

doc9 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên - Năm học 2014-2015 - Ngô Xuân An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TƯƠNG DƯƠNG
TRƯỜNG THCS YÊN THẮNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2014 – 2015
Họ và tên giáo viên: Ngô Xuân An
Tổ chuyên môn: Tổ khoa học xã hội
Chuyên ngành: Văn – GDCD.
Nhiệm vụ được giao trong năm học: Giảng dạy môn Ngữ văn khối 9; môn GDCD K 7.
Nhiệm vụ kiêm nhiệm: Tổ trưởng tổ xã hội.
 Trưởng ban TTND
PHẦN I: CÁC CĂN CỨ HOÀN THÀNH BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
- Căn cứ thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 08 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học cơ sở.
- Căn cứ thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 07 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên
- Căn cứ kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An về việc Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2014 - 2015.
- Căn cứ kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tương Dương về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2014 - 2015. 
- Căn cứ kế hoạch của Trường THCS Yên Thắng về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2014 - 2015. 
- Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của bản thân năm học 2014-2015, tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau:
	PHẦN II: NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN BỒI DƯỠNG
- Nội dung 1: Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học, khoảng 30 tiết/năm học/giáo viên (theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT).
 Năm học 2014-2015 là năm học tiếp tục thực hiện và quán triệt Kế hoạch hành động của Chính phủ và của Bộ GD&ĐT về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo; Chỉ thị 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
=> Bồi dưỡng tập trung: 15 tiết tại phòng GD&ĐT huyện Tương Dương ngày 14/08/2014
+ Tự bồi dưỡng và sinh hoạt theo tổ nhóm: 15 tiết tại trường THCS Yên Thắng
 - Nội dung 2: Tăng cường năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh năm học 2014-2015, khoảng 30 tiết/năm học/giáo viên, bao gồm:
 + Đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh theo định hướng phát triển năng lực; 
+ Phát triển Chương trình nhà trường phổ thông; nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn theo các chuyên đề; giáo dục các vấn đề liên quan đến an ninh biển đảo; 
=> Bồi dưỡng tập trung 10 tiết ngày 30/08/2014: tại Trường THCS Yên Thắng.
+ Tập huấn biển đảo, giáo dục trẻ khuyết tật học hào nhập, tích hợp kiến thức liên môn .
+ Giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu.
=> Bồi dưỡng tập trung 10 tiết ngày 08/09/2014: tại Trường THCS Yên Thắng.
+Bồi dưỡng triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015 do Phòng GD-ĐT Huyện Tương Dương triển khai trong hè 2014 cho tất cả CB-VC.
=> Tự bồi dưỡng và sinh hoạt theo tổ nhóm: 10 tiết tại trường THCS Yên Thắng.
- Nội dung 3: Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (khoảng 60 tiết/ năm học).
Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng
Mã mô đun
Tên và nội dung mô đun
Mục tiêu bồi dưỡng
Thời gian tự học
(tiết)
IX. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học
 
THCS 25
Viết SKKN trong trường THCS
1. Vai trò của tổng kết kinh nghiệm và SKKN trong dạy học, GD
2. Xác định đề tài, nội dung và phương pháp viết SKKN
3. Thực hiện viết SKKN
Viết được một SKKN trong dạy học, giáo dục
 
15
IX. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học
 
THCS 26
Nghiên cứu KHSP ứng dụng trong trường THCS
1. Vai trò nghiên cứu KHSP ứng dụng
2. Xác định đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu KHSP ứng dụng
3. Thực hiện đề tài nghiên cứu KHSP ứng dụng
Thực hiện được một đề tài nghiên cứu KHSP ứng dụng
 
15
IX. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học
THCS 28
Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường THCS .
Lâp kế hoach, tăng cường giáo dục học sinh.
15
IX. Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học
THCS 29
Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục

Thực hiện một số giải pháp giáo dục học sinh trong nhà trường
15

PHẦN III: KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
MODULE THCS 25: VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS.
Giáo dục là một hoạt động luôn đòi hỏi sự sáng tạo, sự sáng tạo này dược bắt nguồn từ việc người giáo viên phải thường xuyên sử dụng các phướng pháo giáo dục linh hoạt để xủ lý các tình huống sư phạm bất thường xảy ra.
Viết sáng kiến kinh nghiệm là tổng kết lại những việc đã làm có kết quả tốt là nghiên cứu những ứng dụng lí thuyết và sáng tạo thực hành nhằm nâng cao hiểu quả chất lượng giảng dạy
Kết quả đạt được sau khi tôi tự học:
1, Tìm hiểu khái niệm liên quan đến các khái niệm viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS
- Phương pháp tiến hành: Chúng ta thường dùng những khái niệm “ Sáng kiến kinh nghiệm là gì?’ “Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến”
+ Sáng kiến kinh nghiệm là gì?
+ Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến?
+ Viết sáng kiến kinh nghiệm phải tiến hành như thế nào?
+ Viết sáng kiến kinh nghiệm có cần phải nghiên cứu khoa học không?
Với việc tìm hiểu các khái niệm này, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học để chuẩn bị tốt cho việc viết sáng kiến kinh nghiệm
2, Tìm hiểu ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS
Sau khi học xong hoạt động này:
- Tôi xác định được ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động sư phạm của giáo viên là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ,đối với sự tiến bộ của khoa học giáo dục.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm là tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp : hình thành năng lực nghiên cứu trong hoạt động chuyên môn : hình thành các kĩ năng nghiên cứu khoa học như: Kĩ năng phát hiện, kĩ năng giải quyết vấn đề. 
- Viết sáng kiến kinh nghiệm là thường xuyên cập nhật , mở rộng kiến thức, nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ sự phạm -> Hoạt động sư phạm và bộ môn có chất lượng hơn.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp nhà giáo biết tư duy nghề nghiệp, biết xác định mụ tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục.hình dung các bước đi, dự doán được các tình huống sư phạm có thể xảy ra.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ tổng kết được quá trình nghiên cứu khoa học của mình và kết quả đạt được.
3, Lựa chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS
- Phải biết lựa chọn đề tại tiêu biểu .
- Xác đinh những yêu cầu đối với đề tài nghiên cứu 
- Đề tai thường được bắt nguồn từ việc giải quyết thực tế các tình huống sư phạm .
Đó có thể là quá trịnh giáo dục cảu bản thân hay đồng nghiệp
4, Thực hành viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS.
Học xong hoạt động này tôi nhận thấy:
- Đây không phải là một bản báo cáo thành tích mà là một bản báo cáo có cơ sở khoa học , thực tiễn, có phân tích và rút ra những kết luận khách quan có lợi và hiểu quả cho bản thân và nhà trường.
- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệmlà nâng cao chất lượng giáo dục
- có tính ứng dụng cao.báo cáo có khoa học, thuật ngữ khoa học chính xác.
MODULE THCS 26: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
 1. Vai trò nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
 1.1. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
	- Là một phần trong quá trình phát triển chuyên môn của giáo viên hay cán bộ quản lí giáo dục trong thế kỉ XXI.
	- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là cách tốt nhất để giáo viên hay cán bộ quản lí giáo dục xác định những vấn đề giáo dục tại chính nơi vấn đề đó xuất hiện (lớp, trường học) và tìm giải pháp nhằm cải thiện tình hình.
	- Các phát hiện sẽ được ứng dụng ngay lập tức và vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn.
 1.2. Vì sao cần nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
	- Phát triển tư duy của giáo viên một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự phát triển của trường học.
	- Tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết định về chuyên môn một cách chính xác.
	- Khuyến khích giáo viên nhìn lại quá trình và tự đánh giá
	- Tác động trực tiếp đến việc dạy học và công tác quản lý giáo dục (lớp học, trường học)
	- Tăng cường khả năng phát triển chuyên môn của giáo viên trung học cơ sở. Giáo viên tiến hành nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng sẽ tiếp nhận chương trình, phương pháp dạy học mới một cách sáng tạo có sự phê phán một cách tích cực.
 2. Xác định đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
 2.1. Xác định đề tài:
	a. Tìm hiểu hiện trạng:
	- Suy ngẫm về tình hình hiện tại. Vấn đề thường được GV đưa ra:
	- Xác định các nguyên nhân gây ra thực trạng.
	- Chọn một nguyên nhân có thể tác động.
	b. Đưa ra các giải pháp thay thế: Với một vấn đề nghiên cứu cụ thể, giáo viên suy nghĩ và tìm các giải pháp thay thế cho giải pháp đang sử dụng.
 	c. Xác định vấn đề nghiên cứu:
	- Việc liên hệ với thực tế dạy học và đưa ra giải pháp thay thể cho tình huống hiện tại sẽ giúp giáo viên hình thành các vấn đề nghiên cứu.
	- Một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng thường có từ 1 đến 3 vấn đề nghiên cứu được viết dưới dạng câu hỏi.
	d. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
	- Giả thuyết nghiên cứu là một câu trả lời giả định cho vấn đề nghiên cứu và sẽ được kiểm chứng bằng dữ liệu. 
	- Có hai dạng giả thuyết nghiên cứu chính:
	+ Giả thuyết không có nghĩa 
	+ Giả thuyết có nghĩa
 2.2. Nội dung nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
	Bao gồm:
	- Suy nghĩ: Quan sát thấy có vấn đề và nghĩ tới giải pháp thay thế.
	- Thử nghiệm: Thử nghiệm giải pháp thay thế trong lớp học, trường học.
	- Kiểm chứng: Tìm xem giải pháp thay thế có hiệu quả hay không.
 2.3. Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng gồm: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu đinh lượng nhưng tập trung nghiên cứu định lượng vì:
	+ Kết quả nghiên cứu định lượng dưới dạng các số liệu có thể giúp nguời đọc hiểu rõ hơn về nội dung và kết quả nghiên cứu.
	+ Giúp giáo viên hay cán bộ quản lí giáo dục có cơ hội được đào tạo một cách hệ thống về kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích và đánh giá - nền tảng quan trọng khi tiến hành nghiên cứu định lượng.
	+ Thống kê được sử dụng theo các chuẩn quốc tế - như một ngôn ngữ thứ hai - làm cho kết quả nghiên cứu được công bố trở nên dễ hiểu.
Đối với modun 28: Kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường THCS .
 Nội dung 1: VAI TRÒ CỦA VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ.
 Việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường là quan trọng và cần thiết, bởi kế hoạch giúp hiện thực hóa mục tiêu giáo dục của nhà trường là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh, giúp cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường biết được các hoạt động giáo dục cần phải thực hiện trong năm, giúp việc kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục một cách nhanh chóng và chính xác.
+ Hoạt động giáo dục:
- Kế hoạch hoạt động giáo dục hoạc sinh.
- Các loại kế hoạch hoạt động giáo dục.
- Xây dựng kế hoạt giáo dục học sinh.
 Nội dung 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.
Hiểu và có kỹ năng thiết kế mục tiêu các nội dung và sử dụng thành thạo các phương pháp xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh là một yêu cầu quan trọng với ban giám hiệu nhà trường. Qua các hoạt động này trước hết các kết quả phải đạt được các công việc cần thiết, các cách thức tiến hành, các cách thức xây dựng giáo dục phù hợp với đặc diểm tâm lý học sinh THCS.
 + Các nội dung trong kế hoạch hoạt động giáo dục: 
- Xác định mục tiêu.
- Xây dựng kế hoạch.
- Lựa chọn phương thức.
- Thời gian.
- Địa điểm 
- Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hoạt động.
Nội dung 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục là một công việc quan trọng, chiếm nhiều thời gian và công sức ở trường THCS. Một khi kế hoạch đã được xây dựng, việc triển khai và tổ chức thực hiện việc cần làm tiếp theo. 
+ Nội dung cần đánh giá:
- Mục tiêu của cuộc họp.
- Phân công thực hiện, sắp xếp nhân lực,phân bổ kinh phí và các điều kiện vật chất chi việc thực hiện kế hoạch.
- Lập chương trình kế hoạch, tức kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện các việc đã nêu trong kế hoạch.
 -Giao kế hoạch cho các bộ phận.
- -Rà soát các kế hoạch, cần triển khai, phân công nhiệm vụ một cách hợp lý và được ghi vào trong biên bản họp.
Đối với modun 29: Giáo dục học sinh THCS thông qua các hoạt động giáo dục
Nội dung 1: Vai trò của việc tổ chức các hoạt động giáo dục
	 Thông qua các hoạt động giáo dục giúp học sinh củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển óc thẩm mỹ, tăng cường thể chất, nhận thức và xã hội, ý thức công dân, tình yêu quê hương, đất nước. Giáo dục thái độ tích cực, tinh thần đoàn kết, ý thức chủ động và mạnh dạn trong các hoạt động tập thể. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tự quản hoạt động ngoài giờ lên lớp, góp phần GD tính tích cực của người công dân tương lai.
Nội dung 2: Xây dựng các hoạt động giáo dục trong nhà trường
 Giáo viên chuẩn bị :
+ Xác định rõ tên của chủ đề hoạt động hoặc tên của buổi sinh hoạt; lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp.
+ Xây dựng yêu cầu giáo dục cần đạt được của hoạt động đó theo 3 yếu tố: nhận thức, thái độ, kĩ năng hành vi.
+ Dự kiến nội dung và  các hình thức hoạt động của tổ chức
+ Dự kiến người thực hiện: Học sinh làm gì, GV làm gì,các lực lượng giáo dục khác tham gia vào phần việc nào.
+ Dự kiến thời gian tiến hành cho cả chủ điểm giáo dục, cho từng thời điểm cụ thể.
+ Dự kiến địa điểm tiến hành.
+ Điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết.
Nội dung 3: Tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục
Đây là bước thể hiện toàn bộ kết quả chuẩn bị của cả học sinh và giáo viên, là bước thể hiện năng lực tổ chức tự quản hoạt động tập thể. Khi thực hiện kế hoạch hoạt động cần chú ý những điều sau:
   	+ Chỉ đạo hs thực  hiện theo đúng chương trình đã vạch.
          + Cần chú ý có thể nảy sinh những tình huống ngoài dự kiến. GVCN cần rèn luyện cho đội ngũ tự quản đề phòng, có phương án giải quyết để khỏi bị động.
 3. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
	Khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm gồm các bước sau:
Bước

Hoạt động

1. Hiện trạng
- Giáo viên – người nghiên cứu tìm ra những hạn chế của hiện trạng trong việc dạy - học, quản lí giáo dục và các hoạt động khác trong nhà trường.
- Xác định các nguyên nhân gây ra hạn chế đó, lựa chọn một nguyên nhân mà mình muốn thay đổi.

2. Giải pháp thay thế
- GV – người nghiên cứu suy nghĩ về các giải pháp thay thế cho giải pháp hiện tại và liên hệ với các ví dụ đã được thực hiện thành công có thể áp dụng vào tình huống hiện tại
.
3. Vấn đề nghiên cứu
- GV – người nghiên cứu xác định các vấn đề cần nghiên cứu (dưới dạng câu hỏi) và nêu các giả thuyết.

4. Thiết kế
- GV – người nghiên cứu lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị. Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm đối chứng và nhóm thục nghiệm, quy mô nhóm và thời gian thu thập dữ liệu.
5. Đo lường
- GV – người nghiên cứu xây dụng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo thiết kế nghiên cứu.

6. Phân tích
- GV - người nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu được và giải thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Giai đoạn này có thể sử dụng các công cụ thống kê.

7. Kết quả
- GV - người nghiên cúu đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các kết luận và kiến nghị.

PHẦN IV: KÉT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA GIÁO VIÊN CUỐI NĂM HỌC:
Kết quả đánh giá
Nội dung bồi dưỡng 3
ĐTB
Xếp loại
Modun 25
Modun 26
Modun 28
Modun 29
Kết quả xếp loại của nhà trường
 

 




 Yên Thắng, ngày 25 tháng 4 năm 2015
	Hiệu trưởng	 	 GV thực hiện
 Nguyễn Văn Hùng Ngô Xuân An

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_nam_hoc_2014_2015_ngo_x.doc
Giáo án liên quan