Bài thu hoạch Bồi dưỡng thương xuyên - Module 12: Khắc phục rào cản học tập cho học viên giáo dục thường xuyên

Nội dung 1. Khái niệm rào cản trong học tập của học viên GDTX

 Theo từ điển Tiếng Việt “rào cản” có nghĩa là khó khăn/ cản trở/trở ngại.

 Rào cản học tập là một khái niệm rộng, chỉ tất cả các nhân tố gây khó khăn cho việc thực hiện việc học tập của học viên GDTX.

 Trong học tập, học viên GDTX gặp phải những rào cản làm cho hoạt động đó bị lệch hướng với mục đích đã đề ra từ trước. Điều này có ảnh hưởng xấu đến kết quả của hoạt động. Những rào cản đó xuất hiện do các yếu tố mang tính chất tiêu cực gây nên, được gọi chung là rào cản trong quá trình học tập của học viên GDTX. Các yếu tố gây nên rào cản học tập bao gồm những yếu tố bên ngoài (khách quan) và những yếu tố bên trong (chủ quan).

 Những yếu tố bên ngoài, được hiểu là những điều kiện, phương tiện hoạt động, môi trường gia đình, nhà trường, xã hội là những yếu tố tác động đến quá trình học tập từ phía bên ngoài. Những yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp đến tiến trình hoạt động của con người.

 

docx20 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Bồi dưỡng thương xuyên - Module 12: Khắc phục rào cản học tập cho học viên giáo dục thường xuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã trưởng thành về mặt tâm, sinh lý và về mặt xã hội; là những người có khả năng lao động tự lập; là những người có khả năng tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về những quyết định của mình; là những người chịu trách nhiệm trước pháp luật không chỉ về hành vi của bản thân mà còn về hành vi của người khác. Với họ, lao động sản xuất là hoạt động chủ đạo. 
	Malcom Knowles cho rằng “ Là người lớn tức là phải tự lập. Khi thay đổi này xuất hiện nó sẽ có nhu cầu tâm lí sâu xa là được người khác và bản thân nhận thức mình như là một người tự lập hoàn toàn. Đây là quan niệm cốt lõi của giáo dục học người lớn. Giáo dục học người lớn phải quán triệt sâu sắc rằng nhu cầu sâu xa nhất của một người lớn là được tôn trọng và được coi là một người độc lập với người khác. Giáo dục học người lớn tập trung vào người học và định hướng vào các vấn đề của họ.Trẻ em tới lớp ít hay nhiều để học cái đang dạy ở trường lớp. Người lớn có thể và thường đem tới lớp những quan điểm khác với quan điểm của thầy giáo.
	* Người lớn có một số đặc điểm sau:
	- Khác với trẻ em, người lớn là những người tự lập, có lòng tự trọng cao. Họ muốn được người khác tôn trọng.
	- Khác với trẻ em, người lớn có vốn hiểu biết xã hội và kinh nghiệm sống, sản xuất phong phú. Vốn kinh nghiệm, hiểu biết đã có của người lớn có tác dụng tích cực đối với quá trình nhận thức của người lớn, hiểu biết đã có nhiều khi tạo cho người lớn “cảm giác biết rồi” hoặc “tính bảo thủ cao”, cản trở quá trình nhận thức, quá trình tiếp thu cái mới.
	- Nhu cầu học tập của người lớn khác với trẻ em. Người lớn đi học hoàn toàn do đòi hỏi của công việc, của các vai trò mà người lớn đảm nhận, chứ không phải do người ngoài ép buộc. Họ đi học để thực hiện tốt các vai trò của mình: vai trò người sản xuất, người vợ, người chồng, người cha, người mẹ, người công dân.
	- Mục đích học tập của người lớn khác so với mục đích học tập của trẻ em. Người lớn đi học để giải quyết vấn đề trong cuộc sống và sản xuất hiện tại. Mục đích học tập của người lớn là học những cái thiết thực, có thể vận dụng được ngay. Họ muốn áp dụng những gì họ được học ngày hôm nay, chứ không phải cho tương lai. Vì vậy, người lớn muốn học theo vấn đề hơn là môn học như trẻ em.
	- Học tập của người lớn không phải là cái gì đó khác biệt hoàn toàn so với học tập của trẻ em. Nó cũng phải tuân theo những quy luật, cũng mang bản chất học tập của con người nói chung. Tuy nhiên, học tập của người lớn không thể giống hoàn toàn học tập của trẻ em. Kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm ở nhiều nước đã cho thấy dạy học người lớn học không phải là một cái gì đó hoàn toàn khác biệt so với dạy học trẻ em, nhưng nó có đặc thù riêng. Người lớn có những nhu cầu và đặc điểm khác biệt so với trẻ em, cho nên nội dung, phương pháp và cách thức hướng dẫn người lớn học phải khác. Mọi sự áp đặt về nội dung, tổ chức hay phương pháp như đối với dạy học trẻ em, nếu không xuất phát từ đặc điểm của người lớn đều thất bại.
	* Xuất phát từ đặc điểm khác biệt của người lớn so với trẻ em nên việc học tập của người lớn cũng có một số đặc điểm khác với trẻ em như sau:
	- Học tập của người lớn chỉ là hoạt động thứ yếu so với hoạt động lao động sản xuất, làm ăn, kiếm sống. 
	- Học tập của người lớn có tính mục đích rõ ràng. Người lớn học cho ngày hôm nay chứ không phải cho ngày mai. Người lớn chỉ có nhu cầu học những cái thiết thực, những cái có khả năng vận dụng được ngay.
	- Học tập của người lớn hoàn toàn mang tính chất tự nguyện. Học của người lớn không thể áp đặt, ép buộc. Mọi sự ép buộc, áp đặt hay mọi biện pháp hành chính đều không có tác dụng. Hoặc là người lớn sẽ từ chối không tham gia hoặc người lớn sẽ thờ ơ, thụ động ở trên lớp. Người lớn chỉ thực sự tham gia học tập khi nào họ thấy cần và tự nguyện.
	- Học tập của người lớn không thụ động. Người lớn luôn so sánh đối chiếu những điều được học, được nghe với kinh nghiệm đã có của bản thân. Những kinh nghiệm này có thể hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lớn học dễ dàng, tiếp thu nhanh hơn. Ngược lại, những kinh nghiệm, hiểu biết đã có của người lớn nhiều khi tạo ra tâm lí bảo thủ, hoặc cảm giác biết rồi, cản trở người lớn tiếp thu kiến thức mới. 
	* Ngoài ra, cũng giống như việc học nói chung, học tập của người lớn có bản chất sau đây cần lưu ý. Đó là:
	- Học tập nói chung và học tập của người lớn nói riêng là hoạt động tích cực của bản thân người học, chứ không phải quá trình tri giác thụ động. Người học không hoạt động thì không thể phát triển. Kết quả học tập là kết quả hoạt động của bản thân người học, chứ không phải kết quả hoạt động của giáo viên hay của học viên khác. Không ai có thể học hộ ai. Không có việc người này học mà người khác phát triển. Việc học của người lớn chỉ có hiệu quả khi người lớn tự khám phá, tự xây dựng, tự kiến tạo nên kiến thức của riêng mình. Đối với người lớn, học qua thực hành, qua hành động tốt hơn học qua quan sát hoặc nghe: Tôi nghe, tôi quên. Tôi nhìn, tôi nhớ. Tôi làm, tôi hiểu.
	- Học tập nói chung và học tập của người lớn nói riêng về bản chất tâm lí là hoạt động cùng nhau. Sự phối hợp, tương tác, hỗ trợ, trao đổi lẫn nhau giữa các cá nhân có vai trò to lớn tới kết quả hoạt động học tập của từng cá nhân.
	- Học tập nói chung và học tập của người lớn nói riêng về bản chất không phải là quá trình thụ động, mà là quá trình tích cực, quá trình người học sắp xếp, cấu trúc lại thông tin, quá trình gắn kiến thức mới với những kinh nghiệm, hiểu biết đã có. Học của người lớn sẽ hiệu quả hơn khi kiến thức mới gắn với những kiến thức, hiểu biết đã có. Người lớn không thể học vẹt, không thể nhớ máy móc, không thể học mà chẳng hiểu gì cả hoặc không biết để làm gì.
	- Học của người lớn về bản chất là quá trình người lớn đối chiếu, so sánh quan niệm sẵn có của mình với những điều được học, được nghe, là quá trình thay đổi, điều chỉnh hoặc hoàn thiện những quan niệm đã có của mình cho phù hợp với những quan niệm khoa học. Người lớn chỉ chấp nhận hoặc làm theo những điều giáo viên nói, giảng dạy ở trên lớp, khi họ thấy được cái sai, cái chưa chính xác, đầy đủ trong quan niệm, kinh nghiệm đã có trước đây của mình. 
	Vì vậy, có thể nói rằng bản chất học tập của người lớn là quá trình người lớn đối chiếu, so sánh tri thức khoa học với kinh nghiệm đã có của mình với những điều được học, được nghe, là quá trình điều chỉnh, hoàn thiện và phát triển thêm vốn hiểu biết đã có của mình, chứ không phải là quá trình tiếp thu một cách thụ động những tri thức, kĩ năng hoàn toàn mới.
	* Đối tượng người học ở các trung tâm học tập cộng đồng hiện nay thường là người lớn, với những đặc điểm sau:
	- Là những người đã trưởng thành, tự lập về kinh tế.
	- Lao động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
	- Hầu hết đã có gia đình và con cái.
	- Bận kiếm sống, công việc gia đình và con cái.
	- Ít thời gian dành cho học tập.
	- Một số có trình độ văn hoá nhìn chung hạn chế.
	- Đã bỏ học lâu, quên nhiều kiến thức cũ.
	- Mặc cảm, tự ti, an phận.
	- Ít tham gia các hoạt động xã hội.
	.
	* Người lớn ở trung tâm học tập cộng đồng học là để:
	- Tăng thu nhập, kiếm sống.
	- Nuôi, dạy con cái.
	- Chăm sóc sức khỏe con cái, gia đình và bản thân.
	- Mở rộng hiểu biết, để không bị lạc hậu.
	- Hiểu quyền lợi, nghĩa vụ của mình.
	- Cùng chung sống với mọi người trong gia đình, làng xóm.
	* Động cơ học tập của người lớn có thể phân thành 4 loại sau:
	- Học để sản xuất, làm việc, kiếm sống.
	- Học để tồn tại/ thích ứng với sự đổi thay nhanh chóng của xã hội, kinh tế và kĩ thuật.
	- Học để cùng chung sống.
	- Học để mở rộng hiểu biết.
	Hoạt động 3. Nhận dạng những biểu hiện rào cản trong học tập của học viên giáo dục thường xuyên.
	* Đối với học viên trung tâm giáo dục thường xuyên, những khó khăn, cản trở họ khi tham gia học tập là:
	- Thường tự ti, mặc cảm, an phận. Họ tự ti về hoàn cảnh gia đình, về trình độ học tập của mình. Họ mặc cảm về việc không thi đỗ vào trường công lập, chính quy trước đây. Một số học viên còn an phận thủ thường, chưa thấy được ý nghĩa của việc học tập đối với tương lai của mình, Đây là cản trở tâm lí hết sức quan trọng.
	- Có lòng tự trọng cao, dễ tự ái, thường có nhu cầu tự khẳng định mình, muốn được người khác coi mình là người lớn, tôn trọng mình. Học viên thường rất nhạy cảm, rất dễ tự ái hoặc phản ứng ( như thờ ơ trong lớp học hoặc bỏ học), nếu như bị xúc phạm, không được tôn trọng. Ngược lại, sẽ cảm thấy phấn khởi, tích cực hơn nếu được học trong một không khí tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau giữa giáo viên và học viên và giữa học viên – học viên với nhau. 
	- Một số do bỏ học lâu ngày nên đã quên nhiều kiến thức, kĩ năng học tập cơ bản.
	- Thường tham gia lao động sớm, tư duy hành động – trực quan – cụ thể phát triển hơn so với tư duy trừu tượng khái quát, tư duy bằng khái niệm.
	- Có ít thời gian học tập ở trên lớp, cũng như ở nhà, nhất là các lớp học ban đêm. Ngoài học tập, phần lớn học viên phải phụ giúp gia đình hoặc đi lao động kiếm sống. Phần lớn học viên không có nhu cầu học cao. Học những nội dung thật sự thiết thực cho cuộc sống và lao động, nghề nghiệp sắp tới.
	- Thường mệt mỏi, tư tưởng dễ bị phân tán do phải vừa học, vừa làm, vừa phụ giúp gia đình. 
	* Đối với học viên người lớn ở cộng đồng:
	- Người lớn ở trung tâm học tập cộng đồng thường là những người trưởng thành về mặt xã hội. Phần lớn đã có gia đình, con cái. Hoạt động chủ đạo của họ là lao động sản xuất, kiếm sống. Chính vì thế mà học viên người lớn là những người:
	+ Có lòng tự trọng, có tính độc lập và chủ động cao;
	+ Có hiểu biết xã hội và kinh nghiệm sống, sản xuất nhất định.
	- Vì vậy, người lớn, nhất là những người có trình độ văn hóa thấp ở cộng đồng, có một số rào cản/ khó khăn trong quá trình học tập. Đó là:
	+ Có tính bảo thủ cao.
	+ Dễ tự ái.
	+ Có những hạn chế nhất định về khả năng nhận thức. Tốc độ phản ứng, khả năng nghe nhìn, vận động, chú ý, ghi nhớ của người lớn nhìn chung bị giảm sút. Tư duy khái quát, tư duy bằng khái niệm hạn chế, quen tư duy bằng hành động – trực quan – cụ thể.
	+ Thường mặc cảm, tự ti, an phận.
	+ Không có nhiều thời gian dành cho việc học, đến lớp học thường mệt mỏi và tư tưởng dễ phân tán do vừa học vừa làm, vừa bận công việc gia đình, con cái.
	+ Tốc độ phản ứng, khả năng nghe nhìn, vận động chú ý, ghi nhớ của người lớn nhìn chung bị giảm sút. Tuy nhiên, chú ý chủ định của người lớn tương đối phát triển. Người lớn có thể tập trung chú ý hằng giờ nếu thấy vấn đề được học thiết thực, có ý nghĩa đối với bản thân.
	+ Trí nhớ máy móc của người lớn nhìn chung kém hơn nhiều so với trẻ em. Họ không thể học vẹt tốt như trẻ em, nhưng ghi nhớ có ý nghĩa của họ vẫn còn tốt. Tuy nhiên, người lớn dễ nhớ và nhớ lâu những gì thiết thực, gần gũi và được vận dụng vào trong sản xuất và đời sống của họ. 
	+ Năng lực giải quyết vấn đề có tính chất lí luận lại giảm sút nhưng xkhar năng giải quyết các vấn đề thực tế tốt hơn.
	+ Tư duy của người lớn chủ yếu được hình thành qua lao động sản xuất và cuộc sống nên phát triển không toàn diện, thiếu cân đối. Họ không quen tư duy khái quát, tư duy bằng khái niệm. Họ thiên về tư duy bằng hành động – trực quan – cụ thể.
	Nội dung 3. Nguyên nhân gây ra những rào cản trong học tập của học viên giáo dục thường xuyên.
	* Nguyên nhân học viên trung tâm giáo dục thường xuyên gặp phải các rào cản 
	- Học tập đối với đa số học viên không phải là hoạt động duy nhất, không phải là hoạt động chủ đạo. Các em còn phải phụ giúp gia đình, lao động kiếm sống. 
	- Động cơ, nhu cầu học tập hạn chế hơn học sinh THPT, Phần lớn học viên có nhu cầu sẽ đi học nghề hoặc xin đi làm sau khi tốt nghiệp THPT.
	- Học tập có mục đích rõ ràng. Đi học chủ yếu để có bằng cấp có thể học nghề hoặc kiếm việc làm hoặc vận dụng ngay vào cuộc sống lao động hiện tại của mình.
	- Học tập thường chịu ảnh hưởng từ vốn kinh nghiệm hiểu biết đã có. Vốn kinh nghiệm đã có là những tư liệu thực tế rất có giá trị, có tác dụng giúp học viên nhận thức nhanh hơn, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều khi vốn kinh nghiệm, hiểu biết đã có lại cản trở quá trình tiếp thu kiến thức của học viên. Vốn kinh nghiệm, hiểu biết đã có thường tạo “cảm giác biết rồi”. Chính cảm giác này đã làm cho học viên không muốn nghe, không muốn học, không muốn đi sâu tìm hiểu. Mặt khác trong học tập, luôn đối chiếu, so sánh những điều được học, những điều giáo viên nói trên lớp với kinh nghiệm hiểu biết đã có của mình. Học viên không dễ chấp nhận những điều giáo viên giảng nếu như điều đó không phù hợp.
	* Nguyên nhân gây ra những rào cản đối với học viên ở các trung tâm học tập cộng đồng:
	- Học tập có tính mục đích rõ ràng: Người học thường đặt ra các câu hỏi: Những điều được học này có ích lợi thiết thực gì? Dùng để làm gì? Có dùng được không? Nói chung là họ rất quan tâm đến ứng dụng, học cho ngày hôm nay chứ không phải cho ngày mai.
	- Học tập có tính thực tế rất cao. Họ chí có nhu cầu và điều kiện học những cái thiết thực, những cái có khả năng vận dụng được ngay.
	- Học tập hoàn toàn mang tính chất tự nguyện. Mọi sự ép buộc, áp đặt hay mọi biện pháp hành chính đều không có tác dụng. Hoặc là họ sẽ từ chối không tham gia hoặc họ sẽ thờ ơ, thụ động ở trên lớp. Họ chỉ thực sự tham gia học tập khi nào họ thấy cần và tự nguyện.
	- Học rập không thụ động. Họ luôn so sánh đối chiếu những điều được học, được nghe với kinh nghiệm đã có của bản thân. Những kinh nghiệm này có thể hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức của họ. Nhưng sự bảo thủ trong kinh nghiệm và “cảm giác biết rồi” nhiều khi là những cản trở quan trọng đối với việc học tập của người lớn.
	- Học tập là “học qua làm”. Họ thường dễ dàng nắm bắt vấn đề khi họ được tự mình giải quyết những tình huống cụ thể, nhất là những tình huống có thật, mang tính thời sự đặc biệt có hiệu quả với học viên người lớn.
	Nội dung 4. Một số cách phát hiện và biện pháp khắc phục rào cản trong học tập của học viên giáo dục thường xuyên
	Hoạt động 1. Tìm hiểu cách phát hiện rào cản trong học tập của học viên giáo dục thường xuyên.
	1. Một số chỉ báo có thể xuất hiện rào cản trong học tập
	- Chỉ báo về các hoạt động sinh lí: Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đau đầu, toát mồ hôi, thay đổi đồng tử mắt, chỉ số huyết áp tăng, thời gian phản ứng chậm lại. Giọng nói có thể bị nhíu lại, tay chân có thể bị run, thay đổi nét mặt.
	- Chỉ báo về mặt xúc cảm: Thường rơi vào trạng thái xúc cảm tiêu cực, stress ở mức độ cao, suy nghĩ tiêu cực, chán nản và thờ ơ với việc học hành.
	- Chỉ báo về mặt nhận thức: Nhạn thức lệch lạc vấn đề, nhận thức không rõ ràng về các nhiệm vụ học tập, nhận thức không đúng về năng lực bản thân, đánh giá chưa đúng về kiến thức học tập cũng như vai trò của môn học đối với bản thân và với xã hội. Không chịu thay đổi thói quen nhận thức cũ về vấn đề, khong dám thay đổi và phá cách trong nhận thức..
	- Chỉ báo về mặt hành vi: Có những hành vi bỏ mặc nhiệm vụ phải đối mặt hoặc quá căng thẳng, buông xuôi nhiệm vụ học tập, không cố gắng hết sức để hoàn thành các nhiệm vụ học tập, chống đối lại các yêu cầu của việc học. Nhiều khi có những hành vi hung tính, rút lui hoặc thỏa hiệp trước rào cản tâm lí gặp phải
	- Chỉ báo về mặt kĩ năng: Thiếu hoặc yếu kĩ năng thực hiện các thao tác, hành động học tập để vượt qua rào cản tâm lí, bế tắc trong việc thực hiện các hành động học tập để hoàn thành nhiệm vụ học tập, rối loạn trong sự phối hợp các động tác khi đối mặt với nhiệm vụ học tập.
	Hoạt động 2. Tìm hiểu một số biện pháp khắc phục rào cản trong học tập của học viên giáo dục thường xuyên.
	* Đối với người dạy
	- Tăng cường thực hành, thông qua giải quyết các vấn đề, các tình huống có thật trong cuộc sống và sản xuất/công tác của người học, để người học tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự rút ra kết luận.
	- Đưa kiến thức mới được gắn với những hiểu biết, kinh nghiệm trước đây của người học.
	- Tăng cường trao đổi, chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa người học.
	- Động viên, khen thưởng học viên kịp thời.
	- Tôn trọng người học: Người học sẽ tự ái khi bị coi thường, , bị áp bức, bị ép buộc hoặc bị phê bình, nhất là trước mặt mọi người. Người học sẽ cảm thấy thoải mái tự tin và không còn sự e ngại hay xấu hổ khi mọi người thông cảm, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau và có ý thực học hỏi và giúp đỡ nhau trong học tập.
	- Nội dung học thiết thực: Nọi dung học phải xuất phát từ nhu cầu của người học. Cần tập trung vào những gì mà “người học cần” hơn là những gì mà “giáo viên có”. Nội dung học tập phải do chính người học lựa chọn nhằm giải quyết những vấn đề hiện tại của chính họ, của cộng đồng họ, chức không phải vấn đề do giáo viên đưa ra hoặc áp đặt.
	- Phương pháp dạy phù hợp: Phương pháp dạy học phải phù hợp với khả năng và tốc nhận thức của người học, phù hợp với điều kiện vừa học vừa làm của họ. việc học của học viên giáo dục thường xuyên đòi hỏi tốc độ dạy học chậm hơn, cần có nhiều thời gian hơn cho ôn tập, luyện ngay trên lớp.
	- Học gắn liền với hành: người học sẽ tiếp thu tốt hơn và có hiệu quả khi học thông qua thực hành, qua hành động hơn là qua quan sát hoặc nghe thụ động. Vì vậy, phải chú ý tạo điều kiện cho người lớn được thực hành nhiều hơn, được vận dụng nhiều hơn những kiến thức đã học vào trong cuộc sống và sản xuất hiện tại của người học.
	- Coi trọng vốn kinh nghiệm, hiểu biết đã có của người học: Người học giáo dục thường xuyên khác với học sinh phổ thông là đã có vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống thực tế. Kinh nghiệm đối với học viên giáo dục thường xuyên là một cái gì đó khẳng định bản thân. Vì vậy, nếu kinh nghiệm của người học không được coi trọng hoặc bị lãng quên, thì họ cho rằng điều đó không chỉ phủ nhận kinh nghiệm của họ, mà còn phủ nhận chính họ. 
	Vốn kinh nghiệm của người học là những tư liệu thực tế rất có giá trị, có tác dụng giúp quá trình nhận thức của người học nhanh hơn, dễ dàng hơn so với trẻ em. Mặt khác kinh nghiệm, hiểu biết đã có thường tạo “tâm lí bảo thủ”/ “cảm giác biết rồi”. Đây là một trong những cản trở tâm lí quan trọng đối với quá trình học tập và nhận thức của người học. Cảm giác này làm cho họ không muốn nghe, không muốn tiếp thu, không muốn đi sâu vào bản chất vấn đề. Người học không dễ chấp nhận những gì do người khác áp đặt khi bản thân chưa hiểu, khi chưa thấy cái sai, chưa chính xác, chưa đầy đủ trong nhận thức và kinh nghiệm trước đây của mình. Vì vậy, trong quá trình dạy học phải tạo điều kiện để người học nói ra được những suy nghĩ, kinh nghiệm trước đây của mình. 
	* Về phía người học:
	- Làm chủ bản thân: Khi mất kiểm soát cảm xúc, học viên dễ đưa ra những quyết định sai lầm hoặc có hành vi lệch lạc. Điều đó có thể là nguyên nhân dẫn đến rào cản cho việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Vì vậy, học viên nên học cách làm chủ cảm xúc của mình.
	Hiểu bản chất của cảm xúc là kết quả phản ứng của bạn trước môi trường xung quanh. Việc xảy đến không quan trọng bằng cách bạn tiếp nhận nó.
	Chấp nhận cảm xúc tiêu cực: Đừng kìm nén chúng kẻo chúng sẽ tàn phá bạn từ bên trong rồi bất ngờ “nổ tan xác” bạn. Khi chấp nhận, bạn tạo cho chúng lối thoát lành mạnh để tự tin đối đầu với chúng. Viết nhật kí, vận động thân thể, tâm tình với bạn bè, người thân sẽ giảm bớt tác hại của chúng.
	Suy nghĩ trước khi hành động: Suy đi nghĩ lại trước khi làm gì đó dưới ảnh hưởng của cảm xúc. Hãy cân nhắc những hậu quả bạn có thể gặp trong tương lai gần. Học cách phân tích toàn bộ tình hình rồi hãy hành động.
	Không dùng ngôn từ xỉ vả, chỉ trích. Chúng dễ khiến học viên phản ứng chống lại. Luôn học cách cư xử nhã nhặn, tránh quá đáng.
	Thay đổi nếp suy nghĩ: Hãy lập trình lại cách phản ứng trong não với những tình huống cụ thể. Ví dụ, bạn hay trầm uất, suy sụp khi không đạt mục tiêu. Bây giờ bạn hãy khiêu vũ, thậm chí nhảy cẫng lên, rồi tinh thần của bạn sẽ được vực dậy. Bạn sẽ thấy vấn đề chỉ là một hình thức không hơn.
	Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực: Chăm sóc bản thân, ăn uống điều độ, ngủ đủ, vệ sinh sạch sẽ, tập thể dục đều đặn, đặt mục tiêu thực tế, tập trung vào điều bạn muốn và cần. Những điều này sẽ giúp bạn xây dựng hệ thống phòng thủ trước cảm xúc tiêu cực.
	Bản năng con người vốn có đầy đủ cảm xúc tốt, xấu. Nếu là cảm xúc tiêu cực thì xu hướng sống của chúng ta lạc

File đính kèm:

  • docxbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_module_12_khac_phuc_rao.docx
Giáo án liên quan