Bài thu hoạch Bồi dưỡng thương xuyên - Module 1: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Trung học cơ sở
a. Sự phát triển cơ thể
Bước vào tuổi thiếu niên có sự cải tổ lại rất mạnh mẽ và sâu sắc về cơ thể, về sinh lí. Trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển cơ thể của
cá nhân, đây là giai đoạn phát triển nhanh thứ hai, sau giai đoạn sơ sinh. Sự cải tổ về mặt giải phẫu sinh lí của thiếu niên có đặc điểm là: tốc độ phát triển cơ thể nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối. Đồng thời xuất hiện yếu tố mới mà ở lứa tuổi trước chưa có (sự phát dục. Tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự cải tổ thể chất - sinh lí của tuổi thiếu niên là các hormone, chế độ lao động và dinh dưỡng.
* Sự phát triển của chiều cao và trọng lượng:
Chiều cao của các em tăng rất nhanh: trung bình một năm, các em gái cao thêm 5 - 6 cm, các em trai cao thêm 7 - 8 cm. Trọng lượng của các em tăng từ 2 - 5kg /năm, sự tăng vòng ngực của thiếu niên trai và gái.
Sụ gia tốc phát triển về thể chất của trẻ em biểu hiện đặc biệt trong lứa tuổi thiếu niên. Trong khoảng 20 - 30 năm gần đây, thiếu niên phát triển với nhịp độ nhanh chóng, các em trở nên cao, to, khỏe mạnh hơn những thiếu niên cùng tuổi ở 30 năm trước. Theo kết quả đo đạc của chương trình KHXH-04-04 (năm 1996) , HS thế hệ hiện tại cao hơn thế hệ 1975 trung bình 9 cm ở nam và 7,7cm ở nữ; về cân nặng tăng 6,2kg ở nam và 3,3kg ở nữ.
Chiều cao trung bình của thiếu niên 15 tuổi Việt Nam:
- Năm 1975: nam 146,2cm; nữ: 143,4cm.
- Năm 1906: nam: 156,33cm; nữ: 151,56cm.
* Sự phát triển của hệ xươmg.
và phát triển nhân cách của thiếu niên. Mặt khác bước vào thế kỉ XXI, do bùng nổ của khoa học công nghệ mà lượng thông tin, tri thức đến với các em rất phong phú. Đồng thời số con trong mỗi gia đình chỉ có ít nên cha mẹ dễ có điều kiện để chăm sóc các em (cả về thời gian, về kinh tế, đặc biệt là những điều kiện để giáo dục toàn diện nhân cách các em). Xã hội, nhà trường và gia đình đều rất quan tâm đến sự phát triển của trẻ em nói chung và HS THCS nói riêng. Sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đã giúp cho các em có được cơ hội, điều kiện giáo dục toàn diện hơn (ngay cả với những em có hoàn cánh khó khăn). Về khó khăn, do gia tốc phát triển mà sự dậy thì của thiếu niên đến sớm hơn. Cơ thể các em phát triển mạnh mẽ nhưng mức trưởng thành về xã hội và tâm lí lại diễn ra chậm hơn. Điều này ảnh hưởng đến việc giáo dục HS THCS.Việc dậy thì vô cùng ảnh hưởng đến hoạt dộng học của các em, làm các em bị phân tán trong học tập do có những rung cảm mới, quan hệ mới với bạn khác giới. Do nội dung học tập ngày càng mở rộng, quá tải nên HS THCS chủ yếu bận học (học ở lớp chính khoá, học thêm...), ít có những nghĩa vụ và trách nhiệm khác với gia đình. Hơn nữa ở những lớp cuối cấp (lớp 9) có thể xuất hiện thái độ phân hóá rất rõ trong học tập dẫn tới việc học lệch, tạo nên sự thiếu toàn diện trong hiểu biết, trong nhận thức của các em. Khó khăn cơ bản của lứa tuổi HS THCS là xây dựng mối quan hệ giữa người lớn với các em sao cho ổn thoả và xây dựng quan hệ lành mạnh, trong sáng với bạn, đặc biệt với bạn khác giới. Ngoài việc lĩnh hội tri thức trong trường THCS và tiếp nhận sự giáo dục của nhà trường, của gia đình, HS THCS còn có thể tìm kiếm nhiều thông tin khác từ bạn bè, từ sách báo, phim ảnh ngoài luồng. Nếu tiếp nhận những thông tin không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi, các em có thể bị ảnh hưởng về cách nghĩ, về lối sống; hình thành những nét nhân cách không phù hợp với chuẩn mực xã hội, không phù hợp với yêu cầu người lớn đặt ra cho các em. Một số lưu ý trong công tác giáo dục học sinh trung học cơ sở Nhà trường và gia đình nên gần gũi, chia sẻ với HS; tránh để các em thu nhận những thông tin ngoài luồng; tránh tình trạng phân hoá thái độ đối với môn học, học lệch để các em có được sự hiểu biết toàn diện, phong phú. Cần giúp HS THCS hiểu được các khái niệm đạo đức một cách chính xác, khắc phục những quan điểm không đúng ở các em. Nhà trường cần tổ chức những hoạt động tập thể lành mạnh, phong phú để HS THCS được tham gia và có được những kinh nghiệm đạo đức đứng đắn, hiểu rõ các chuẩn mực đạo đức và thực hiện nghiêm túc theo các chuẩn mực đó, để các em có được sự phát triển nhân cách toàn diện. Người lớn (cha mẹ, thầy cô giáo) cần tôn trọng tính tự lập của HS THCS và hướng dẫn, giúp đỡ để các em xây dựng được mối quan hệ đúng mực, tích cực với người lớn và mối quan hệ trong sáng, lành mạnh với bạn bè. có thể thành lập phòng tâm lí học đường trong trường hoặc cụm trường (theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục) để HS THCS được sự trợ giúp thường xuyên về tâm lí và những vấn đề khó khăn của lứa tuổi. Tóm lại: Lứa tuổi HS THCS có một vị trí đặc biệt trong thời kì phát triển của trẻ em. Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng các tên gọi: “thời kì quá độ", “tuổi khó bảo", “tuổi bất trị", “tuổi khủng hoảng"... Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ em. Đây là thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Nội dung cơ bản và sự khác biệt ở lứa tuổi HS THCS với các em ở lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức. Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đổi cơ thể; của sự tự ý thức; của các kiểu giao tiếp với người lớn, với bạn bè; của hoạt động học tập, hoạt động xã hội... Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi HS THCS là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của các em nhằm lĩnh hội những giá trị, những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thoả đáng với người lớn, với bạn ngang hàng và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế nhân cách của mình một cách độc lập. Quá trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian và phụ thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em. Do đó, sự phát triển tâm lí ở lứa tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt. Điều đó quyết định sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn" ở lứa tuổi này. Có thể chứng minh các lập luận trên qua sự phát triển thể chất của HS THCS (nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối, xuất hiện yếu tố mới của sự trưởng thành như hệ sinh dục..hoặc qua sự phát triển giao tiếp của HS THCS với người lớn (Nét đặc trưng trong giao tiếp của HS THCS với người lớn là sự cải tổ lại kiểu quan hệ giữa người lớn với trẻ em có ở tuổi nhi đồng, hình thành kiểu quan hệ đặc trưng của tuổi thiếu niên và đặt cơ sở cho việc thiết lập quan hệ của người lớn với người lớn trong các giai đoạn tiếp theo...) qua giao tiếp với bạn hay qua sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức, của đạo đức và hành vi ứng xử ở HS THCS. LỜI GIỚI THIỆU Giáo viên là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Do vậy, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Một trong những nội dung được chú trọng trong công tác này là bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. BDTX chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên là một trong những mô hình nhằm phát triển nghề nghiệp liên tục cho giáo viên và được xem là mô hình có ưu thế giúp số đông giáo viên được tiếp cận với các chương trình phát triển nghề nghiệp. Tiếp nối chu kì II, chu kì III BDTX giáo viên mầm non, phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trình BDTX giáo viên và quy chế BDTX giáo viên theo tinh thần đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác BDTX giáo viên trong thời gian tới. Theo đó, các nội dung BDTX chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đã đuợc xác định, cụ thể là: Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học (nội dung bồi dưỡng 1); Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học (nội dung bồi dưỡng 2); Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (nội dung bồi dưỡng 3). Theo đó, hằng năm mỗi giáo viên phải xây dựng kế hoạch và thực hiện ba nội dung BDTX trên với thời lượng 120 tiết, trong đó: nội dung bồi dưỡng 1 và 2 do các cơ quan quân lí giáo dục các cấp chỉ đạo thực hiện và nội dung bồi dưỡng 3 do giáo viên lựa chọn để tự bồi dưỡng nhằm phát triển nghề nghiệp liên tục của mình. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình BDTX giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên với cấu trúc gồm ba nội dung bồi dưỡng trên. Trong đó, nội dung bồi dưỡng 3 đã được xác định và thể hiện dưới hình thức các module bồi dưỡng làm cơ sở cho giáo viên tự lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp để xây dụng kế hoạch bồi dưỡng hằng năm của mình. Để giúp giáo viên tự học, tự bồi dưỡng là chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Cục Nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục chủ trì xây dựng bộ tài liệu gồm các module tương ứng với nội dung bồi dưỡng 3 nhằm phục vụ công tác BDTX giáo viên tại các địa phương trong cả nước. Ở mọi cấp học, các module được xếp theo các nhóm tương ứng với các chủ đề trong nội dung bồi dưỡng 3. Mọi module bồi dưỡng được biên soạn như một tài liệu hướng dẫn tự học, với cấu trúc chung gồm; Xác định mục tiêu cần bồi dưỡng theo quy định của chuơng trình BDTX giáo viên; Hoạch định nội dung giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng; Thiết kế các hoạt động để thực hiện nội dung; Thông tin cơ bản giúp giáo viên thực hiện các hoạt động; Các công cụ để giáo viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng. Tuy nhiên, do đặc thù nội dung của từng lĩnh vực cần bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên nên một số module có thể có cấu trúc khác. Tài liệu được thiết kế theo hình thức tự học, giúp giáo viên có thể học ở mọi lúc, mọi nơi. Bằng các hoạt động học tập chú yếu trong mỗi module như: đọc, ghi chép, làm bài thực hành, bài tập tự đánh giá, bài kiểm tra nhanh, bài tập tình huống, tóm lược và suy ngẫm,... giáo viên có thể tự lĩnh hội kiến thức cần bồi dưỡng, đồng thời có thể thảo luận những vấn đề đã tự học với đồng nghiệp và tận dụng cơ hội để áp dụng kết quả BDTX trong hoạt động giảng dạy và giáo dục của mình. Các tài liệu BDTX này sẽ được bổ sung thường xuyên hằng năm để ngày càng phong phú hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp đa dạng của giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông và giáo viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trong cả nước. Bộ tài liệu này lần đầu tiên đuợc biên soạn nên rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các giáo viên, các cán bộ quản lí giáo dục các cấp để tác giả cập nhật, bổ sung tài liệu ngày một hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đỏng góp xin gủi về Cục Nhà giáo và cán bộ quân lí cơ sờ giáo dục- Bộ Giáo dục và Đào tạo (ToànhàSC- Ngõ 30- Tạ Quang Búu- p. Bách Khoa- Q. Hai Bà Trung- TP. Hà Nội) hoặc Nhà mất bản Đại học Sư phạm (136- Xuân Thuỷ- p. Dịch Vọng- Q. càu Giây- TP. Hà Nội). MODULE THCS 1 ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Lứa tuổi học sinh THCS (lứa tuổi thiếu niên) là một giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và tuổi trưởng thành. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, cho phép tạo nội dung cơ bản và sự khác biệt đặc thù về mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, giao tiếp, tình cảm, đạo đức ... của các em. Bởi vậy giáo viên cần nắm được vị trí và ý nghĩa của giai đoạn phát triển tâm lí thiếu niên, những khó khăn, thuận lợi trong sự phát triển tâm, sinh lí của HS THCS để giảng dạy, giáo dục HS. Module này gồm các nội dung sau: Khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi HSTHCS. Hoạt động giao tiếp của HS THCS. Phát triển nhận thức của HS THCS. Phát triển nhân cách của HS THCS. - Tổng kết. Ve' ỉdắi thức Nắm được vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển tuổi HS THCS trong sự phát triển cả đời người, những biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt của sự phát triển lứa tuổi: về thể chất, về nhận thức, về giao tiếp, về nhân cách... Về kỹ năng Vận dụng các hiểu biết về đặc điểm tâm, sinh lí của HS THCS, những thuận lợi và khó khăn của lứa tuổi vào việc giảng dạy và giáo dục HS có hiệu quả. Về thái độ Thái độ thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ HS THCS, đặc biệt với HS cá biệt do các em đang trong giai đoạn phát triển quá độ với nhiều khó khăn. C. NỘI DUNG Minh Tiến, ngày 05 tháng 11 năm 2018 Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về giai đoạn phát triển của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở Là GV THCS, để đạt được kết quả cao trong dạy học và GD HS, bạn đã từng tìm hiểu về đặc điểm phát triển của mọi lứa tuổi HS THCS; đã có nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp , ứng xử với các em. Bạn hãy nhớ lại và viết ra suy nghĩ của mình để thực hiện một số yêu cầu sau: Hãy nêu vị trí và ý nghĩa của giai đoạn tuổi thiếu niên (tuổi HS THCS) trong sự phát triển con người. Nêu các điều kiện ảnh hường đến sự phát triển tâm lí HS THCS. Bài tập tình huống: Hai bà me tâm sự với nhau. Một bà mẹ nói: “Đứa con gái nhà tôi mới 13 tuổi mà đã cao gần bằng mẹ. cháu ăn được. Ngủ thì sét đánh ngang tai chẳng dậy. Nhưng sao trông nó còm còm thế nào ấy". Bà mẹ thứ hai hưởng ứng: “Con bé nhà tôi cũng thế. Nó cùng tuổi với con gái chị đấy. Nó cao vống lên, chân tay thì dài ngoẵng ra, làm gì thì hậu đậu ơi là hậu đậu. Rửa bát thì bát vỡ, cắt bìa đậu thì nát cả đậu... Vận dụng kiến thức về sinh lí học lứa tuổi thiếu niên (HS THCS) nói chuyện với các bà mẹ để họ yên tâm. Bạn hãy đối chất những nội dung vừa viết ra với những thông tin dưới đây để có thêm thêm hiểu biết về giai đoạn phát triển của lứa tuổi HS. THÔNG TIN CƠ BẢN Vị trí, ý nghĩa cùa giai đoạn tuổi học sinh trung học cơ sở trong sự pháttriển con người Lứa tuổi HS THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11 - 15 tuổi. Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS. Tuổi thiếu niên có vị trí và ý nghĩa đặc biệt trong quá trình phát triển của cả đời người, được thể hiện ở những điểm sau: Lứa tuổi này còn gọi là lứa tuổi thiếu niên và nó có một vị trí đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ em. Tuổi thiếu níén 7Ti ỉí n Jiổf: Đây là thời kì quá độ từ tuổithơ sang tuổi trưởng thành, thời kì trẻ ở ngã ba đường" của sự phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều phương án, nhiều con đưòng để mỗi trẻ em trở thành một cá nhân. Trong thòi kì này, nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì trẻ em sẽ trở thành cá nhân thành đạt, công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt nguy cơ dẫn trẻ em đến bên bờ của sự phát triển lệch lạc về nhận thức thái độ, hành vi và nhân cách. Thứ hai: Thời kì mà tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng, trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tương lai của mình và những kế hoạch hành động cá nhân tương ứng. Thứ ba: Trong suốt thời kì tuổi thiếu niên đều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại, hình thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lí, về hoạt động, tương tác xã hội và tâm lí, nhân cách, xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành. Từ đó hình thành cơ sở nền tảng và vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụ của cá nhân, tạo nên đặc thù riêng của lứa tuổi. Thứ tư. Tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn trong quá trình phát triển. Ngay các tên gọi của thời kì này: thời kì “quá độ", “tuổi khó khăn", “tuổi khủng hoảng"... đã nói lên tính phức tạp và quan trọng của những quá trình phát triển diễn ra trong lứa tuổi thiếu niên. Sự phức tạp thể hiện qua tính hai mặt của hoàn cảnh phát triển của trẻ. Một mặt có những yếu tố thúc đẩy phát triển tính cách của người lớn. Mặt khác, hoàn cảnh sống của các em có những yếu tố kìm hãm sự phát triển tính người lớn: Phần lớn thời gian các em bận học, ít có nghĩa vụ khác với gia đình; nhiều bậc cha mẹ quá chăm sóc trẻ, không để các em phải chăm lo việc gia đình... Các điều kiện phát triển tâm lí của học sinh trung học cơ sở Sự phát triển cơ thể Bước vào tuổi thiếu niên có sự cải tổ lại rất mạnh mẽ và sâu sắc về cơ thể, về sinh lí. Trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển cơ thể của cá nhân, đây là giai đoạn phát triển nhanh thứ hai, sau giai đoạn sơ sinh. Sự cải tổ về mặt giải phẫu sinh lí của thiếu niên có đặc điểm là: tốc độ phát triển cơ thể nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưng không cân đối. Đồng thời xuất hiện yếu tố mới mà ở lứa tuổi trước chưa có (sự phát dục. Tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự cải tổ thể chất - sinh lí của tuổi thiếu niên là các hormone, chế độ lao động và dinh dưỡng. Sự phát triển của chiều cao và trọng lượng: Chiều cao của các em tăng rất nhanh: trung bình một năm, các em gái cao thêm 5 - 6 cm, các em trai cao thêm 7 - 8 cm. Trọng lượng của các em tăng từ 2 - 5kg /năm, sự tăng vòng ngực của thiếu niên trai và gái... Sụ gia tốc phát triển về thể chất của trẻ em biểu hiện đặc biệt trong lứa tuổi thiếu niên. Trong khoảng 20 - 30 năm gần đây, thiếu niên phát triển với nhịp độ nhanh chóng, các em trở nên cao, to, khỏe mạnh hơn những thiếu niên cùng tuổi ở 30 năm trước. Theo kết quả đo đạc của chương trình KHXH-04-04 (năm 1996) Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con ngỉiời và nguồn nhân {ực đi vào công nghiệp hoả, hiện đại hoả, NXB chính tri Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 247. , HS thế hệ hiện tại cao hơn thế hệ 1975 trung bình 9 cm ở nam và 7,7cm ở nữ; về cân nặng tăng 6,2kg ở nam và 3,3kg ở nữ. Chiều cao trung bình của thiếu niên 15 tuổi Việt Nam: Năm 1975: nam 146,2cm; nữ: 143,4cm. Năm 1906: nam: 156,33cm; nữ: 151,56cm. Sự phát triển của hệ xươmg. Hệ xương đang diễn ra quá trình cốt hoá về hình thái, làm cho thiếu niên lớn lên rất nhanh, xương sọ phần mặt phát triển mạnh. Ở các em gái đang diễn ra quá trình hoàn thiện các mảnh của xương chậu (chứa đựng chức năng làm mẹ sau này) và kết thúc vào tuổi 20-21. Bởi vậy, cần tránh cho các em đi giày, guốc cao gót, tránh nhảy quá cao để khỏi ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của các em. Từ 12 đến 15 tuổi, phần tăng thêm của xương sống phát triển chậm hơn so với nhịp độ lớn lên về chiều cao của thân thể. Dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn toàn giữa các đốt xương sống, do đó cột sống dễ bị cong, bị vẹo khi đứng, ngồi, vận động, mang vác vật nặng... không đúng tư thế (Sự hỏng tư thế diễn ra nhiều nhất ở tuổi 11 đến 15). Do đó, cần lưu ý nhắc nhở giúp các em tránh những sai lệch về cột sống. Khuôn mặt thiếu niên cũng thay đổi do sự phát triển nhanh chóng phần phía trước của hộp xương sọ. Điều này khiến cho tỉ lệ chung ở thân thể thiếu niên thay đổi so với trẻ nhỏ và đã xấp xỉ tỉ lệ đặc trưng cho người lớn. Đến cuối tuổi thiếu niên, sự phát triển thể chất đạt mức tối đa. Sự phảt triển của hệ cơ. Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra manh nhất vào cuối thời kì dậy thì. Cuối tuổi thiếu niên, cơ thể của các em đã rất khỏe mạnh (các em trai thích đọ tay, đá bóng để thể hiện sức mạnh của cơ bắp...). Tuy nhiên, cơ thể thiếu niên chóng mệt và các em không làm việc lâu bền như người lớn. Nên chú ý điều đó khi tổ chức lao động, luyện tập thể thao, hoạt động ngoại khoá cho các em. Sự phát triển hệ cơ của thiếu niên trai và gái diễn ra theo hai kiểu khác nhau, đặc trưng cho mỗi giới: Các em trai cao nhanh, vai rộng, cơ vai, bắp tay, bắp chân phát triển mạnh, tạo nên sự mạnh mẽ của nam giới sau này. Các em gái tròn trặn dần, ngực nở, xương chậu rộng... tạo nên sự mềm mại, duyên dáng của thiếu nữ. (Song quá trình này kết thúc ngoài giới hạn của tuổi thiếu niên). Sự phảt triển&icơứiểứiiếUnịên diễn ra không cân đối: Hệ cơ phát triển chậm hơn hệ xương. Trong sự phát triển của hệ xương thì xương tay, xương chân phát triển mạnh nhưng xương lồng ngực phát triển chậm hơn. Sự phát triển giữa xương bàn tay và các xương đốt ngón tay không đồng đều. Sự cải tổ bộ máy vận động làm mất đi sự nhịp nhàng của các cử động, làm thiếu niên lúng túng, vụng về, vận động thiếu hài hoà, nảy sinh ở các em cảm xúc không thoải mái, thiếu tự tin. Hệ tim mạch phát triển cũng không cân đối. Thể tích tim tăng nhanh, tim to hơn, hoạt động mạnh hơn, trong khi đường kính của các mạch máu lại phát triển chậm hơn dẫn đến sự rối loạn tạm thời của tuần hoàn máu. Do đó thiếu niên thường bị mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp tăng... khi phải làm việc quá sức hoặc làm việc trong một thời gian kéo dài. Sự phát triển của hệ thần kinh không cân đối. Sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ nhất và tín hiệu thứ hai, giữa hưng phấn và ức chế cũng diễn ra mất cân đối (Quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế). Trong lứa tuổi thiếu niên có sự thay đổi đột ngột bên trong cơ thể do những thay đổi trong hệ thống các tuyến nội tiết đang hoạt động tích cực (đặc biệt những hoocmon của tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục). Do hệ thống tuyến nội tiết và hệ thần kinh có liên quan với nhau về chức năng nên một mặt nghị lực của thiếu niên tăng mạnh mẽ, mặt khác các em lại nhạy cảm cao với các động tác gây bệnh, vì vậy, làm việc quá sức, sự căng thẳng thần kinh kéo dài, sự xúc động và những cảm xúc tiêu cực có thể là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết và rối loạn chức năng của hệ thần kinh. Sự xuất hiện của tuyến sinh dục (hiện tượng dậy thì): Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể ở lứa tuổi thiếu niên. Dấu hiệu dậy thì ở em gái là sự xuất hiện kinh nguyệt sự phát triển của tuyến vú (vú và núm vú nhô lên, quầng vú rộng) ở em trai là hiện tượng “vỡ giọng", sự tăng lên của thể tích tinh hoàn và bắt đầu có hiện tượng “mộng tinh". Tuổi dậy thì ở các em gái Việt Nam vào khoảng từ 12 đến 14 tuổi, ờ các em trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn các em gái khoảng từ 1,5 đến 2 năm. Dấu hiệu phụ báo hiệu tuổi dậy thì có sự khác nhau giữa các em trai và gái. Các em trai cao
File đính kèm:
- bai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_module_1_dac_diem_tam_s.docx