Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Năm học 2015-2016 - Module THCS 5, 17, 20, 25 - Nguyễn Ánh Nam

• Lợi ích đối với người học:

- Nâng cao hứng thú và động lực học tập

- Tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển kỹ năng xã hội và con người

- Không phải mất thời gian chép bài nhờ chức năng lưu và in ra tất cả những gì đã hiển thị trước đó

- Học sinh cũng có thể xử lý và nắm bắt được nhiều thông tin thông qua bài giảng rõ ràng, hiệu quả và linh hoạt

- Giúp học sinh trở nên sáng tạo và tự tin hơn khi thuyết trình trước lớp

- Học sinh có thể tiếp cận với công nghệ mà không cần sử dụng bàn phím. Điều này giúp những em nhỏ chưa biết sử dụng máy tính có thể tự tin khi sử dụng công nghệ thông tin.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Năm học 2015-2016 - Module THCS 5, 17, 20, 25 - Nguyễn Ánh Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT BỐ TRẠCH
TRƯỜNG THCS PHÚ TRẠCH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2015 – 2016
Họ và tên giáo viên: NGUYỄN ÁNH NAM
Sinh ngày: 22/12/1976
Tổ chuyên môn: TỰ NHIÊN
Năm vào ngành giáo dục: 1999
Nhiệm vụ được giao trong năm học: Giảng dạy Toán 7 ABC, Lý 7 ABC
PHẦN I: CÁC CĂN CỨ HOÀN THÀNH BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
- Căn cứ Công văn số 1744/SGDĐT-TCCB ngày 24/8/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 2015-206,Thực hiện công văn số 365/PGD&ĐT ngày 15 tháng 9 năm 2015 của Phòng GD-ĐT Bố Trạch về việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS trong năm học 2015 – 2016. Căn cứ thực tế của trường THCS Phú Trạch và mục đích BDTX của cá nhân để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của huyện, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành
- Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cá nhân của bản thân năm học 2015-2016, tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau:
PHẦN II: KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN:
1. Nội dung bồi dưỡng 1: 30 tiết/năm học/giáo viên.
Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học THCS. Thời lượng 30 tiết/năm học/giáo viên, cụ thể gồm các nội dung sau:
Sau khi nghiên cứu học tập, bản thân nắm bắt, tiếp thu được những kiến thức sau:
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XI và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; các Nghị định số 27 và 29của Chính phủ; Các Thông tư của Bộ GD-ĐT, Chỉ thị của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND huyện về nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 và các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 của Sở và của Phòng Giáo dục Đào tạo.
- Nhận thức tư tưởng chính trị, học tập các văn kiện, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI theo chỉ đạo của cấp ủy Đảng, tăng cường nề nếp kỷ cương trong dạy học và quản lý giáo dục, rèn luyện nhân cách nghề nghiệp cho giáo viên và nhân viên của ngành.
- Học tập Luật giáo dục, luật viên chức, các Nghị định 29, 27 của Thủ tướng chính phủ, các thông tư của Bộ GD-ĐT (Thông tư 58 /2011/TT-BGDĐT ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT, Thông tư 13/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, Thông tư 31/2011/BGĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS.
- Lĩnh hội cơ bản việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học năm học 2015 – 2016.
 - Nghiên cứu lĩnh hội cơ bản các văn bản chỉ đạo của ngành,
 - Tự nhận thức việc trau dồi nâng cao phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, tự học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Nội dung bồi dưỡng 2: 
Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học, bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện. Thời lượng: 30 tiết/năm học/giáo viên.
· Sau khi nghiên cứu học tập, bản thân nhận thức được những kiến thức sau:
- Nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu bức xúc của xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Việc học phải đi đôi với hành, tránh tình trạng học chay, thầy đọc trò chép... vì vậy việc đổi mới PPDH là yêu cầu cấp bách đối với mỗi một giáo viên;
- Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm qua, nó cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy và học tập là xu thế tất yếu của giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là một chủ đề lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
- Giúp giáo viên tương tác tốt với công nghệ thông tin và truyền thông khi giảng bài trên lớp
- Khuyến khích sáng tạo và linh hoạt
- Giáo viên có thể lưu và in ra những gì đã trình bày, bao gồm cả những lưu ký đã được đưa thêm trong quá trình giảng bài, hạn chế phải nhắc lại, ôn lại nhiều lần
- Giáo viên có thể chia sẻ và sử dụng những tài liệu đã dạy...giúp giảm thiểu đáng kể khối lượng công việc
- Tạo hứng thú cho giáo viên thay đổi phương pháp sư phạm và sử dụng công nghệ thông tin nhiều hơn, khuyến khích nâng cao chuyên môn
·  Lợi ích đối với người học:
- Nâng cao hứng thú và động lực học tập
- Tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển kỹ năng xã hội và con người
- Không phải mất thời gian chép bài nhờ chức năng lưu và in ra tất cả những gì đã hiển thị trước đó
- Học sinh cũng có thể xử lý và nắm bắt được nhiều thông tin thông qua bài giảng rõ ràng, hiệu quả và linh hoạt
- Giúp học sinh trở nên sáng tạo và tự tin hơn khi thuyết trình trước lớp
- Học sinh có thể tiếp cận với công nghệ mà không cần sử dụng bàn phím. Điều này giúp những em nhỏ chưa biết sử dụng máy tính có thể tự tin khi sử dụng công nghệ thông tin.
3. Nội dung bồi dưỡng 3: 
Nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (60 tiết/ năm học/giáo viên) - căn cứ thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 8/8/2011 của Bộ GD&ĐT về ban hành chương trình BDTX cho giáo viên THCS.
MODULE THCS 5. Môi trường học tập của học sinh THCS:
* Kết quả đạt được:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về tâm lý lứa tuổi của học sinh từ đó vận dụng vào việc xây dựng môi trường học tập.
	- Có những hiểu biết về môi trường học tập
- Có những hiểu biết về phân loại và đặc điểm của môi trường học tập, ảnh hưởng của môi trường học tập đến hoạt động học tập của học sinh.
- Hiểu rõ các vấn đề cơ bản về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như: quan niệm và phân loại kỹ năng sống, vai trò và mục tiêu của kỹ năng sống, nội dung và nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống
- Biết chủ động lựa chọn kỹ năng sống cần thiết để hình thành và rèn luyện cho học sinh trong quá trình dạy học.
	- Tự tin trong quá trình thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
	- Phân loại được giá trị sống và liên hệ giữa chúng
	- Ý nghĩa của việc giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS
MODULE THCS 17: Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng
* Kết quả đạt được:
- Bản thân nắm chắc các bước, hình thức khai thác xử lí thông tin phục vụ bài giảng.
- Khai thác, xử lí thông tin vào bài giảng cần bám sát vào chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, phù hợp với điều kiên thực tế của lớp dạy. Khai thác và ứng dụng các thông tin vào bài giảng một cách tốt nhất.
- Giúp đỡ các đồng nghiệp biết khai thác, xử lí thông tin trên Internet vào bài giảng.
- Công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy trong sự phát triển xã hội
- CNTT ứng dụng trong dạy học giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, người học nắm bài tốt hơn, Ngoài ra, internet cũng trợ giúp cho người học trong việc tra cứu, tìm hiểu, cập nhật tri thức và tự kiểm tra bản thân, làm cho chất lượng nâng cao thêm.
- CNTT ứng dụng trong định đánh giá chất lượng giúp cho công tác kiểm định được toàn diện, kết quả kiểm định được khách quan và công khai. Điều này làm nên động lực để các trường, các tổ chức có kế hoạch hoàn thiện nhà trường để đạt đến các chuẩn đề ra.
- Thay đổi hình thức đào tạo
- Nhờ có Internet mà con người có thể trao đổi các thông tin trong cuộc sống, đặc biệt đối với giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm giang dạy, phương pháp truyền đạt cho từng mảng kiến thức, từng nội dung của bài học
MODULE THCS 20: Sử dụng các thiết bị dạy học
* Kết quả đạt được:
1, Tìm hiểu vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn học.
- Sau khi tự học tôi nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của THDH và khẳng định rõ vai trò của THDH trong đổi mới PP dạy học môn học. nắm được hệ thống TBDH môn học hiện có ở trường.
2, Nghiên cứu sử dụng TBDH theo môn học:
- Sau khi học xong thì tôi có thể sử dụng tốt các TBDH hiện có ở trường mình.
3,Phối hợp sử dụng các TBDH hiện đại với các TBDH truyền thống trong môn học:
-Học xong thì tôi có thể thành thạo trong việc phối hợp các TBDH hiện đại với TBDH truyền thồng làm tăng hiểu quả dạy học môn học.
- Có ý thức sử dùng TBDH truyền thống kết hợp với TBDH hiện đại trong quá trình dạy học và nâng cao chất lượng dạy học.
4,Tự làm một số đồ dùng dạy học
-Sau khi kết thúc hoạt động học này tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc tự làm đồ dùng dạy học, có kĩ năng xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy học và có khả năng làm đồ dùng dạy học
MODULE THCS 25: Viết SKKN trong trường THCS
* Kết quả đạt được:
Tìm hiểu khái niệm liên quan đến các khái niệm viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS
- Phương pháp tiến hành: Chúng ta thường dùng những khái niệm “ Sáng kiến kinh nghiệm là gì?’ “Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến”
+ Sáng kiến kinh nghiệm là gì?
+ Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục tiên tiến?
+ Viết sáng kiến kinh nghiệm phải tiến hành như thế nào?
+ Viết sáng kiến kinh nghiệm có cần phải nghiên cứu khoa học không?
Với việc tìm hiểu các khái niệm này, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học để chuẩn bị tốt cho việc viết sáng kiến kinh nghiệm
Tìm hiểu ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS
Sau khi học xong hoạt động này:
- Tôi xác định được ý nghĩa của việc viết sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động sư phạm của giáo viên là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đối với sự tiến bộ của khoa học giáo dục.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm là tự bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp: hình thành năng lực nghiên cứu trong hoạt động chuyên môn: hình thành các kĩ năng nghiên cứu khoa học như: Kĩ năng phát hiện, kĩ năng giải quyết vấn đề. 
- Viết sáng kiến kinh nghiệm là thường xuyên cập nhật, mở rộng kiến thức, nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ sự phạm -> Hoạt động sư phạm và bộ môn có chất lượng hơn.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp nhà giáo biết tư duy nghề nghiệp, biết xác định mụ tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục.hình dung các bước đi, dự doán được các tình huống sư phạm có thể xảy ra.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm sẽ tổng kết được quá trình nghiên cứu khoa học của mình và kết quả đạt được.
Lựa chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS
- Phải biết lựa chọn đề tại tiêu biểu .
- Xác đinh những yêu cầu đối với đề tài nghiên cứu 
- Đề tài thường được bắt nguồn từ việc giải quyết thực tế các tình huống sư phạm .
Đó có thể là quá trịnh giáo dục của bản thân hay đồng nghiệp
Thực hành viết sáng kiến kinh nghiệm trong trường THCS.
Học xong hoạt động này tôi nhận thấy:
- Đây không phải là một bản báo cáo thành tích mà là một bản báo cáo có cơ sở khoa học , thực tiễn, có phân tích và rút ra những kết luận khách quan có lợi và hiểu quả cho bản thân và nhà trường.
- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm là nâng cao chất lượng giáo dục
- có tính ứng dụng cao, báo cáo có khoa học, thuật ngữ khoa học chính xác.
PHẦN III: KÉT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA GIÁO VIÊN CUỐI NĂM HỌC:
Kết quả đánh giá
Nội dung bồi dưỡng 1
Nội dung bồi dưỡng 2
Nội dung bồi dưỡng 3
ĐTB
Xếp loại
MD5
MD17 
MD20
MD25 
Kết quả xếp loại của giáo viên
Kết quả xếp loại của tổ chuyên môn
Kết quả xếp loại của nhà trường
Ban đánh giá BDTX:	 	 Tổ CM: 	 GV thực hiện:
 Nguyễn Hoài Bảo Nguyễn Ánh Nam

File đính kèm:

  • docTHU_HOACH_BDTX_20152016.doc
Giáo án liên quan