Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Module 3: Giáo dục học sinh THCS các biệt - Năm học 2019-2020 - Bùi Khắc Đạt

2. Phương pháp rèn luyện

 Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế: Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường như dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể. Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt phong trào này. Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Module 3: Giáo dục học sinh THCS các biệt - Năm học 2019-2020 - Bùi Khắc Đạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ TỰ NHIÊN
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
 IaDin, ngày 30 tháng 05  năm 2020
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN 
NĂM HỌC 2019 – 2020
 THÔNG TIN CÁ NHÂN
	Họ và tên: BÙI KHẮC ĐẠT
	Năm sinh: 01/08/1976; Năm Ngày vào ngành: 12/11/2003
	Trình độ đào tạo: Đại học; Chuyên ngành: VẬT LÝ
 Tổ chuyên môn :Tự nhiên
	Nhiệm vụ được giao: Trưởng ban thanh tra nhân dân.
	Giảng dạy môn: Vật lý khối 9, vật lý khối 7, công nghệ khối 9, chủ nhiệm lớp 9B.
MODULE 3: GIÁO DỤC HỌC SINH THCS CÁ BIỆT
I. Phương pháp thu thập thông tin về HS cá biệt
 Đầu năm học GVCN phải nắm được đặc điểm học sinh cá biệt về: sức khỏe, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ của học sinh với cha mẹ, Ông bà, anh chị em trong gia đình, ở trường với thầy cô và ngoài xã hội, cộng đồng. Liên kết và phối hợp có hiệu quả giữa nhà trường, đại diện là GVCN với địa phương trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Cộng tác chặt chẽ với CMHS, chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn, đoàn TNCS HCM, đội TNTP HCM, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh cá biệt. Xây dựng những truyền thống tốt đẹp của lớp, các hoạt động của lớp sẽ trở thành truyền thống nếu nó được lặp đi lặp lại và trở thành thói quen. Phải trân trọng truyền thống sẳn có của lớp, tiếp tục xây dựng truyền thống mới cho lớp trong điều kiện cụ thể.
II. Phương pháp giáo dục HS cá biệt
 1. Phương pháp thuyết phục
 Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau: Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường. Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưa tốt.
2. Phương pháp rèn luyện 
 Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế: Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường như dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể. Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt phong trào này. Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại.
3. Phương pháp thúc đẩy
 Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “ cưỡng bách đạo đức bên ngoài ” để điều chỉnh, khuyến khích những “ động cơ kích thích bên trong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh. Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường. Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo. Xử phạt, phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này. Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh.
III. Phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện của HS cá biệt 
 - Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD ở trường THCS: Môn GDCD có vai trò, vị trí rất quan trọng trong giáo dục nhân cách học sinh cá biệt, đặc biệt trong việc xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh THCS, vì thông qua các bài học người giáo viên sẽ trang bị, hình thành cho học sinh những phẩm chất, những chuẩn mực, hành vi đạo đức cần thiết trong cuộc sống một cách có hệ thống, đúng phương pháp, đúng quy trình. Làm cho Cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên của trường nhận thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của môn GDCD đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt trong giai đoạn hiện nay, để từ đó họ có sự thay đổi nhận thức và có những hành động tích cực đối với việc dạy và học môn GDCD. Giáo viên là lực lượng quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, do đó giáo viên nhất là giáo viên dạy GDCD phải được đào tạo chính quy đúng chuyên ngành giảng dạy, phải thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của môn GDCD, phải xác định được trách nhiệm của bản thân, chú trọng đầu tư cho giảng dạy. Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn GDCD là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. 
 - Đổi mới công tác chủ nhiệm: GVCN có vai trò rất to lớn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt, vì GVCN là người quản lý toàn diện học sinh của lớp được phụ trách, là cầu nối giữa Ban giám hiệu với các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể lớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là người đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường.
 - Đối với GVBM, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường: Tích cực hỗ trợ GVCN trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt, phản ánh kịp thời với GVCN về tình hình học sinh của lớp. Tham gia đóng góp ý kiến trong việc đánh giá xếp loại Hạnh kiểm, xét kỷ luật học sinh.
* Tóm lại: Nghiên cứu, tìm giải pháp khả thi về giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt bậc THCS sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên và CBQL trường học xác định đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh cá biệt để có kế hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mức trong việc giáo dục học sinh, từ đó giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này để ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức. 
 Người thực hiện
 Bùi Khắc Đạt

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_module_3_giao.doc
Giáo án liên quan