Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Module 23 đến 24 - Học kỳ 2 - Năm học 2018-2019 - Trần Thanh Hòa

I. Các nội dung tự học trong mô đun 24:

* Kỹ thuật biên soạn đề kiểm tra

Để biên soạn một đề kiểm tra, người ra đề cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra

 Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học, nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra

 Đề kiểm tra có các hình thức sau:

- Đề kiểm tra tự luận;

- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Trong trường hợp này nên ra đề riêng cho phần tự luận và phần trắc nghiệm khách quan độc lập với nhau.

 Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.

 Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.

 

doc26 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên - Module 23 đến 24 - Học kỳ 2 - Năm học 2018-2019 - Trần Thanh Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh hướng: Xác định điểm mạnh và điểm yếu của HS, giúp GV đưa ra các quyết định có liên quan đến các kế hoạch, nội dung, phương pháp, sắp xếp nhóm học tập, bồi dưỡng năng khiếu.
- Chức năng hỗ trợ: Quá trình dạy học là 1 tiến trình dài. Học sinh thường khó bảo toàn toàn bộ kiến thức. Vì vậy, kiểm tra đánh giá góp phần điều chỉnh, hỗ trợ, giúp cho quá trình học tập có hiệu quả.
4. Nhận xét việc thực hiện các chức năng của đánh giá kết quả học tập của học sinh trong thực tiễn ở nhà trường mà bạn được biết.
 Trong nhà trường THCS hiện nay, việc tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh diễn ra một cách đồng bộ, nhịp nhàng và thường xuyên, đảm bảo thể hiện đầy đủ các chức năng ở các loại hình kiểm tra 
- Kiểm tra miệng ở đầu mỗi tiết học 
- Kiểm tra 15 phút
- Kiểm tra 1 tiết ở cuối chương, hoặc cuối 1 giai đoạn
- Kiểm tra giữa học kỳ
- Kiểm tra học kỳ
5. Phân tích các yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS
- Đảm bảo sự phù hợp của phương pháp kiểm tra đánh giá với các mục tiêu đã xác định
- Đảm bảo tính giá trị, những thông tin thu được phải là những bằng chứng để đi đến những kết luận phù hợp
- Đảm bảo tính tin cậy: phản ánh đúng kết quả học tập của người học
- Đảm bảo tính công bằng: tạo điều kiện cho tất cả học sinh có cơ hội như nhau
6. Phân tích thực trạng và yếu điểm của kiểm tra đánh giá học sinh tại các trường phổ thông hiện nay 
 Điểm yếu nhất của kiểm tra đánh giá giáo dục phổ thông hiện nay là chưa xác định rõ triết lý đánh giá: đánh giá để làm gì, tại sao phải đánh giá, đánh giá nhằm thúc đẩy, hình thành khả năng gi ở học sinh?... 
 Đánh giá trước hết phải vì sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh nhận ra mình đang ở đâu trên con đường đạt đến mục tiêu bài học/chuẩn kiến thức, kỹ năng Đánh giá không làm học sinh lo sợ, bị thương tổn, mất tự tin. Đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh liên tục được phản hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá phải tạo ra sự phát triển, phải nâng cao năng lực của người học, tức là giúp các em hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau để phát triển năng lực tự học. Hiện nay rất nhiều giáo viên, các cán bộ quản lý giáo dục chưa thấu hiểu triết lý đánh giá, chủ yếu mới chỉ tập trung vào đánh giá kết quả học tập, để xếp loại học sinhGiáo viên cũng gặp rất nhiều khó khăn khi phải đánh giá các hoạt động giáo dục (không biết đánh giá các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đánh giá đạo đức, giá trị sống, kỹ năng sống như thế nào). Nếu đánh giá chỉ là kiểm tra sự học thuộc bài (ghi nhớ), làm lại theo các kiểu, dạng bài mẫu thầy đã cho sẽ triệt tiêu sự phát triển, sự nỗ lực vươn lên ở người học. 
 Điểm yếu khác trong đánh giá học sinh hiện tại là đánh giá (chấm điểm) mà không có sự phản hồi cho học sinh. GV chấm bài kiểm tra, thường chỉ cho điểm hoặc chỉ phê “sai”, “làm lại” hay chỉ viết ký hiệu sai hay ký hiệu đúng chứ chưa giải thích được rõ cho học sinh biết tại sao sai, sai như thế nào. Một số GV chấm bài có sự phản hồi nhưng phản hồi không đủ, phản hồi tiêu cực, không mang tính xây dựng (Vi dụ, GV phê: làm sai, làm ẩu, không hiểulàm học sinh mất niềm tin, không có động lực để sửa lỗi), làm cho người học chán nản Khi phản hồi của GV đối với bài làm của HS mang sắc thái xúc cảm âm tính, tiêu cực, có thể làm học sinh xấu hổ, mất tự tin. Bên cạnh đó, nếu GV có phản hồi chung (chữa bài kiểm tra trên lớp) lại thường đưa ra lời giải đúng theo cách tư duy “áp đặt” của GV, mà không giúp phân tích mổ sẻ những cách tư duy chưa phù hợp của học sinh dẫn đến sự sai sót. Đánh giá lại khuôn vào một số kiểu loại bài toán, dạng bài văn, không nhằm bộc lộ năng lực suy nghĩ, sự trải nghiệm đa dạng, phong phú của người học, tức tập trung vào một số kiểu đề thi và chỉ để đáp ứng các kỳ thi, điều này làm cho quá trình dạy học bị bóp méo chỉ để phục vụ mục đích thi cử, nên mới xảy ra hiện tượng mọi học sinh “muốn thi đỗ phải đến lớp luyện thi” nhưng thi xong chẳng còn nhớ gì hết. 
 Một trong những điểm yếu nữa là hiện nay, giáo viên sử dụng hầu như rất hạn chế các hình thức đánh giá mới, hiện đại, phần lớn những đánh giá GV đang sử dụng có tính truyền thống: dựa vào viết luận, làm các bàì tập như kiểm tra 15 phút, 1 tiết , và thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận mà chính giáo viên cũng không rõ mình định đánh giá kỹ năng hay năng lực gì ở học sinh. Khi giáo viên chưa đa dạng hóa các kiểu đánh giá sẽ làm cho hoạt động học tập trở nên nhàm chán, sẽ khó phát triển các năng lực bậc cao ở người học (như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo). Trong khi đó, yêu cầu của đổi mới kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu tự luận, vấn đáp đánh giá thông qua sản phẩm, qua hồ sơ học sinh, qua thuyết trình/trình bày, thông qua tương tác nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm, đánh giá bằng các tình huống bài tập, các hình thức tiểu luận, , thì giáo viên chưa làm được vì chưa được đào tạo. 
7. Những khó khăn hay bất cập trong kiểm tra đánh giá học sinh hiện nay nên hiểu thế nào để tìm cách khắc phục 
 Thực tế việc triển khai ứng dụng đổi mới kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông còn gặp rất nhiều khó khăn. Bởi từ trước đến nay GV thường kiểm tra đánh giá dựa trên những kinh nghiệm, soạn câu hỏi kiểm tra miệng, hay bài kiểm tra 15 phút, bài thi 1 tiết hoặc học kỳ phần lớn dựa trên kinh nghiệm. Giáo viên thường ra đề kiểm tra, đề thi dựa trên theo lối mòn (kinh nghiệm, thói quen) mà ít khi để ý đến cơ sở khoa học, tính quy chuẩn của việc thiết kế đề thi hay đề kiểm tra. Các đề thi/kiểm tra chủ yếu là nhằm đánh giá việc nhớ, hiểu kiến thức, kỹ năng thực hành, mà ít chú ý đánh giá khả năng học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn đời sống, ít chú ý đến việc đánh giá năng lực người học theo chuẩn mong đợi. 
 Giáo viên chọn kiểu câu hỏi, cách thức ra đề thi đánh giá học sinh chủ yếu do bắt trước những đề mẫu, theo “sách” mà ít khi để ý đến mục tiêu đo lường, đánh giá, ít khi suy nghĩ về cơ sở khoa học của việc ra đề thi hay đề kiểm tra là nhằm kiểm tra kiến thức, kỹ năng gì, đặc biệt là kiểm tra năng lực gì trong đó, họ không định hình rõ ràng. Chính vậy mà GV sưu tầm một số đề cảm thấy “hay” trong sách GK hay sách tham khảo, trên cơ sở đó bắt chước cách làm. Còn các kiến thức được tập huấn về thiết kế đề thi như thế nào cho khoa học, nhiều lúc còn mới lạ với họ. GV không đủ thời gian để làm những cái đó, mặt khác GV cũng không được các cấp quản lý như sở, phòng, BGH, tổ bộ môn hỗ trợ về thời gian, kinh phí, cũng như bồi dưỡng cho GV các kỹ thuật để xây dựng các đề kiểm tra, đề thi... theo một quy trình, dựa trên cơ sở khoa học đo lường và đánh giá. 
 Điểm nữa là, sau mỗi bài kiểm tra/ kỳ thi, giáo viên thường chỉ quan tâm đến điểm số của học sinh để lên bảng điểm, xếp loại, đánh giá, chứ không nghĩ rằng cần phân tích đánh giá chất lượng các đề kiểm tra/thi để rút kinh nghiệm giúp phát hiện những thiếu hụt gì ở học sinh, để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Nhiều giáo viên chỉ quan tâm, kiểm tra đánh giá để có điểm, thực hiện yêu cầu theo quy chếmà quên rằng kiểm tra đánh giá còn có nhiều chức năng khác 
8. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS
 Muốn nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS, đánh giá phải tạo ra động lực để đối tượng được đánh giá vươn lên. Do vậy, đánh giá phải linh hoạt, mềm dẻo có tác dụng khích lệ, động viên. Tiêu chí đánh giá cũng như kết quả đánh giá phải được công bố công khai và kịp thời cho học sinh.
Nội dung 2: Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 
1. Bạn hãy quan sát thực tiễn việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường và nhận xét việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên khi tiến hành phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận. Hãy đề xuất ý kiến để khắc phục những hạn chế này
 Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường hiện nay thường được tiến hành với nhiều hình thức:
- Phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận
- Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan
- Phương pháp kiểm tra vấn đáp
- Phương pháp quan sát.
 Khi tiến hành phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận, người giáo viên thường cho ít câu hỏi, mỗi câu hỏi cần nhiều thời gian để trả lời, cho phép một sự tự do tương đối để trả lời các vấn đề đã đặt ra. Phương pháp này có thể đánh giá được mức độ hiểu sâu, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng giải thích hoặc tổng hợp các sự kiện. Tuy nhiên, một bài kiểm tra viết dạng tự luận thường có ít câu hỏi, do đó khó có thể đánh giá tổng thể một lượng kiến thức cần đánh giá. Hơn nữa, khi làm bài viết tự luận, học sinh thường chỉ tập trung vào một số chủ đề, thể loại, các mối quan hệ, cách tổng hợp sắp xếp thông tin. Việc chấm điểm một bài tự luận thường gặp 1 số khó khăn và tốn thời gian. Theo tôi, để giảm các hạn chế nói trên, trong kiểm tra đánh giá, giáo viên nên kết hợp các phương pháp khác với nhau. Có như thế thì kết quả kiểm tra đánh giá học sinh mới mang tính chính xác, khách quan, hiệu quả và toàn diện.
2. Hãy nhận xét về việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong thực tiễn hiện nay
 Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập của học sinh là 1 phương pháp hiệu quả, có khả năng đo được nhận thức của học sinh (biết, hiểu, vận dụng, phân tích , tổng hợp, đánh giá ). Điểm số có độ tin cậy cao. Bài kiểm tra trắc nghiệm thường gồm nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề có thể đại diện cho lượng kiến thức cần đánh giá. Tuy nhiên, bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan cũng gặp không ít khó khăn trong việc đo lường khả năng diễn đạt, sắp xếp, trình bày và đưa ra ý tưởng mới. Ngoài ra, việc xây dựng hệ thống câu hỏi đòi hỏi nhiều ở khâu chuẩn bị và tốn thời gian.
3. So sánh phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận và phương pháp trắc nghiệm khách quan. Nêu những căn cứ để lựa chọn và sử dụng có hiệu quả từng phương pháp
Phương pháp kiểm tra dạng tự luận
Phương pháp trắc nghiệm khách quan.
-Ít câu hỏi, chỉ tập trung ở 1 số chủ đề, thể loại do đó không thể kiểm tra tổng thể lượng kiến thức cần đánh giá
-Điểm số khó đánh giá 1 cách tuyệt đối, có thể bị thiên lệch giữa các giám khảo
-Có thể đánh giá mức độ hiểu sâu, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng sắp xếp, diễn đạt, đưa ra ý tưởng mới
-Nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề do đó có thể kiểm tra tổng thể lượng kiến thức cần đánh giá
-Điểm số có độ tin cậy cao, mang tính khách quan
-Khó đo được mức độ diễn đạt, sắp xếp, trình bày và đưa ra ý tưởng mới
4. Thảo luận về thực trạng sử dụng phương pháp vấn đáp trong kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh hiện nay
 Kiểm tra vấn đáp là 1 phương pháp được sử dụng phổ biến trong kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh hiện nay. Phương pháp này giúp giáo viên thu được tín hiệu từ mọi đối tượng học sinh một cách nhanh chóng. giúp cả giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh các hoạt động. Phương pháp này thật sự cần thiết, có thể kích thích học sinh học bài mỗi ngày,giúp học sinh tự kiểm tra tri thức thông qua câu trả lời của mình hoặc của bạn. Phương pháp này có thể được sử dụng ở mọi thời điểm trong tiết học, cũng như ở mỗi cuối học kỳ hoặc cuối năm khi học sinh cần trình bày, diễn đạt bằng ngôn ngữ nói. Tuy nhiên, kiểm tra vấn đáp còn gặp 1 số hạn chế, đòi hỏi người giáo viên phải nêu câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, phải khéo léo trong dẫn dắt học sinh đi đến trả lời. Kiểm tra vấn đáp đôi khi tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng không ít đến việc thực hiện kế hoạch của giáo viên và học sinh. Kết quả kiểm tra vấn đáp đôi khi còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người hỏi và tâm trạng hay sự bình tĩnh của người trả lời
5. Trình bày phương pháp đánh giá thực hành sử dụng trong đánh giá kết quả học tập của học sinh, so sánh với bài kiểm tra viết tự luận
 Phương pháp thực hành quan sát có nhiều thuận lợi trong đánh giá thái độ hoặc kỹ năng của học sinh. Phương pháp này hướng các em đi vào các hoạt động, tạo cơ hội cho các em thể hiện những điều đã học theo những cách khác nhau, qua đó thể hiện được tính sáng tạo của học sinh. Thông qua các hoạt động quan sát, đánh giá thực hành, giáo viên có thể nắm bắt 1 số thông tin có giá trị. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thu được những biểu hiện trực tiếp, bề ngoài. Kết quả quan sát còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người quan sát, số lượng quan sát không nhiều. Giáo viên thường mất nhiều thời gian đầu tư cho các bài tập hay và xây dựng các tiêu chí đánh giá. Học sinh mất nhiều thời gian để hoàn thành nhiệm vụ
Đánh giá thực hành
Kiểm tra viết tự luận
- Thuận lợi trong đánh giá thái độ hoặc kỹ năng của học sinh.tạo cơ hội cho các em hoạt động thể hiện tính sáng tạo
- Còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người quan sát
- Thuận lợi trong đánh giá mức độ hiểu sâu, khả năng suy luận, sắp xếp, tổng hợptạo cơ hội cho các em sáng tạo, thể hiện ý tưởng mới
- Còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của từng người chấm
Tự nhận xét đánh giá: Học tập và thực hiện theo đúng nội dung bồi dưỡng.
 Modul 24: KỸ THUẬT KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG GIỜ HỌC
 ( 15 tiết)
I. Các nội dung tự học trong mô đun 24:
* Kỹ thuật biên soạn đề kiểm tra
Để biên soạn một đề kiểm tra, người ra đề cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
     Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học, nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
 Đề kiểm tra có các hình thức sau:
- Đề kiểm tra tự luận;
- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Trong trường hợp này nên ra đề riêng cho phần tự luận và phần trắc nghiệm khách quan độc lập với nhau. 
 Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
 Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.
Bước 3.  Thiết lập ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra)
     Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).
     Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
Dưới đây là một số dạng tổng quát của khung ma trận đề kiểm tra:
Dạng 1: KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ)
Môn: ..Lớp:
(Thời gian kiểm tra: .phút )
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
(cấp độ 3)
Cấp độ cao
(cấp độ 4)
Chủ đề 1
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Số câu 
Số điểm      Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
 điểm=% 
Chủ đề 2
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Số câu 
Số điểm      Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
 điểm=% 
.
Chủ đề n
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Số câu 
Số điểm      Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
 điểm=% 
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
Dạng 2: KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ)
Môn: ..Lớp: (Thời gian kiểm tra: .phút )
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
(cấp độ 3)
Cấp độ cao
(cấp độ 4)
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1 
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Số câu 
Số điểm  Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
 điểm=% 
Chủ đề 2
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Số câu 
Số điểm  Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
 điểm=% 
.
Chủ đề n
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Chuẩn KT, KNcần kiểm tra
Số câu 
Số điểm  Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
 điểm=% 
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
%
Số câu
Số điểm
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
      Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.
       Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau: (ở đây trình bày 2 loại câu hỏi thường dùng nhiều trong các đề kiểm tra)
Các yêu cầu đối với câu hỏi có nhiều lựa chọn:
1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4) Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận:
1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
7) Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
9) Khi v

File đính kèm:

  • docbai_thu_hoach_boi_duong_thuong_xuyen_giao_vien_module_23_den.doc
Giáo án liên quan