Bài thu hoạch BDTX Module 33: Giải quyết các tình huống trong công tác chủ nhiệm - Năm học 2013-2014 - Võ Thành Công

Câu 2. Nêu một vài ví dụ về một số tình huống theo sự phân loại của bạn.

- Tình huống giản đơn: Giáo viên bộ môn trả bài kiểm tra một tiết cho học sinh xong, giáo viên quay lên bục giảng để bắt đầu bài mới thì bỗng “roạc”, “xoạt, xoạt”, hình như là tiếng xé và vò giấy. Giáo viên quay lại thì thấy một HS đã xé tan bài làm được một điểm của mình trước sự ngơ ngác của các bạn trong lớp. Khi được hỏi tại sao em xé bài, thì HS đó trả lời tỉnh queo: “Bài của em thì em xé”. Khi được phản ánh thì giáo viên chủ nhiệm sẽ xử lý như thế nào?

- Tình huống phức tạp: Gần đây GVCN phát hiện trong lớp của mình chủ nhiệm đang có lời bàn ra tán vào của học sinh về trường hợp bạn H “học thì chẳng ra gì mà môn Toán của thầy N toàn 8, 9 điểm”. Trong khi các bạn khác “phấn đấu chật vật cũng chỉ được 6, 7 điểm là cùng”. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn phải làm gì để “trấn an” dư luận này của học sinh?

- Tình huống đơn phương: Là một thầy giáo trẻ, bạn được học sinh nữ trong lớp mình chủ nhiệm tỏ ý cảm mến, thậm chí có em đã bộc lộ tình cảm yêu đương rất “sâu sắc” với thầy. GVCN sẽ xử lý như thế nào?

- Tình huống song phương đề nghị từ hai phía: Trong lớp chủ nhiệm có một HS luôn chọc ghẹo các bạn ngồi xung quanh, GVCN đề nghị HS đó đổi sang vị trí khác nhưng HS đó không đồng ý, GVCN sẽ xử lý như thế nào?

- Tình huống đa phương: Trong giờ sinh hoạt lớp, GVCN phát hiện ra một học sinh ở cuối lớp hay ngáp vặt và có vẻ rất mệt mỏi. Giáo viên nghi ngờ là em đó có thể mắc nghiện ma túy. Nếu là thầy giáo trong trường hợp này bạn xử lý thế nào?

 

docx10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch BDTX Module 33: Giải quyết các tình huống trong công tác chủ nhiệm - Năm học 2013-2014 - Võ Thành Công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngoài ra, các tình huống sư phạm nó còn có tính đa dạng phức tạp; pha trộn giữa các tình huống và tính lan tỏa.
3/. Tiêu chí để phân thành các loại tình huống trong công tác chủ nhiệm:
Phân loại theo tính chất:
- Tình huống giản đơn
- Tình huống phức tạp
Phân loại theo đối tượng tạo ra tình huống:
- Tình huống đơn phương
- Tình huống song phương đề nghị từ hai phía.
- Tình huống đa phương là tình huống tạo nên bởi nhiều mối quan hệ và hoạt động trong chủ nhiệm. Phần lớn các tình huống phức tạp trong chủ nhiệm đều thuộc loại này.
Phân loại theo các chức năng của nhà sư phạm trong công chủ nhiệm:
- Tình huống trong công tác kế hoạch.
- Tình huống trong công tác tổ chức nhân sự, xây dựng tập thể.
- Tình huống trong chỉ đạo hoạt động sư phạm
- Tình huống trong kiểm tra, đánh giá.
d. Phân loại theo nội dung hoạt động sư phạm trong công tác chủ nhiệm:
e. Trong công tác giáo dục - đào tạo:
- Tình huống đóng và tình huống mở.
- Tình huống có thật và tình huống giả định.
4/. Cách giải quyết các tình huống sư phạm đã nêu trong thông tin 1.4
* Tình huống 1: Trong lớp HS phải ngồi theo chỗ quy định, nhưng vào tiết sinh hoạt và giờ dạy của GVCN, có một HS lại tự động đảo chỗ, ngồi lên bàn đầu. Khi hỏi lí do, HS đó nói rằng:
 “Thưa thầy chủ nhiệm, em thích học môn của thầy và em thích xem thí nghiệm của thầy làm”
Trước tình huống đó GVCN nên xử lí thế nào?
 Cách giải quyết: Hoan nghênh HS có tinh thần ham học và yêu cầu HS vẫn trở về vị trí chỗ ngồi mà GVCN đã quy định. Khuyến khích em cố gắng học tập và quan sát những thí nghiệm chứng minh được làm tại lớp.
* Tình huống 2: Bạn có tật nói ngọng, lẫn lộn giữa l và n. Khi giảng bài, HS trong lớp đã cười. Nghe thấy tiếng cười đó, GVCN xử lí thế nào?
Cách giải quyết : GVCN bày tỏ với HS như sau:
“Tôi biết tật nói ngọng của tôi chắc chắn sẽ làm các em cười. Tôi biết điều đó và hằng ngày đang luyện nói để nhanh chóng khắc phục được tật nói ngọng này, mong các em thông cảm cho tôi.”
* Tình huống 3: Trong khi quay mặt vào bảng, thầy giáo chủ nhiệm thấy HS ở dưới lớp ồn ào và cười khúc khích. Khi thầy chủ nhiệm ngừng viết bảng và quay lại thì cả lớp im lặng và nhìn lên bảng. Nếu là thầy giáo chủ nhiệm đó, bạn xử lí thế nào?
Cách giải quyết: Thấy HS vẫn cười, thầy chủ nhiệm tạm dừng tiết học, đi sang phòng GV soi gương xem lại mặt và trang phục để sửa sang lại. Sau đó tiếp tục giảng dạy.
* Tình huống 4: Trong khi đang giảng bài, thầy giáo chủ nhiệm nhận thấy một nữ sinh không nhìn lên bảng mà mắt cứ mơ màng nhìn ra phía ngoài cửa sổ lớp. Nếu là thầy giáo chủ nhiệm đó, bạn sẽ xử lí thế nào trước tình huống đó?
Cách giải quyết : GVCN ra một câu hỏi phát vấn chung, các em tham gia phát biểu, nhân đó GV hỏi em HS đó có ý kiến gì tham gia bổ sung và nhìn em với ánh mắt “nhắc nhở”.
* Tình huống 5: Trong khi giảng dạy, thầy giáo chủ nhiệm phát hiện ra một HS nữ đang đọc truyện. Khi thầy chủ nhiệm đến và thu sách truyện thì thấy đây là một tiểu thuyết ái tình được xuất bản ở Sài Gòn từ trước năm 1975. Nếu vào trường hợp thầy giáo chủ nhiệm đó, bạn sẽ xử lí thế nào?
Cách giải quyết: Yêu cầu HS đưa truyện cho GV, nhắc nhở em chú ý nghe giảng. Cuối giờ học tiếp tục gặp em HS đó để góp ý, uốn nắn.
* Tình huống 6: Nếu lớp bạn chủ nhiệm có một HS vi phạm kỉ luật, bạn yêu cầu HS về mời phụ huynh đến gặp bạn nhưng HS đó đã tự bỏ học. Bạn sẽ xử lí như thế nào?
Cách giải quyết: GVCN đến ngay gia đình gặp phụ huynh HS để thông báo tình hình, tìm hiểu nguyên nhân và bàn với phụ huynh động viên HS tiếp tục đi học cũng như tìm biện pháp thích hợp để giáo dục em.
* Tình huống 7: Trong lớp 10B do thầy Tuấn làm chủ nhiệm có em Hùng hay nghỉ học không phép. Tuần qua em cũng nghỉ học 2 buổi không phép. Nếu là thầy chủ nhiệm Tuấn, bạn sẽ xử lí thế nào?
Cách giải quyết: GVCN gặp riêng HS để tìm hiểu lí do, sau đó đến thăm và báo với phụ huynh HS biết tình hình và tìm hiểu nguyên nhân. Tuỳ theo nguyên nhân cụ thể, GV bàn với phụ huynh HS cách giúp đỡ thích hợp.
* Tình huống 8: Một HS sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỉ luật. Phụ huynh là người có chức vụ chủ chốt ở địa phương đến đề nghị bạn với tư cách là GVCN xin với Hội đồng chiếu cố và “cho qua”. Nếu là GVCN, bạn sẽ ứng xử với vị phụ huynh đó ra sao?
Cách giải quyết : Tóm tắt lại khuyết điểm trầm trọng mà HS vi phạm. Đề nghị gia đình cùng thống nhất với GVCN đánh giá mức độ vi phạm và biện pháp kỉ luật cần thìết, coi đó là biện pháp giáo dục để em HS có dịp “tỉnh ngộ” rút kinh nghiệm và sửa chữa khuyết điểm.
* Tình huống 9: Là GVCN, một lần đến thăm gia đình HS đúng lúc bố mẹ em đang la mắng em đó. Nếu là GVCN đó, bạn sẽ xử sự thế nào?
Cách giải quyết : Gõ cửa chờ bố mẹ HS ra mở cửa rồi mới vào. GVCN đặt vấn đề một cách thẳng thắn, khéo léo. “Hôm nay tới đến thăm gia đình để trao đối với gia đình về những tiến bộ cũng như một vài điểm cần góp ý thêm với em. Đồng thời cũng mong gia đình cho biết thêm về tình hình em ở nhà ra sao?...”
Sau khi để gia đình trình bày tình hình, GVCN tiếp tục góp ý và bàn biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình.
* Tình huống 10: Một nữ sinh lớp bạn làm chủ nhiệm vừa tròn 17 tuổi đã bị cha mẹ bắt nghỉ học để lấy chồng. Nữ sinh đó đến nhờ bạn là GVCN che chở. Nếu là GVCN đó, bạn xử lí thế nào?
Cách giải quyết : Động viên em giữ vững tinh thần, tiếp tục học tập tốt. GVCN hứa sẽ trao đối với Ban đại diện cha mẹ HS, Đoàn Thanh niên và chính quyền địa phương để cùng giải thích, vận động gia đình thực hiện đúng luật hôn nhân. GVCN cũng khuyên em cần bày tự nguyện vọng với bố mẹ để được tiếp tục đi học vì em còn ham học tập và 17 tuổi chưa đủ điều kiện theo luật để lập gia đình.
* Tình huống 11: Là GVCN lớp, một hôm có anh công an đến trường gặp và thông báo rằng một HS của lớp đó đang có nghi vấn là đã tham gia vào một vụ trộm cắp. Đó là một HS thường được bạn đánh giá là một HS ngoan. Trước tình huống đó bạn sẽ xử lí thế nào?
Cách giải quyết: Bình tĩnh nghe công an phản ánh những việc nghi vấn, nhận là sẽ tìm hiểu vấn đề trên qua các em HS và sẽ phản ánh trở lại trong thời gian sớm nhất. GVCN cũng không quên trình bày nhận xét, đánh giá của mình về HS đó với công an.
* Tình huống 12: Sau khi sinh hoạt lớp, HS đề nghị cô giáo chủ nhiệm mới hát một bài, nhưng quả thực cô giáo không biết hát. Cô sẽ làm thế nào?
Cách giải quyết: Cô giáo chủ nhiệm nói với các em: “Cô hát không hay, nhưng với nhiệt tình đề nghị của các em, cô sẽ hát và đề nghị tắt cả các em hát cùng cô", sau đó cô giáo hát một ca khúc quen thuộc, phổ biến rồi cô vỗ tay bắt nhịp cho các em vỗ tay và hát cùng cô.
* Tình huống 13: Trong giờ lao động, 2 HS tự ý rủ nhau bỏ về. Là GVCN, thầy/cô xử lí HS trong tình huống này như thế nào?
Cách giải quyết : Cử lớp trưởng đi gọi hai bạn trở lại để gặp thầy giáo chủ nhiệm. Khi các em trở lại, GV nghiêm khắc nhắc nhở HS đó và yêu cầu các em phải tiếp tục tham gia lao động cùng các bạn; trong quá trình đó GV luôn để ý quan sát thái độ lao động của các em trên.
Cuối buổi lao động, GVCN họp lớp để kiểm điểm rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả buổi lao động. GVCN đưa ra hiện tượng hai HS định bỏ về đã kịp thời được góp ý và sau đó đã sửa chữa khuyết điểm cố gắng lao động.
Câu 2. Nêu một vài ví dụ về một số tình huống theo sự phân loại của bạn.
- Tình huống giản đơn: Giáo viên bộ môn trả bài kiểm tra một tiết cho học sinh xong, giáo viên quay lên bục giảng để bắt đầu bài mới thì bỗng “roạc”, “xoạt, xoạt”, hình như là tiếng xé và vò giấy. Giáo viên quay lại thì thấy một HS đã xé tan bài làm được một điểm của mình trước sự ngơ ngác của các bạn trong lớp. Khi được hỏi tại sao em xé bài, thì HS đó trả lời tỉnh queo: “Bài của em thì em xé”. Khi được phản ánh thì giáo viên chủ nhiệm sẽ xử lý như thế nào?
- Tình huống phức tạp: Gần đây GVCN phát hiện trong lớp của mình chủ nhiệm đang có lời bàn ra tán vào của học sinh về trường hợp bạn H “học thì chẳng ra gì mà môn Toán của thầy N toàn 8, 9 điểm”. Trong khi các bạn khác “phấn đấu chật vật cũng chỉ được 6, 7 điểm là cùng”. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn phải làm gì để “trấn an” dư luận này của học sinh?
- Tình huống đơn phương: Là một thầy giáo trẻ, bạn được học sinh nữ trong lớp mình chủ nhiệm tỏ ý cảm mến, thậm chí có em đã bộc lộ tình cảm yêu đương rất “sâu sắc” với thầy. GVCN sẽ xử lý như thế nào?
- Tình huống song phương đề nghị từ hai phía: Trong lớp chủ nhiệm có một HS luôn chọc ghẹo các bạn ngồi xung quanh, GVCN đề nghị HS đó đổi sang vị trí khác nhưng HS đó không đồng ý, GVCN sẽ xử lý như thế nào?
- Tình huống đa phương: Trong giờ sinh hoạt lớp, GVCN phát hiện ra một học sinh ở cuối lớp hay ngáp vặt và có vẻ rất mệt mỏi. Giáo viên nghi ngờ là em đó có thể mắc nghiện ma túy. Nếu là thầy giáo trong trường hợp này bạn xử lý thế nào?
NỘI DUNG 2: TÌM HIỂU MỘT SỐ KĨ NĂNG CẦN THIẾT KHI GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Câu 1. Các kĩ năng cần có của người GVCN trong việc xử lý tình huống sư phạm:
- Kĩ năng thu thập thông tin;
- Kĩ năng phân tích thông tin;
- Kĩ năng ra quyết định xử lí tình huống;
- Kĩ năng đánh giá kết quả xử lí tình huống;
- Kĩ năng ngăn chặn, phòng ngừa các tình huống xấu, tiêu cực có thể xảy ra tại lớp chủ nhiệm.	
Câu 2. Những điều chưa biết hoặc đã biết rồi nhưng chưa chắc chắn ở mỗi kĩ năng:
- Kĩ năng thu thập thông tin đã biết nhưng chưa toàn diện và chi tiết.
- Kĩ năng phân tích thông tin đã biết nhưng qua trung gian khác có nhiều sai lệch; nhiều trường hợp phân tích mang tính chủ quan của GVCN.
- Kĩ năng ra quyết định xử lí tình huống đã biết nhưng khó khăn trong việc xác định phương án cần ứng xử với HS thì kèm theo đó là việc sử dụng các phương tiện ứng xử tương ứng; sự chủ động, khả năng khống chế cảm xúc và thái độ cầu toàn trong xử lý tình huống.
- Kĩ năng đánh giá kết quả xử lí tình huống: đứng về cả hai phía trong quan hệ ứng xử, bước nhận biết được coi là thời gian thăm dò sơ bộ một số nét về sở thích, thói quen, cá tính của nhau để đánh giá đúng kết quả xử lí tình huống nhưng một số trường hợp mang tính chủ quan.
- Kĩ năng ngăn chặn, phòng ngừa các tình huống xấu, tiêu cực có thể xảy ra tại lớp chủ nhiệm đã biết nhưng thiếu kinh nghiệm giáo dục.
NỘI DUNG 3: TÌM HIỂU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CẦN THIẾT KHI GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỐ THÔNG
Câu 1: Khái niệm về các kĩ năng: nhận biết đối tượng ứng xử, ra quyết định sử dụng phương án dự kiến, đánh giá qua mỗi ứng xử:
1/. Kĩ năng nhận biết đối tượng ứng xử:
- Đối tượng của ứng xử sư phạm là HS, một con người cụ thể.
- Nội dung nhận biết đối tượng bao gồm các công việc như: tên tuổi, lớp học, thầy, cô giáo chủ nhiệm, nhóm hoạt động và một đối tượng trong nhóm, địa điểm gia đình sinh sống và sơ bộ về nghề nghiệp của cha mẹ, một vài nét về năng lực học lập, hoàn cảnh sống của gia đình. Sự quen biết giữa chủ thể và đối tượng ứng xử là cơ sở xác định số lượng nội dung cần tìm hiểu.
- Chủ thể ứng xử cần tạo ra những ấn tượng tốt, dễ chịu, gần gũi khi mới gặp nhau.
- Thời gian nhận biết đối tượng cũng là thời gian để chủ thể ứng xử tự bộc lộ mình, tự giới thiệu về mình trước đối tượng. Như những thông tin do sự thăm dò đem lại, chủ thể ứng xử có thể đánh giá tổng quan về đối tượng, kết hợp với hoàn cảnh không gian và thời gian cho phép, nội dung ứng xử (tình huống có vấn đề) để lựa chọn phương án ứng xử.
- Xử lí tình huống ứng xử sư phạm.
2/. Kĩ năng ra quyết định sử dụng phương án dự kiến để xử lý:
Nội dung này được coi là nhân lõi của ứng xử sư phạm, chi phối nhiều nhất tới kết quả của ứng xử sư phạm. Một khi chủ thể đã xác định cần phải chọn phương án nào để ứng xử với HS thì kèm theo nó là việc sử dụng các phương tiện ứng xử tương ứng. Với bất cứ phương án nào, người GVCN cũng cần giữ được vị trí chủ đạo thông qua ngôn ngữ giao tiếp, hành vi giao tiếp, đồng thời giúp đối tượng ứng xử bình tĩnh chủ động tiếp thu hoặc cùng bàn bạc giải quyết tình huống.
Nếu hoạt động ứng xử đạt tới kết quả mong muốn, đáp ứng được mục đích giáo dục và thoả mãn nhu cầu của đối tượng ứng xử thì cần khuyến khích, động viên trao thêm nhiệm vụ và trách nhiệm cho đối tượng; còn nếu chưa đạt tốt kết quả thì chủ thể ứng xử hết sức bình tĩnh, cân nhắc để xử lý tốt tình huống.
3/. Kĩ năng đánh giá cái được và cái chưa được qua mỗi ứng xử sư phạm:
Là sự đánh giá cái được và cái chưa được qua ứng xử sư phạm để từ đó GV đặt ra những gì cần bổ sung và hoàn thiện, những gì cần gìn giữ và phát huy.
Kinh nghiệm ứng xử sư phạm không tự dưng mà có cần phải tích lũy kinh nghiệm qua nhiều năm.
Câu 2. Những điều chưa biết hoặc đã biết rồi nhưng chưa chắc chắn ở mỗi kĩ năng:
1/. Kĩ năng nhận biết đối tượng ứng xử: đã biết nhưng chưa toàn diện và chi tiết.
2/. Kĩ năng ra quyết định sử dụng phương án dự kiến để xử lý: đã biết nhưng một số trường hợp vẫn không hiệu quả cần thay đổi.
3/. Kĩ năng đáng giá cái được và cái chưa được qua mỗi ứng xử sư phạm: đã biết nhưng một số trường hợp còn mang ý kiến chủ quan.
NỘI DUNG 4. PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
* Tình huống 1: Thanh niên ngoài trường đón đánh học sinh
Do va chạm xích mích, một số thanh niên ngoài trường đến chờ lúc tan học sẽ đến đánh một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Vô tình biết được thông tin này, bạn sẽ ứng xử thế nào?
Cách giải quyết:
1. Coi chuyện xích mích ngoài phạm vi nhà trường không phải là trách nhiệm của mình, không có trách nhiệm giải quyết
2. Nhắc nhở học sinh, cần hòa giải mâu thuẫn với bạn và không được gây chuyện đánh nhau tại cổng trường
3. Yêu cầu học sinh lưu lại trường. Cử lớp trưởng hoặc một bạn trong lớpvề báo ngay cho gia đình đến đón bạn học sinh đó về. báo cáo với bảo vệ trường giải tỏa đám thanh niên đó. Nếu thấy có dấu hiệu còn có khả năng số người đó tìm cách đón đánh học sinh của lớp bạn thì báo cho công an địa phương nhờ can thiệp khi cần thiết.
Nhận định và quyết định tình huống
 Đây không phải là một tình huống hiếm gặp nhất là đối với những học sinh ở bậc phổ thông trung học. Ở độ tuổi này tuy các em đã có sự trưởng thành nhưng tính cách vẫn còn khá xốc nổi, dễ bị kích động. Nên đôi khi chỉ vì những lý do rất nhỏ nhặt (một câu nói trêu chọc, một cái huých vô tình, hay thậm chí là một cái nhìn “đểu”) cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn và đánh lộn.
 Trong trường học dù học sinh có quậy phá đến đâu cũng phải “kiêng nể”, dè chừng một chút nên ít xảy ra xô xát lớn. Nhưng bạn có nghĩ đến trường hợp chúng “gây oán, kết thù” ở đâu đó rồi mang vào trường “giải quyết”?
 Tình huống này liên quan đến vấn đề sức khỏe và tính mạng của học sinh. Liệu bạn có thể chọn cách xử lý 1? Mặc dù biết rằng đây là chuyện xích mích ở ngoài trường nhưng nó liên quan trực tiếp đến học sinh của bạn. Dù chưa biết đúng sai thế nào nhưng một hành động can ngăn không để xảy ra đánh lộn vào lúc này là hết sức cần thiết. Nếu bạn vô tình bỏ qua vì một suy nghĩ thiếu trách nhiệm, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi chẳng may hậu quả đáng tiếc xảy ra?
 Vậy bạn sẽ phải đóng vai một người “hòa giải”? Nhưng liệu có thể giải quyết triệt để tình huống này khi chỉ bằng biện pháp nhẹ nhàng như vậy? Vì những thanh niên ngoài đã phải đến mức kéo đến tận trường để tìm học sinh của bạn thì chắc chắn sẽ không dễ dàng bỏ qua chỉ vì vài lời giảng hòa. Bạn có chắc chắn rằng chúng “vâng, dạ” nghe bạn lúc đó thì chúng không thể tìm chỗ khác để “giải quyết”.
 Chính vì thế trong tình huống này chọn cách xử lý 3 là hợp lý. Làm như vậy bạn có thể tạm thời tránh cho học sinh của mình phải trực tiếp đối đấu với nguy hiểm. Sau đó bạn phải thẳng thắn tìm hiểu lý do tại sao xảy ra mâu thuẫn đó và tìm cách giải quyết dứt điểm. Nếu lỗi thuộc về học sinh của bạn, bạn phải động viên em đứng ra nhận lỗi. Nhưng nếu những thanh niên ngoài trường vì một lý do nào đó “bắt nạt” học sinh của bạn thì cần phải có thái độ kiên quyết và nhờ đến sự giúp đỡ của những tổ chức khác nếu cần.
 Sự nhanh trí, quyết đoán và có lý, có tình là mấu chốt để bạn xử lý thành công tình huống này.
* Tình huống 2: Khi học sinh yêu nhau
 Theo dư luận của học sinh, bạn phát hiện trong lớp bạn chủ nhiệm có một đôi hình như “đã yêu nhau”. Bạn thấy cả hai thường không chú ý nghe giảng khi ở trong lớp. Và một lần bạn gặp họ đi xem phim cùng nhau và bạn hoàn toàn khẳng định tin “đồn thổi” ấy là đúng sự thật. 
 Điều đáng nói đây là sức học của cả hai học sinh ấy đều có chiều hướng đi xuống, nhất là cậu con trai từ một học sinh khá giỏi đã tụt xuống mức trung bình khá. Là một chủ nhiệm lớp, trước tình huống đó bạn xử lý ra sao? (chọn 1 trong 4 cách xử lý dưới đây) 
Cách giải quyết:
1. Biết rõ hiện tượng đó, nhưng vì nghĩ chúng đã lớn, có tự do cá nhân và cần phải tự lo cho bản thân mình nên bạn coi như không biết. Thậm chí bạn còn nghĩ: “Nếu mình “nhúng tay vào” chúng không hiểu lại bảo mình “lắm chuyện” can thiệp vào đời tư của người khác, vừa mất thời gian lại vừa khiến chúng coi thường.
2. Bạn tìm mọi cách để “phanh phui” sự việc này trước lớp và nhắc nhở rất gay gắt cả hai học sinh đó và có ý muốn cấm đoán không được yêu đương khi còn là học sinh.
3. Bạn khéo léo tìm gặp riêng từng học sinh một và có cách nhắc nhở nhẹ nhàng, tế nhị để chúng quan tâm đến chuyện học tập, vừa không ảnh hưởng đến kết quả của bản thân vừa không ảnh hưởng đến thành tích chung của cả lớp.
4. Bạn làm như không biết chuyện hai em đó có tình cảm với nhau, và cho lớp tổ chức một buổi thảo luận về “tình yêu tuổi học trò” để định hướng đúng đắn cho các em qua những lời tâm sự của bạn. Sau đó bạn có thể gặp riêng từng em, ân cần tâm sự hỏi han xem lý do gì khiến các em học hành sa sút để các em có thể giãi bày và bạn sẽ đưa ra lời khuyên chân tình, xác đáng.
Nhận định và quyết định tình huống
 Việc nảy sinh tình cảm khác giới ở các em tuổi trung học phổ thông hiện nay không còn là hiện tượng hiếm hoi, nếu không muốn nói là khá phổ biến. Điều này xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Đồng thời cũng do những tác động tiêu cực của những hiện tượng sản phẩm văn hóa không lành mạnh, khiến các em “trưởng thành” quá sớm. Ở cái tuổi lãng mạn và bồng bột này, các em dễ dàng có cảm tình với nhau qua một ánh mắt, một nụ cười, mến nhau vì tài hát hay, đàn giỏi, hay cũng có khi “yêu nhau” chỉ vì phục sức học của nhau và muôn vàn lý do “chính đáng” khác để yêu nhau. Vì vậy quý thầy cô cần có cái nhìn thông cảm và hiểu được tâm sinh lý lứa tuổi của các em để có cách xử lý cho phù hợp.
 Bạn có thể bỏ qua không “động chạm” gì đến chuyện đó vì cho rằng đó là việc riêng của chúng và đó cũng có thể là giải pháp “an toàn”. Nhưng liệu xử lý như vậy có thiếu trách nhiệm quá không? Vì học sinh của bạn đang học đáng lẽ phải dành thời gian cho những chuyện thi cử bù đầu, và chắc chắn bạn cũng chẳng vui vẻ gì khi chứng kiến những học sinh khá giỏi của mình lại học hành sa sút. Và biết đâu vì sự thiếu quan tâm của bạn mà có thể hai học sinh của bạn sau đó sẽ gặp phải những hậu quả tai hại nào chăng? Nếu là một người giáo viên có trách nhiệm với học trò chắc chắn bạn không bao giờ chọn cách giải quyết có vẻ “an toàn” cho bản thân này.
 Nhưng nếu quá “trách nhiệm” xử lý theo cách thứ hai thì thật sai lầm. Đó là cách xử lý rất thiếu tế nhị, không đạt được hiệu quả mà thậm chí lại còn phản tác dụng. Ở lứa tuổi này, các em đã ý thức được tự do cá nhân và cần người lớn phải tôn trọng những nhu cầu chính đáng. Nếu bạn hy vọng rằng đưa ra phê bình trước lớp mà khiến chúng xấu hổ và “chấm dứt” chuyện yêu đương thì thật là những suy nghĩ quá giản đơn. Vì nhiều học sinh ở lứa tuổi này có quan niệm rằng đó là chuyện hết sức bình thường, chẳng có gì phải xấu hổ cả. Và nếu gặp phải những cô cậu khá bướng bỉnh, chúng có thể “bật” lại ngay lập tức: “Đây là chuyện riêng của chúng em, không cần thầy cô và các bạn phải can thiệp” thì bạn biết nói gì được nữa đây? Và bạn tỏ ý cấm đoán? Liệu có tác dụng gì không, hay cũng chỉ khiến các em “rút lui về hoạt động bí mật”, không công khai chuyện tình cảm của mình, nhưng biết đâu đấy, càng cấm đoán các em càng “yêu nhau” say đắm thì sao?
 Bạn có t

File đính kèm:

  • docxBAI_THU_HOACH_BDTX_MODULE_33_THPT.docx
Giáo án liên quan