Bài thu hoạch BDTX - Module 32: Tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm
2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp:
- Giảng dạy bộ môn, tổ chức giáo dục rèn luyện học sinh.
- Học tập, nâng cao sự hiểu biết, đạt trình độ chuẩn, phấn đấu đạt trên chuẩn.
- Nêu cao các phẩm chất trong công tác giáo dục học sinh:
+ Gần gũi yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh, an tâm với nghề dạy học.
+ Có ý thức trách nhiệm, tinh thần khắc phục khó khăn, tận tụy sáng tạo trong lao động sư phạm.
+ Gắn bó mật thiết với tập thể sư phạm và cộng đồng.
+ Sống giản dị, lành mạnh, trung hậu, bao dung, vui tươi, cởi mở. Có tác phong mẫu mực.
MODULE THCS 32: Tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm. *Quá trình thực hiện: -Thực hiện tự học tập vào thời gian tháng 2,3,4/2016 (theo kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên) * Kết quả: Tôi đã nhận thấy vai trò, nhiệm vụ, tầm quan trọng của giáo viên chủ nhiệm như sau: VỀ KIẾN THỨC Người học hiểu được sụ cần thiết phải tổ chúc các hoạt động để thục hiện kế hoạch công tác chú nhiệm. VỀ KĨ NĂNG Người học tổ chúc được các hoạt động trong công tác chú nhiệm. VỀ THÁI ĐỘ Người học nhận thúc được làm công tác chú nhiệm thục chất là tổ chúc thục hiện lìên tục chuỗi các hoạt động lìên quan đến giáo dục HS trong lớp chú nhiệm. 1. Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp: - Giáo viên chủ nhiệm lớp được thay mặt hiệu trưởng quản lí và giúp lớp tổ chức học tập, rèn luyện đạt mục tiêu đào tạo, giáo viên chủ nhiệm vừa đóng vai quản lí hành chính nhà nước, vừa đóng vai trò người thầy giáo, đồng thời còn đóng vai trò người đại diện cho quyền lợi của tập thể lớp. - Là người chủ chốt của trường làm công tác giáo dục học sinh. - Nắm chắc tư tưởng, tinh thần thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, phối hợp với gia đình và đoàn thể để giúp đỡ, cảm hóa học sinh trong rèn luyện để trở thành người tốt cho xã hội. - Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng cũng như hình thành nhân cách cho học sinh. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm khi tham gia công tác giáo dục không chỉ là nắm được những chỉ số của quản lí hành chính đơn thuần như tên, tuổi, số lượng, hoàn cảnh gia đình của học sinh, trình độ học sinh về học lực, hạnh kiểm mà còn phải dự báo xu hướng, tổ chức giáo dục, dạy học phù hợp điều kiện khả năng của từng học sinh. 2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp: - Giảng dạy bộ môn, tổ chức giáo dục rèn luyện học sinh. - Học tập, nâng cao sự hiểu biết, đạt trình độ chuẩn, phấn đấu đạt trên chuẩn. - Nêu cao các phẩm chất trong công tác giáo dục học sinh: + Gần gũi yêu thương, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh, an tâm với nghề dạy học. + Có ý thức trách nhiệm, tinh thần khắc phục khó khăn, tận tụy sáng tạo trong lao động sư phạm. + Gắn bó mật thiết với tập thể sư phạm và cộng đồng. + Sống giản dị, lành mạnh, trung hậu, bao dung, vui tươi, cởi mở. Có tác phong mẫu mực. + Ham hiểu biết cái mới, luôn nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp và rèn luyện tự hoàn thiện nhân cách. * Để đảm bảo được nhiệm vụ trồng người thì mỗi giáo viên phải có nhiệm vụ đào tạo nên những con người có đức, có tài cho xã hội. Bởi thế nhiệm vụ của mỗi người không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về tự nhiên, xã hội mà còn phải xây dựng và hình thành cho các em ý thức tự chủ, tinh thần trách nhiệm cao ngay từ nhỏ Nói cách khác, giáo viên vừa dạy chữ, vừa dạy cách làm người cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 3. Trong công tác phối kết hợp với BGH và các cơ quan đoàn thể: - Điều tra lí lịch học sinh nắm được hoàn cảnh cũng như cá tính của từng em và có biện pháp giáo dục các em cho phù hợp. - Làm tốt công tác bảo vệ cảnh quan môi trường. Xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường. Thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. (Giáo viên cùng với hội cha mẹ học sinh và tập thể học sinh trong lớp quyên góp quà và tiền mặt để thăm hỏi gia đình những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt). - Trong buổi họp phụ huynh đầu năm cần nêu rõ cho phụ huynh biết những quy định mà lớp cũng như trường, đề nghị cha mẹ học sinh phối hợp thực hiện nghiêm túc nhằm đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn. - Tạo mối liên hệ gắn bó mật thiết với cha mẹ học sinh, trao đổi kịp thời với phụ huynh học sinh các vấn đề có liên quan trong công tác giáo dục học sinh. - Chủ động nắm bắt kế hoạch hàng tháng của tổ chức Đoàn - Đội để xây dựng kế hoạch riêng phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp và động viên các em tích cực tham gia. * Người giáo viên làm công tác giảng dạy còn phải tích cực tìm tòi, nghiên cứu sách vở, học hỏi đồng nghiệp và những người đi trước để vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, khéo léo, phù hợp với từng bài, từng phần nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cũng như để lôi cuốn, tạo hứng thú và đưa các em đến với niềm đam mê thích thú trong học tập. - Luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với học sinh, khuyến khích các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các giờ học đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn.
File đính kèm:
- BAI_THU_HOACH_MODUN_32_THCS.doc