Bài thi kể chuyện Giáo viên chủ nhiệm giỏi

 Buổi học kết thúc, tôi gọi Tư ở lại hỏi han thì mới biết được hoàn cảnh của em. Gia đình em có 4 anh chị em, Tư là con thứ hai trong gia đình, chị gái đầu 16 tuổi đã lấy chồng cách nay 3 năm. Gia cảnh khó khăn khi chị đi lấy chồng buộc Tư phải nghỉ học ở nhà lao động giúp bố mẹ. Hằng ngày đi chăn trâu thấy lũ bạn cắp sách tới trường nên em rất khao khát được tới lớp, tới trường. Mãi cho đến đầu năm học vừa rồi có đoàn thanh niên tình nguyện của trường Đại học thành phố về giúp buôn làng. Thấy Tư hoạt bát lại muốn đi học nên Đoàn thanh niên đã đến tận nhà vận động, cho sách vở, quần áo nên bố mẹ mới cho đi học lại. Em khá rụt rè khi tôi hỏi đến tuổi, mãi một lúc sau em mới nói là năm nay em 16 tuổi- cái tuổi mà đáng lẽ ra em đang học lớp 10.

doc2 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi kể chuyện Giáo viên chủ nhiệm giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THI KỂ CHUYỆN GVCN GIỎI
 Kính thưa quý vị đại biểu!
 Kính thưa Ban giám khảo!
 Lời đầu tiên cho phép tôi gửi lời chúc tới quý vị đại biểu, BGK hội thi và các bạn đồng nghiệp lời chúc sức khỏe, lời chào thân ái. 
 Kính thưa Ban giám khảo!
 Tôi ra trường tính đến nay cũng đã được 13 năm, trong 13 năm làm công tác chủ nhiệm, biết bao kỷ niệm, những câu chuyện buồn vui đều có. Vui vì học trò học tốt, ngoan ngoãn, vui vì những tiết dạy thành công, học trò hiểu bàiNhưng trong những niềm vui ấy vẫn xen lẫn những nốt buồn vì một số học sinh chưa ngoan, không tiếp thu được bài học
 Tôi nhớ cách đây hai năm, lúc đó trường tôi mới được tách ra từ trường TH Lê Văn Tám. Tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5. Lớp tôi chủ nhiệm có 28 học sinh, đa số các em đều là con những gia đình làm nông, kinh tế khó khăn. Trong đó số học sinh đồng bào chiếm 50% sỉ số của lớp. Trong lớp có một em nổi bật không phải vì em đó học giỏi cũng không phải là học sinh cá biệt, mà vì em đó khá lớn tuổi so với các bạn cùng trang lứa. Em tên là Điểu Tư. Tư có dáng người cao to, nước da ngăm đen, mái tóc xoăn tự nhiên. Em đã ra dáng là một thanh niên chứ không phải là một cậu học sinh tiểu học nữa. Lúc mới bước vào lớp tôi giật mình bởi thấy một bóng dáng cao to ngồi ngay góc lớp đứng dậy cất giọng ồm ồm chào thầy. Tôi cứ ngỡ đó là phụ huynh của một em nào đó, nhưng sau khi ổn định tổ chức, tôi mới biết em là một học sinh mới xin nhà trường cho đi học lại sau 3 năm nghỉ học.
 Buổi học kết thúc, tôi gọi Tư ở lại hỏi han thì mới biết được hoàn cảnh của em. Gia đình em có 4 anh chị em, Tư là con thứ hai trong gia đình, chị gái đầu 16 tuổi đã lấy chồng cách nay 3 năm. Gia cảnh khó khăn khi chị đi lấy chồng buộc Tư phải nghỉ học ở nhà lao động giúp bố mẹ. Hằng ngày đi chăn trâu thấy lũ bạn cắp sách tới trường nên em rất khao khát được tới lớp, tới trường. Mãi cho đến đầu năm học vừa rồi có đoàn thanh niên tình nguyện của trường Đại học thành phố về giúp buôn làng. Thấy Tư hoạt bát lại muốn đi học nên Đoàn thanh niên đã đến tận nhà vận động, cho sách vở, quần áo nên bố mẹ mới cho đi học lại. Em khá rụt rè khi tôi hỏi đến tuổi, mãi một lúc sau em mới nói là năm nay em 16 tuổi- cái tuổi mà đáng lẽ ra em đang học lớp 10.
 Các buổi học cứ thế trôi qua, cho đến một ngày tôi không thấy em đến lớp như thường lệ. Em đã nghỉ học hai hôm mà không có lý do. Hôm đó, sau khi kết thúc buổi học tôi tìm đến nhà em. Tiếp đón tôi là hai đứa trẻ mặt mũi lấm lem.Tôi hỏi thì được biết bố mẹ em đi vắng, còn Tư thì đi chăn trâu chưa về. Tôi ngồi đợi một lát thì em về cùng một bó củi to và con trâu. 
 Em lễ phép chào tôi: 
Em chào thầy ạ! 
 Dường như em cũng đoán được tôi đến để làm gì. Sau khi lùa trâu vào chuồng, em mời tôi vào nhà, rót nước mời tôi uống. Tôi mới hỏi lý do tại sao hai hôm nay em không đến lớp. Em ngại ngùng, hai tay đan vào nhau, mặt ửng đỏ. Tôi phải thuyết phục mãi em mới cất giọng lí nhí: 
Thưa thầy, bố mẹ em bắt em lấy vợ, không cho em đi học nữa
Tôi thật sự bất ngờ, sau đấy lại cảm thấy buồn thay cho em. Tôi hỏi một số chuyện về gia đình em và được biết sáng hôm nay bố mẹ em đi qua Bình Phước gặp nhà gái để chọn ngày cưới vợ cho em. Tôi chào em ra về, hẹn ngày mai lại đến để gặp bố mẹ nói chuyện.
 Sáng hôm sau, tôi đến trường sớm hơn thường lệ. Tôi gặp Ban giám hiệu trình bày lại hoàn cảnh của em Tư và xin ý kiến của BGH. Nhà trường thống nhất để tôi đến nhà Tư để gặp phụ huynh lần nữa. Đi cùng tôi còn có thầy hiệu phó cùng một trưởng thôn. Lúc chúng tôi đến cũng là lúc bố mẹ Tư vừa ở Bình Phước về. Chưa kịp để chúng tôi nói thì bố của Tư đã cất giọng:
Thằng Tư sẽ ở nhà lấy vợ, không đi học nữa đâu. Đi học có cái chữ nhưng đâu có no được cái bụng.
Chúng tôi giải thích cho họ hiểu: quyết định của gia đình bắt Tư lấy vợ là sai trái, như thế là vi phạm pháp luật Chúng tôi cho bố mẹ Tư xem kết quả học tập ngày càng tiến bộ của em, chỉ cho họ thấy Tư là một cậu bé còn rất ngây thơ và đáng yêu chứ không như vẻ bề ngoài to con của cậu. Tư không đủ sức để gánh vác gia đìnhKhi nghe chúng tôi nói về cảnh tượng đau khổ của Tư nếu phải lấy vợ, ông bố ngậm ngùi, nước mắt lưng tròng: 
- Thôi, tao không ép thằng Tư lấy vợ nữa. Tư cố mà đi học để đuổi cái dốt, cái nghèo
Ngày hôm sau, Tư đến lớp học với khuôn mặt thật tươi tắn. Cậu bé vui đùa hồn nhiên cùng các bạn trong lớp. Em đã được trở lại trong vòng tay yêu thương của cả lớp với vẻ đẹp thật trong sáng và đáng yêu. Tôi xúc động và bỗng thấy thật hạnh phúc khi nhận ra rằng mình và đồng nghiệp vừa làm được những điều thật có ý nghĩa. Không chỉ với cậu trò nhỏ của tôi mà cả với tư tưởng, nhận thức của một số đồng bào dân tộc.
Sau sự việc này, bản thân tôi cũng có thêm những kinh nghiệm quý báu và tự tin hơn trong công tác chủ nhiệm. Tôi cũng nhận thức được điều vô cùng quý giá: Có tình yêu thương và trách nhiệm với học trò, chúng ta sẽ vượt qua được những khó khăn vất vả và đạt được những thành công không nhỏ trong công tác chủ nhiệm lớp.  

File đính kèm:

  • docBAI THI KE CHUYEN GVCN GIOI.doc
Giáo án liên quan