Bài thi hoạch Chuyên đề Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

1. Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, phát huy sức mạnh

toàn dân tộc

Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo

và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; Đảng ta kiên định mục tiêu độc lập

dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới và chủ trương: “Đoàn kết

trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân

tộc”104.

Bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và của mỗi

cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp phải được

nâng cao; không dao động trong bất cứ tình huống nào. Giữ vững bản chất giai cấp

công nhân của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chính sách của Đảng phù hợp với

quy luật khách quan và đặc điểm của Việt Nam, tạo bước đột phá để phát triển.

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính

thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thi hoạch Chuyên đề Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH
I. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc
1. Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược quyết định thành công của cách mạng Việt Nam
Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa đoàn kết và thành công. Hơn thế nữa, phạm vi, mức độ, quy mô của thành công trước hết phụ thuộc vào chính quy mô và mức độ của khối đại đoàn kết. Có đoàn kết mới có thắng lợi, càng gặp kẻ thù lớn, càng khó khăn gian khổ bao nhiêu lại cần phải đoàn kết chặt chẽ, rộng rãi và vững chắc bấy nhiêu.
Là vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc đoàn kết không chỉ tạo nên sức mạnh mà còn là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới việc sống còn, thành bại, được mất trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù. “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi” ; “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công” Theo Bác, đoàn kết trong Đảng là tiền đề đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở để đoàn kết quốc tế. Đó là đường lối chiến lược kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.Người cũng thể hiện mong muốn tột bậc: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”11.
2. Lực lượng và hình thức tổ chức đại đoàn kết toàn dân tộc
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp, lực lượng, đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo, các cá nhân yêu nước, người Việt Nam ở nước ngoài, kể cả những người đã lầm đường, lạc lối nhưng biết hối cải trở về với nhân dân.
Nói cách khác, khối đại đoàn kết toàn dân tộc bao gồm: “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ”.
Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở thống nhất lợi ích quốc gia dân tộc với quyền lợi cơ bản của các giai tầng; nòng cốt khối đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần giải quyết hài hòa lợi ích giữa các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, dân cư ở các vùng miền khác nhau. Phát huy mặt tương đồng, hóa giải điểm khác biệt. Mẫu số chung để đại đoàn kết toàn dân tộc là: hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tự do, giàu mạnh: “Toàn dân đoàn kết nhất trí thì chúng ta nhất định xây dựng được nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ, tự do, giàu mạnh”.
3. Nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc
Khối đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng dựa trên nguyên tắc lấy lập trường giai cấp công nhân để giải quyết hài hòa các mối quan hệ giai cấp - dân tộc. Nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc, thứ nhất, tin vào dân, dựa vào dân vì lợi ích của dân để đoàn kết toàn dân, phát động các phong trào thi đua yêu nước trong lao động, học tập, sản xuất và chiến đấu, bởi vì: “Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.
Thứ hai, đoàn kết lâu dài, rộng rãi, chặt chẽ, tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo. 
Thứ ba, đoàn kết trên cơ sở hiệp thương, dân chủ, chân thành, thẳng thắn, thân ái; đoàn kết gắn với đấu tranh, tự phê bình và phê bình. 
Thứ tư, đoàn kết trên cơ sở kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người, trân trọng “phần thiện”, dù nhỏ nhất ở mỗi con người để tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng
4. Phương pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trước hết, cần tuyên truyền, vận động nhân dân. Nội dung tuyên truyền phải đáp ứng đúng nguyện vọng, quyền lợi của nhân dân và yêu cầu của thực tiễn cách mạng. Tuyên truyền, vận động phải phù hợp với từng đối tượng, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. 
Thứ hai, phải chăm lo xây dựng và xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đảng cộng sản là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng phải đề ra được đường lối đúng đắn. Trong Đảng đoàn kết, thống nhất từ tư tưởng đến hành động; có kỷ luật, tự giác, nghiêm minh; thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là cầu nối gắn kết Đảng, Nhà nước với nhân dân. Mặt trận và các đoàn thể phải có cương lĩnh, đường lối thiết thực, rõ ràng; hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng giai cấp, tầng lớp, các ngành, các giới, các dân tộc, tôn giáo để toàn dân tộc có thể tham gia xây dựng và thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.
5. Đoàn kết là lẽ sống, đạo lý của Đảng, của dân tộc và là đức tính cơ bản của người cách mạng
Coi đoàn kết là lẽ sống, đạo lý của Đảng, của dân tộc ta trong dựng nước và giữ nước, theo chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên phải coi đoàn kết là một đức tính cơ bản của người cách mạng. Ai không có khả năng tập hợp, đoàn kết quần chúng và các đồng chí của mình thì không thể làm cách mạng, không thể làm cán bộ. 
Về tư tưởng “Đoàn kết toàn dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế”, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Quan sơn muôn dặm một nhà/Vì trong bốn biển đều là anh em”. Người cho biết: “Đảng chúng tôi luôn luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên và cho quần chúng nhân dân lòng yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản”26. Và, sẵn sàng “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”. Bởi vậy, cán bộ, đảng viên và nhân dân ta cần có tinh thần quốc tế trong sáng.
 Đối với toàn Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Ngày nay, sự đoàn kết trong Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là sự đoàn kết chặt chẽ giữa các cán bộ lãnh đạo”. Để đoàn kết nhất trí, cán bộ lãnh đạo phải cần, kiệm, liêm, chính; kiên quyết chống quan liêu, tham ô, lãng phí; hết lòng hết dạ phục vụ nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh chính sách của Chính phủ và pháp luật của Nhà nước.
Đối với mỗi đảng viên, Người cho rằng, muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết mình trước tiên “Đồng chí ta, tuy có khi khác nhau về chủng tộc hay khác nhau về nguồn gốc giai cấp, nhưng là những người cùng chủ nghĩa, cùng mục đích, cùng sống, cùng chết, chung sướng, chung khổ, cho nên phải thật thà đoàn kết”29.
Đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, Người kêu gọi “tất cả dân ta đều Thi đua: Cần, Kiệm, Liêm, Chính” và giải thích: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. 
Song song với việc xây những đức tính tốt để đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ, phải chống những cái xấu, những căn bệnh gây chia rẽ, mất đoàn kết. Để thực hiện được chiến lược đại đoàn kết dân toàn dân tộc, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước mới thành công, 
6. Phong Cách Hồ Chí Minh trong thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc
Hồ Chí Minh suốt đời kiên tâm thực hiện đại đoàn kết. Bản thân Người cũng chính là hình ảnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo Bác, để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, thì toàn Đảng cũng như mỗi cán bộ, đảng viên cần có phong cách lãnh đạo: “Kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân”
Đối với cán bộ lãnh đạo, đảng viên, cần học và làm theo phong cách làm việc quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tập hợp, đoàn kết toàn dân. Chú ý tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, chăm lo đời sống của nhân dân. Tin vào dân, tôn trọng dân, chú ý lắng nghe và giải quyết những kiến nghị chính đáng của nhân dân, sẵn sàng tiếp thu ý kiến dân phê bình và kịp thời sửa chữa những khuyết điểm, thiếu sót. 
II. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát
huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
1. Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, phát huy sức mạnh
toàn dân tộc
Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo
và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; Đảng ta kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới và chủ trương: “Đoàn kết
trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc”104.
Bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và của mỗi
cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp phải được
nâng cao; không dao động trong bất cứ tình huống nào. Giữ vững bản chất giai cấp
công nhân của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Nâng cao năng lực hoạch định đường lối, chính sách của Đảng phù hợp với
quy luật khách quan và đặc điểm của Việt Nam, tạo bước đột phá để phát triển.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính
thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ
chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận
trong xã hội.
Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công
việc thường xuyên của tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các
cấp, các địa phương, đơn vị và cần gắn với thực hiện các Nghị quyết Trung ương 4
khóa XI, khóa XII về công tác xây dựng Đảng, nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ.
Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá
nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm.
Thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ chức đảng,
giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
và của nhân dân về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
“Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ
mật thiết giữa Đảng với nhân dân”105. Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân
đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương
của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của
nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, học dân, dựa
vào dân, có trách nhiệm với dân. Giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc,
những kiến nghị chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công nhân”106.
Tăng cường thực hiện tổ chức trao đổi, đối thoại với nhân dân theo Quy định 11-
Qđi/TW ngày 18-02-2019 của Bộ Chính trị về “Trách nhiệm của người đứng đầu
cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh,
kiến nghị của dân”.
2. Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng
lãnh đạo, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị,
phát huy mạnh mẽ vai trò, hiệu lực của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, có hiệu lực và hiệu quả.
“Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, vừa là công
cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản lý đất nước
theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội”107.
Bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ
đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững
vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp,
đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.
Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách
dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước và trong đội ngũ
cán bộ, công chức.
3. Tiếp tục củng cố, tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
Đảng phân công: “Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp,
vận động nhân dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát
và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân
dân góp phần xây dựng bảo vệ Tổ quốc”108.
Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vai
trò chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Tổ chức
thực hiện tốt Quyết định số 217-QĐ/TW về giám sát và phản biện xã hội và Quyết
định số 218-QĐ/TW về tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
IV. Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
1. Để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, cần “Tiếp tục thể chế
hóa và cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về
đại đoàn kết toàn dân tộc”; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính
sách phát huy vai trò của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn của đất
nước; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; khắc phục những hạn
chế, bảo đảm tác dụng, hiệu quả thực chất hoạt động giám sát, phản biện xã hội
của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; tạo sự đồng thuận xã hội”109.
2. Để tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong đảng, cần hoàn thiện cơ chế,
quy chế và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc tự phê bình, phê bình,
chất vấn trong các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương, cấp ủy, ban thường vụ
cấp ủy các cấp. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế phát huy vai trò
của nhân dân tham gia xây dựng Đảng.
Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ”, nhất là nội dung nhân dân làm chủ và phương châm
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”110.
3. Để Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân đoàn kết được toàn
dân, cần “Đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”111.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực
sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước và giám sát tối cao, nhất là đối với việc quản lý, sử dụng các nguồn lực
của đất nước.
Hoàn thiện thể chế hành chính dân chủ - pháp quyền, quy định trách nhiệm
và cơ chế giải trình của các cơ quan nhà nước; đẩy nhanh việc áp dụng mô hình
chính phủ điện tử.
“Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư
pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, từng bước hiện đại; bảo vệ
pháp luật, công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá
nhân”112.
V. Một số nhiệm vụ giải pháp cụ thể
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, người đứng
đầu và của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, củng cố, phát triển khối đại
đoàn kết toàn dân tộc hiện nay, nhằm đẩy mạnh công cuộc đổi mới, bảo vệ vững
chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phấn đấu sớm đưa nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nâng cao đời sống tinh
thần, vật chất của các tầng lớp nhân dân.
Các cấp ủy đảng và người đứng đầu tăng cường lãnh đạo, kiểm tra, giám
sát, đôn đốc việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và
các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
về công tác dân vận, công tác mặt trận và các đoàn thể113. Đưa nội dung lãnh đạo
các công tác này thành một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của tổ chức đảng các cấp.
Các cấp ủy đảng và người đứng đầu thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực
tiếp với nhân dân, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân. Thực hiện triệt để Quy
định số 101-QĐ/TW, ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư khóa XI về “Trách nhiệm nêu
gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”; Quy định
số 08-QĐi/TW, ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính
trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”. Cán bộ, đảng viên
phải xung phong, gương mẫu học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh, nhất là về đoàn kết và xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch,
vững mạnh để nhân dân học và làm theo.
2. Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu
nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; chăm lo và bảo vệ lợi ích hợp pháp,
chính đáng của các tầng lớp nhân dân.
Tập trung vào các vấn đề: toàn dân thi đua làm kinh tế giỏi, làm giàu hợp
pháp; từng gia đình làm giàu cho mình, cho cộng đồng, cho đất nước, xóa đói,
giảm nghèo, phấn đấu hằng năm có thêm nhiều địa phương không còn hộ nghèo;
tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
và tích cực tham gia ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn, sự xuống
cấp đạo đức trong xã hội.
Tôn vinh người tốt, việc tốt; bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Lên án, phê phán, đấu tranh chống tệ quan liêu, mất dân chủ, tham nhũng, lãng phí,
những hành động coi thường kỷ luật, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để vi
phạm pháp luật.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đa dạng
hóa các hình thức tập hợp nhân dân và tập trung hướng mạnh các hoạt động về
cơ sở. Phát huy quyền chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác vận động nhân dân phù hợp với
đặc điểm từng giai tầng, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, ngành nghề ở địa phương, cơ
sở.
Phát huy vai trò tư vấn của tổ chức tư vấn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Tạo điều kiện cho Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể thực hiện tốt quy định về giám sát và phản biện xã hội, chủ động tham
gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
4. Tăng cường công tác dân vận của chính quyền các cấp. Tích cực phối
hợp giữa chính quyền các cấp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính
trị - xã hội làm công tác dân vận.
Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, các quy chế phối hợp công tác giữa
Ủy ban nhân dân với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị -
xã hội các cấp nhằm phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân. Thực hiện tốt
phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Nhà nước đảm bảo kinh phí và điều kiện hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện những nhiệm vụ được giao
nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.
5. Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phá hoại,
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cần tham gia tuyên truyền sâu rộng để
mọi tầng lớp nhân dân nhận thức rõ âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực
thù địch. Từ đó, tạo sự chuyển biến tốt trong nhận thức, nâng cao tinh thần cảnh
giác, nhạy bén nhận diện và tích cực tham gia đấu tranh với những thông tin quan
điểm sai trái, thù địch.
Thực hiện tốt các giải pháp trên sẽ góp phần tăng cường sức mạnh khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh,
đảm bảo thế và lực cho đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo 

File đính kèm:

  • docxbai_thi_hoach_chuyen_de_hoc_tap_tu_tuong_dao_duc_phong_cach.docx
Giáo án liên quan