Bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 theo bài

Câu 36. Với XH: Bình thường, Xh: máu khó đông. Sinh được đứa con gái bị bệnh bị máu khó đông. Kiểu gen của bố và mẹ là:

 A. Bố: XhY, mẹ: XHXH

 B. Bố: XHY, mẹ: XhXh

 C. Bố: XhY, mẹ: XHXh

 D. Bố: XHY, mẹ: XHXh

Câu 37. Với XH: Bình thường, Xh: máu khó đông. Để sinh được con gái, con trai đảm bảo không bị bệnh bị máu khó đông. Kiểu gen của bố và mẹ là:

 A. Bố: XhY, mẹ: XHXH

 B. Bố: XHY, mẹ: XhXh

 C. Bố: XhY, mẹ: XHXh

 D. Bố: XHY, mẹ: XHXh

Câu 38. Với XM: Bình thường, Xm: mù màu. Bố mẹ sinh được các con, có con gái và con trai bình thường, có con gái, con trai mù màu. Kiểu gen của bố và mẹ là:

 A. Bố: XMY, mẹ: XMXm

 B. Bố: XMY, mẹ: XmXm

 C. Bố: XmY, mẹ: XMXm

 D. Bố: XmY, mẹ: XMXM

Câu 39. Với XM: Bình thường, Xm: mù màu. Bố mẹ đều có kiểu hình nhìn màu bình thường, sinh được con gái nhìn màu bình thường và con trai mù màu. Đứa con gái lớn lên lấy chồng không bị bệnh mù màu thì xác suất để xuất hiện đứa trẻ bị mù màu ở thế hệ tiếp theo là:

 A. 3,125%

 B. 6,25%

 C. 12,5%

 D. 25%

Câu 40. Sự kết hôn giữa người nữ bình thường mang gen mù màu và người nam bình thường thì con của họ sinh ra sẽ có kết quả là:

 A. Tất cả con gái họ bình thưòng.

 B. Tất cả con trai họ bình thường.

 C. Tất cả con họ bình thường.

 D. Con họ có tỉ lệ: 3 gái bình thường: 1 nam mù màu.

 

doc72 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập trắc nghiệm Sinh học 12 theo bài, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau là:
a. Mức phản ứng
b. Kiểu phản ứng
c. Tốc độ phản ứng.
d. Giới hạn phản ứng.
Câu 27. Câu có nội dung đúng trong các câu sau là:
a. Thường biến không di truyền được còn mức phản ứng thì di truyền được
b. Thường biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá
c. Tính trạng có mức phản ứng càng rộng càng kém thích nghi với môi trường
d. Các tính trạng chất lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường hơn so với các tính trạng về số lượng
Câu 28. Biến đổi nào đưới đây không phải là thường biến 
	a. Hiện tượng xuất hiện bạch tạng ở người
	b. Sư thay đổi màu lông theo mùa của một số động vật ở vùng cực
	c. Sư thay đổi hình dạng lá cây rau mác khi ở trong nước hay không khí 
	d. Hiện tượng trương mạch máu và bài tiết mồ hôi ở người khi nhiệt độ tăng 
Câu 29. Thường biến dẫn đến:
a. Làm biến đổi kiểu hình của cá thể.
	b. Làm biến đổi kiểu gen của cá thể.
c. Làm biến đổi kiểu gen và kiểu hình của cá thể.
d. Làm biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 30. Dạng biến dị nào dưới đây được xem là thường biến 
	a. Bệnh mù màu ở người 
	b. Bệnh máu khó đông ở người 
	c. Hội chứng Đao
	d. Số lượng hồng cầu của những người ở vùng cao nhiều hơn những người ở đồng bằng 
Câu 31. Câu có nội dung sai trong các câu sau
	a. Trong quá trình di truyền , bố mẹ không truyền cho con những tính trạng có sẵn mà truyền cho con kiểu gen quy định tính trạng đó
	b. Kiểu gen quy khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường
	c. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường
	d. Thường biến phát sinh phải thông qua con đường sinh sản
Câu 32. Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là:
a. Thường biến không di truyền được còn mức phản ứng thì di truyền được.
b. Thường biến rất có ý nghĩa trong quá trình chọn lọc tự nhiên và trong chọn giống.
c. Tính trạng có mức phản ứng càng rộng càng kém thích nghi với các điều kiện môi trường.
d. Các tính trạng về chất lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
Câu 33. Nội dung nào sau đây không đúng:
a. Bố mẹ không di truyền cho con các tính trạng đã hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen.
b. Môi trường quyết định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của kiểu gen.
c. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào môi trường.
d. Kiểu gen qui định giới hạn của thường biến.
Câu 34. Đối với cơ thể sinh vật thường biến có vai trò :
a. Giúp cơ thể phản ứng linh hoạt trước sự thay đổi của môi trường 
b. Tăng sức đề kháng cho cơ thể sinh vật
c. Giúp cơ thể sinh vật tăng trưởng về kích thước 
d. Hạn chế đột biến xảy ra trên cơ thể sinh vật
BÀI 16-17: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
Câu 1.Một loài thực vật, ở thế hệ P có tỉ lệ Aa là 100%, khi bị tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ F2 tỉ lệ Aa sẽ là
	A. 25%.	
	B. 50%.
	C. 75%.	
	D. 12,5%.
Câu 2. Một loài thực vật, ở thế hệ P có tỉ lệ Aa là 100%, khi bị tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ F3 tỉ lệ Aa sẽ là
	A. 25%.	
	B. 50%.
	C. 75%.	
	D. 12,5%.
Câu 3.Vốn gen của quần thể là 
tổng số các kiểu gen của quần thể.
toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể.
tần số kiểu gen của quần thể.
tần số các alen của quần thể.
Câu 4.Tần số tương đối của alen là tỉ lệ phần trăm
số giao tử mang alen đó trong quần thể.
alen đó trong các kiểu gen của quần thể.
số các thể chứa các alen đó trong tổng số các cá thể của quần thể.
các kiểu gen chứa alen đó trong tổng số các kiểu gen của quần thể. 
Câu 5.Tần số tương đối của một kiểu gen là tỉ số
giao tử mang kiểu gen đó trên các kiểu gen trong quần thể.
các alen của kiểu gen đó trong các kiểu gen của quần thể.
các thể chứa kiểu gen đó trong tổng số các cá thể của quần thể.
giao tử mang alen của kiểu gen đó trên tổng só các giao tử trong quần thể.
Câu 6.Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
Câu 7.Trong các phát biểu sau, phát biểu phù hợp với định luật Hacđi- Van béc là
Trong một hệ sinh thái đỉnh cực, dòng năng lượng không thay đổi.
Trong một quần thể ngẫu phối, tần số các alen được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Các cá thể có chiều cao hơn phân bố bên dưới các vĩ độ cao hơn.
Trong quần thể, tần số đột biến bù trừ với áp lực chọn lọc.
Câu 8. Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Vanbec là
A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.
B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.
D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.
Câu 9.Trong một quần thể thực vật cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp. Quần thể luôn đạt trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbec là quần thể có 
A. toàn cây cao.
B. 1/2 số cây cao, 1/2 số cây thấp.
C. 1/4 số cây cao, còn lại cây thấp.
D. toàn cây thấp.
Câu 10. Một quần thể có tần số tương đối = có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể là
A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa.
B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa.
C. 0,64 AA + 0,04 Aa + 0,32 aa.
D. 0,04 AA + 0,64 Aa + 0,32 aa.
Câu 11. Một quần thể có tần số tương đối = có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể là
A. 0, 42AA + 0,36 Aa + 0,16 aa.
B. 0,36 AA + 0,42 Aa + 0,16 aa.
C. 0,16 AA + 0,42 Aa + 0,36aa.
D. 0,36 AA + 0,16 Aa + 0,42aa.
Câu 12.Tần số tương đối các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa là
A. 0,9A; 0,1a.
B. 0,7A; 0,3a.
C. 0,4A; 0,6a.
D. 0,3 A; 0,7a.
Câu 13.Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có cấu trúc di truyền 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2 aa tần số các alen trong quần thể lúc đó là:
0,65A; ,035a.
0,75A; ,025a.
0,25A; ,075a.
0,55A; ,045a.
Câu 14.Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê đã đạt trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbéc cấu trúc di truyền trong quần thể lúc đó là
0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa.
0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.
 C. 0,39 AA: 0,52 Aa: 0,09 aa.
 D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.
Câu 15.Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có 75 AA: 28 Aa: 182 aa, các cá thể giao phối tự do cấu trúc di truyền của quần thể khi đó là
A. 0,7 AA: 0,1 Aa: 0,2aa.
0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa.
 C. 0,09 AA: 0,42 Aa: 0,49 aa.
 D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.
Câu 16.Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê có tỉ lệ các kiểu gen là 55% AA: 45% aa, tần số tương đối của các alen quần thể khi đó là
A. 0,7 A : 0,3a.
B, 0,55 A: 0,45 a.
 C. 0,65 A: 0,35 a.
 D. 0,25 AA: 0,1 Aa: 0,65 aa.
Câu 17.Trong quần thể Hácđi- vanbéc, có 2 alen A và a trong đó có 4% kiểu gen aa. Tần số tương đối của alen A và alen a trong quàn thể đó là
0,6A : 0,4 a.
0,8A : 0,2 a.
0,84A : 0,16 a.
0,64A : 0,36 a.
Câu 18. Một quần thể ngẫu phối đạt tới tần số tương đối của alen A là 70%. Tỉ lệ % thể đồng hợp lặn là bao nhiêu?
A. 0.3%	B. 9%	
C. 30%	D.3%
Câu 19. Quần thể có 100% Aa, cấu trúc di truyền của quần thể sau 4 thế hệ tự thụ
A. AA= aa= 46.875%; Aa= 6.25%	
B. AA= aa= 37.5%; Aa= 25%
C. AA= aa= 43.75%; Aa= 12.5%	
D. AA= aa= 25%
Câu 20. Một số QT có cấu trúc di truyền sau
0.42AA: 0.48Aa: 0.1aa
0.25AA: 0.5Aa: 0.25aa
0.34AA: 0.42Aa: 0.24aa
0.01AA: 0.18Aa: 0.81aa
QT nào đạt trạng thái cân bằng:
A. 1, 2	 B. 2, 3	C. 2, 4	D.3, 4
Câu 21. Một QT có 0.36AA: 0.48Aa: 0.16aa. Cấu trúc di truyền sau 3 thế hệ tự thụ liên tiếp
A. 0.36 AA: 0.48Aa: 0.16aa	
B. 0.57 AA: 0.06Aa: 0.37aa
C. 0.47 AA: 0.06Aa: 0.47aa	
D. 0.37 AA: 0.06Aa: 0.57aa
Câu 22. Dấu hiệu nào KHÔNG phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec.
A. Quần thể phải lớn, không có sự giao phối tự do
B. Mọi cá thể trong quần thể đều sống sót và sinh sản như nhau
C. Không xảy ra đột biến
D. Giảm phân bình thường các giao tử có khả năng thụ tinh như nhau
Câu 23. Thành phần kiểu gen của quần thể giao phối có tính chất
A. đa dạng, ổn định.
B. đa dạng, đặc trưng
C. đặc trưng, ổn định
D. đặc trưng, thường xuyên biến đổi
Câu 24. Một quần thể động vật tại thời điểm thống kê đã đạt trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbéc, số cá thể lông đỏ (A) chiếm 64% còn lại lông trắng. Tần số tương đối alen A và a là:
a. Tần số của A: 0,6 ; tần số của a: 0,4	
b. Tần số của A: 0,4 ; tần số của a: 0,6
c. Tần số của A: 0,8 ; tần số của a: 0,2	
d. Tần số của A: 0,2 ; tần số của a: 0,8
Câu 25. Trong một quần thể, thấy số cá thể mang kiểu hình mắt trắng chiếm tỉ lệ 1/100 và quần thể đang ở trạng thái cân bằng. Màu mắt do 1 gen gồm 2 alen quy định và mắt trắng là tính trạng lặn. Tỉ lệ % số cá thể ở thể dị hợp trong quần thể là:
a. 18%	 	 b. 72%	 
c.54%	 	d. 81%
Câu 26. Về mặt di truyền học, quần thể được phân biệt.
quần thể giao phối, quần thể tự phối
quần thể giao phối, quần thể sinh sản
quần thể giao phối, quần thể sinh sản vô tính
quần thể giao phối, quần thể không giao phối
Câu 27. Cho một quần thể ở thế hệ xuất phát như sau: 
 P: 0,36 AA ; 0,48 Aa ; 0,16 aa. 
Tần số tương đối A và a của P là:
a. A : a = 0,8 : 0,2	 	b.A : a = 0,2 : 0,8	 
c. A : a = 0,4 : 0,6	 	d. A : a = 06, : 0,4
Câu 28. Gọi p,q lần lượt là tần số tương đối của alen A và alen a. Theo định luật Hacđi – Vanbec, quần thể ở trạng thái cân bằng phải thoã mãn điền kiện.
	A. p2AA	+	2pqAa	+	q2aa	=1
	B. q2AA	+	2pqAa	+	p2aa	=1
	C. pAA	+	2pqAa	+	qaa	=1
	D. p2AA	+	pqAa	+	q2aa	=1
Câu 29. Một quần thể có cấu trúc di truyền ban đầu 
 P: 35 AA : 14 Aa : 91 aa. 
 Cho các cá thể trong quần thể tự phối bắt buộc qua 3 thế hệ thì tỉ lệ kiểu gen aa F3 trong quần thể là:
a.69,375% b.75,215% 
c. 51,45% 	 d. 18,75 %
Câu 30. Cho tần số tương đối của 2 alen A = 0,38 ; a = 0,62. Cho biết A là hoa đỏ, a là hoa trắng. Xác định tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ và hoa trắng.
 a. 46,71% hoa trắng ; 53,29% hoa đỏ	
 b. 46,71% hoa đỏ ; 53,29% hoa trắng 
 c.38,44% hoa đỏ ; 61,56% hoa trắng.
 d. 61,56% hoa đỏ ; 38,44% hoa trắng
Câu 31. Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec là.
A. giải thích tại sao trong thiên nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định trong thời gian dài
B. từ tỷ lệ cá thể có kiểu hình lặn có thể tính được tần số tương đối các alen và tỷ lệ các loại kiểu gen.
C. giải thích được sự ổn định thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ
D. giải thích được vì sao tần số tương đối các alen không đổi qua các thế hệ
Câu 32. Ở bò tính trạng có sừng (A) là trội hoàn toàn so với tính trạng không sừng (a). Một quần thể bò đạt trạng thái cân bằng di truyền có 192 con có sừng và 108 con không sừng. Hãy tính tần số tương đối của alen A và a:
a.A : a = 0,6 : 0,4	c. A : a = 0,8 : 0,2
b. A : a = 0,4 : 0,6 	d. A : a = 0,2 : 0,8
Câu 33. Trong một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa
	Tần số tương đối các alen của thế hệ này là:
	A. A = 0,6	a = 0,4
	B. A = 0,4	A = 0,6
	C. A = 0,8	a = 0,2
	D. A = 0,5	a = 0,5
Câu 34. Trong một quần thể ngẫu phối có 2 gen alen A và a. Tần số tương đối của alen A là 0,2. Cấu trúc di truyền của quần thể này là:
a. P:0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa 	
b. P:0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa 
c. P:0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa 	
d. P:0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa 
Câu 35. Trong một quần thể ngẫu phối, tỷ lệ kiểu gen AA = 24%; Aa = 40%. Tần số tương đối của alen a là:
	A. 0,6	B. 0.36	C. 0,46	D. 0.12
BÀI 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG 
DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
Câu 1.Ưu thế lai là hiện tượng con lai
	A. có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ.
	B. xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ.
	C. xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
	D. được tạo ra do chọn lọc cá thể.
Câu 2.Giả thuyết về trạng thái dị hợp tử giải thích về hiện tượng ưu thế lai có công thức lai
A. AABBCC x aabbcc.
B. AABBcc x aabbCC.
C. AABbCC x aabbcc.
D. AABBcc x aabbCc.
Câu 3.Giả thuyết về trạng thái siêu trội cho rằng cơ thể lai có các tính trạng tốt nhất có kiểu gen
A. Aa.
B. AA.
C. AAAA.
D. aa.
Câu 4.Giả thuyết về trạng thái cộng gộp giải thích về hiện tượng ưu thế lai có công thức lai
A. AABBcc x aabbCC.
B. AABBCC x aabbcc.
C. AABbCC x aabbcc.
D. AABBcc x aabbCc.
Câu 5.Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích
A.tạo giống mới.
B.tạo ưu thế lai.
C.cải tiến giống.
D.tạo dòng thuần.
Câu 6.Tự thụ phấn ở thực vật hay giao phối cận huyết ở động vật dẫn đến thoái hoá giống vì qua các thế hệ 
	A. tỉ lệ đồng hợp tăng dần, trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện.
	B. tỉ lệ dị hợp giảm nên ưu thế lai giảm.
	C. dẫn đến sự phân tính.
	D. xuất hiện các biến dị tổ hợp.
Câu 7.Hiện tượng thoái hoá giống ở một số loài sinh sản hữu tính là do
A. lai khác giống.
B. lai khác dòng.
C. tự thụ phấn, giao phối cận huyết.
D. lai khác loài.
Câu 8.Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn người ta đã tiến hành cho
	A. tự thụ phấn.
	B. lai khác dòng.
	C. lai khác thứ.
	D. lai thuận nghịch.
Câu 9.Đối với cây trồng, để duy trì và củng cố ưu thế lai người ta có thể sử dụng 
	A. sinh sản sinh dưỡng.
	B. lai luân phiên.
	C. tự thụ phấn.
	D. lai khác thứ.
Câu 10.Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong phép lai
	A. khác dòng.
	B. khác thứ.
	C. khác loài.	
	D. thuận nghịch.
Câu 11.Ưu thế lai cao nhất ở thế hệ lai
	A. F1.
	B. F2.
	C. F3.
	D. F4.
Câu 12.Không sử dụng cơ thể lai F1 để nhân giống vì
dễ bị đột biến và ảnh hưởng xấu đến đời sau.
có đặc điểm di truyền không ổn định.
tỉ lệ dị hợp ở cơ thể lai F1 bị giảm dần qua các thế hệ.
đời sau dễ phân tính.
Câu 13. Ưu thế lai được biểu hiện rõ nhất trong phép lai nào sau đây?
A. Lai khác thứ
B. Lai khác dòng
C. Lai khác loài
D. Lai cải tiến.
Câu 14. Phép lai nào sau đây được xem là giao phối cận huyết ?
A. lai giữa các vật nuôi cùng bố mẹ
B. tự thụ phấn bắt buộc ở cây trồng
C. lai ngẫu nhiên các vật nuôi khác nhau
D. lai ngẫu nhiên các cây trồng khác nhau
Câu 15. Ở thực vật để duy trì và củng cố ưu thế lai thì người ta sử dụng phương pháp:
	A. Cho F1 lai với cơ thể bố hoặc mẹ.
	B. Cho F1 tự thụ phấn.
	C. Sử dụng hình thức sinh sản sinh dưỡng.
	D. Sử dụng hình thức lai hữu tính giữa các cá thể F1.
Câu 16. Cơ thể lai có biểu hiện ưu thế lai rõ nhất ở phép lai nào sau đây ?
	A. AABBDD	 x AABBDD
	B. AABBdd	 x aabbDD
	C. AaBbDd	 x AaBbDd
	D. AaBbDd	 x aabbdd
BÀI 19: TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN 
 VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Câu 1.Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp
	A. lai tế bào.
	B. đột biến nhân tạo.
	C. kĩ thuật di truyền.	
	C. chọn lọc cá thể.
Câu 2.Phương pháp có thể tạo ra cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà bằng phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được là lai
A. khác dòng.
B. tế bào sinh dưỡng. 
C. khác thứ.
D. khác loài.
Câu 4.Cơ chế tác động của các loại tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là
	A. kích thích và ion hoá các nguyên tử khi chúng đi qua các mô sống.
	B. kích thích các nguyên tử nhưng không gây ion hoá khi chúng đi qua.
	C. làm đứt phân tử ADN hoặc nhiễm sắc thể.
	D. cản trở sự phân li của nhiễm sắc thể.
Câu 5.Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với 
	A. thực vật và vi sinh vật.	 
B. động vật và vi sinh vật.
	C. động vật bậc thấp.	
D. động vật và thực vật.
Câu 6. Tác nhân vật lí được sử dụng trong chọn giống vi sinh vật là....
 A. tia X. 
 B. tia phóng xạ. 
 C. tia tử ngoại.
 D. sốc nhiệt.
Câu 7. Gây đột biến bằng tác nhân vật lí hoá học áp dụng hạn chế ở đối tượng là .... 
 A. vi sinh vật. 
 B. cây trồng.
 C. động vật bậc thấp. 
 D. gia súc, gia cầm. 
Câu 8. Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là : 
A. Tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống .
B. Tạo các giống tăng trọng nhanh .
C. Tạo các giống có khả năng sinh sản tốt .
D. Tạo các đột biến có lợi .
Câu 9. Loại hoá chất có khả năng thay cặp A - T thành cặp G - X để tạo ra đột biến gen là : 
A. EMS
B. 5 BU
C. NMU
D. Cônsixin 
Câu 10. Tác nhân làm cho cơ chế nội cân bằng của cơ thể để tự bảo vệ không khởi động kịp, gây chấn thương trong bộ máy di truyền:
Côsixin.
Phóng xạ.
Sốc nhiệt.
Tia tử ngoại.
Câu 11. Gây đột biến nhân tạo bằng tia tử ngoại thích hợp trên bộ phận nào của thực vật ? 
 A. Hạt khô. 
 B. Hạt phấn.
 C. Bầu nhuỵ 
 D. Cơ quan sinh dưỡng. 
Câu 12. Trong chọn giống thực vật để gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân phóng xạ, người ta chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp lên:
Kiểu hình của cơ thể.
Hạt khô, hạt nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của thân, cành, hạt phấn, bầu nhuỵ.
Thân cành của thực vật.
Thân, rễ của thực vật.
Câu 13. Tác dụng của tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là.... 
 A. kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc. 
 B. gây rối loạn quá trình phân li của nhiễm sắc thể.
 C. kích thích và ion hoá nguyên tử khi xuyên qua mô sống. 
 D. làm xuất hiện các dạng đột biến đa bội. 
Câu 14. Có thể sử dụng tia tử ngoại để gây đột biến ở : 
A. Hạt khô , hạt nảy mầm .
B. Hạt phấn , bầu nhụy .
C. Hạt phấn , vi sinh vật .
D. Hạt khô , đỉnh sinh trưởng của thân và cành .
Câu 15. Tia tử ngoại chỉ được dùng để gây đột biến ở vi sinh vật, bào tử, hạt phấn do:
Có tác dụng gây iôn hoá.
Có khả năng phá huỷ khi xử lý trên các đối tượng khác.
Không gây được đột biến gen.
Không có khả năng xuyên sâu.
Câu 16. Cônsixin là hoá chất có hiệu quả rất cao trong việc : 
A. Gây đột biến gen .
B. Gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể .
C. Gây đột biến dị bội thể 
D. Gây đột biến đa bội thể 
Câu 17. Ở thực vật để tạo các thể đa bội với những cây thu hoạch chủ yếu lấy thân, lá, rễ, người ta sử dụng tác nhân là.... 
 A. tia phóng xạ. 
 B. tia tử ngoại. 
 C. cônsixin.
 D. EMS. 
Câu 18. Hoá chất 5 - BU khi thấm vào tế bào có tác dụng....
 A. thay cặp A - T thành cặp G - X. 
 B. mất cặp nuclêôtit đầu tiên. 
 C. thay cặp nuclêôtit ở giữa đoạn gen. 
 D. đảo vị trí cặp nuclêôtit ở bộ ba kết thúc. 
Câu 19. Loại hoá chất có tác dụng làm thay cặp nuclêôtit tạo ra đột biến gen.
5 – Brôm uraxin (5 – BU).
Êtylmêtal sunphônat (EMS).
Cônsixin.
5 – Brôm uraxin (5 – BU) và êtylmêtal sunphônat (EMS).
Câu 20. Trong kỹ thuật lai tế bào, tế bào trần là...
tế bào sinh dục được lấy ra khỏi cơ quan sinh dục
tế bào sinh dưỡng được lấy ra khỏi tổ chức sinh dưỡng.
tế bào sinh dưỡng khác loài kết hợp thành tế bào lai.
các tế bào đã xử lý hoá chất làm tan thành tế bào
Câu 21. Để tăng tỷ lệ kết hợp hai tế bào thành tế bào lai người ta đưa vào môi trường..
A. virut Xenđê đã làm giảm hoạt tính
B. keo hữu cơ polyetylen glycol
C. xung điện cao áp
D. một trong các biện pháp trên
Câu 22. Để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai trong phương pháp lai tế bào người ta sử dụng.
A. virut Xenđê đã làm giảm hoạt tính
B. keo hữu cơ polietylen glycol
C. xung điện cao áp
D. hoocmôn thích hợp
Câu 23. Đối với từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến tự nhiên trung bình là:
A. 10-6.	
B. 10-4	.	
C. 10-4 đến 10-2.	 
D. 10-6 đến 10-4.
 BÀI 20. TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN
Câu 1. Plasmit là:
	A. các bào quan trong tế bào chất vi khuẩn.
	B. các bào quan trong tế bào chất virut.
	C. cấu trúc chứa ADN trong tế bào chất virut.
	D. cấu trúc chứa ADN dạng vòng trong tế bào chất vi khuẩn.
Câu 2. Kỹ thuật cấy gen là:
Tác động làm tăng số lượng gen trong tế bào.
Chuyển gen từ cơ thể này sang cơ thể khác cùng loài.
Chuyển từ phân tử ADN từ tế bào này sang tế bào khác.
Chuyển 1 đoạn của ADN từ tế bào này sang tế bào khác thông qua sử dụng plasmit hoặc virut làm thể truyền.
Câu 3. Trong kỹ thuật cấy gen thông qua sử dụng plasmit làm thể truyền, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là:
A. Virut	C. Thể thực khuẩn 
B. Vi khuẩn E. Coli	D. Plasmit
Câu 4. Trong kỹ thuật cấy gen thao tác đầu tiên là:
	A. chuyển ADN tế bào cho vào Plasmit.
	B. phân lập ADN.
	C. cắt ADN của tế bào cho và mở vòng Plasmit.
	D. tạo ADN tái tổ hợp.
Câu 5. Enzim được sử dụng để nối ADN tế bào cho vào Plasmit là:
	A. ligaza.
	B. restrictaza.
	C. pôlimeraza.
	D. ADN pôlimeraz.
Câu 6. Enzim được sử dụng để cắt ADN tế 

File đính kèm:

  • docBai_tap_trac_nghiem_Sinh_hoc_12_theo_bai.doc