Bài tập trắc nghiệm - Ngữ văn 9

Câu 6: Câu thơ “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long” sử dụng phép tu từ gì?

 A. So sánh. B. Nhân hoá. C. Ẩn dụ. D. Nói quá.

Câu 7: Câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ – Nuôi lớn đời ta như buổi nào” thuộc kiểu câu gì?

 A. Câu nghi vấn. C. Câu cảm thán.

 B. Câu cầu khiến. D. Câu trần thuật.

 

doc31 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập trắc nghiệm - Ngữ văn 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời của mẹ, con nằm trên lưng” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
	A. So sánh.	 B. Nhân hoá.	 	C. ẩn dụ.	 D Hoán dụ.
Câu 9: Tình yêu làng sâu sắc của nhân vật ông Hai ( Làng - Kim Lân) được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể nào?
Nỗi nhớ làng da diết.
Đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc.
Sung sướng, hả hê khi tin làng theo giặc được cải chính.
Tất cả các biểu hiện trên.
Câu 10: Truỵên ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
	A. Ông Sáu.	B. Bé Thu.	 	C. Người bạn ông Sáu 	D. Tác giả.
Bài tập 14
Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi đáp án đúng.
“Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy hằm làng xôn vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
“Thằng nào lại dámlẫy lừng lại đây,
Trước gây việc dữ tại mầy
Truyền quân bốn phía phủ vâ bịt bùng”
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đường chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong
 (Trích “Truyện LụcVân Tiên”)
Câu1 : Tác giả đoạn trích trên là ai?
	A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.	C. Nguyễn Đình Thi.
	B. Nguyễn Du.	D. Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 2: Truyện thơ “Lục Vân Tiên” là một sáng tác bằng loại chữ nào?
	A. Chữ Hán.	B. Chữ Nôm.	C. Chữ quốc ngữ.	D. Một loại chữ khác.
Câu 3: Trong đoạn trích tác giả dùng phương tức biểu đạt chính là gì?
	A. Tự sự.	B. Miêu tả.	C. Biểu cảm.	 	 D. Lập luận.
Câu 4: Nhân vật chính trong đoạn trích là ai?
	A. Vân Tiên.	B. Phong Lai.	C. Triệu Tử Long.	 	 D.Lâu La.
Câu 5: Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua phương diện nào?
	A. Ngoại hình.	B. Nội tâm.	C. Hành động.	 	 D. Cử chỉ.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng nhất về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích?
Hình ảnh Vân Tiên là hình ảnh con ngườ có sức mạnh thần kì.
Hình ảnh Vân Tiên là hình ảnh một trang hiệp sĩ giang hồ.
Hình ảnh Vân Tiên là hình ảnh một trang anh hùng hảo hán.
Hình ảnh Vân Tiên là hình ảnh một co người chân chính, tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.
Câu 7: Các từ “vô”, “mầy” thuộc lớp từ nào?
	A. Từ toàn dân.	B. Phương ngữ. 	C. Biệt ngữ xã hội.	D. Từ mượn.
Câu 8: Từ nào sau đây không phải là từ láy?
	A. phừng phừng.	B. lẫy lừng.	C. bịt bùng.	D. lâu la.
Câu 9: Câu thơ:
“Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương”.
	Đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
	A. So sánh.	B. Nói quá.	C. Hoán dụ.	D. ẩn dụ.
Câu 10: Câu nghi vấn “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây” dùng để làm gì?
	A. Hỏi.	 	B. Phủ định.	 	 C. Đe doạ.	 D.Bộc lộ cảm xúc.
Câu 11: Nhân vật Lục Vân Tiên gần gũi với nhân vật nào trong “Truyện Kiều”?
	A. Kim Trọng.	 	 B. Từ Hải.	 	 C. Thúc Sinh.	 	 D. Vương Quan.
Câu 12: Các lời thoại trong đoạn trích được dẫn theo cách nào?
Cách dẫn trực tiếp.	B. Cách dẫn gián tiếp.
Bài tập 15
 Đọc kĩ bài thơ và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái đầu mỗi đáp án đúng
 Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá
“Mặt trời xuống . hoàng muôn dặm khơi”
 (Huy Cận - Tuyển tập Huy Cận, tập 1, NXB Văn học, 1986)
Câu 1: Chủ thể trữ tình của bài thơ trên là ai?
A. Tác giả.	C. Người dân chài.
B. Đoàn thuyền.	D. Tác giả và người lao động
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là phương thức nao?
	A. Tự sự.	C. Miêu tả.	B. Biểu cảm.	D. Lập luận.
Câu 3: Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuậtu chủ yếu nào để sáng tạo các hình ảnh thơ?
	A. Bút pháp ước lệ.	B. Bút pháp hiện thực.
	C. Bút pháp lãng mạn.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây đúng nhất về chủ đề của bài thơ?
Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về cảnh biển đêm.
Bài thơ là bức tranh tráng lệ và hào hùng về đoàn thuyền đánh cá.
Bài thơ là khúc tráng ca ngợi thiên nhiên đất nước.
Bài thơ là khúc tráng ca ngợi thiên nhiên đất nước, ngợi ca lao động và người lao động.
Câu 5: Từ “đoàn thuyền” trong hai câu thơ:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”
Và “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”
	Được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
	A. Phương thức ẩn dụ.	B. Phương thức hoán dụ.	C. Phương thức nhân hoá.
Câu 6: Câu thơ “Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long” sử dụng phép tu từ gì?
	A. So sánh.	B. Nhân hoá.	C. ẩn dụ.	D. Nói quá.
Câu 7: Câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ – Nuôi lớn đời ta như buổi nào” thuộc kiểu câu gì?
	A. Câu nghi vấn.	C. Câu cảm thán.
	B. Câu cầu khiến.	D. Câu trần thuật.
Câu 8: Các từ nào sau đây không liên quan đến biển cả?
	A. sóng.	B. thuyền.	C. cá.	D. sao.
Bài tập 16
 Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu đáp án đúng.
	“Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
	Chắc anh cũng muốn ôm hôn con, nhưng hình như lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
	- Thôi! Ba đi nghe con! –Anh sáu khe khẽ nói: Chúng tôi, mọi người kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên dó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên.
	-Ba a a ba!
	Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như môt con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.
	Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
	- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
	Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vêt thẹo dài bên má của ba nó nữa.
	Trong lúc đó, ngoại nó cho tôi biết, đêm qua, bà đã tìm hiểu được vì sao nó không chịu nhận ba nó. Ba bảo:
	- Ba con, sao con không nhận? 
	- Không phải- đang nằm nó cũng dẫy lên.
	- Sao con biết là không phải? Ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì?
	- Ba con không giống cái hình ba chụp với má.
	- Sao không giống, đi lâu, ba già hơn trước thôi.
	- Cũng không phải già , mặt ba con không có cái thẹo như vậy.
	à ra vậy, bao giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó vì cái vết thẹo, và bà cho nó biết, ba nó đi đánh tây, bị Tây bắn bị thương, bà nhắc lại tội ác mấy thằng tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó nhận ra thì ba nó đến lúc phải đi rồi.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào
	A. Làng	B. Lặng lẽ Sa Pa.	C. Chiếc lược ngà.	 D. Một tác phẩm khác.
Câu 2: Tác giả của đoạn trích đó là ai?
	A.Nam Cao	B.Bằng Việt C.Kim Lân	 	 D. Nguyễn Quang Sáng
Câu 3: Tác phẩm đó được viết trong thời kì nào?
	A.Trước Cách mạng tháng Tám	 B. Trong kháng chiến chống Pháp
	C.Trong kháng chiến chống Mĩ 	 D. Sau cuộc kháng chiến chông Mĩ
Câu 4: Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai ?
 A. Tác giả.	 B. Người bạn của ông Sáu.	C. Vợ ông Sáu. D. Một người giấu mặt.
Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích trên là ai?
Kể về lỗi lầm của bé Thu.	B.Kể về sự hối lỗi của bé Thu
Kể về cuộc chia tay giữa ông Sáu và bé Thu	D.Kể về tình yêu cha sâu sắc và mãnh liệt của bé Thu.
Câu 6: Từ nào trong các từ sau không phải là từ láy ?
	A. mênh mông	 	B. xôn xao C. lạ lùng	 D. lăn lộn
Câu 7: Câu “ Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” đã sử dụng biện pháp tu từ là gì?
	A. So sánh	 B. Nhân hoá	C. ẩn dụ	 D. Nói quá 
Câu 8: Câu văn “Tôi thấy đôi mắt mênh mông của bé bỗng xôn xao” miêu tả phương diện nào của nhân vật?
	A. Ngoại hình 	 B. Nội tâm C. Tính cách 	 D. Phẩm chất
Câu 9: Câu nói của bé Thu: “Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!” có mục đích nói (thực hiện hành động nói) gì?
	A. Trình bày B. Điều khiển C. Hứa hẹn D. Bộc lộ cảm xúc
Câu 10: Những câu đối thoại giữa bé Thu và bà ngoại được dẫn theo cách nào?
	A. Cách dẫn trực tiếp. B. Cách dẫn gián tiếp.
 Bài tập 17
Câu1: Văn bản “Bàn về đọc sách” được trích từ cuốn sách nào?
Bàn luận về phép học.
Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.
Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của một sức sống dân tộc.
ý nghĩa văn chương.
Câu 2: Văn bản “Bàn về đọc sách” thuộc kiểu văn bản nào?
	A. Tự sự	B. Biểu cảm	 C. Thuyết minh	 D. Nghị luận 
Câu 3: Bài văn: “ Bàn về đọc sách” là của nhà văn nào?
A. Nguyễn Thiếp	 B. Chu Quang Tiềm	 C. Nguyễn Quang Sáng	D. Hoài Thanh
Câu 4: Tác giả bài văn “Bàn về đọc sách” là nhà văn nước nào? 
	A. Mĩ	B. Trung Quốc	 C. Tây Ban Nha 	 D. ấ n Độ
Câu 5: Đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức. Đó là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện làm người đúng hay sai?
	A. Đúng	B. Sai
Câu 6: Hãy khoanh tròn vào chữ cái em cho là đúng nhất về việc lựa chọn sách khi đọc:
Chọn đọc những quyển thực sự có giá trị, có lợi cho mình.
Chọn những tài liêu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn chuyên sâu của mình.
Chọn những sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình.
Cả 3 ý trên. 
Câu 7: Hãy khoanh tròn vào các chữ cái mà em cho là đúng nhất về phương pháp đọc sách:
Không nên đọc lướt qua mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ.
Không nên đọc một cách tràn lan.
Đọc có kế hoạch và hệ thống.
Cả 3 ý trên.
Câu 8: Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Đúng hay sai?
	A. Đúng.	B. Sai.
Câu 9: Bài viết “Bàn về đọc sách” có sức thuyết phục cao. Theo em điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?
Cách trình bày của tác giả vừa đạt lý vừa thấu tình.
Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên
Bài văn nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi cách viết giàu hình ảnh.
Cả 3 ý trên.
Câu 10: Sách đọc được chia làm mấy loại:
	A. Hai loại.	B. Bốn loại.	 	C. Năm loại.	 	 D. Sáu loại.
Câu 11: Văn bản “Bàn về đọc sách” nhiều chỗ tác giả sử dụng cách ví von thật cụ thể và thú vị. Như vậy văn bản này có thể coi là văn bản biểu cảm không?
	A. Được.	B. Không.
Câu 12: Khoanh tròn vào ý em cho là đúng về khái niệm khởi ngữ.
Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Khởi ngữ là thành phần đứng trước vị ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
Khởi ngữ là thành phần phụ của câu nêu lên hoàn cảnh và tình hình sự việc được nói đến trong câu.
Khởi ngữ là thành phần phụ của câu biểu lộ cảm xúc trong câu.
Câu 13: Khoanh tròn vào những câu có thành phần khởi ngữ:
	A. Tôi đọc quyển sách này rồi.	B. Quyển sách này tôi đọc rồi
	C. Nhà tôi có hai con mèo.	 D. Mèo nhà tôi có hai con.
Câu 14: Khi để làm sáng tỏ ý nghĩa của một sự việc hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp. Đúng hay sai?
	A. Đúng.	B. Sai.
Câu 16: Khoanh tròn ý đúng nhất về vai trò của tổng hợp trong văn bản:
A. Tổng hợp là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.
B. Không có phân tích thì không có tổng hợp.
C. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ tác phẩm
D. Cả 3 ý trên.
Bài tập 18
Câu 1: “Tiếng nói của văn nghệ” của nguyễn Đình Thi là kiểu văn bản nào?
	A. Tự sự.	B. Nghị luận.	C. Biểu cảm.	D. Thuyết minh.
Câu 2: Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết vào thời gian nào?
 A. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.	 C. Thời kỳ miền Bắc hoà bình.
 B. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.	 D. Khi đất nước hoàn toàn thống nhất.
Câu 3: Tác phẩm “Mẹ vắng nhà” của Nguyễn Đình Thi là đúng hay sai?
	A. Đúng.	B. Sai.
Câu 4:	Nguyễn Đình Thi là?
 A. Nhà thơ, nhà văn. B. Nhà viết kịch,soạn kịch	 C.Cây bút lý luận phê bình. D. Cả 3 ý trên.
Câu 5: Truyện “Cái tết của mèo con” của tác giả nào?
	A. Nguyễn Thi.	 B. Nguyễn Đình Thi.	 C. Tô Hoài.	 D.NguyễnQuangSáng.
Câu 6: Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập, đúng hay sai?
	A. Đúng.	B. Sai.
Câu 7: Hãy nối những ý ở cột A với những ý của cột B sao cho hợp lý:
Cột A
Cột B
1. Thành phần tình thái
2.Thành phần biệt lập
3. Thành phần cảm thán
4. Khởi ngữ
a. Điểm dùng để bộc lộ tâm lú của người nói (vui, buồn, mừng, giận)
b. Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lời đề tài được nói đến trong câu.
c. Được dùng để thể hiện cái nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
d. Là những sự việc không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu (tình thái cmr thán).
Câu 8: Xác định câu có chứa thành phần cảm thán.
	A. Trời ơi, chỉ còn có năm phút.	B. Sáng nay, tôi đi học.
	C. Sáng nay tôi giẫm phải cái gai.	 D. ồ, sao bạn vui thế.
Câu 9: Xác định câu có chứa thành phần tình thái.
Với sự nỗ lực của mình, chắc chắn bạn sẽ đạt được điểm cao trong kì thi tới.
Hôm nay, có lẽ trời không mưa.
Ôi, bông hoa đẹp quá!
Ngày mai chúng mình cùng đi câu.
Câu 10: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về các sự việc, hiện tượng có ýnghĩa đối với xã hội, đángkhen, đáng chê, hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Đúng hay sai?
	A. Đúng.	B. Sai.
Câu 11: ý nào đúng nhất về yêu cầu nội dung của kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.
Phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề.
Phân tích một mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của chúng.
Chỉ ra nguyên nhân bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
Cả 3 ý trên.
Câu 12: ý nào đúng nhất về yêu cầu hình thức của bài nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống:
Bài viết phải có bố cục mạch lạc.
Có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp.
Cả 3 ý trên.
Bài tập 19
Câu 1: Khoanh tròn vào ý đúng về tác giả Vũ Khoan:
	A. Là nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.	B. Là nhà hoạt động chính trị.
	C. Là nhà viết kịch nổi tiếng.	D. Cả 3 ý trên.
Câu 2: Hiện nay Vũ Khoan đang là Phó Thủ tướng chính phủ đúng hay sai?
	A. Đúng.	B. Sai.
Câu 3: Văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” được viết vào năm nào?
	A. 2000.	B. 2001.	C. 2002.	D. 2003.
Câu 4: Khoanh tròn vào ý đúng về đề tài của văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”:
Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu.
Việt Nam hội nhập cùng bước vào thế kỷ mới.
Câu 5: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị về con người, đúng hay sai?
	A. Đúng.	B. Sai.
Câu 6: ý nghĩa lâu dài của chuẩn bị “hành trang vào thế kỷ mới” là gì?
Là thời điểm chuyển giao thế kỷ.	 B. Để nhận rõ cái mạnh, cái yếu.
 C. Phát huy cái mạnh, khắc phục cái yếu.	 D. Cả 3 ý trên.
Câu 7: Em hãy sắp xếp lại các luận cứ dưới đây theo đúng với trình tự luận cứ trong bài viết của tác giả của văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”.
Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
Những cái mạnh, cái yếu cảu con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỷ mới.
Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhát là sự chuẩn bị về con người.
Kết luận.
Câu 8: Khoanh tròn những thành ngữ, tục ngữ có sử dụng trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”.
	A. Nước đến chân mới nhảy.	 B. Bóc ngắn cắn dài.
	B. ăn cỗ đi trước lội nước theo sau.	 D. Trâu buộc ghét trâu ăn.
Câu 9: Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là:
 A. Dùng nhiều ngôn ngữ trang trọng.	
 B. Dùng nhiều ngôn ngữ uyên bác
 C. Dùng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống, dùng cách nói giản dị trực tiếp dễ hiểu bằng cách sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ
 D. Cả 3 ý trên.
Câu 10: “ hành trang” trong văn bản có nghĩa là gì ?
Đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa.
Hành trang tinh thần như tri thức, kỹ năng, thói quen
Câu 11: Thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú không được coi là thành phần biệt lập, đúng hay sai?
	A. Đúng.	B. Sai.
Câu 12: Cho biết lời gọi đáp trong câu ca dao sau hướng tới ai?
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
	A. Hướng tới “bầu” 	 B.Hướng tới “ bí”	C.Không hướng tới ai	D.Cả 3 ý trên
Câu 13: Thành phần biệt lập trong câu là:
	A. Thành phần tình thí.	B. Thành phần cảm thán.	C. Thành phần gọi đáp.	D. Thành phần phụ chú.	
E.Cả 3 ý trên.
Câu 14: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về tư tưởng, văn hoá, đạo đức lối sống của thế hệ thanh niên, đúng hay sai?
	A. Đúng.	B. Sai.
Bài tập 20
Câu 1: Văn bản “Chó sói và cừu” trong thơ ngụ ngôn của La Phông – Ten được viết theo kiểu văn bản nào?
 A. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.	 C. Nghị luận văn chương.
 B. Nghị luận xã hội.	 D. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
Câu 2: Văn bản “Chó sói và cừu” trong thơ ngụ ngôn của La Phông – Ten là của tác giả nào?
	A. La Phông Ten.	B. Buy Phông.	 	C. Hi – Pô - Lít – Ten.	 D. Ru – Xô.
Câu 3: Hi – Pô - Lít – Ten là:
	A. Nhà thơ nổi tiếng.	 B.Nhà nghiên cứu văn học.	 C. Một triết gia. 	D.Một sứ giả
Câu 4: Chế Lan Viên là tác giả của tập thơ nổi tiếng “Điêu tàn” đúng hay sai?
	A. Đúng.	B. Sai.
Câu 5: Bài thơ “Con cò” Được sáng tác vào năm nào?
	A.1945.	 B. 1962.	 C. 1967	 D.1969.
Câu 6: Bài thơ “Con cò” được in trong tập thơ nào?
	A. Điêu tàn.	B. Hoa ngày thường.	
	C. Chim báo bão.	D. Hoa ngày thường – Chim báo bão.
Câu 7: Bài thơ “Con cò” không phải lời hát ru thực sự, đúng hay sai?
	A. Đúng.	B. Sai.
Câu 8: Thơ Chế Lan Viên có phong cách nghệ thuật độc đáo như thế nào?
Phong cách rất “ngông”.
Phong cách táo bạo trong sáng tạo nghệ thuật.
Phong cách nhẹ nhàng.
Phong cách suy tưởng triết lý, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại.
Câu 9: Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết với nhau về nội dung và hình thức, đúng hay sai?
	A. Đúng.	B. Sai.
Câu 10:Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung ( Em hãy khoanh tròn vào ý đúng)
A. Mỗi đoạn văn trong văn bản phục vụ cho một chủ đề riêng, các câu trong văn bản phải phục vụ chủ đề đoạn văn.
B. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn.
C. Cả 3 ý trên.
Câu 11 : Các đoạn văn trong một văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về hình thức bằng các biện pháp chính 
A. Phép lặp từ ngữ.	B. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng.
	C. Phép nối.	D. Phép thế.	E. Cả 4 ý trên.
	Khoanh tròn vào ý mà em cho là đúng nhất.
Câu 12: Giảng văn rõ ràng là khó.
 Nói như vậy để nêu ra một sự thật. Không phải nhằm hù doạ càng không phải để làm ngã lòng. (Lê Trí Viễn)
	Đoạn văn trên dùng:
	A. Phép lặp	 B. Phép thế.	C. Phép nối.	D. Phép liên tưởng.
Câu 13: Xác định biện pháp liên kết câu trong đoạn văn sau:
	Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. ở tù thì hắn coi là thường. (Nam Cao)
	A. Phép lặp.	B. Phép thế.	C. Phép nối.	D. Phép trái nghĩa.
Câu 14: Xác định biện pháp liên kết câu trong các câu của đoạn trích sau:
	“Các lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, nên cố làm vừa ý vua cha”.
	A. Phép nối.	B. Phép lặp.	C. Phép thế.	D. Phép đồng nghĩa.
Bài tập 21
Câu 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải ra đời vào thời gian nào?
Cuộc kháng chiến chống Pháp.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Khi miền Bắc hoà bình và đang xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Khi đất nước đã thống nhất.
Câu 2: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được làm theo thể thơ nào?
	A. Thể thơ 4 chữ.	B. Thể thơ 5 chữ.	C. Thể thơ 7 chữ.	 D. Thể thơ tự do.
Câu 3: Tên thật của nhà thơ “Thanh Hải” là:
	A. Phạm Ngọc Hoan.	 B. Phạm Bá Ngoãn.	 C. Hoài Thanh.	 D. Phạm Trí Viễn
Câu 4: Sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ là:
	A. Hình ảnh cành hoa.	B. Hình ảnh con chim.
	C. Hình ảnh nốt nhạc trầm.	D. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ.
Câu 5: Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ: 
 “Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc”
 (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
	A. ẩn dụ.	B. Hoán dụ.	C. Điệp ngữ.	D. So sánh.
Câu 6: Từ “lộc” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Lợi lộc. 	 B. May mắn. 
C. Chồi non.	 	D. Đem mùa

File đính kèm:

  • docBAI TAP TRAC NGHIEM NGU VAN 9.doc
Giáo án liên quan