Bài tập Tin học đại cương – Giải thuật
Bài 2.9:
Viết chương trình nhập vào 3 số nguyên dương. Hãy kiểm tra xem 3
số ấy có phải là một bộ ngày, tháng, năm hợp lệ không.
Biết một bộ ngày/tháng/năm hợp lệ phải thỏa các điều kiện sau:
-Tháng: miền giá trị là 1.12
-Ngày: tùy thuộc vào tháng:
1, 3, 5, 7, 8, 10, 12: tối đa 31 ngày
4, 6, 9, 11: tối đa 30 ngày
2: nếu là năm nhuần: tối đa 29 ngày
ngược lại: tối đa 28 ngày
với: năm nhuần là năm chia hết cho 4 mà không chia hết cho
100, hoặc là chia hết cho 400.
Bài tập THĐC – Giải thuật GV: Phan Đình Thế Huân 1 MÔN: Tin học đại cương Bài tập thiết kế giải thuật 1. Phần cấu trúc tuần tự: Bài 1.1: Viết chương trình tính tổng, hiệu, tích, thương của 2 số nguyên a, b; với a,b được nhập vào từ bàn phím. Bài 1.2: Viết chương trình nhập vào ba số nguyên. Hãy tính tổng, tích, trung bình cộng của ba số nguyên đó. Bài 1.3: Viết chương trình nhập vào bán kính của một hình tròn. Hãy tính chu vi và diện tích của hình tròn đó. Bài 1.4: Viết chương trình nhập giờ, phút, giây. In ra tổng số giây tương ứng 2. Phần cấu trúc chọn: Bài 2.1: Viết chương trình nhập vào 3 số nguyên a, b, c. Hãy cho biết số lớn nhất và bé nhất trong 3 số nguyên ấy. Mở rộng: hãy mở rộng bài toán trên cho 5 số a, b, c, d, e. Bài 2.2: Viết chương trình nhập vào 1 số nguyên dương. Hãy cho biết đó là số chẵn hay số lẻ. Bài 2.3: Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên dương. Hãy cho biết số thứ nhất có phải là bội số của số thứ hai hay không. Bài 2.4: Viết chương trình thể hiện việc xét tuyển ĐHCĐ thông qua điểm tổng cộng của 3 môn thi. Thí sinh trúng tuyển nếu không có môn nào bị điểm 0 và tổng điểm 3 môn phải lớn hơn hoặc bằng 15. Bài 2.5: Viết chương trình nhập vào 3 số dương a,b,c. Hãy cho biết đây có phải là ba cạnh của một tam giác hay không, nếu đúng thì hãy tính diện tích tam giác ấy. Bài 2.6: Viết chương trình nhập vào một số nguyên tượng trưng cho tuổi của một người. Hãy xác định người đó thuộc nhóm người nào sau đây: -Thiếu nhi: tuổi <12 Bài tập THĐC – Giải thuật GV: Phan Đình Thế Huân 2 -Thiếu niên: 12<=tuổi<18 -Thanh niên: 18<=tuổi<35 -Trung niên: 35<=tuổi<60 -Cao niên: tuổi>=60 Bài 2.7: Viết chương trình giải phương trình bậc nhất ax + b=0, với a,b là các hệ số được nhập từ bàn phím. Bài 2.8: Viết chương trình giải phương trình bậc hai ax2 + bx +c =0, với a,b,c là các hệ số được nhập từ bàn phím. Bài 2.9: Viết chương trình nhập vào 3 số nguyên dương. Hãy kiểm tra xem 3 số ấy có phải là một bộ ngày, tháng, năm hợp lệ không. Biết một bộ ngày/tháng/năm hợp lệ phải thỏa các điều kiện sau: -Tháng: miền giá trị là 1..12 -Ngày: tùy thuộc vào tháng: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12: tối đa 31 ngày 4, 6, 9, 11: tối đa 30 ngày 2: nếu là năm nhuần: tối đa 29 ngày ngược lại: tối đa 28 ngày với: năm nhuần là năm chia hết cho 4 mà không chia hết cho 100, hoặc là chia hết cho 400. Bài 2.10: Viết chương trình nhập vào 3 số nguyên d, m, y tương ứng với giá trị của ngày, tháng, năm hiện tại (giả sử là d,m,y hợp lệ). Hãy cho biết ngày tiếp theo của d/m/y là ngày nào (d1/m1/y1). 3. Phần cấu trúc lặp: Bài 3.1: Nhập một số nguyên dương, đếm xem số nguyên đó có bao nhiêu chữ số. VD: số 32767 có 5 chữ số. Bài 3.2: Nhập một số nguyên dương, đếm xem trong số nguyên đó có bao nhiêu chữ số chẵn. VD: số 32767 có 2 chữ số chẵn. Bài 3.3: Bài tập THĐC – Giải thuật GV: Phan Đình Thế Huân 3 Nhập một số nguyên dương, tìm số đảo ngược của số đó. VD: số 32767 có số đảo ngược là 76723 Bài 3.4: Nhập vào một số nguyên dương, kiểm tra số đó có phải là một số nguyên tố không. VD: số 41 là một số nguyên tố. số 49 không phải là một số nguyên tố. Bài 3.5: Nhập vào một số nguyên dương, kiểm tra số đó có phải là một số chính phương hay không. HD: Số chính phương là số bình phương đúng của một số nguyên dương khác. VD: 4, 9, 16, 25, 36, 49, 64, 81 là các số chính phương. Bài 3.6: Nhập vào 2 số nguyên dương, tìm USCLN của 2 số đó. VD: USCLN(24,36) = 12 USCLN(25,18) = 1 Bài 3.7: Nhập vào 2 số nguyên dương, tìm BSCNN của 2 số đó. VD: BSCNN(24,36) = 72 BSCNN(25,18) = 25*18= 450 Lưu ý: không sử dụng công thức a*b = USCLN(a,b) * BSCNN(a,b). Bài 3.8: Nhập vào một số nguyên dương, tính tổng tất cả các ước số của số nguyên đó không kể chính nó. VD: số 6 có tổng các ước số là: 1+2+3=6 số 14 có tổng các ước số là: 1+2+7=10 số 23 có tổng các ước số là: 1 Bài 3.9: Nhập vào một số nguyên dương n, tính n! VD: 3! = 1.2.3 = 6 5!= 1.2.3.4.5 = 120 Bài tập THĐC – Giải thuật GV: Phan Đình Thế Huân 4 Bài 3.10: Nhập vào hai số nguyên dương n, k. Tính chỉnh hợp Ank= n! / k! VD: A52 = 5! / 2! = 3.4.5 = 60 Bài 3.11: Nhập vào hai số nguyên dương n, k. Tính tổ hợp Cnk = n! / k!(n- k)! VD: C52 = 5! / 2!3! = 3.4.5 / 1.2.3 = 10 Bài 3.12: Nhập vào số nguyên dương n. Hãy xuất ra màn hình số nguyên tố nhỏ nhất lớn hơn n. VD: nhập n = 7 Æ xuất ra màn hình số 11. Bài 3.13: Nhập vào số nguyên dương n. Hãy xuất ra màn hình số chính phương nhỏ nhất lớn hơn n. VD: nhập n = 7 Æ xuất ra màn hình số 11. Bài 3.14: Viết chương trình tính exp(x) theo công thức sau đây ! ... !2!1 1e 2 x n xxx n++++= với độ chính xác 0.00001 nghĩa là xác định n sao cho 00001.0 ! < n xn Bài 3.15: Viết chương trình nhập số nguyên dương N tìm: a. T1= 1 + 2 + 3 + 4 +N b. T2= 11 + 22 + 33 + NN c. T3= 1 + 1/2 + 1/3 + 1/4 + 1/N d. T4= 1 - 1/2 + 1/3 - 1/4 + 1/N Bài 3.16*: Viết chương trình nhập vào 3 số nguyên d, m, y tương ứng với giá trị của ngày, tháng, năm hiện tại (giả sử là d,m,y hợp lệ). Biết rằng ngày 1/1/2009 là ngày thứ 5. Hãy cho biết ngày d/m/y là ngày thứ mấy.
File đính kèm:
- Bai_tap_co_ban_ve_giai_thuat_20150727_121037.pdf