Bài tập Tiếng việt 9 (tiếp)

Bài 11: Cho đoạn văn sau:

 Nhiều tác phẩm thơ ca từ sau cách mạng tháng Tám đã xây dựng thàng công hình ảnh những con người mới. Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã khắc hoạ hình ảnh con người mới là một chú thiếu niên. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã viết về những người chiến sĩ bình dị trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Còn Bài thơ về tiểu đội xe không kính của PTD lại phản ánh những con người mới là những anh bộ đội lái xe ở Trường Sơn thời chống Mỹ, những chàng trai dũng cảm có pha chút nghịch ngợm, ngang tàng.

a, Tìm các câu chủ động?

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Tiếng việt 9 (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.............................................................................................................................................
b. Câu thơ run rẩy sự sống như một sợi dây thần kinh bị bóc trần ra khỏi vỏ, trực tiếp chạm vào nóng lạnh của môi trường.
..............................................................................................................................................
c. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế giễu và trịnh thượng thế.
..............................................................................................................................................
d. Nếu anh ứng cử thì, tôi nói thật đấy, cả xã sẽ ủng hộ anh.
..............................................................................................................................................
Bài 3: Cho đoạn trích sau:
Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm".
Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
a. Câu nào chứa hàm ý? Tại sao?
b. Chỉ ra hàm ý từ những câu đã xác định?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 4: Cho đoạn văn sau:
	Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Buổi sớm, mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan, trời mới quang. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
a. Tìm câu ghép.
b. Phân tích ngữ pháp và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép vừa tìm được.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 5: Chỉ ra khởi ngữ:
a, Tôi đeo gùi sau lưng, khoác súng bên vai và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí vụng về nhưng lại là thứ cần thiết cho tôi, bên khẩu súng của tôi. còn về diện mạo của tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo. Râu ria của tôi, đã có lúc tôi để mặc cho nó mọc dài đến hơn một gang tay.
b, Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự nồng nàn đầu tiên phát sinh bên trong nó. Trước kia nó chưa hề cẩm thấy tình yêu thương như vậy lúc ở nhà thẩm phán Mi-lơ dưới thung lũng Xan-ta Cla-ra mơn man ánh nắng. Với những cậu con trai ông Thẩm, trong những buổi đi săn hoặc đi lang thangđâu đó, tình cảm ấy chỉ là chuyện làm ăn cùng hội cùng phường. Với những đứa cháu của ông Thẩm, là trách nhiệm ra oai hộ vệ; Còn đối với bản thân ông Thẩm, đó là thứ tình bạn trịnh trọng và đàng hoàng. Nhưng tình yêu thương sôi nổi, nồng cháy, yêu thương đến độ tôn thờ, thương yêu đến cuồng nhiệt thì phải đến Giôn Thooc-tơn mới khơi dậy lên được.
Bài 6: Xác định thành phần biệt lập
a. Thông thường người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng về xứ, lúc nào cũng thích nói đến cái đẹp, cái lớn quê mình. Có lẽ vì tôi yêu quê hương thắm thiết, yêu đến độ đam mê như một kẻ si tình yêu cả cái hay cái dở của người yêu.
b, Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật, trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách làm cốm nhưng không đâu có được hạt cốm dẻo thơm và ngon được bằng làng Vòng, gần Hà Nội.
c, Ôi, quê mẹ nơi nào cũng đẹp, nơi nào cũng rực rỡ chiến tích, kỳ công.
d, Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết hôm qua rồi, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu mau!
e, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê sợ hơn cả những tiếng kia nhiều.
g, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
Bài 7: Phân tích cấu tạo và nêu tác dụng của thành phần phụ chú
a. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp.
b. Khoảng năm Giáp Ngọ, Ât Mùi (1774-1775), trong nước vô sự, Thịnh Vương (Trịnh Sâm) thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thúy.
c. - Chúng ta vừa đi qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? - Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi.
 - Có, Tôi có nhận ra. Sa Pa với những rặng đào. Với những đàn bò lang cổ có đeo
chuông ở các đồng cỏ trong thung lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả Phình phải không bác? - Nhà họa sĩ trả lời.
d. Chúng tôi cùng thoát li đi kháng chiến đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Lúc đi, đứa con gái đàu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
e. Hàng trăm, hàng nghìn năm nay, tình cảm lo nước thương dân nồng cháy và lý tưởng cao cả - yêu cầu khẩn thiết thay đổi hiện thực đen tối - của Đỗ Phủ mãi mãi kích động tâm khảm tác giả và phát huy tác dụng tích cực.
g. Cô bé nhà bên (có ai ngờ) cũng vào du kích...
h. Truyện Kiều là đỉnh cao của nền thơ cổ Việt Nam, nếu không phải là đỉnh cao nhất văn học nước ta tính đến hôm nay.
Bài 9: Sửa lỗi về dấu câu trong những câu sau:
a, Bằng ngọn bút tài tình của các nhà thơ lớn đã làm lòng ta rung động trước bao khung cảnh thiên nhiên. Mùa xuân với sắc hoa lê trắng điểm tô cho màu cỏ xanh non, hiện lên rất đẹp trong thơ Nguyễn Du. Còn Nguyễn Khuyến, chỉ bằng vài ba nét bút đơn sơ giản dị. Ông đã diễn tả thật tuyệt vời hình ảnh mùa thu trên nông thôn miền Bắc.
b, Qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nguyễn Thành Long đã đưa ta tới một nơi phong cảnh tuyệt vời với hình ảnh những cây thông non rung rinh ngón tay bằng bạc. Và làn mây bị nắng xua lăn trên các vòm lá ướt sương. Còn đẹp hơn nữa là cái nắng Sa Pa, cái nắng làm rực rỡ rừng cây, rực rỡ bó hoa trong tay cô gái trẻ. Rõ ràng, những bức tranh thiên nhiên, một trong những vẻ đẹp của toàn thiên truyện.
c, Qua bài thơ của Bác Hồ đã cho ta thấy một hoàn cảnh ngắm trăng thật đặc biệt. Trong thơ ca phương Đông, các thi nhân khi đón trăng, thưởng trăng vẫn thường phải có hoa có rượu, vậy mà lại không có ở nơi Bác bị giam cầm. Nhưng Bác lại không thể hờ hững với trăng. Có lẽ trong các nhà thơ từng say đắm với trăng. Chưa ai từng trải qua nỗi bối rối trước đêm trăng 
như Bác.
d, Trong tác phẩm Truyện Kiều của thi hào dân tộc Nguyễn Du đã tỏ ra rất tài tình trong việc khắc họa ngoại hình nhân vật. Với ND, việc miêu tả diện mạo, phục sức, dáng điệu của nhân vật. Đó không bao giờ chỉ đơn thuần là việc vẽ lại hình dáng bề ngoài. Ngược lại, dưới ngòi bút của bậc thiên tài ấy. Cái dáng vẻ bề ngoài luôn giúp người đọc hình dung rõ hơn bản chất,
 tính cách bên trong.
c, Bài thơ Qua đèo Ngang, bức tranh đẹp về một vùng non nước. Qua bài thơ đã vẽ ra trước mắt ta một cảnh trí thật nên thơ của hoa cỏ, núi sông miền Trung nước Việt. Cái tài của nhà thơ la ở chỗ: chỉ cần một vài nét chấm phá đơn sơ. Mà tác giả vẫn có thể làm cho phong cảnh đèo Ngang lưu lại những ấn tượng không thể mờ phai trong kí ức của biết bao người đọc.
Bài 10: Nêu tác dụng của câu đặc biệt
a, Gió. Mưa. Não nùng.
Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân, cẳng tay.
b, Sài gòn. Mùa xuân năm 1975. Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử.
c, Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
d, Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi đã hiểu....
Bài 11: Cho đoạn văn sau:
	Nhiều tác phẩm thơ ca từ sau cách mạng tháng Tám đã xây dựng thàng công hình ảnh những con người mới. Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã khắc hoạ hình ảnh con người mới là một chú thiếu niên. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã viết về những người chiến sĩ bình dị trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Còn Bài thơ về tiểu đội xe không kính của PTD lại phản ánh những con người mới là những anh bộ đội lái xe ở Trường Sơn thời chống Mỹ, những chàng trai dũng cảm có pha chút nghịch ngợm, ngang tàng.
a, Tìm các câu chủ động?
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b, Hãy làm cho các câu văn sau đây tránh sự đơn điệu trong cách đặt câu bằng cách chuyển một trong số những câu chủ động thành câu bị động?
...................................................................................................................................................... 
Bài 12: Biến đổi câu sau thành câu nghi vấn, cảm thán, câu tồn tại mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu:
	Hình ảnh của những con người đã đi tìm được một lẽ sống đầy ý nghĩa cho cuộc đời mình thật là đẹp đẽ.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 13: 
	Tố Hữu viết: Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
	Nguyễn Đình Thi viết: Việt Nam đất nước ta ơi!
a. Trong hai câu thơ trên, từ Tổ quốc, đất nước, giang sơn có phải là những từ đồng nghĩa không?
..............................................................................................................................................
b. Nhận xét cách dùng từ Tổ quốc, đất nước của hai nhà thơ ở mỗi câu?
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 14: 
	Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn
	Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn
	Gác mái ngư ông về viễn phố
	Gõ sừng mục tử lại cô thôn
	Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
	Dặm liễu sương sa khách bước dồn
	Kẻ chống Chương Đài người lữ thứ
	Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
	(Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan)
a. Xác định và giải thích các từ Hán Việt trong bài thơ?
b. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 15: Trong Tiếng Việt, những từ Hán Việt thường có rất nhiều nghĩa. Hãy chỉ ra các nét nghĩa của các từ sau và cho ví dụ cụ thể: 
	- Di - Phi 
	- Thiên - Phong 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Bài 16: Trong di chúc, lúc đầu Bác Hồ viết: Khi người ta đã ngoài 70 tuổi. Sau đó Bác sửa chữ tuổi thành chữ xuân. Cách thay từ như vậy hay ở chỗ nào?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 17: Nhận xét cách dùng từ trong các ví dụ sau:
- Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lẹch so sao cho bằng
- Thân thể ở trong lao 
Tinh thần ở ngoài lao
........................................
Bài 18: Chỉ ra ý nghĩa của tình thái từ:
a, Con người đáng kính ấy giờ cũng phải theo gót Binh Tư để có cải ăn ư?
..............................................................................................................................................
b, Em bé đáng thương thay!
............................................................................................................................................
Bài 19: 
	Sáng hè đẹp lắm em ơi
	Đầu non cỏ lục mặt trời vừa lên
	Da trời xanh ngắt thần tiên
	Đỏ au đường lớn mang tên Bác Hồ
	Trường Sơn mây núi lô xô
	Quân đi sóng lượn nhấp nhô bụi hồng
a. Tìm các tính từ: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................
b. Tìm các từ láy và giải thích nghĩa:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biên pháp tu từ:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 20: Xác định nghĩa của từ ngọt:
a. Em ạ, Cu Ba ngọt lịm đường
..............................................................................................................................................
b. Anh đà có vợ hay chưa
Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào
..............................................................................................................................................
c. Con dao này cắt rất ngọt. 
..............................................................................................................................................
Bài 21: Chữa lỗi dùng từ
 Nguyễn Trãi làm rực rỡ dân tộc ta. Ông có những phẩm chất tuyệt đối khiến cho chúng ta khuất phục. Ông còn là nhà thơ, nhà văn lớn, tác gia của những vần thơ, bài văn muôn đời chói sáng.
.............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Bài 22: Chữa lỗi lặp:
a. Trong bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi, nhà thơ Tố Hữu với một cảm xúc chân thành đã xây dựng được một hình tượng đẹp về người thanh niên mới. Đó là anh Nguyễn Văn Trỗi - con người đã trở thành tấm gương cho thế hệ thanh niên những năm dân tộc ta chiến đấu, hy sinh vì đọc lập tự do. Cuộc sống của anh khiến ta kính trọng và cái chết giữa tuổi thanh niên củ

File đính kèm:

  • docbai_tap_tong_hop_20150725_032137.doc