Bài tập phần địa lí tự nhiên lớp 12

1/ Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ hình cột. Mỗi địa điểm gồm 3 cột; ghi đủ số liệu, chú giải, tên biểu đồ

2/ Nhận xét và giải thích:

- Lượng mưa:+Huế có lượng mưa lớn nhất trong 3 địa điểm do bức chắn của dãy Bạch Mã đối với các khối khí từ biển thổi vào theo hướng Đông Bắc, do bão và dải hội tụ nhiệt đới, frong lạnh.

+TPHCM có lượng mưa lớn thứ 2 do trực tiếp đón gió mùa Tây nam và hoạt đông của dải hội tụ mạnh

+ Hà Nội có lượng mưa thấp nhất do có mùa đông lạnh.

- Lượng bốc hơi: TPHCM có lượng bốc hơi lớn nhất do nhiệt độ cao quanh năm, có mùa khô sâu sắc. Huế có lượng bốc hơi thấp do trong năm có thời gian nhiệt độ thấp, hạn chế sự bốc hơi. Hà Nội có lượng bốc hơi thấp nhất do nhiệt độ thấp ,đặc biệt vào mùa đông nhiệt độ quá thấp nên lượng bốc hơi thấp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập phần địa lí tự nhiên lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP PHẦN ĐỊ LÍ TỰ NHIÊN
Bài 1: Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình của một số địa điểm ở nước ta ( oC)
Địa điểm
Nhiệt độtrung bình tháng I
Nhiệt độ trung bình tháng VII
Nhiệtđộtrung bìnhnăm
Biên độ nhiệt = n độ tháng 7- nđộ tháng 1
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
13,7
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
12,5
Huế
19,7
29,4
25,1
9,7
Đà Nẵng
21,3
29,1
25,7
7,8
TP HCM
25,8
27,1
27,1
1,3
Hãy vẽ BĐ và nhận xét sự thay đổi nhiệt độ nước ta từ Bắc vào Nam. Nêu nguyên nhân của sự thay đổi đó
1. Vẽ BĐ hình cột, mỗi địa điểm 3 cột (nhiệt độ tháng I,tháng VII, TB năm)
2.Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ nước ta từ Bắc vào Nam:(Tính Biên độ nhiệt = nhiệt độ tháng7- nhiệt độ thángI)
- Nhiệt độ trung bình tháng I các địa điểm có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch Lạng Sơn 13,3 oC, TPHCM 25,8oC. Chênh lệch (12,50C),.
+Vì lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ theo đường kinh tuyến nên càng gần XĐ thì bề mặt Trái Đất càng nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn hơn do góc chiếu của tia sáng MT càng lớn 
+Vì miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, trong khi đó Miền Nam thì ảnh hưởng này hầu như không có (Dãy Bạch Mã chắn gió mùa ĐBắc) mà chịu ảnh hưởng của gió tín phong ĐB
 - Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các điểm ít có sự chênh lệch Lạng Sơn 27,0 oC, TPHCM 27,1oC; chênh lệch (0,10C)
+Do tháng VII không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. 
+Cả 6 địa phương t0 đều >270 vì thời gian này nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời; mặt trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến bắc và đang chuyển động về phía XĐ.
+Các tỉnh miền trung có nhiệt độ cao nhất vì ảnh hưởng của gió phơn tây Nam nên to cao hơn.
+TPHCM gần XĐ hơn nhưng có n.độ thấp hơn miền Trung do lúc này là mùa mưa nên nhiệt độ hạ thấp. 
-Nhiệt độ TB năm :
+Tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch Lạng Sơn 21,2 oC, TPHCM 27,1oC.(5,90C) vì càng gần xích đạo thì bề mặt Trái đất càng nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn hơn do góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn hơn.
+Nước ta có chế độ nhiệt độ cao của vùng nhiệt đới(cả 6 địa phương đều > 200C), Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, góc nhập xạ lớn. Các địa phương đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh nên lượng bức xạ lớn.
-Biên độ nhiệt độ ở MBắc>Mnam.Sự chênh lệch totrong năm của Mnam không đáng kể.Do MBắc vào tháng1 chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB nên nhiệt độ hạ thấp và khoảng cách 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau nên nhiệt độ mùa hạ cao hơn miền Nam(Lạng Sơn thấp hơn do độ cao). Mnam nóng quanh năm nên nhiệt độ cao quanh năm và có khoảng cách 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau nên nhiệt độ tối cao thấp hơn miền Bắc.
1/ Vẽ biểu đồ so sánh lượng mưa, bốc hơi và cân bẳng ẩm của 3 địa điểm trên
2/ So sánh và giải thích sự khác nhau về lượng mưa, bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa điểm đó
*Kết luận : Do ảnh hưởng của gió mùa và địa hình, lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến nên MB có một mùa đông lạnh,MN nóng quanh năm 
Bài 2: Cho bảng số liệu:( Đơn vị :mm)
Địa điểm
Lượng mưa
Bốc hơi
Cân bằng ẩm
Hà Nội
1676
989
+687
Huế
2868
1000
+1868
TP HCM
1931
1686
+245
1/ Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ hình cột. Mỗi địa điểm gồm 3 cột; ghi đủ số liệu, chú giải, tên biểu đồ
2/ Nhận xét và giải thích:
- Lượng mưa:+Huế có lượng mưa lớn nhất trong 3 địa điểm do bức chắn của dãy Bạch Mã đối với các khối khí từ biển thổi vào theo hướng Đông Bắc, do bão và dải hội tụ nhiệt đới, frong lạnh.
+TPHCM có lượng mưa lớn thứ 2 do trực tiếp đón gió mùa Tây nam và hoạt đông của dải hội tụ mạnh 
+ Hà Nội có lượng mưa thấp nhất do có mùa đông lạnh.
- Lượng bốc hơi: TPHCM có lượng bốc hơi lớn nhất do nhiệt độ cao quanh năm, có mùa khô sâu sắc. Huế có lượng bốc hơi thấp do trong năm có thời gian nhiệt độ thấp, hạn chế sự bốc hơi. Hà Nội có lượng bốc hơi thấp nhất do nhiệt độ thấp ,đặc biệt vào mùa đông nhiệt độ quá thấp nên lượng bốc hơi thấp. 
- Cân bằng ẩm:
+ Huế có cân bằng ẩm lớn nhất trong 3 địa điểm do có lượng mưa lớn(gấp 1,5 lần TPHCM, gấp 1,7 lần HN), lượng bốc hơi thấp hơn TPHCM nhiều(1,7 lần) và cao hơn HN.
+ Hà Nội có cân bằng ẩm đứng thứ 2 do lượng bốc hơi thấp nhất trong 3 địa điểm
+ TPHCM có cân bằng ẩm thấp do lượng bốc hơi cao nhất trong 3 địa điểm
Bài 3: Qua bảng số liệu hãy nhận xét về chế độ nhiệt độ của ba địa điểm HN,Huế,TPHCM và nêu sự biến đổi nhiệt độ theo vĩ độ.
Địa điểm
Nhiệt độ TB năm(0C)
Nhiệt độ TB tháng lanh.(0C)
Nhiệt độ TB tháng nóng(0C)
Biên độ nhiệt TB năm (0C)
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối(0C)
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối (0C)
Biên độ nhiệt tuyệt đối(0C)
Hà Nội
23,5
16,4(T1)
28,9(T7)
12,5
2,7
42,8
40,1
Huế
25,1
19,7(T1)
29,4(T7)
9,7
8,8
41,3
32,5
TPHCM
27,1
25,8(T12)
28,9(T4)
3,1
13,8
40,0
26,2
Nhận xét chế độ nhiệt của 3 địa điểm:
+HN có nhiệt độ TB năm thấp nhất, nhiệt độ TB tháng lạnh thấp nhất (vào tháng 1)là 16,40C, do chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB,nhiệt độ TB tháng nóng nhất (vào tháng 7) lên đến 28,90C, vì vậy biên độ nhiệt TB năm cao nhất(12,50C). Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối (2,70C) thấp nhất trong 3 địa điểm (thấp hơn Huế gần 3,5 lần và thấp hơn TPHCM 5,1 lần); nhưng nhiệt độ tối cao tuyệt đối (42,80C) lại cao nhất trong 3 địa điểm vì vậy biên độ nhiệt tuyệt đối cao nhất (40,10C) 
+Huế có nhiệt độ TB năm cao hơn HNvà thấp hơn TPHCM, nhiệt độ TB tháng lạnh (vào tháng 1) ko quá thấp như HN, nhưng nhiệt độ TB tháng nóng nhất (vào tháng 7) lên đến 29,40C,cao nhất trong 3 địa điểm vì vậy biên độ nhiệt TB năm tương đối cao (9,70C). Biên độ nhiệt tuyệt đối khá cao (32,50C), cao hơn TPHCM 1,24 lần. Như vậy chế độ nhiệt của Huế có tính chuyển tiếp giữa Hn và TPHCM.
+TPHCM có có nhiệt độ TB năm cao nhất trong 3 địa điểm, nhiệt độ ổn định trong năm, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12, nhiệt độ lên đến 25,80C, cao hơn nhiệt độ của HN và Huế. Trong khi đó Nhiệt độ TB tháng nóng nhất là 28,9 bằng HN và thấp hơn Huế, vì vậy biên độ nhiệt TB năm rất thấp(3,10C). Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối ko quá thấp, cao nhất trong 3 địa điểm và nhiệt độ tối cao tuyệt đối lại thấp hơn trong 3 địa điểm, nên biên độ nhiệt tuyệt đối khá thấp, thấp hơn HN 1,53 lần và thấp hơn Huế 1,24 lần.
2.Nhận xét sự biến đổi nhiệt độ theo vĩ độ:
*Nhiệt độ nước ta có sự phân hóa theo bắc-Nam(theo vĩ độ)
+Nhiệt độ tăng dần từ bắc vào Nam +Biên độ nhiệt giảm dần từ B vào N
+Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, miềm Bắc có khí hậu mang tính chất cận chí tuyến, miền nam có khí hậu mang tính chất cận XĐ, vì vậy nhiệt độ giữa 2 miền có sự chênh lệch lớn. do gió mùa Đông bắc góp phần tăng sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền B-N.
Bài 4: Cho bảng số liệu:
Biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1943-2005
Năm
Tổng diện tích rừng
( Triệu ha)
Trong đó
1/ Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng giai đoạn 1943-2005
2/ Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn trên
Tỷ lệ che phủ rừng (%)
Rừng tự nhiên
Rừng trồng
1943
14,3
14,3
0
43,8
1976
11,1
11,0
0,1
33,8
1983
7,2
6,8
0,4
22,0
2000
10,9
9,4
1,5
33,1
2005
12,4
9,5
2,9
37,7
2011
13,5
10,3
3,2
39,7
1/ Vẽ biểu đồ: 
Vẽ biểu đồ kết hợp cột chồng và đường: Cột chồng thể hiện diện tích rừng tự nhiên và DT rừng trồng; đường biểu diễn thể hiện độ che phủ rừng. Biểu đồ có hai trục tung, một trục biểu thị diện tích rừng, trục kia biểu thị độ che phủ, trục hoành biểu thị năm. Ghi đầy đủ tên biểu đồ và các yếu tố trên biểu đồ
2/ Nhận xét: 
*Tổng DTrừng nước ta từ 1943 đến 2011 giảm 0,8 trha(chủ yếu rừng tự nhiên), giảm ko đều.
+Trong đó , giai đoạn 1943-1983 DT rừng giảm mạnh nhất, giảm gần 1 nửa....?ha
+Giai đoạn 1983-2011 DT rừng bắt đầu tăng do DT rừng trồng và rừng tư nhiên đều tăng 6,3tr ha, nhưng tăng chậm. Có nhiều biến đổi do sự biến đổi của DT rừng tự nhiên và rừng trồng.
*DT rừng tự nhiên chiếm phần lớn tổng DT rừng. Từ 1943 đến 2011 giảm 4,0trha,giảm ko đều.
+Trong đó, giai đoạn 1943-1983 DT rừng giảm mạnh nhất, giảm 7,5trha
+Giai đoạn 1983-2011 DT rừng bắt đầu tăng 3,5trha,nhưng tăng chậm.
*DT rừng trồng :Từ 1943 đến 2011 tăng ? ha, tăng liên tục.
+Năm 1943 chưa có rừng trồng.
+Từ 1943-1983 rừng trồng tăng 0,4triệu ha 
+ Từ 1983-2011 DT rừng trồng cũng tăng lên 2,8 triệu ha, 
*Tỉ lệ che phủ; từ 1943 đến 2011 giảm 4,1%. 
+Từ 1943 -1983 độ che phủ rừng giảm 21,8%. Trong giai đoạn này DT rừng trồng chỉ tăng 0,1 triệu ha. Như vậy DT rừng trồng không bù lại được DT rừng mất đi nên độ che phủ rừng giảm 
+ Từ 1983-2011 độ che phủ rừng cũng tăng lên 17,7 %. DT rừng tự nhiên có sự phục hồi, DT rừng trồng cũng tăng lên, vì vậy tổng DT rừng nước ta tăng lên 6,2 triệu ha, làm cho độ che phủ rừng cũng tăng lên . Sự biến đổi DT rừng làm cho độ che phủ rừng cũng biến đổi 
*KL: Sự biến đổi DT rừng tự nhiên và DT rừng trồng của nước ta chứng tỏ chất lượng rừng đang giảm vì DT rừng phục hồi chủ yếu là rừng tái sinh và rừng trồng.
3.Giải thích: 
* Giai đoạn 1943 đến 1983 Tổng diện tích rừng và rừng tự nhiện giảm mạnh do chiến tranh nạn chặt phá rừng bừa bãi 
*Giai đoạn 1983-2010 tổng DT rừng bắt đầu tăng do DT rừng TN và rừng trồng đều tăng .
+DT rừng tự nhiên tăng do:quá trình phục hồi sau những năm chiến tranh tàn phá, do sự quản lí rừng chặt chẽ hơn,có chính sách nhằm ổn định cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế nạn du canh du cư,đốt rừng làm nương rẫy
+DT rừng trồng tăng lên liên tục là do có nhiều chính sách khuyến khích trồng rừng như giao đất, giao rừng 
Bài 5 Sự biến động DT rừng qua các năm 1943-2010
Năm
Tổng DT córừng(triệu ha)
DT rừng tự nhiên(triệu ha)
DT rừng trồng
(triệu ha)
a.Vẽ BĐ thể hiện các nội dung của bảng số liệu trên
b.Nhận xét và giải thích sự biến động DT rừng ở nước ta trong giai đoạn trên
Độ ghe 
phủ(%)
1943
14,3
14,3
0
43,0
1983
7,2
6,8
0,4
22,0
2010
13,4
10,3
3,1
40,4
Bài 6: Hãy vẽ BĐ và nhận xét Sự đa dang thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật, động vật ở nước ta
Số lượng loài
Thực vật
Thú
Chim
Bò sát lưỡng cư
Cá
Số lượng loài đã biết
14500
300
830
400
2550
Số lượng loài bị mất dần
500
96
57
62
90
Trong đó số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng
100
62
29
 -
 -
a.Vẽ BĐ cột chồng: mỗi loài là 1 cột. trong cột có số loài mất dần ,còn số loài có nguy cơ tuyệt chủng ở trong số loài mất dần 
bNhận xét
-Số lượng loài sinh vật đa dạng gồm thực vật ,thú ,chim ,bò sát ,cá. Tổng số tới 18580. Trong đó thực vật nhiều nhất?,cá ? chim? Bò sát? Thú?
-Số loài bị mất dần ? ,trong đó thực vật nhiều nhất?,thú? cá ? Bò sát? chim ? 
-Số loài có nguy cơ tuyệt chủng? ,trong đó thực vật nhiều nhất?,thú? chim ? 
Như vậy số lượng loài sinh vật của nước ta có nguy cơ giảm sút nhanh chóng, dẫn tới mất cân bằng sinh thái.........
-Mất nguồn gen quý hiếm. Chúng ta cần phải có biên pháp bảo vệ.
Bài 7: Cho bảng số liệu: .
DIỆN TÍCH RỪNG BỊ CHÁY VÀ BỊ CHẶT PHÁ CỦA NƯỚC TA , GIAI ĐOẠN 2000-2008
DT rừng (ha)
2000
2003
2004
2005
2008
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện S rừng bị chặt phá và bị cháy, giai đoạn 2000-2008. Nêu nhận xét và giải thích.
2011
Bị cháy ( ha)
1045
5510
4787
6829
1549
1745,0
Bị chặt phá (ha)
3542
2040
2254
3347
3172
2186,7
1. Vẽ BĐ hình cột: mỗi năm gồm 2 cột.
 Nhận xét;
*DT rừng bị cháy từ năm 2000 đến 2011 tăng ?ha, tăng không liên tục.
+Từ 2000 đến2003 tăng nhanh, tăng?ha, từ 2003 đến 2004 giảm ? ha, từ 2004- 2005 DT rừng bị cháy tăng nhanh, tăng? ha. 
+Năm 2005 đến 2011 giảm nhanh, giảm ?ha. 
*DT rừng bị chặt phá từ 2000 đến 2011 giảm liên tục, giảm? ha,.
+Từ năm 2000 đến 2003 giảm ?ha, từ 2003 đến 2005 tăng ?ha, 
+Từ 2005 đến 2011 giảm ?ha, giảm ngày càng nhanh
*KL: DT rừng bị cháy và DT rừng bị chặt phá ngày càng giảm chứng tỏ ‎y thức bảo vệ rừng của người dân được nâng cao..

File đính kèm:

  • docBAI_TAP_DIA_LI_12_PHAN_TU_NHIEN_20150726_042404.doc
Giáo án liên quan