Bài tập ôn tập môn Vật lý Khối 9

Câu 7 : (M1)

Trong máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện :

A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm

B. Cuộn dây dẫn và nam châm

C. Cuộn dây dẫn và lõi sắt

D. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm

Câu 8 : (M1)

Bộ góp của máy phát điện xoay chiều gồm những chi tiết chính nào ?

A. Hai vành bán khuyên và hai chổi quét

B. Hai vành khuyên và hai chổi quét

C. Một vành bán khuyên, mọt vành khuyên và hai chổi quét

D. Chỉ có hai vành khuyên

Câu 9 : (M1)

Một máy phát điện xoay chiều có cấu tạo và hoạt động như sau :

A. Hai cuộn dây quay ngược chiều nhau quanh một nam châm

B. Một cuộn và một nam châm quay cùng chiều ,cùng một trục

C. Một cuộn dây quay trong từ trường của một nam châm đứng yên

D. Hai nam châm quay ngược chiều nhau ở quanh một cuộn dây

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn tập môn Vật lý Khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VẬT LÝ 9
Lý thuyết:
1/ Dòng điện xoay chiều là gì? Các cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
Trả lời: * Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.
 *Cách tạo ra dòng điện xoay chiều có 2 cách:
 - Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín 
 - Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm 
2/ Nêu cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều? 
Trả lời: * Cấu tạo:
 - Có 2 bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn
 - Một trong 2 bộ phận đó đứng yên gọi là stato., bộ phận còn lại quay gọi là rôto.
 * Hoạt động: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
 Khi cho nam châm quay trước ống dây ( hoặc cuộn dây quay trong từ trường ) thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây biến thiên nên trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
3/ Nêu các tác dụng của dòng điện xoay chiều ? cho ví dụ ? 
Trả lời: - Tác dụng nhiệt: dòng điện xoay chiều qua đèn dây tóc
  - Tác dụng quang: dòng điện xoay chiều làm sáng bóng đèn bút thử điện
        - Tác dụng từ: Rơle điện từ , nam châm điện.
Ngoài ra còn có: Tác dụng sinh lí : ứng dụng trong y tế như châm cứu .
4/a- Nêu cách làm giảm hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện. Viết CT tính hao phí. 
Trả lời: - Để giảm hao phí điện năng do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện thì tốt nhất là phải tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây dẫn.
 - Công thức: Php = 
 Php: công suất hao phí (W)
   P: Công suất cần truyền tải (W)
   R: Điện trở dây dẫn (Ω)
   U: Hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây ( V)
b- Choïn bieän phaùp coù lôïi nhaát ñeå giaûm coâng suaát hao phí treân ñöôøng daây taûi ñieän? Vì sao? Neáu taêng HÑT leân 3 laàn thì seõ giaûm coâng suaát hao phí ñi maáy laàn? 
Trả lời: Giöõ nguyeân R taêng HÑT U vaø vì coâng suaát hao phí tæ leä nghòch vôùi bình phöông HÑT.
-Taêng HÑT leân 3 laàn thì seõ giaûm coâng suaát hao phí ñi 32 = 9 laàn.
II- Bài tập:
Câu 1:( M1)
 Bộ góp của máy phát điện xoay chiều gồm những chi tiết chính sau:
Hai bán khuyên và hai chổi quét . 
Hai vành khuyên và một bán khuyên .
Một vành khuyên và hai chổi quét .
Hai bán khuyên và một chổi quét .
Câu 2: (M1)
 Hãy tìm hiểu và cho biết ở Việt Nam các máy phát điện lớn trong lưới điện quốc gia có tần số là:
Tần số 100 Hz . 
Tần số 75 Hz .
Tần số 50 Hz . 
 Tần số 25 Hz . 
Câu 3: (M1)
 Trong máy phát điện xoay chiều, khi nam châm quay thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều. Câu giải thích đúng là:
Từ trường qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.
Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.
Số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây luân phiên tăng , giảm.
Từ trường qua tiết diện S của cuộn dây không biến đổi.
C âu 4: (M1)
 Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:
 A. Tăng 2 lần .
 B. Tăng 4 lần .
 C. Giảm 2 lần .
 D. Không tăng, không giảm .
C âu 5: (M1)
 Trên cùng một dây dẫn tải đi cùng một công suất điện nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:
 A. Tăng 2 lần .
 B. Giảm 2 lần .
 C. Tăng 4 lần .
 D. Giảm 4 lần .
C âu 6: (M1)
 Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện trở R và đặt vào hai đầu
 đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí Phf do tỏa nhiệt là:
 A. Phf = .
 B. Phf = .
 C. Phf = .
D. Phf = .
Câu 7 : (M1)
Trong máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện : 
Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm 
Cuộn dây dẫn và nam châm 
Cuộn dây dẫn và lõi sắt
Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm 
Câu 8 : (M1)
Bộ góp của máy phát điện xoay chiều gồm những chi tiết chính nào ?
Hai vành bán khuyên và hai chổi quét 
Hai vành khuyên và hai chổi quét 
Một vành bán khuyên, mọt vành khuyên và hai chổi quét 
Chỉ có hai vành khuyên 
Câu 9 : (M1)
Một máy phát điện xoay chiều có cấu tạo và hoạt động như sau :
Hai cuộn dây quay ngược chiều nhau quanh một nam châm 
Một cuộn và một nam châm quay cùng chiều ,cùng một trục 
Một cuộn dây quay trong từ trường của một nam châm đứng yên
Hai nam châm quay ngược chiều nhau ở quanh một cuộn dây 
Câu 10 : (M1)
 Khi truyền đi cùng một công suất điện ,muốn giảm công suất hao phí vì toả nhiệt,dùng cách nào trong các cách dưới đây là có lợi .Chọn câu trả lời đúng 
Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên hai lần 
Tăng tiết diệndây lên hai lần 
Giảm chiều dài hai lần 
Giảm hiệu điện thế hai lần 
Câu 11 :( M1)
Khi truyền tải điện năng đi xa, hao phí là đáng kể khi điện năng chuyển hoá thành dạng năng lượng nào sau đây ? 
Hoá năng 	
Năng lượng ánh sáng 
C. Nhiệt năng 	
D. Năng lượng từ trường 
Câu 12 : (M1)
 Một trong những phương án làm giảm hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện là giảm điện trở của dây dẫn .Chọn phương án không hợp lí 
Phải làm dây dẫn có tiết diện lớn 
Tốn kém rất lớn lượng kim loại màu 
Phải có hệ thống cột điện lớn 
Sử dụng dây dẫn có tiết diện nhỏ 
Câu 13: (M1)
 Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây .
A. luôn luôn tăng 	
B. luôn luôn giảm 
C. luân phiên tăng giảm. 
	D. luôn luôn không đổi 
Câu 14: (M1)
Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín ?
A. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm điện. 
B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây 
C. Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần nam châm điện 
D. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín .
Câu 15: (M1)
Chọn câu phát biểu đúng :
A. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của pin 
B. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của acquy 
C. Dòng điện xoay chiều có chiều thay đổi.
D. Dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi. 
Câu 16: (M1)
Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ?
A. Máy thu thanh dùng pin. 
B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V 
C. Tủ lạnh 
D. Ấm đun nước 
Câu 17: (M1)
Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?
A. Đèn điện. 	
B. Máy sấy tóc
C. Tủ lạnh
	D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin 
Câu 18: (M1)
Dòng điện xoay chiều có thể được tạo nên từ : 
A. đinamô xe đạp. 	
B. ắc quy 	
	C. pin 	
	D. ắcquy khô 
Câu 19: (M2)
Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều ? 
A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắcquy. 
B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều toả ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn 
C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn 
D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường .
Câu 20: (M1)
 Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều :
A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều 
B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều 
C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều 
D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục. 
Câu 21: (M1)
 Nếu hiệu điện thế của điện nhà là 220V thì phát biểu nào là không đúng ? 
A. Có những thời điểm , hiệu điện thế lớn hơn 220V
B. Có những thời điểm , hiệu điện thế nhỏ hơn 220V
C. 220V là giá trị hiệu dụng . Vào những thời điểm khác nhau , hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này .
D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi. 
Câu 22: (M1)
 Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần 1 lá thép . Khi đóng khoá K , lá thép dao động đó là tác dụng : 
A. cơ 	
B. nhiệt 
	C. điện 	
	D. từ. 
Câu 23: (M1)
Trong thí nghiệm đặt kim nam châm dọc theo trục của nam châm điện, khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện thì hiện tượng : 
A. kim nam châm điện đứng yên 
B. kim nam châm quay một góc 900
C. kim nam châm quay ngược lại. 
D. kim nam châm bị đẩy ra 
Câu 24: (M1)
 Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B . Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng . Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều ?
 A. Tác dụng cơ 
	B. Tác dụng nhiệt 
	C. Tác dụng quang 	
	D. Tác dụng từ. 
Câu 25: (M1)
 Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V – 15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức : 
A. Bình ăcquy có hiệu điện thế 16V 
B. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V. 
C. Hiệu điện thế một chiều 9V 
D. Hiệu điện thế một chiều 6V 
Câu 26: (M1)
Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện ?
A. Tác dụng nhiệt 	
	B. Tác dụng từ. 	
C. Tác dụng quang 	
	D. Tác dụng sinh lý 
Câu 27: (M1)
Để đo cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều , ta mắc ampe kế :
A. nối tiếp vào mạch điện . 	
B. nối tiếp vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế 
C. song song vào mạch điện 
D. song song vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế 
Câu 28: (M1)
 Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều , ta mắc vôn kế :
A. nối tiếp vào mạch điện 	
B. nối tiếp vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế 
C. song song vào mạch điện. 
D. song song vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế 
Câu 29: (M1)
 Một bóng đèn có ghi 6V-3W lần lược mắc vào mạch điện một chiều , rồi vào mạch điện xoay chiều có hiệu điện thế 6V thì độ sáng của đèn ở : 
A. mạch điện một chiều sáng mạnh hơn mạch điện xoay chiều 
B. mạch điện một chiều sáng yếu hơn mạch điện xoay chiều 
C. mạch điện một chiều sáng không đủ công suất 3W 
D. cả hai mạch điện đều sáng như nhau . 

File đính kèm:

  • docnoi_dung_on_tap_mon_vat_ly_lop_9.doc