Bài tập ôn tập môn Hóa học

Dạng bài tập 1: Phân loại đơn chất, hợp chất

Phân loại các chất sau theo đơn chất, hợp chất: khí hidro, nước , đường saccarozo (C12H22O11), nhôm oxit (Al2O3), Canxi cacbonat (CaCO3), khí cacbonic (CO2), muối ăn (NaCl), dây đồng, bột lưu huỳnh, khí Clo.

Dạng bài tập 2: Hóa trị

a) Tính hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5

Giải: Gọi a là hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 (a>O)

Ta có:

N2O5 a.2 = 5.II a = 5.II/2 a = V Vậy trong CT hợp chất N2O5 thì N(V)

b) Tính hóa trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2

Giải: Gọi a là hóa trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2 (a>O)

Ta có:

SO2 a.1 = 2.II a = 2.II a = IV Vậy trong CT hợp chất SO2 thì S(IV)

c) Tính hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2 , biết nguyên tố Ca(II)

Giải: Gọi b là hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2

Ta có:

Ca3(PO4)2 3.II = 2.b b =3.II/2 b = III Vậy trong CT hợp chất Ca3(PO4)2 thì PO4 (III)

Câu1: Xác định nhanh hóa trị của mỗi nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau đây: NO ; NO2 ; N2O3 ; N2O5; NH3; HCl; H2SO4; H3PO4; Ba(OH)2; Na2SO4; NaNO3; K2CO3 ; K3PO4 ; Ca(HCO3)2 Na2HPO4 ; Al(HSO4)3 ; Mg(H2PO4)2

2: Lập nhanh CTHH của những hợp chất sau tao bởi:

P (III) và O; N (III)và H; Fe (II) và O; Cu (II) và (OH); Ca và (NO3); Ag và (SO4), Ba và (PO4); Fe (III) và (SO4), Al và (SO4); NH4 (I) và NO3

 

docx18 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn tập môn Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÓA 8
* ÔN LẠI LÝ THUYẾT
1. Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
– Mol (n) là lượng chất có chứa N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
con số 6.1023 là số Avogađro, kí hiệu là N
– Khối lượng mol (M)  của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó
– Thể tích mol (l) của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
– Thể tích khí chất khí :
+ Ở điều kiện tiêu chuẩn :
+ Ở điều kiện thường:
Tỷ khối của chất khí.
– Khí A đối với khí B :   dA /B = MA/MB
– Khí A đối với không khí :dA /kk = MA/29
2. Tính theo CTHH và theo PTHH
– Tính theo CTHH: Từ thành phần % khối lượng các nguyên tố xác định CTHH và ngược lại.
– Dựa vào PTHH tính khối lượng chất tham gia, chất sản phẩn, thể tích các chất theo PTHH 
* BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Nước tác dụng với dãy chất nào sau đây đều tạo thành dung dịch làm quỳ tím đổi màu xanh
A. SO2, K, K2O, CaO.
B. K, Ba, K2O, CaO.
C. Ca, CaO, SO2, P2O5.
D. BaO, P2O5, CaO, Na.
Câu 2. Dãy chất nào sau đây đều tác dụng với khí oxi (ở điều kiện thích hợp)?
A. Na, H2, Fe, CH4.
B. Mg, CaCO3, Al, S.
C. P, CuO, H2, CH4.
D. H2, Au, K, P.
3. Dãy các chất đều gồm các bazơ tan trong nước là
A. K2SO4, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4.
B. H3PO4, Mg(OH)2, Al(OH)3, H2SO4.
C. H2SO4, Mg(OH)2, H3PO4,Cu(OH)2.
4. Dãy chất gồm các muối là
A. KCl, NaNO3, NaOH, Al2O3.
B. NaHCO3, Na2CO3, KBr, Cu2S.
C. P2O5, HCl, BaO, MgCl2.
D. NaNO3, KCl, HCl, BaO.
5. Oxit nào trong các oxit sau đây tan trong nước tạo dung dịch axit?
A. MgO.                                                      B. BaO.
C. P2O5.                                                       D. FeO.
6. Oxit nào sau đây dùng làm chất hút ẩm?
A. FeO.                                                        B. CuO.
C. A12O3.                                                    D. CaO.
7. Phản ứng khi cho khí co đi qua bột CuO ớ nhiệt độ cao thuộc loại phản ứng:
A. thế.                                                        B. oxi hoá – khử
C. phân hủy.                                               D. hoá hợp.
TỰ LUẬN
Dạng bài tập 1: Phân loại đơn chất, hợp chất
Phân loại các chất sau theo đơn chất, hợp chất: khí hidro, nước , đường saccarozo (C12H22O11),  nhôm oxit (Al2O3), Canxi cacbonat (CaCO3), khí cacbonic (CO2), muối ăn (NaCl), dây đồng, bột lưu huỳnh, khí Clo.
Dạng bài tập 2: Hóa trị
a) Tính hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5
Giải: Gọi a là hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 (a>O)
Ta có:    
N2O5   ⇔    a.2 = 5.II      ⇔   a = 5.II/2  ⇔    a = V     Vậy trong CT hợp chất N2O5 thì N(V)
b) Tính hóa trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2
Giải: Gọi a là hóa trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2  (a>O)
Ta có:   
SO2       ⇔ a.1 = 2.II      ⇔ a = 2.II    ⇔a = IV     Vậy trong CT hợp chất SO2  thì S(IV)
c) Tính hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2 , biết nguyên tố Ca(II)
Giải: Gọi b là hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2
Ta có:     
Ca3(PO4)2   ⇔3.II = 2.b    ⇔b =3.II/2    ⇔b = III    Vậy trong CT hợp chất Ca3(PO4)2 thì PO4 (III)
Câu1: Xác định nhanh hóa trị của mỗi nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau đây: NO ;  NO2 ;  N2O3 ; N2O5; NH3; HCl; H2SO4; H3PO4; Ba(OH)2; Na2SO4; NaNO3; K2CO3 ; K3PO4 ; Ca(HCO3)2 Na2HPO4 ; Al(HSO4)3 ; Mg(H2PO4)2
2: Lập nhanh CTHH của những hợp chất sau tao bởi:
P (III) và O; N (III)và H; Fe (II) và O; Cu (II) và (OH); Ca và (NO3); Ag và (SO4), Ba và (PO4); Fe (III) và (SO4), Al và (SO4); NH4 (I) và NO3
Dạng bài tập 3: Định luật bảo toàn khối lượng
1: Có thể thu được kim loại sắt bằng cách cho khí cacbon monoxit CO tác dụng với chất sắt (III) oxit . Khối lượng của kim loại sắt thu được là bao nhiêu khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit thì có 26,4 kg CO2 sinh ra.
2: Khi nung nóng quặng đồng malachite, chất này bị phân hủy thành đồng (II) oxit CuO, hơi nước và khí cacbonic.
Tính khối lượng của khí cacbonic sinh ra nếu khối lượng malachite mang nung là 2,22g, thu được 1,60 g đồng II oxit và 0,18 g nước.
– Nếu thu được 6 g đồng (II) oxit; 0,9 g nước và 2,2 g khí cacbonic thì khối lượng quặng đem nung là bao nhiêu?
Dạng bài tập 4: Phương trình hóa học
Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng sau:
1/    Al  +    O2    →   Al2O3
2/    K  +   O2    →  K2O
3/    Al(OH)3     t0 →  Al2O3  +    H2O
4/    Al2O3  +    HCl   →  AlCl3  +    H2O
5/    Al  +    HCl     → AlCl3  +    H2↑
6/    FeO  +    HCl   →  FeCl2  +    H2O
7/    Fe2O3  +    H2SO4    →  Fe2(SO4)3  +    H2O
8/    NaOH  +    H2SO4    →   Na2SO4  +    H2O
9/    Ca(OH)2  +    FeCl3   →   CaCl2  +   Fe(OH)3 ↓
10/  BaCl2  +    H2SO4   →    BaSO4↓ +   HCl
11/  Fe(OH)3    →  Fe2O3  +    H2O
12/    Fe(OH)3  +    HCl    →   FeCl3  +    H2O
13/    CaCl2  +    AgNO3    →  Ca(NO3)2  +  AgCl ↓
14: Nhiệt phân 12,64 gam KMnO4 thu được một lượng khí O2, đốt cháy 5,6 gam Fe trong lượng khí O2 vừa thu được tạo thành Fe3O4. Tính khối lượng Fe3O4.
15: Đốt cháy 18,4 gam kim loại natri.
a) Tính thể tích khí oxi ( ở đktc) cần dùng.
b) Tính khối lượng natri oxit tạo thành.
c) Nếu dùng lượng oxi điều chế từ 142,2 gam KMnO4 cho phản ứng với 18,4 gam Na thì sau phản ứng chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam?
Dạng bài tập 5: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
1: Hãy tính :
a. Số mol CO2 có trong 11g khí CO2 (đktc)
b. Thể tích (đktc) của 9.1023 phân tử khí H2
2: Hãy cho biết 67,2 lít khí oxi (đktc)
a. Có bao nhiêu mol oxi?
b. Có bao nhiêu phân tử khí oxi?
c. Có khối lượng bao nhiêu gam?
3: Một hỗn hợp gồm 1,5 mol khí O2; 2,5 mol khí N2; 1,2.1023 phân tử H2 và 6,4 g khó SO2.
a. Tính thể tích của hỗn hợp khí đó ở đktc.
b. Tính khối lượng của hỗn hợp khí trên.
Dạng bài tập 6: Tính theo công thức hóa học:
Tính thành phần phần trăm về khối lượng
VD1: Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất NaOH
Ta có: MNaOH= 23+16+1= 40 (g)
⇒%Na = 23/40. 100% = 57,5 (%) ;  %O = 16/40.100% = 40 (%) ; %H = 1/40.100% = 2,5 (%)
VD2: Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất Fe(OH)3
Ta có: MFe(OH)3 = 56+(16+1).3 = 107 (g) 
1: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong  hợp chất: NaNO3; K2CO3 , Al(OH)3, SO2, SO3, Fe2O3.
2: Xác định CTHH của hợp chất giữa nguyên tố X với O có %X = 43,67%. Biết X có hóa trị V trong hợp chất với O. (ĐS: P2O5)
3: Hợp chất B có %Al = 15,79%; %S = 28,07%, còn lại là O. Biết khối lượng mol B là 342.Viết CTHH dưới dạng Alx(SO4)y .Xác định CTHH. (ĐS: Al2(SO4)3 )
4:Một hợp chất khí X có tỉ khối đối với hidro là 8,5. Hãy xác định công thức hóa học của X biết hợp chất khí có thành phần theo khối lượng  là 82,35% N và 17,65% H.(ĐS: NH3)
5: Một hợp chất X của S và O có tỉ khối đối với không khí là 2,207.
a.Tính MX (ĐS: 64 đvC)
b.Tìm công thức hóa học của hợp chất X biết nguyên tố S chiếm 50% khối lượng, còn lại là O. (ĐS: SO2)
Dạng bài tập 7: Tính theo phương trình hóa học
1: Cho 11,2gam Fe tác dụng với dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được Sắt (II) clorua  (FeCl2) và khí hidro (H2) .
a. Lập PTHH của phản ứng
b. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của từng cặp chất trong phản ứng
c. Thể tích khí H2 thu được ở đktc.(ĐS:4,48 lít)
d. Khối lượng HCl phản ứng.(ĐS:14,6 g)
e. Khối lượng FeCl2 tạo thành.(ĐS:25,4 g)
2: Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra khí sunfurơ (SO2). Phương trình hoá học của phản ứng là   S + O2  SO2 .   Hãy cho biết:
a) Những chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất ? Vì sao ?
b) Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,5 mol nguyên tử lưu huỳnh.(ĐS: 33.6 lít)
c) Khí sunfurơ nặng hay nhẹ hơn không khí ?
HÓA 9
* ÔN LẠI LÝ THUYẾT
– Thể tích mol (l) của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
– Thể tích khí chất khí :
+ Ở điều kiện tiêu chuẩn :
+ Ở điều kiện thường:
- Công thức tính nồng độ dung dịch:
- Nồng độ mol dung dịch                                 
Trong đó: CM : là nồng độ mol dung dịch (M) hoặc (mol/l)
n : là số mol chất tan( mol)
                          V là thể tích dung dịch(l)
- Nồng độ phần trăm dung dich:    
Trong đó: C% : là nồng độ phần trăm dung dịch (%)   
mct: là khối lượng chất tan(g)
                                  mdd : là khối lượng dung dịch(g)
* BÀI TẬP
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch MgCl2 thì: 
A. Không có hiện tượng gì
Tùy chọn 2
C. Có kết tủa nâu đỏ
Tùy chọn 4
Câu 2: Thổi hơi thở vào nước vôi trong. Hiện tượng xảy ra là
A. Xuất hiện kết tủa xanh
B. Xuất hiện kết tủa trắng
C. Không có hiện tượng gì
D. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ
Câu 3: Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch K2CO3 thì có hiện tượng: 
A. Có kết tủa trắng
B. Có kêt tủa nâu đỏ
C. Có chất khí không màu thoát ra
D. Không có hiện tượng gì.
Câu 4: Cho 400g dung dịch H2SO4 4,9% tác dụng với 16g Oxit của một kim loại hóa trị 2 thì vừa đủ. Oxit đó là: 
A. FeO
B. CuO
C. ZnO
D. Oxit khác.
Câu 5: Cho 5,6 g CaO tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 18,25%. Khối lượng dung dịch HCl đó là: 
A. 10g
B. 20g
C. 30g
D. 40g
E. Kết quả khác.
Câu 6: Để phân biệt các dung dịch: NaCl, HCl, NaNO3. Có thể dùng các thuốc thử lần lượt là: 
A. Dung dịch NaOH, dung dịch AgNO3
B. Quỳ tím, dung dịch AgNO3
C. Phenolphtalein, dung dịch H2SO4
D. Dung dịch H2SO4, dung dịch BaCl2
Câu 7: Để phân biệt các dung dịch NaCl, NaNO3, Na2SO4 có thể dùng các thuốc thử lần lượt là: 
A. Dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3
B. Quỳ tím, dung dịch BaCl2
C. Quỳ tím, dung dịch AgNO3
D. Quỳ tím, phenolphtalein.
Câu 8: Dung dịch HCl có phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
A. KOH, BaCl2, CaCO3, H2SO4
B. CaCO3, Mg(OH)2, SiO2, MgO
C. Fe, NaOH, MgO, CaCO3
D. BaCl2, CaCO3, SO2, H2SO4
Câu 9: Để tách lấy Fe từ hỗn hợp của Fe với Al ta cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch dư của chất nào sau: 
A. H2SO4 đặc nguội
B. H2SO4 đặc nóng
C. CuSO4
D. NaOH
Câu 10: Cho 4,8 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). M là: 
A. Fe
B. Zn
C. Mg
D. Al
Câu 11: Cho 16,8 g kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). M là: 
A. Fe
B. Zn
C. Mg
D. Al
Câu 12: Cho 25,6g kim loại M hóa trị 2 tác dụng với 8,96 lít Cl2 (đktc) thì vừa đủ. M là: 
A. Mg
B. Fe
C. Cu
D. Kết quả khác
Câu 13: Cho 4,6 g kim loại M tác dụng với nước dư, thu được 4,48 l Hiđro ở đktc. Kim loại M là: 
A. Mg
B. Fe
C. Na
D. K
Câu 14: Để phân biệt các kim loại Al, Fe, Cu lần lượt dùng các thuốc thử là: 
A. Quỳ tím, dung dịch HCl
B. Dung dịch HCl, phenolphtalein
C. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl
D. Dung dịch BaCl2, dung dịch AgNO3
Câu 15: Cho 13,9g hỗn hợp Al, Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 7,84 lít H2 ở đktc. Khối lượng Fe trong hỗn hợp là: 
A. 5,6g
B. 11,2g
C. 16,8g
D. Kết quả khác.
Câu 16: Cho 4 gam hỗn hợp Mg và MgO tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch axit sunfuric loãng.Thể tích khí thu được là 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng của Mg và MgO trong hỗn hợp lần lượt là: 
A. 2,2 và 1,8 gam
B. 2,4 và 1,6 gam
C. 1,2 và 2,8 gam
D. 1,8 và 1,2 gam
Câu 17. Hoà tan hoàn toàn 3,22 gam gồm Fe,Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng,thu được 1,344 lit H2 (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là 
A. 9,52g
B. 10,27g
C. 8,98g
D. 7,25g
Câu 18: Cho 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH tạo thành muối K2CO3. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là: 
A. 1,5 M
B. 2M
C. 1M
D. 3M
Câu 19: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch Ca(OH)2 sinh ra chất kết tủa màu trắng. Nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2 đã dùng là: 
A. 0,25M
B. 0,7M
C. 0,45M
D. 0,5M
Câu 20: Trung hòa 20ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là: 
A. 10g
B. 8g
C. 9g
D. 15g
TỰ LUẬN
Câu 21. Cho các chất sau: SO2, CuCl2, MgO, Mg, Ba(OH)2. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho các chất trên tác dụng với:
a) Dung dịch NaOH
b) Dung dịch H2SO4 loãng
Câu 22. Cho 4 dung dịch riêng biệt: NaOH, HCl, Ba(OH)2, NaCl được đựng trong 4 lọ mất nhãn. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách nhận biết dung dịch trong mỗi lọ. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có)
Câu 23. Hòa tan x gam Al2O3 bằng 400 ml dung dịch H2SO4 0,3M vừa đủ (D = 1,2 g/ml).
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính x.
c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối thu được sau phản ứng.
24. Viết các phương trình hóa học thực hiện chuổi biến hóa sau :
Fe3O4  → Fe →  FeCl3  → Fe(NO3)3 → Fe(OH)3
25. Viết phương trình hóa học (nếu có) khi cho nhôm tác dụng với:
a/  Dung dịch muối đồng (II) sunfat.
b / Axit sunfuric đặc nguội.
c/  Khí clo.
d/  Kẽm clorua
26. a/ Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học trong thí nghiệm sau đây : Nhúng một lá nhôm vào dung dịch CuSO4  màu xanh lam.
b/ Bằng phương pháp hoá học phân biệt ba chất bột sau: nhôm, sắt, bạc.
27. Cho 20g hỗn hợp hai kim loại Zn và Cu tác dụng vừa đủ với 196g dd axit sunfuric, người ta thu được 4,48 lít khí hidro (ở đktc).
a) Viết PTHH của phản ứng.
b) Tính khối lượng các chất có trong hỗn hợp.
c) Tính nồng độ phần trăm dd axit sunfuric cần dùng.
28: a. Nêu phương pháp hóa học dùng để nhận biết các kim loại đựng trong lọ riêng biệt bị mất nhãn: Al, Fe, Ag? 
b. Chỉ dùng một chất duy nhất để phân biệt các kim loại sau đựng trong các lọ riêng biệt: K, Fe, Al? 
29: Viết PTHH thực hiện dãy biến đổi sau: FeSO4 → FeCl2 → Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 → FeO 
c. Fe Fe Fe2(SO4)3 → FeCl3 → Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 
d. Al → Al2O3 → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al B
30: Hiđrocacbon B có thành phần gồm 82,76%C, phần còn lại là H. 
a. Hãy lập CTPT của B, biết dB/O2= 1,8125? 
b. Viết các CTCT có thể có của B? 
31: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 150ml dd HCl. Sau phản ứng thu được 10,08 l khí (đktc).
a) Viết PTHH
b) Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng.
c) Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng.
32: 6,72 l khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 600ml dd Ba(OH)2, sản phẩm tạo thành là BaCO3 và nước.
a) Viết PTHH.
b) Tính nồng độ mol của dd Ba(OH) đã dùng.
c) Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
33: Trung hòa dd KOH 2M bằng 250ml HCl 1,5M.
a) Tính thể tích dd KOH cần dùng cho phản ứng.
b) Tính nồng độ mol của dd muối thu được sau phản ứng.
c) Nếu thay dd KOH bằng dd NaOH 10% thì cần phải lấy bao nhiêu gam dd NaOH để trung hòa hết lượng axit trên.
34: Ngâm 1 lá kẽm trong 32g dd CuSO4 10% cho tới khi kẽm không thể tan được nữa.
a) Viết PTHH. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
b) Tính khối lượng kẽm đã phản ứng.
c) Xác định nồng độ % của dd sau phản ứng.
35: Trung hòa dd KOH 5,6% (D = 10,45g/ml) bằng 200g dd H2SO4 14,7%.
a) Tính thể tích dd KOH cần dùng.
b) Tính C% của dd muối sau phản ứng.
36: Cho dd NaOH 2M tác dụng hoàn toàn với 3,36l khí clo (đktc).
a) Tính thể tích dd NaOH tham gia phản ứng.
b) Tính nồng độ các chất sau phản ứng. (Giả thuyết cho thể tích dd thay đổi không đáng kể).
37: Cho 7,75g natri oxit tác dụng với nước, thu được 250ml dd bazơ.
a) Tính nồng độ mol của dd bazơ thu được.
b) Tính khối lượng dd H2SO4 20% cần dùng để trung hòa hết lượng bazơ nói trên. Từ đó tính thể tích dd H2SO4 đem dùng, biết D(dd H2SO4) = 1,14g/ml.
38: Hòa tan 21,1g hỗn hợp A gồm Zn và ZnO bằng 200g dd HCl (vừa đủ) thu được dd B và 4,48 l khí H2.
a) Xác định khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A.
b) Tính C% của dd HCl đã dùng.
c) Tính khối lượng muối có trong dd B.
39: Cho 21g hỗn hợp bột nhôm và nhôm oxit tác dụng với dd HCl dư làm thoát ra 13,44 l khí (đktc).
a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
b) Tính thể tích dd HCl 36% (D = 1,18g/ml) để hòa tan vừa đủ hỗn hợp đó.
40: Cho 15,75g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dd H2SO4 loãng dư, thu được 33,6l khí (đktc).
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b) Tính khối lượng dd muối thu được.
41: Hòa tan hoàn toàn 12,1g hỗn hợp bột CuO và ZnO vào 150ml dd HCl 2M.
a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu.
b) Tính khối lượng dd H2SO4 20% cần để hòa tan hỗn hợp trên.
42: Cho 10g hỗn hợp Cu và CuO tác dụng với dd H2SO4 loãng dư. Lọc lấy phần chất rắn không tan cho phản ứng với dd H2SO4 đặc, nóng thu được 1,12 l khí (đktc). Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất rắn trong hỗn hợp đầu.
43: Dẫn từ từ 3,136 l khí CO2 (đktc) vào một dd có hòa tan 12,8g NaOH, sản phẩm là muối Na2CO3.
a) Chất nào đã lấy dư, dư bao nhiêu lít (hoặc gam)?
b) Tính khối lượng muối thu được.
44: Cho 3,92g bột sắt vào 200ml dd CuSO4 10% (D = 1,12g/ml).
a) Tính khối lượng kim loại mới tạo thành.
b) Tính nồng độ mol của chất có trong dd sau phản ứng. (Giả thuyết cho thể tích dd thay đổi không đáng kể).
45: Trộn 60ml dd có chứa 4,44g CaCl2 với 140ml dd có chứa 3,4g AgNO3.
a) Cho biết hiện tượng quan sát được và viết PTHH.
b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
c) Tính CM của chất còn lại trong dd sau phản ứng. Biết thể tích dd thay đổi không đáng kể.
46: Cho 9,2g một kim loại A phản ứng với khí clo (dư) tạo thành 23,4g muối. Xác định tên kim loại A, biết A có hóa trị I.
47: Cho 0,6g một kim loại hóa trị II tác dụng với nước tạo ra 0,336 l khí H2 (đktc). Tìm  kim loại
48 :Cho 10,5g hổn hợp hai kim loại Cu, Zn vào dd H2SO4  loãng dư, người ta thu được 2,24 lit khí (đktc)
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dd sau phản ứng.

File đính kèm:

  • docxBai 39 Benzen_12786830.docx