Bài tập ôn tập môn Đạo đức Lớp 2
Câu 8: Cần quan tâm, giúp đỡ bạn vì:
a) Em yêu mến các bạn.
b) Bạn cho em đồ chơi.
c) Bạn nhắc bài cho em trong giờ kiểm tra.
d) Em làm theo lời của thầy giáo, cô giáo.
đ) Bạn che dấu khuyết điểm cho em.
e) Bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 9: Trả lại của rơi
a) Trả lại của rơi là người thật thà, đáng quý trọng.
b) Trả lại của rơi là ngốc.
c) Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình.
d) Chỉ nên trả lại của rơi khi có người biết.
e) Chỉ nên trả lại khi nhặt được số tiền lớn hoặc những vật đắt tiền.
ÔN TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2 PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM I. Hãy đánh dấu + vào trước ý kiến em cho là đúng. Câu 1: Học tập, sinh hoạt đúng giờ. a) Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ. b) Học tập đúng giờ giúp em mau tiến bộ. c) Cùng một lúc em có thể vừa học vừa chơi. d) Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe. Câu 2: Biết nhận lỗi và sửa lỗi. a) Người biết nhận lỗi là người trung thực, dũng cảm. b) Người có lỗi chỉ cần tự sữa lỗi, không cần nhận lỗi c) Nếu có lỗi chỉ cần nhận lỗi, không cần sữa lỗi d) Cần biết nhận lỗi dù cho mọi người không biết mình có lỗi. đ) Cần xin lỗi khi có lỗi với bạn bè và em nhỏ. e) Chỉ cần xin lỗi những người mà mình quen biết Câu 3: Chăm chỉ học tập. a) Chỉ những bạn không giỏi mới cần chăm chỉ. b) Cần chăm học hằng ngày và khi chuẩn bị kiểm tra c) Chăm chỉ học tập là góp phần vào thành tích học tập của tổ, của lớp. d) Chăm chỉ học tập là hằng ngày phải học đến khuya. Câu 4: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp. a) Trường lớp sạch đẹp có lợi cho sức khỏe. b) Trường lớp sạch đẹp giúp em học tập tốt hơn. c) Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là trách nhiệm của mỗi học sinh. d) Giữ gìn trường lớp sạch đẹp thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp. e) Vệ sinh trường lớp chỉ là trách nhiệm của bác lao công. Câu 5: Gọn gàng, ngăn nắp. a) Nhà cửa sạch sẽ có lợi cho sức khoẻ. b) Chỉ cần gọn gàng, ngăn nắp khi nhà chật. c) Lúc nào cũng xếp gọn đồ dùng làm mất thời gian. d) Gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp. đ) Giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp là việc làm của mỗi người trong gia đình em. e) Gọn gàng, ngăn nắp sẽ dễ dàng tìm thấy đồ dùng. Câu 6: Chăm làm việc nhà. a) Làm việc nhà là trách nhiệm chỉ của người lớn trong gia đình. b) Trẻ em có bổn phận làm những việc nhà phù hợp với khả năng. c) Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở. d) Cần làm tốt việc nhà khi người lớn có mặt cũng như khi vắng mặt. đ) Tự giác làm những việc nhà phù hợp với khả năng là yêu thương cha mẹ. Câu 7: Chăm chỉ học tập là: a) Cố gắng tự hoàn thành bài tập được giao. b) Tích cực tham gia học tập cùng bạn trong nhóm, trong tổ. c) Chỉ dành tất cả thời gian cho việc học tập mà không làm các việc khác. d) Tự giác học bài mà không cần nhắc nhở. đ) Tự sửa chữa sai sót trong bài làm của mình. Câu 8: Cần quan tâm, giúp đỡ bạn vì: a) Em yêu mến các bạn. b) Bạn cho em đồ chơi. c) Bạn nhắc bài cho em trong giờ kiểm tra. d) Em làm theo lời của thầy giáo, cô giáo. đ) Bạn che dấu khuyết điểm cho em. e) Bạn có hoàn cảnh khó khăn. Câu 9: Trả lại của rơi a) Trả lại của rơi là người thật thà, đáng quý trọng. b) Trả lại của rơi là ngốc. c) Trả lại của rơi là đem lại niềm vui cho người mất và cho chính mình. d) Chỉ nên trả lại của rơi khi có người biết. e) Chỉ nên trả lại khi nhặt được số tiền lớn hoặc những vật đắt tiền. Câu 10: Những việc làm ở nơi công cộng mà em tán thành: a) Giữ yên lặng, đi nhẹ, nói khẽ. b) Đá bóng trên đường giao thông. c) Xếp hàng khi cần thiết. d) Đi vệ sinh đúng nơi quy định. e) Ném hoa quả, bánh kẹo bừa bãi vào chuồng thú. II. Khoanh vào chữ cái trước ý kiến em cho là đúng. Câu 1: Khi thấy bạn hái hoa, phá cây ở nơi công cộng. A. Mặc bạn, không quan tâm. B. Cùng hái hoa, phá cây với bạn. C. Khuyên ngăn bạn. D. Lại đánh mắng bạn.. Câu 2: Để cư xử tốt với bạn, các em nên làm gì? A. Cùng học bài, vui chơi với bạn. B. Trêu chọc, đánh nhau, làm bạn tức giận; C. Không giúp bạn, khi bạn gặp khó khăn; D. Để bạn vui chơi một mình. Câu 3: Khi đưa vật gì cho thầy giáo, cô giáo em phải đưa như thế nào? A. Đưa bằng tay trái. B. Đưa bằng một tay. C. Đưa bằng tay phải. D. Đưa bằng hai tay. Câu 4: Hành vi nào là đúng? A. Cùng bạn học bài. B. Vừa đi vừa giật tóc bạn. C. Làm bạn ngã. D. Xé sách vở của bạn. Câu 5: Đi bộ như thế nào là đúng quy định đối với đường không có vỉa hè? A. Đi sát lề đường bên tay phải. B. Đi sát lề đường bên tay trái. C. Đi ra giữa lòng đường. D. Vừa đi vừa đùa nghịch. Câu 6: Muốn có nhiều bạn em phải làm gì? A. Trêu chọc bạn. B. Cư xử tốt với bạn khi cùng học, cùng chơi. C. Không cho bạn mượn đồ của mình. D. Bạn muốn chơi nhưng mình không chơi với bạn. Câu 7: Khi nào cần nói lời cần nói lời cảm ơn? A. Khi được người khác quan tâm giúp đỡ. B. Khi làm phiền người khác. C. Khi giúp đỡ người khác. D. Khi người khác giúp đỡ việc lớn. Câu 8.Nếu em sơ ý làm rơi hộp bút của bạn xuống đất, khi đó em sẽ:A. Bỏ đi không nói gì. B.Nhặt hộp bút lên đưa bạn và nói lời xin lỗi. C.Nói lời xin lỗi bạn. D.Nhặt hộp bút lên đưa bạn. Câu 9: Bạn mượn quyển truyện tranh của em về đọc nhưng sơ ý để em bé làm rách vài trang. Em sẽ :A.Bắt đền bạn. B.Lần sau không cho bạn mượn C.Giận dữ, mắng bạn. D.Tha lỗi cho bạn, nhắc nhở bạn lần sau giữ cẩn thận hơn. Câu 10: Em đang làm việc nhà thì bạn đến rủ đi chơi. Em sẽ: A. Bỏ việc, đi chơi với bạn. B.Nhờ người lớn làm hộ để đi chơi với bạn. C.Nói bạn đợi làm xong việc rồi đi chơi. III. Ghi chữ Đ vào ô trống trước ý kiến em tán thành: Câu 1: Gọn gàng, ngăn nắp. a) Cần gọn gàng ngăn nắp cả khi ở lớp và ở nhà. b) Nhà cửa sạch sẽ có lợi cho sức khoẻ. c) Giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp là việc của những người lớn trong gia đình. d) Gọn gàng, ngăn nắp giúp cho đồ dùng bền, đẹp lâu hơn. Câu 2: Cảm ơn, xin lỗi. a) Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. b) Chỉ nói lời cảm ơn khi người khác quan tâm, giúp những việc lớn. c) Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi và làm phiền người khác. d) Biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự trọng mình và tôn trọng người khác. Câu 3: Chăm chỉ học tập. a) Chăm chỉ học tập giúp em mau tiến bộ. b) Chăm chỉ học tập để được nhiều điểm tốt. c) Chỉ nên chăm học khi bố mẹ hứa thưởng. d) Chăm chỉ học tập để trở thành học trò ngoan, được bạn bè yêu mến. Câu 4: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. a) Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng có lợi cho sức khỏe. b) Cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng vì lợi ích chung của mọi người. c) Chỉ cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng mà mình thường xuyên qua lại. d) Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là thể hiện nếp sống văn minh. đ) Chỉ cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng có bảng nội quy. Câu 5: Học tập, sinh hoạt đúng giờ. a) Đã đến giờ học bài nhưng Lan vẫn mải mê chơi máy vi tính. b) Sáng nào Mai cũng dậy 6 giờ để tập thể dục. c) Cứ đúng 7 giờ tối là Vân ngồi vào bàn để ôn bài và chuẩn bị bài cho ngày hôm sau. d) Na thường đi học muộn vì ngủ quên. đ) Em thường tranh thủ làm bài tập trong giờ ra chơi để về nhà khỏi phải làm bài. PHẦN 2: TỰ LUẬN Câu 1: Hãy ghi lại những việc em thường làm trong ngày. - Buổi sáng:.. - Buổi trưa:... - Buổi chiều: - Buổi tối:. Câu 2: Em hãy kể lại một tình huống em mắc lỗi, đã biết nhận và sửa lỗi. Câu 3: Em hãy nhận xét xem lớp mình đã gọn gàng, ngăn nắp chưa và cần làm gì để lớp gọn gàng, ngăn nắp? Câu 4: Em đã chăm chỉ học tập chưa? Hãy kể cho các bạn nghe về những việc cụ thể em đã làm thể hiện chăm chỉ học tập. Câu 5: Hãy ghi những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn. Câu 6: Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy như thế nào? Câu 7: Hãy nêu những việc em đã làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Câu 8: Hãy nêu những việc em thường xuyên làm để giúp đỡ ba mẹ. Câu 9: Em hãy nêu các việc cần làm để giữ gìn trường, lớp sạch đẹp. Câu 10: Em hãy tự đánh giá việc sắp xếp gọn gàng chỗ học, chỗ chơi của bản thân.
File đính kèm:
- bai_tap_on_tap_mon_dao_duc_lop_2.docx