Bài tập ôn tập lần 4 môn Vật lý Lớp 9 - Chương II: Trường điện từ - Trần Văn Tính

11 Máy phát điện xoay chiều:

- Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.

- Có hai loại máy phát điện xoay chiều:

 Loại 1: Khung dây quay (Rôto) thì có thêm bộ góp (hai vành khuyên nối với hai đầu dây, hai vành khuyên tì lên hai thanh quét, khi khung dây quay thì vành khuyên quay còn thanh quét đứng yên). Loại này chỉ khác động cơ điện một chiều ở bộ góp (cổ góp). Ở máy phát điện một chiều là hai bán khuyên tì lên hai thanh quét.

 Loại 2: Nam châm quay (nam châm này là nam châm điện)_Rôto

- Khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 2 lần. Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của rôto.

- Máy phát điện quay càng nhanh thì HĐT ở 2 đầu cuộn dây của máy càng lớn. Tần số quay của máy phát điện ở nước ta là 50Hz.

12-Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.

- Dòng điện xoay chiều có tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ

- Lực điện từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.

- Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của CĐDĐ và HĐT xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt (+) hay (-).

- Các công thức của dòng điện một chiều có thể áp dụng cho các giá trị hiệu dụng của cường độ và HĐT của dòng điện xoay chiều

 

docx9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn tập lần 4 môn Vật lý Lớp 9 - Chương II: Trường điện từ - Trần Văn Tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG Ô TẬP LẦN 4
 Môn Vật Lý lớp 9A1, 9A2, 9A3
 Giáo viên giao bài: Trần văn Tính
 Thời gian hoàn thành: 28 tháng 03 năm 2020
* LƯU Ý: KHI VÔ HỌC LẠI THẦY KIỂM TRA TẤT CẢ BÀI TẬP ĐÃ CHO 
 CÁC EM XEM LẠI PHẦN THẦY HỆ THỐNG LÝ THUYẾT RỒI LÀM BÀI TẬP NHÉ
CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ
A. LÝ THUYẾT
1. Nam châm vĩnh cửu.
* Đặc điểm:
Hút sắt hoặc bị sắt hút (ngoài ra còn hút niken, coban)
Luôn có hai cực, cực Bắc (N) sơn đỏ và cực Nam (S) sơn xanh hoặc trắng
Nếu để hai nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.
* Kim nam châm: Luôn chỉ hướng Bắc-Nam địa lý (la bàn).
* Ứng dụng: Kim nam châm, labàn, Đi-na-mô xe đạp, Loa điện (loa điện có cả hai loại nam châm), động cơ điện đơn giản, máy phát điện đơn giản
2: Tác dụng từ của dòng điện – Từ trường 
* Thí nghiệm ơxtet: Đặt dây dẫn song song với kim nam châm. Cho dòng điện chạy qua dây dẫn, kim nam châm bị lệch khỏi vị trí ban đầu Þ có lực tác dụng lên kim nam châm (lực từ)
* Kết luận: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (lực từ) lên kim NC đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.
* Từ trường: là không gian xung quanh NC, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim NC đặt trong nó. 
* Cách nhận biết từ trường: Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim NC (làm kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc-Nam) thì nơi đó có từ trường 
3) Từ phổ - đường sức từ
a. Từ phổ: là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ, có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường và gõ nhẹ
b. Đường sức từ (ĐST):
Mỗi ĐST có 1 chiều xác định. Bên ngoài NC, các ĐSTcó chiều đi ra từ cực Bắc (N), đi vào cực Nam (S) của NC
Nơi nào từ trường càng mạnh thì ĐST dày, nơi nào từ trường càng yếu thì ĐST thưa.
4. Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.
a. Từ phổ, Đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua:
Từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua và bên ngoài thanh NC là giống nhau
Trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như song song với nhau.
b. Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của ĐST trong lòng ống dây.
5. Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện. 
a. Sự nhiễm từ của sắt thép:
* Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ. 
* Sau bị đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài
b. Nam châm điện:
Cấu tạo: Cuộn dây dẫn, lõi sắt non
Các cách làm tăng lực từ của nam châm điện:
+ Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây
+ Tăng số vòng dây của cuộn dây
6. Ứng dụng của NC điện: Ampe kế, rơle điện từ, rơle dòng, loa điện (loa điện có cả hai loại nam châm), máy phát điện kĩ thuật, động cơ điện trong kĩ thuật, cần cẩu, thiết bị ghi âm, chuông điện
a. Loa điện:
Cấu tạo: Bộ phận chính của loa điện : Ống dây L, nam châm chữ E, màng loa M. Ống dây có thể dao động dọc theo khe nhỏ giữa hai từ cực của NC
Hoạt động: Trong loa điện, khi dòng điện có cường độ thay đổi được truyền từ micrô qua bộ phận tăng âm đến ống dây thì ống dây dao động.Phát ra âm thanh .Biến dao động điện thành âm thanh
b. Rơle điện từ:
Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.
Bộ phận chủ yếu của rơle gồm một nam châm điện) và một thanh sắt non 
c. Rơ le dòng
Rơle dòng là một thiết bị tự động ngắt mạch điện bảo vệ động cơ, thường mắc nối tiếp với động cơ.
7. Lực điện từ.
a. .Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện:
Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với ĐST thì chịu tác dụng của lực điện từ
b. Quy tắc bàn tay trái
Đặt bàn tay trái sao cho các ĐST hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
8: Động cơ điện 1 chiều.
a. Cấu tạo động cơ điện một chiều đơn giản
ĐCĐ có hai bộ phận chính là NC tạo ra từ trường (Bộ phận đứng yên – Stato) và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (Bộ phận quay – Rôto)
Chuyển hóa năng lượng: Điện năng -> cơ năng.
b. Động cơ điện một chiều trong KT:
Trong ĐCĐ kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là NC điện (Stato)
Bộ phận quay (Rôto) của ĐCĐ kĩ thuật gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.
9: Hiện tượng cảm ứng điện từ:
a. Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp 
Cấu tao: Nam châm và cuộn dây dẫn
Hoạt động: Khi núm quay thì nam châm quay theo, xuất hiện dòng điện trong cuộn dây làm đèn sáng
b. Dùng NC để tạo ra dòng điện: 
Dùng NC vĩnh cửu: Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại
Dùng NC điện: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng hoặc ngắt mạch điện của NC điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của NC điện biến thiên.
c. Hiện tượng cảm ứng điện từ:
Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện dòng điện. Dòng điện đó gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ
Có thể dùng 2 đèn LED mắc song song ngược chiều vào 2 đầu cuộn dây để phát hiện sự đổi chiều của dòng điện cảm ứng, vì đèn LED chỉ sáng khi dòng điện chạy qua đèn theo 2 chiều xác định.
10- Dòng điện xoay chiều:
Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm chuyển sang tăng. Dòng điện luân phiên đổi chiều gọi là dòng điện xoay chiều.
Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều
11 Máy phát điện xoay chiều:
Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.
Có hai loại máy phát điện xoay chiều:
Loại 1: Khung dây quay (Rôto) thì có thêm bộ góp (hai vành khuyên nối với hai đầu dây, hai vành khuyên tì lên hai thanh quét, khi khung dây quay thì vành khuyên quay còn thanh quét đứng yên). Loại này chỉ khác động cơ điện một chiều ở bộ góp (cổ góp). Ở máy phát điện một chiều là hai bán khuyên tì lên hai thanh quét.
Loại 2: Nam châm quay (nam châm này là nam châm điện)_Rôto
Khi rôto của máy phát điện xoay chiều quay được 1vòng thì dòng điện do máy sinh ra đổi chiều 2 lần. Dòng điện không thay đổi khi đổi chiều quay của rôto.
Máy phát điện quay càng nhanh thì HĐT ở 2 đầu cuộn dây của máy càng lớn. Tần số quay của máy phát điện ở nước ta là 50Hz.
12-Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.
Dòng điện xoay chiều có tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ 
Lực điện từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
Dùng ampe kế và vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~) để đo giá trị hiệu dụng của CĐDĐ và HĐT xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt (+) hay (-)..
Các công thức của dòng điện một chiều có thể áp dụng cho các giá trị hiệu dụng của cường độ và HĐT của dòng điện xoay chiều
B. BÀI TẬP
Câu 1: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều liên tục khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
	A. Đang tăng mà chuyển sang giảm.	B. Đang giảm mà chuyển sang tăng.
	C. Tăng đều đặn rồi giảm đều đặn.	D. Luân phiên tăng giảm.
Câu 2: Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm thì trong cuộn dây
	A. Xuất hiện dòng điện một chiều.	B. Xuất hiện dòng điện xoay chiều.
	C. Xuất hiện dòng điện không đổi.	D. Không xuất hiện dòng điện.
Câu 3: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
	A. rất lớn.	B. Không thay đổi.	C. Biến thiên.	D. rất nhỏ.
Câu 4: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
	A. tăng dần theo thời gian.	B. giảm dần theo thời gian.
	C. tăng hoặc giảm đều đặn theo thời gian.	D. đang tăng chuyển sang giảm hoặc ngược lại.
Câu 5: Dòng điện xoay chiều khác dòng điện một chiều ở điểm
	A. dòng điện xoay chiều chỉ đổi chiều một lần.
	B. dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi.
	C. cường độ dòng điện xoay chiều luôn tăng.
	D. hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều luôn tăng.
Câu 6: Nam châm điện được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị
	A. Nồi cơm điện.	B. Đèn điện.	C. Rơle điện từ.	D. Ấm điện.
Câu 7: Quy tắc Bàn Tay Trái dùng để xác định
	A. Chiều của lực điện từ.	B. Chiều của đường sức từ.
	C. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn.	D. Chiều của các cực nam châm.
Câu 8: Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện.
	A. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và song song với đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
	B. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
	C. Một đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua, không đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
	D. một đoạn dây dẫn không có dòng điện chạy qua, đặt trong từ trường và cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên nó.
Câu 9: Động cơ điện là dụng cụ biến đổi
	A. Nhiệt năng thành điện năng.	B. Điện năng thành cơ năng.
	C. Cơ năng thành điện năng.	D. Điện năng thành nhiệt năng.
Câu 10: Các dụng cụ nào sau đây chủ yếu chuyển hóa điện năng thành cơ năng khi hoạt động?
	A. Bàn ủi điện và máy giặt.	C. máy khoan điện và mỏ hàn điện.
	C. Quạt máy và nồi cơm điện.	D. Quạt máy và máy giặt.
Câu 11: Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
	A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn
	B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn
	C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
	D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
Câu 12: Cách nào dưới đây KHÔNG tạo ra dòng điện?
	A. Quay nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín
	B. Đặt nam châm vĩnh cửu trước ống dây dẫn kín
	C. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
	D. Rút cuộn dây ra xa nam châm vĩnh cửu
Câu 13: Hiện tượng nào sau đây KHÔNG liên quan đến hiện tượng cảm ứng điện từ?
	A. Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi cuộn dây chuyển động trong từ trường
	B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi nối hai đầu cuộn dây với đinamô xe đạp đang quay
	C. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu bên cạnh đó có một dòng điện khác đang thay đổi
	D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây nếu nối hai đầu cuộn dây vào hai cực của bình acquy
Câu 14: Thực hiện thí nghiệm với cuộn dây và nam châm điện đặt dọc theo trục của ống dây. Trường hợp nào KHÔNG thể xuất hiện dòng điện cảm ứng?
	A. Dòng điện ổn định qua nam châm điện và cuộn dây đứng yên.
	B. Dòng điện ổn định qua nam châm điện và di chuyển cuộn dây.
	C. Dòng điện ổn định qua nam châm điện và di chuyển nam châm điện.
	D. Dòng điện chạy qua nam châm điện biến đổi.
Câu 15: Trường hợp nào dưới đây tạo ra dòng điện cảm ứng?
	A. Ống dây và nam châm chuyển động tương đối với nhau.
	B. Ống dây và nam châm chuyển động để khoảng cách giữa chúng không đổi
	C. Ống dây và nam châm đặt gần nhau đứng yên
	D. Ống dây và nam châm đặt xa nhau đứng yên
Câu 16: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây.
	A. luôn luôn tăng	B. luôn luôn giảm
	C. luân phiên tăng giảm.	D. luôn luôn không đổi
Câu 17: Điều nào sau đây SAI khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều?
	A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắcquy.
	B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều tỏa ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn.
	C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn.
	D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường.
Câu 18: Nếu hiệu điện thế của điện nhà là 220V thì phát biểu nào là KHÔNG đúng?
	A. Có những thời điểm, hiệu điện thế lớn hơn 220 V.
	B. Có những thời điểm, hiệu điện thế nhỏ hơn 220 V.
	C. Tùy thời điểm, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng 220 V.
	D. Hiệu điện thế không thay đổi vì công suất không thay đổi.
Câu 19: Trong thí nghiệm đặt kim nam châm dọc theo trục của nam châm điện, khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện thì có hiện tượng
	A. Kim nam châm vẫn đứng yên	B. Kim nam châm quay góc 90°.
	C. Kim nam châm quay ngược lại	D. Kim nam châm bị đẩy ra ngoài.
Câu 20: Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?
	A. Tác dụng cơ	B. Tác dụng nhiệt	C. Tác dụng quang	D. Tác dụng từ.
Câu 21: Tác dụng nào phụ thuộc chiều của dòng điện?
	A. Tác dụng nhiệt.	B. Tác dụng từ.	C. Tác dụng quang.	D. Tác dụng sinh lý.
Câu 22: Nhà máy điện nào thường gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất?
	A. Nhà máy phát điện gió.	B. Nhà máy phát điện dùng pin mặt trời.
	C. Nhà máy thủy điện.	D. Nhà máy nhiệt điện.
Câu 23: So với nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân có ưu điểm nào sau đây?
	A. Công suất lớn và khối lượng nhiên liệu ít hơn.
	B. Chi phí xây dựng ban đầu ít hơn.
	C. An toàn hơn và giá nhiên liệu rẻ hơn.
	D. Dễ quản lý, cần ít nhân sự hơn.
Câu 24: Khi truyền tải điện năng đi xa, điện năng hao phí đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?
	A. Hóa năng	B. Quang năng	C. Nhiệt năng	D. Cơ năng.
Câu 25: Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện trở R và đặt vào hai đầu đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí Php do tỏa nhiệt là
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 26: Khi truyền tải điện năng, ở nơi truyền đi cần lắp
	A. Biến thế tăng điện áp.	B. Biến thế giảm điện áp.
	C. Biến thế ổn áp.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 27: Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện
	A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
	B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
	C. Tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
	D. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
Câu 28: Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tải điện không đổi mà dây dẫn có chiều dài tăng gấp đôi thì hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ
	A. Tăng lên gấp đôi.	B. Giảm đi một nửa.	C. Tăng lên gấp bốn.	D. Giữ nguyên.
Câu 29: Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn trên đường dây truyền tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây sẽ
	A. Giảm đi một nửa.	B. Giảm đi bốn lần	C. Tăng lên gấp đôi.	D. Tăng lên gấp bốn.
Câu 30: Cùng công suất điện P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi hiệu điện thế hai đầu đường dây tải điện là 400kV so với khi hiệu điện thế là 200kV là
	A. Lớn hơn 2 lần.	B. Nhỏ hơn 2 lần.	C. Nhỏ hơn 4 lần.	D. Lớn hơn 4 lần.
Câu 31: Một nhà máy điện sinh ra một công suất 100 MW và cần truyền tải tới nơi tiêu thụ. Biết hiệu suất truyền tải là 90%. Công suất hao phí trên đường truyền là
	A. 10 MW	B. 1 MW.	C. 100 kW.	D. 10 kW.
Câu 32: Người ta truyền tải một công suất điện 1000kW bằng một đường dây có điện trở 10 Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110kV. Công suất hao phí trên đường dây là
A. 9,1 W.	B. 1100 W.	C. 82,64 W.	D. 826,4 W.
Câu 33: Người ta cần truyền một công suất điện 200 kW từ nguồn điện có hiệu điện thế 5000 V trên đường dây có điện trở tổng cộng là 20 Ω. Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là
	A. 40 V.	B. 400 V.	C. 80 V.	D. 800 V.

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_lan_4_mon_vat_ly_lop_9_chuong_ii_truong_dien.docx