Bài tập nâng cao môn Hóa học Lớp 8 - Chương 5: Hidro - Nước

Bài 6. Một học sinh làm thí nghiệm như sau:

a. Nung nóng canxi cacbonat.

b. Cho một cây đinh sắt vào lọ chứa dung dịch đồng sunfat, sau một thời gian có vết màu đỏ bám vào cây đinh.

c. Dẫn khí hiđro đi qua chì (II) oxit nung nóng.

d. Đốt cháy một mẩu than

Các thí nghiệm trên thuộc loại phản ứng hóa học nào sau đây?

A. Phản ứng oxi hóa – khử

B. Phản ứng hóa hợp

C. Phản ứng phân hủy

D. Phản ứng thế

E. Tất cả các phản ứng trên

Bài 7. Dùng phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí sau:

a. H2, NH3, O2 và khí CO2

b. SO2, CO và khí N2

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nâng cao môn Hóa học Lớp 8 - Chương 5: Hidro - Nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NÂNG CAO CHƯƠNG 5 : HIĐRO – NƯỚC
Bài 1. Các phương trình phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng oxi hóa khử:
a. CO + O2 → CO2
b. Al + Fe2O3 → Al2O3 + Fe
c. Mg + CO2 → MgO + CO
d. CO + H2O → CO2 +H2
e. CaO + H2O → Ca(OH)2
và cân bằng phản ứng oxi hóa khử, cho biết chất oxi hóa, chất khử
Bài 2. Phân biệt các loại chất có công thức hóa học sau:
HCl; CaO; Cu(OH)2; Fe; S; Na; P; P2O5; SO3; NaHCO3; KOH; KNO3; H2SO4.
Bài 3. Các chất nào sau đây điều chế hiđro
A. H2O; HCl ; H2SO4
B. HNO3; H3PO4; NaHCO3
C. CaCO3; Ca(HCO3)2; KClO3
D. NH4Cl; KMnO4; KNO3
Hãy chọn đáp án đúng.
Bài 4. Các chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau? Hãy viết phương trình phản ứng đó:
H2; Al2O3; FeO; SO2; P2O5; K; H2O
Bài 6. Một học sinh làm thí nghiệm như sau:
a. Nung nóng canxi cacbonat.
b. Cho một cây đinh sắt vào lọ chứa dung dịch đồng sunfat, sau một thời gian có vết màu đỏ bám vào cây đinh.
c. Dẫn khí hiđro đi qua chì (II) oxit nung nóng.
d. Đốt cháy một mẩu than
Các thí nghiệm trên thuộc loại phản ứng hóa học nào sau đây?
A. Phản ứng oxi hóa – khử
B. Phản ứng hóa hợp
C. Phản ứng phân hủy
D. Phản ứng thế
E. Tất cả các phản ứng trên
Bài 7. Dùng phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí sau:
a. H2, NH3, O2 và khí CO2
b. SO2, CO và khí N2
Bài 8. Làm thế nào để tách được khí CO2 và O2 thành từng chất khí riêng biệt.
Bài 9. Các trường hợp nào sau đây chứa lượng hiđro nhiều nhất.
A. 6. 1023 phân tử H2
B. 5,6 lít CH4 (đktc)
C. 6. 1023 phân tử H2
D. 1,5 g NH4Cl
Chọn phương án đúng nhất.
Bài 10. Người ta điều chế được 24 g đồng bằng cách dùng hiđro để khử đồng (II) oxit.
a. Khối lượng đồng (II) oxit bị khử là:
A. 15 g                   B. 45 g                        C. 60 g                        D. kết quả khác.
b. Thể tích hiđro (đktc) đã dùng là:
A.8,4 lít                  B. 12,6 lít                    C. 4,2 lít                      D. kết quả khác
Chọn phương án đúng nhất.
Bài 11. Cho 13 g kẽm tác dụng với 0,3 mol axit HCl thì thu được:
a. Khối lượng ZnCl2 là:
A. 20,4g                 B. 47g             C. 40 g                        D. 18,5g
b. Thể tích hiđro (đktc) thu được là:
A. 3 lít                    B. 3,36 lít                    C. 4,48 lít                    D. 5,6 lít
Bài 12.
a. Cho 6 gam magie tác dụng với dung dịch H2SO4. Hãy cho biết thể tích khí  hiđro sinh ra ở đktc ?
b. Nếu dùng thể tích H2 ở trên để khử 32 g sắt (III) oxit thì thu được bao nhiêu gam sắt?
Bài 13. Cho 7,5 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tác dụng với dung dịch HCl.
a. Hãy tính khối lượng hỗn hợp muối khan thu được sau phản ứng. Biết nhôm chiếm 36% trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính thể tích hiđro (đktc) thu được ở trên?
Bài 14. Cho 35,4 g hỗn hợp kim loại gồm Fe, Zn tác dụng với dung dịch axit HCl thì thu được 13,44 lít H2 (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại.
Bài 15. Để khử hoàn toàn 68 g hỗn hợp oxit kim loại gồm CuO và Fe2O3 thì phải dùng 25,76 lít H2 (đktc). Tính thành phần % về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp.
Bài 16: Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau: 
- Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl. 
- Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4. 
Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?
 Bài 17: Cho luồng khí hiđro đi qua ống thuỷ tinh chứa 20 g bột đồng (II) oxit ở 4000C
 Sau phản ứng thu được 16,8 g chất rắn. 
a) Nêu hiện tượng phản ứng xảy ra. 
b) Tính thể tích khí hiđro tham gia phản ứng trên ở đktc. 
Bài 18: Thực hiện nung a gam KClO3 và b gam KMnO4 để thu khí ôxi. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng các chất còn lại sau phản ứng bằng nhau. 
a. Tính tỷ lệ b a .
 b. Tính tỷ lệ thể tích khí ôxi tạo thành của hai phản ứng.
. Bài19. Tính tỉ lệ thể tích dung dịch HCl 18,25% (D = 1,2 g/ml) và thể tích dung dịch HCl 13% (D = 1,123 g/ml) để pha thành dung dịch HCl 4,5 M ?
 Bài 20. Để đốt cháy hoàn toàn 0,672 gam kim loại R chỉ cần dùng 80% lượng oxi sinh ra khi phân hủy 5,53 gam KMnO4 . Hãy xác định kim loại R? 
Bài 21. Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng là 37,2 gam . Hòa tan hỗn hợp này trong 2 lít dung dịch H2SO4 0,5M 
a) Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết ? 
b) Nếu dùng một lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước, lượng H2SO4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới này có tan hết hay không?
c) Trong trường hợp (a) hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp biết rằng lượng H2 sinh ra trong phản ứng vừa đủ tác dụng với 48 gam CuO? 
Bài 22. Để khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao, cần dùng 13,44 lít khí H2 (đktc). 
Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. 
b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. 
Bài 23. 
Đốt cháy 25,6 gam Cu thu được 28,8 gam chất rắn X. Tính khối lượng mỗi chất trong X.
 Cho 2,4 gam kim loại hoá trị II tác dụng với dung dịch HCl lấy dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Xác định kim loại. 
Bài 24. Trên 2 đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 sao cho cân ở vị trí thăng bằng: 
- Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 25 g CaCO3
 - Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a g Al.
Cân ở vị trí thăng bằng. Tính a, biết có các phản ứng xảy ra hoàn toàn theo phương trình: CaCO3 + 2 HCl CaCl2 + H2O + CO2
2 Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
Bài 25. Hợp chất A có thành phần theo khối lượng của các nguyên tố như sau: 22,13%Al, 25,40%P, còn lại là nguyên tố O. Hãy lập công thức hóa học của A. Biết MA= 122 g/mol.
 Bài 26. Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam kim loại nhôm trong dung dịch axit clohidric HCl dư. Phản ứng hóa học giữa nhôm và axit clohidric HCl được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Al + HCl ¾® AlCl3 + H2
a) Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng. 
b) Tính thể tích(ở đktc) của khí H2 sinh ra. 
c) Tính khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng. 
d) Tính khối lượng muối AlCl3 được tạo thành. 
Bài27:
 a. Cho các chất: KMnO4, CO2, Zn, CuO, KClO3, Fe2O3, P2O5, CaO, CaCO3. Hỏi trong số các chất trên, có những chất nào: 
- Nhiệt phân thu được O2? 
- Tác dụng được với H2O, làm đục nước vôi, với H2? Viết các phương trình phản ứng xảy ra (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
 b. Hãy nêu phương pháp phân biệt các dung dịch: Dung dịch axit clohiđric, dung dịch nari hiđroxit, nước cất và muối ăn. 
Bài 28: Cho 22,4 g sắt vào một dung dịch chứa 18,25 g axit clohiđric (HCl) tạo thành sắt (II) clorua (FeCl2) và khí hiđro (H2) 
a.Lập phương trình hoá học của phản ứng trên? 
b.Chất nào còn dư sau phản ứng và có khối lượng là bao nhiêu? 
c.Tính thể tích của khí hiđro thu được (đktc) 
Bài 29. 
a. Một nguyên tử R có tổng số hạt p, n, e là 115. Số hạt mạng điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Hãy xác định tên nguyên tử R?
 b. Trộn tỷ lệ về thể tích (đo ở cùng điều kiện) như thế nào, giữa O2 và N2 để người ta thu được một hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 bằng 14,75? 
Bài 30. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hoà tan:
 1/ 39g Kali vào 362g nước. 
2/ 200g SO3 vào 1 lít dung dịch H2SO4 17% (d = 1,12g/ml). 
Bài 31. Trung hoà 100 ml dd NaOH cần 15 ml dd HNO3 có nồng độ 60%, khối lượng riêng 1,4 g/ml. 
1/ Tính nồng độ M của dd NaOH ban đầu. 
2/ Nếu trung hoà lượng dd NaOH nói trên bằng dd H2SO4 có nồng độ 49% thì cần bao nhiêu gam dd H2SO4? 
Bài 32. Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng là 37,2 gam. Hòa tan hỗn hợp này trong 2 lít dung dịch H2SO4 0,5M. 
1/ Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết? 
2/ Nếu dùng một lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước, lượng H2SO4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới này có tan hết hay không? 
3/ Trong trường hợp (1) hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp biết rằng lượng H2 sinh ra trong phản ứng vừa đủ tác dụng với 48 gam CuO? 
Bài 33. Hoà tan 4g oxit sắt FexOy dùng vừa đủ 52,14ml dung dịch HCl 10% (d = 1,05g/ml). 1/ Viết PTHH của phản ứng xảy ra. 
2/ Tìm công thức của oxit sắt trên. 
Bài 34. Bạn Hải Hà viết công thức hoá học như sau: Ca2(PO4)3; AgCl3; ZnO; Al(OH)2; CaHCO3; Ca(OH)2; NaHCO3; Na2PO4; Al3(SO4)2; Cu(OH)2; K(OH)2; Mg2O Theo em công thức nào viết đúng, CTHH nào viết chưa đúng. Em chữa lại cho CTHH đúng
 Bài 35. Hoà tan hoàn toàn 4,8(g) một kim loại R có hoá trị II bằng dung dịch axit HCl dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí Hiđro (ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định kim loại R? 
Bài 36. Đun nóng hỗn hợp A dạng bột có khối lượng 39,3 gam gồm các kim loại Mg, Al, Fe và Cu trong không khí dư oxi đến khi thu được hỗn hợp rắn có khối lượng không đổi là 58,5gam. Viết các PTHH biểu diễn các phản ứng xảy ra và tính thể tích khí oxi (đktc) đã tác dụng với hỗn hợp kim loại. 
Bài 37. Cho 16,25 gam kẽm tác dụng hết với dung dịch axit clohidric, cho toàn bộ lượng khí hidro được tạo tạo thành tác dụng với lượng dư đồng (II) oxit nung nóng để khử oxit đó thành đồng kim loại. Tính khối lượng đồng thu được. 
Bài 38. Khử hoàn toàn một lượng sắt (III) oxit bằng bột nhôm vừa đủ. Ngâm sắt thu được sau phản ứng trong dung dịch đồng (II) sunfat, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,56 gam đồng. 
a. Viết các PTHH. 
b. Tính khối lượng sắt (III) oxit đã dùng. 
c. Tính khối lượng bột nhôm đã dùng. 
Bài 39 Cho 60,5 gam hỗn hợp 2 kim loại kẽm và sắt tác dụng hết với dung dịch axit clohidric. Thành phần phần trăm khối lượng của sắt trong hỗn hợp kim loại là 46,289%. Tính: a. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
 b. Thể tích khí hidro (đktc) thu được. 
c. Khối lượng của các muối tạo thành. 
Bài 40. Cho a gam hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B (chưa rõ hoá trị) tác dụng hết với dd HCl (cả A và B đều phản ứng). Sau khi phản ứng kết thúc, người ta chỉ thu được 67 gam muối và 8,96lít H2 (ĐKTC). 
a. Viết các phương trình hoá học ? 
b. Tính a ?
 Bài 41. Lập công thức hoá học của các oxit có thành phần như sau: Nguyên tố N chiếm 30,43%. Phân tử khối của oxit là 46 đvC. 
Bài 43. 1. Có những chất sau: Zn, Cu, Al, H2O, C12H22O11, KMnO4, HCl, KClO3, H2SO4 loãng. 
a. Những chất nào có thể điều chế được khí Oxi, khí Hyđrô, 
b. Viết các phương trình hóa học xảy ra khi điều chế những chất khí nói trên. 
c. Trình bày ngắn gọn cách thu các khí nói trên vào lọ. 
2. Có 4 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau: HCl, NaOH, Ca(OH)2, NaCl. Hãy nhận biết từng chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết phương trình phản ứng xảy ra. 
Bài 44. 
1. Cho 10 lít khí H2 tác dụng với 6,72 lít Cl2 (đktc). Tính khối lượng của HCl thu được, biết hiệu suất phản ứng là 60% và mất mát là 5%. 
2. Một Oxit của Nitơ có dạng NxOy. Biết khối lượng của Nitơ trong phân tử chiếm 30,4 % ngoài ra cứ 1,15 g Oxít này chiếm thể tích 0,28 lít (đktc). Xác định công thức của Oxit. 
Bài 45. 
1. Có một oxit sắt chưa rõ công thức. Chia một lượng oxit sắt này làm hai phần bằng nhau. - Để hòa tan hết phầ I phải dùng 0,45 mol axit HCl - Cho một luồng khí CO đi qua phần II nung nóng. Phản ứng xong thu được 8,4g Fe. Tìm công thức hóa học của Sắt Oxir nói trên. 2. Phân tích 273,4g hỗn hợp muối KClO3 và KMnO4 ta thu được 49,28 lít Oxi (đktc) 
a. Viết PTHH phản ứng. 
b. Tính thành phần % khối lượng của các hợp chất có trong hỗn hợp muối. 
Bài 46. Một hợp chất gồm 3 nguyên tố Mg, C, O, có phân tử khối là 84đvC và có tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố là: Mg: C : O = 2 : 3 : 4. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất.
 Bài 47.A là dung dịch H2SO4 0,2M, B là dung dich H2SO4 0,5M. 
a) Trộn A và B theo tỷ lệ thể tích VA : VB = 2:3 được dung dịch C. Xác định nồng độ của C. 
b) Phải trộn A và B theo tỷ lệ thể tích như thế nào để được dung dịch H2SO4 0,3M? 
Bài 48.Những hợp chất sau đây có thể điều chế oxy trong phòng thí nghiệm: KMnO4, KClO3, KNO3, HgO. Tính thể tích khí Oxy thu được ở đktc khi phân hủy: 
a) 0,5mol mỗi chất trên. 
b) 50g mỗi chất KNO3 hoặc HgO. 
Bài 49. Cho các kim loại Na, Mg, Al lần lượt tác dụng với dung dịch HCl. 
a) Nếu các kim loại có cùng một lượng (số mol) tác dụng với axits HCl, kim loại nào cho nhiều khí H2 hơn? 
b) Nếu thu được cùng lượng khí H2 hơn thì khối lượng kim loại nào ít hơn? 
Bài 50 Cho 15,6g Zn vào dung dịch H2SO4 loãng chứa 39,2g H2SO4 
a) Tính thể tích H2 thu được ở ddiektc. Biết rằng thể tích H2 bị hoa hụt 5%. 
b) Còn dư bao nhiêu gam chất nào sau phản ứng? 
Bài 51. 
1. Cho 43,7 gam hỗn hợp 2 kim loại Zn và Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric sinh ra 15,68 lít khí H2 (đktc) 
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên. 
b. Tính khối lượng sắt sinh ra khi cho toàn bộ khí H2 thu được ở trên tác dụng hoàn toàn với 46,4 gam Fe3O4. 
2. Hoà tan a gam Al và b gam Zn vào dung dịch axit H2SO4 dư thu được những thể tích khí H2 bằng nhau. Tính tỉ lệ a : b. 
Bài 52. 
1. Hoà tan 5,1 gam oxit của một kim loại chưa biết hoá trị bằng 54,75 gam dung dịch axit HCl 20%. Hãy tìm công thức oxit kim loại. 
2. Tính số gam Na cần thiết để phản ứng với 500 gam H2O tạo thành dung dịch NaOH có nồng độ 20%. 3. Cho 98 gam axit H2SO4 20% tác dụng với 400 gam dung dịch BaCl2 5,2%. 
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng kết tủa tạo thành. 
b. Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch sau khi tách bỏ kết tủa.

File đính kèm:

  • docxBai tap chuong HidroNuoc Nang cao_12801281.docx
Giáo án liên quan