Bài tập môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 37 đến 39 - Năm học 2018-2019

I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được:

- Tính chất hoá học của oxi : oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu.) và hợp chất (CH4.). Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.

- Sự cần thiết của oxi trong đời sống

2. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, CH4 , rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi.

- Viết được các PTHH.

- Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc cẩn thận khi làm thí nghiệm

4. Năng lực – phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

4.2. Phẩm chất:

- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương , đất nước

II. CHUẨN BỊ

GV: + Dụng cụ :Hóa chất: O2, Fe, than củi. Dụng cụ: Đèn cồn, bình thủy tinh, kẹp gỗ, diêm , muôi sắt.

 + Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm

HS: 1 mẩu than củi, dây tanh xe đạp, khí bùn ao thu vào lọ nhựa

III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

1. Ổn định tổ chức

* Kiểm tra sĩ số.

* Kiểm tra bài cũ.

1/.Nêu các tính chất vật lí của oxi ? Giải thích bài tập 6a ?

2. Tổ chức các hoạt động dạy học

2.1. Khởi động.

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 37 đến 39 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó cho biết : oxi năng hay nhẹ hơn không khí ?
Hs: 
à Vậy oxi nặng hơn không khí.
-Ở 200C 
+ 1 lít nước hòa tan được 31 ml khí O2. 
+ 1 lít nước hòa tan được 700 ml khí amoniac.
Vậy theo em oxi tan nhiều hay tan ít trong nước ?
Hs: Oxi tan ít trong nước.
-Giới thiệu: oxi hóa lỏng ở -1830C và có màu xanh nhạt.
- Hãy nêu kết luận về tính chất vật lí của oxi .
- GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận.
I./ Tính chất vật lý
- Oxi là chất khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước
- Nặng hơn không khí.
- Oxi lỏng ở -183C có màu xanh nhạt
Hoạt động 3 Tìm hiểu vài tính chất hóa học của oxi
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, động não, khăn trải bàn
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm 
- Định hướng NL, PC: NL quan sát, NL ngôn ngữ hóa, có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. 
Để biết oxi có những tính chất hóa học gì chúng ta lần lượt nghiên cứu một số thí nghiệm sau:
- Gv giới thiệu dụng cụ và hóa chất
Gv tổ chức hs làm thí nghiệm theo nhóm
TN1: Đốt muôi sắt có chứa bột lưu huỳnh trong không khí sau đó đưa vào bình chứa khí O2
- Các nhóm hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn
 + Quan sát hiện tượng xảy ra.
 + Giải thích hiện tượng.
 + Viết PTHH minh họa.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- So sánh hiện tượng S cháy trong O2 và trong không khí ?
Hs; - S cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. S cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, với ngọn lửa màu xanh, sinh ra khí không màu.
Gv Khí sinh ra khi đốt cháy S là lưu huỳnh đioxit: SO2 còn gọi là khí sunfurơ.
-Hãy xác định chất tham gia và sản phẩm à Viết phương trình hóa học xảy ra ?
- GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận.
Gv tổ chức hs làm thí nghiệm theo nhóm
TN1: Đốt muôi sắt có chứa bột photpho trong không khí sau đó đưa vào bình chứa khí O2
- Các nhóm hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn
 + Quan sát hiện tượng xảy ra.
 + Giải thích hiện tượng.
 + Viết PTHH minh họa.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Quan sát và nêu hiện tượng. So sánh hiện tượng P đỏ cháy trong O2 và trong không khí ?
Hs: P đỏ cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, với ngọn lửa sáng chói, tạo thành khói trắng dày đặc.
-Chất được sinh ra khi đốt cháy P đỏ là chất bột màu trắng - điphotphopentaoxit: P2O5 tan được trong nước.
-Hãy xác định chất tham gia và sản phẩm à Viết phương trình hóa học xảy ra ?
Gv nhận xét và chốt kết luận
II./ Tính chất hóa học
1./ Tác dụng với phi kim
a. Với Lưu huỳnh.
* Lưu huỳnh cháy mãnh liệt trong oxi tạo ra khí Sunfuro (Lưu hunh đioxit ( SO2)
* PTHH: S(r) + O2(k) SO2(k)
b. Với Phôtpho.
* P cháy mạnh trong O2 với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khi trắng, dày đặc bám vào lọ dưới dạng bột là điphotpho-pentaoxit (P2O5).
* PTHH: 
4P(r) + 5O2(k) 2P2O5(r)
2.3. Hoạt động luyện tập.
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, 
- Định hướng NL, PC: NL ngôn ngữ hóa, PC tự tin. 
Yêu cầu hs hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
Gv treo bảng phụ Bt
Hs nghiên cứu Bt thảo luận nhóm phương pháp giải
1 đại diện nhóm lên chữa. Lớp bổ sung
Ví dụ 1: Tính thể tích khí oxi để đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam Lưu huỳnh. Tính khối lượng và thể tích khí Lưu huỳnh đi Oxit sinh ra khi đó. 
Gv nhận xét. Chốt lại pp giải bài tập theo PTHH
III./ Luyện tập
Phương trình phản ứng:
S + O2 " SO2
Số mol của Lưu huỳnh là:
Theo PT
nO2 = nS = 0,05 (mol)
Thể tích khí Oxi đã dùng:
VO= n . 22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 (l)
Theo PT
nSO2 = nS = 0,05 (mol)
Thể tích và khối lượng Lưu huỳnh điOxit là:
VSO= n . 22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 (l)
mSO= n.M = 0,05 . 64 = 3,2 (g) 
2.4. Hoạt động vận dụng.
- Ngoài S, P oxi còn tác dụng được với nhiều phi kim khác như: C, H2,  Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trên ?
- Đốt cháy 2,8 lít H (đktc) sinh ra H2O. a.Tính thể tích (đktc) và khối lượng của oxi cần dùng. b.Tính khối lượng H O thu được.
Làm bài tập 1,2,3 SGK
2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
 Học bài cũ, làm bài tập 1 – 4 SGK
 Làm bài tập : Tính khối lượng phôtpho cần dùng để tạo ra 42,6 gam Điphốtpho pentaOxit(P2O5)
Chuẩn bị mỗi tổ: 1 chai khí bùn ao, 1 đoạn dây sắt nhỏ ( tanh xe đạp ) , 1 mẩu than củi
Tìm hiểu thêm về tính chất và ứng dụng của oxi qua internet 
 https://www.youtube.com/watch?v=u3CDIdx5hcU
Soạn ngày 1 tháng 1 năm 2019
Dạy ngày 9 tháng 1 năm 2019
Tiết 38: Bài 24 TÍNH CHẤT CỦA OXI (tt)
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được:
- Tính chất hoá học của oxi : oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu...) và hợp chất (CH4...). Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II.
- Sự cần thiết của oxi trong đời sống 
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe, CH4 , rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi. 
- Viết được các PTHH.
- Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc cẩn thận khi làm thí nghiệm
4. Năng lực – phẩm chất:
4.1. Năng lực:	
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
4.2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương , đất nước
II. CHUẨN BỊ
GV: + Dụng cụ :Hóa chất: O2, Fe, than củi. Dụng cụ: Đèn cồn, bình thủy tinh, kẹp gỗ, diêm , muôi sắt. 
 + Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
HS: 1 mẩu than củi, dây tanh xe đạp, khí bùn ao thu vào lọ nhựa
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức 
* Kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ. 
1/.Nêu các tính chất vật lí của oxi ? Giải thích bài tập 6a ?
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1. Khởi động.
Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Hái hoa dân chủ
Luật chơi: 
- Gv cho 2-3 hs tham gia
- Trong vòng 1 phút trình bày đáp án
- Ai trả lời đúng sẽ được bốc thăm nhận phần quà ?
Câu hỏi: 
1. Nêu các tính chất vặt lý của oxi? ?
2. Nêu hiện tượng và viết PTHH của phản ứng giữa oxi với lưu huỳnh ?
3. Nêu hiện tượng và viết PTHH của phản ứng giữa oxi với photpho ?
Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs
Dùng kết quả thi để vào bài
2.3. Hoạt động luyện tập.
Ngoài các tính chất tác dụng với phi kim oxi còn có khả năng tác dụng với các chất khác như kim loại, hợp chất.
Hoạt động 1 Hoàn thiện các tính chất hoá học của Oxi
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, động não, khăn trải bàn
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm 
- Định hướng NL, PC: NL quan sát, có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. 
Tiết học trước chúng ta đã biết oxi tác dụng được với một số phi kim như: S, P, tiết học hôm nay chúng ta sẽ xét tiếp các tính chất hóa học của oxi, đó là các tính chất tác dụng với kim loại và một số hợp chất khác.
Gv trình chiếu cho hs xem video thí nghiệm:
*Thí nghiệm 1: Giới thiệu đoạn dây sắt à đưa đoạn dây sắt vào lọ đựng khí oxi. 
*Thí nghiệm 2: Cho mẩu than gỗ nhỏ vào đầu mẩu dây sắt à đốt nóng và đưa vào bình đựng khí oxi. 
Yêu cầu HS quan sát các hiện tượng xảy ra, nhận xét và viết PTHH?
- Hs làm việc theo nhóm:
 + Quan sát hiện tượng xảy ra.
 + Giải thích hiện tượng.
 + Viết PTHH minh họa.
- Gọi 1 hs nhận xét, giải thích hiện tượng và lên bảng viết PTHH
Gv nhận xét và chốt kết luận.
Hiện tượng : mẩu than cháy trước, dây sắt nóng đỏ lên. Khi đưa vào bình chứa khí oxi à sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa và không có khói.
-Hãy quan sát trên thành bình vừa đốt cháy dây sắt à Các em thấy có hiện tượng gì ?
- Hs: Có các hạt nhỏ màu nâu bám trên thành bình.
GV: các hạt nhỏ màu nâu đó chính là oxit sắt từ có CTHH là Fe3O4 hay FeO.Fe2O3 .
KT trình bày 1 phút
-Theo em tại sao ở đáy bình lại cần có 1 lớp nước khi làm thí nghiệm?
Hs: Lớp nước ở đáy bình nhằm mục đích bảo vệ bình không bị tách vỡ ( vì khi sắt cháy tạo nhiệt độ cao hơn 20000C ).
- GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận.
Gv: ở nhiệt độ cao oxi còn tác dụng với nhiều KL khác: Al, Mg....
Gv thu kiểm tra mẫu khí bùn ao học sinh đã chuẩn bị
Gv giới thiệu khí bùn ao thành phần chủ yếu là metan CH4
Gv: đốt khí cho hs quan sát, nhận xét hiện tượng
- Hs làm việc theo nhóm:
 + Quan sát hiện tượng xảy ra.
 + Giải thích hiện tượng.
 + Viết PTHH minh họa.
- Gọi 1 hs nhận xét, giải thích hiện tượng và lên bảng viết PTHH
Gv nhận xét và chốt kết luận.
Hs:Khí Metan cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh
- Sản phẩm tạo thành là: H2O và CO2
- Hãy viết phương trình hóa học.
- GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận.
Ngoài ra oxi còn tác dụng với nhiều hợp chất khác: xăng, dầu, cồn,...
I./ Tính chất hoá học của Oxi (tt)
2./ Tác dụng với kim loại
+ Sắt cháy sáng chói, không có ngọn lửa, không khói. Tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu (Oxi Sắt từ)
+ PTHH: 
3Fe(r) + 2O2(k) Fe3O4 
 (Oxit sắt từ)
 (FeO.Fe2O3)
+ O2 tác dụng được với nhiều kim loại khác ở nhiệt dộ cao: Fe; Al; Mg.....
3./ Tác dụng với hợp chất.
+Tác dụng với khí Metan( CH4)
- Khí Metan cháy trong không khí với ngọn lửa màu xạnh, toả nhiều nhiệt
 - PTHH
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
2.3. Hoạt động luyện tập.
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, 
- Định hướng NL, PC: NL ngôn ngữ hóa, PC tự tin. 
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
- Nêu các tính chất hóa học của oxi ?
- Hoàn thành các PTHH sau:
a. 4Na + .......... 2Na2O
b. ........... + O2 2MgO
c. ........... + 5O2 2P2O5
d. ........... + 3O2 2Al2O3
e. ........... + ......... Fe3O4
f. .......... + ......... 2CO2 + 2H2O
Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi trả lời xây dựng sơ đồ tư duy bài học:
2.4. Hoạt động vận dụng.
Đốt cháy 12,4 gam phôtopho trong bính chứa 17 gam khí Oxi tạo thành Điphôtpho pentaOxit 
a/ Phôtpho hay Oxi chất nào còn dư ? số mol chất dư là bao nhiêu?
b/ Chất nào được tạo thành? Số gam là bao nhiêu?
Phương trình hoá học:
4P + 5O2 2P2O5
Số mol Photpho: 
Số mol oxi: 
Theo PTHH ta có tỷ lệ : 
a./ theo PTHH số mol oxi phản ứng nO2 = nP =.0,4 = 0,5 (mol) 
Số mol Oxi dư:
b./ theo PTHH: nP2O5 = ½.nP = ½.0,4 =0,2 (mol) 
khối lượng sản phẩm 
2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
Học bài cũ , học thuộc các tính chất hoá học của oxi và PTHH minh hoạ
Làm bài tập 4 -5 SGK. Tìm hiểu về sự oxi hoá 
Làm thêm bài tập:
a. Tính thể tích khí oxi tối thiểu (đktc) cần dùng để đôt cháy hết 1,6g bột lưu huỳnh.
b. Tính khối lượng SO2 tạo thành sau phản ứng.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
CHỦ ĐỀ: OXI- SỰ CHÁY VÀ SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức
- Điều chế thành công oxi trong phòng thí nghiệm từ các chất KMnO4 ( thuốc tím), H2O2( nước oxi già)
- Thử thành công tính chất hóa học của oxi, sự cháy của một số chất trong không khí và trong oxi
 2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, thí nghiệm.
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 3. Thái độ
 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường không khí trong lành tránh ô nhiễm cũng như có những biện pháp phòng cháy, chữa cháy .
4. Năng lực – phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
4.2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. 
II. CHUẨN BỊ
Thời gian thực hiện :
4 tuần bắt đầu từ bài Tính chất của oxi đến hết bài Không khí- Sự cháy, Sách giáo khoa Hóa học lớp 8
Thiết bị và vật tư :
SGK Hóa học lớp 8 ; Máy tính có kết nối internet( nếu có), Máy quay phim
Sổ cá nhân, bút viết.
Giấy A4, A0
Hóa chất : thuốc tím, nước oxi già, than củi, nến, ống nghiệm, kẹp gỗ, đền cồn
Có thể linh hoạt khi chọn thiết bị vật tư phù hợp
Hình thức hoạt động :
Làm việc theo nhóm( mỗi nhóm gồm 2 bàn có 6-7 HS)
III. Dự kiến giao nhiệm vụ.
Tìm kiếm thông tin từ sgk
+ Thông tin từ Sgk Hóa học lớp 8 : Oxi- Điều chế oxi, Không khí- Sự cháy
+ Hoàn thiện mẫu :
PHIẾU BÁO CÁO CÁ NHÂN
Họ và tên :
Công việc được giao
Thời gian bắt đầu :..Thời gian kết thúc.
Nội dung báo cáo( có trích dẫn nguồn thông tin sử dụng)
Tính chất vật lý của oxi
Tính chất hóa học của oxi
+ Thông tin từ các nguồn khác : trên internet, báo chí, tuyên truyền, thu thập số liệu, dẫn chứng tại địa phương.
Nhóm trưởng phân công mỗi thành viên lựa chọn một trong các cụm từ khóa về oxi như : >, >, >
Hoàn thiện mẫu :
PHIẾU BÁO CÁO CÁ NHÂN
Họ và tên :
Công việc được giao
Thời gian bắt đầu :Thời gian kết thúc :..
Nội dung báo cáo( có trích dẫn nguồn thông tin sử dụng)
+ Cá nhân tìm kiếm thu thập thông tin theo chủ đề của nhóm mình
Chia nhóm thảo luận theo chủ đề.
IV. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Bước 1. Cả nhóm lựa chọn một hình thức cho bài truyền thông
	Mẫu 1: Bài truyền thông
Kính thưa........................................................................
Giới thiệu chủ đề của nhóm............................................
Giới thiệu về nhóm.........................................................
Kính thưa quý vị và các bạn!
Nguyên nhân vấn đề.....................................................
Hậu quả........................................................................
Biện pháp giải quyết....................................................
	Cảm ơn sự lắng nghe của cô giáo và các bạn.
	Mẫu 2: Đóng kịch
	Mẫu 3: Tờ rơi
Bước 2. Đưa ra ý tưởng cho bài truyền thông dựa trên chủ đề đã chọn. Có thể chọn một trong những hình thức trên.
Bước 3. Lựa chọn và thống nhất ý tưởng thiết kế sản phẩm
	- Những nội dung chính( chữ viết, hình ảnh..) sẽ đưa vào bài
	- Hình thức trình bày.
Bước 4: Tiến hành thiết kế sản phẩm
Nhóm trửơng phân công nhiệm vụ cho các thành viên
- 3-4 người chuẩn bị cơ sở vật chất: máy tính, giấy A0, A4, bút chì, màu, trang phục...
- 3-4 người chuẩn bị nội dung:
Thiết kế nội dung bài, xây dựng kịch bản, phân vai...
Tiến hành thiết kế( bài thuyết trình)
+ Tên nhóm
+ Chủ đề
+ Nội dung chủ đề: kèm theo hình ảnh hoặc video minh họa...
+ Bài học kinh nghiệm...
+ Thiết kế trên giấy hoặc máy tính dạng bài powerPoint, video...
+ Tập hợp tranh ảnh để minh họa...
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM KIẾM THÔNG TIN
Tính chất của oxi.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV chia nhóm ( mỗi nhóm 4 – 5 HS)
- Giới thiệu và Phát phiếu thu thập thông tin và MAU – CN cho HS
- GV đưa lên màn hình Hình ảnh MAU – CN và mẫu thu thập thông tin.
- Yêu cầu từng cá nhân tìm kiếm thông tin về: Tính chất hóa học của oxi, vai trò của oxi với sự sống và sự cháy, điều chế oxithông tin dạng hình ảnh, video clip hoặc bài viết liên quan trong sgk hóa 8, thư viện nhà trường hoặc trên mạng internet
- Hướng dẫn HS lưu file dữ liệu vào 1 thư mục trên máy tính.
- Giám sát việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Hỗ trợ khi cần thiết.
- HS tự bầu nhóm trưởng.
- Cá nhân tự đọc nội dung các bài 24 đến 28/ SGK hóa 8, hoàn thiện mẫu phiếu thu thập thông tin.
- Tìm thông tin trên mạng internet: Nhóm trưởng phân công mỗi thành viên lựa chọn một trong các từ khóa: “Tính chất hóa học của oxi”, “vai trò của oxi với sự sống và sự cháy”, “ứng dụng của oxi”, “điều chế oxi” 
- Các nhóm lập kế hoạch hoạt động
HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG Ý TƯỞNG SẢN PHẨM
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Lồng ghép trong hoạt động tìm tòi mở rộng: 
- Yêu cầu HS về nhà trình bày những hóa chất, dụng cụ cần chuẩn bị và cách tiến hành các thí nghiệm:
+ Điều chế oxi từ thuốc tím.
+ Điều chế oxi từ nước oxi già.
+ Thí nghiệm minh họa khả năng cháy của nến trong không khí và trong oxi. 
- Trong các thí nghiệm đó, cần lưu ý điều gì?
- GV gợi ý cho các nhóm về hình thức báo cáo sản phẩm: video clip, Poster, bản trình chiếu PowerPoint
- HS làm việc theo nhóm đã được phân công, trình bày dụng cụ, hóa chất, và cách tiến hành ra giấy A4. 
- Nhóm trưởng phân công thành viên chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và cách tiến hành. 
- Nhóm thảo luận và thống nhất hình thức báo cáo.
	HOẠT ĐỘNG 3: TIẾN HÀNH ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI VÀ THỬ TÍNH CHẤT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV theo dõi, giám sát quá trình phân công, chuẩn bị và thực hành, hỗ trợ HS khi cần.
- Giao nhiệm vụ về nhà:
- Yêu cầu các nhóm về nhà hoàn thiện sản phẩm, nội dung báo cáo gồm 2 phần:
+ Kiến thức về oxi, tính chất vật lí, tính chất hóa học, vai trò của oxi với sự sống và sự cháy; Ứng dụng của oxi, điều chế oxi trong PTN và quá trình tạo ra oxi trong tự nhiên.
- Hình ảnh, video clip  về quá trình làm thí nghiệmđiều chế oxi và minh họa tính chất của oxi, nêu được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hành.
- Nhóm trưởng phân công các thành viên chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và đọc kỹ cách tiến hành thí nghiệm.
- HS thực hiện thí nghiệm trong PTN 
- HS ghi rõ hóa chất, tiến trình thí nghiệm, chụp hình sản phẩm, quay video clip về quá trình thực hành thí nghiệm (nếu có điều kiện).
- Các nhóm xây dựng, chế tạo, thực hiện báo cáo tại nhà.
HOẠT ĐỘNG 4: HOÀN THIỆN SẢN PHẨM
Các nhóm hoàn thiện ở nhà. 
Chuẩn bị báo cáo vào tiết 41
Soạn ngày 7 tháng 1 năm 2019
Dạy ngày 15 tháng 1 năm 2019
Tiết 39: Bài 25 SỰ OXI HOÁ - PHẢN ỨNG HOÁ HỢP –
ỨNG DỤNG CỦA OXI
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được:
- Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác.
- Khái niệm phản ứng hoá hợp.
- ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
2. Kĩ năng
- Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế.
- Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp.
3. Thái độ: Yêu quý môn học, có thái độ hăng say tìm tòi nghiên cứu.
4. Năng lực – phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
4.2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên.Tự lập, tự chủ
II. CHUẨN BỊ
GV:- Máy chiếu. Bài soạn powerpoint. 
 - HS: nghiên cứu trước nội dung bài
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức 
* Kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ. 
- Nêu tính chất hoá học của Oxi?viết PTHH minh hoạ ?
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1. Khởi động.
Hoạt động khởi động
Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai nhanh hơn
Luật chơi: 
- Gv cho 2 hs tham gia
- Trong vòng 1 phút viết nhanh tên các đáp án 
- Ai viết được nhiều hơn, nhanh hơn, đúng hơn sẽ giành phần thắng
Câu hỏi: Viết các PTHH có chất phản ứng là oxi?
Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs
Dùng kết quả thi để vào bài
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1 Tìm hiểu sự Oxi hoá 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm 
- Định hướng NL, PC: Năng lực giải quyết vấn đề, PC tự lập. 
Yêu cầu hs nhận xét các PTHH ở HĐ khởi động
Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
Các phản ứng trên có điểm gì giống
 nhau ?
Hs: quan sát các PTHH -> phản ứng đều có sự tham gia của Oxi
Giáo viên nhận xét . các phản ứng của oxi và các chất trên đều là sự Oxi hoá chất đó . 
KT trình bày 1 phút
Vậy sự Oxi hoá là gì?
Hs: biểu khái niệm sự Oxi hoá.
Nhận xét tổng kết
I./ Sự Oxi hoá
-Sự oxi hóa 1 chất là sự tác dụng của chất đó (có thể là đơn chất hay hợp chất )với oxi 
Ví dụ: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
 4P + 5O2 2P2O5
Hoạt động 2 Tìm hiểu khái niệm phản ứng hoá hợp
Hoạt động của giáo viên và học s

File đính kèm:

  • docGIAO AN_12824649.doc