Bài tập Hóa học 9 - Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Câu 6 : Cho một hỗn hợp A gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch axit HCl (dư). Dẫn khí tạo thành qua nước vôi trong có dư thu được 10 gam kết tủa và 2,8 lít khí không màu (ở đktc)

a) Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra ?

b) Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A.

Bài 7: Lập công thức hóa học của một oxit kim loại hóa trị II biết rằng cứ 30ml dung dịch HCl nồng độ 14,6% thì hòa tan hết 4,8g oxit đó.

Bài 8: Viết các phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:

Na2O → NaOH → Na2SO3 → SO2 → K2SO3

 

docx2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 624 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Hóa học 9 - Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa Học 9
Bài tập chương 1 : Các loại hợp chất Vô cơ
Câu 1: Có bốn dung dịch đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt là NaOH, HCl, NaNO3, NaCl. Hãy nêu phương pháp hoá học để phân biệt bốn dung dịch này. Viết các phương trình hoá học (nếu có) để minh họa.
Câu 2: Lấy 5 gam hỗn hợp hai muối là CaCO3 và CaSO4 cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl tạo thành 448 ml khí (đktc). Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CO2 bằng cách cho HCl tác dụng với CaCO3. Có thể thay HCl bằng H2SO4 được không ? Tại sao ? 
Câu 4: Để trung hoà hết 200 g dung dịch NaOH 10% cần dùng bao nhiêu gam dung dịch HCl 3,65%
Câu 5: Hoàn thành các phương trình hoá học sau :
a) NaOH + HCl →
b) Na2SO4 + BaCl2 →
c) NaOH + FeCl2 →
d) Mg + FeSO4 →
e) Fe + HCl →
g) Cu + AgNO3 →
Câu 6 : Cho một hỗn hợp A gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch axit HCl (dư). Dẫn khí tạo thành qua nước vôi trong có dư thu được 10 gam kết tủa và 2,8 lít khí không màu (ở đktc) 
a) Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra ?
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
Bài 7: Lập công thức hóa học của một oxit kim loại hóa trị II biết rằng cứ 30ml dung dịch HCl nồng độ 14,6% thì hòa tan hết 4,8g oxit đó.
Bài 8: Viết các phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:
Na2O → NaOH → Na2SO3 → SO2 → K2SO3
Bài 9: Viết phương trình phản ứng hóa học của KOH tác dụng với:
a. Silic oxit                    b. Lưu huỳnh trioxit
c. Cacbon đioxit             d. Điphotpho pentaoxit
Bài 10: Viết các phản ứng hóa học theo chuỗi sau:
CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 → Ca(NO3)2
Bài 11: Viết phương trình phản ứng hóa học của nước với:
a. Lưu huỳnh trioxit                 b. Cacbon đioxit
c. Điphotpho pentaoxit            d. Canxi oxit                     e. Natri oxit
Bài 12: Trung hòa 300ml dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch NaOH 40%
a. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng.
b. Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH 5,6% (D = 1,045g/ml) thì lượng KOH cần dùng là bao nhiêu?
Bài 13: Cho 12,4g muối cacbonat của một kim loại hóa trị II tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 16g muối. Tìm công thức của kim loại đó.
Bài 14: Có 6 lọ không nhãn đựng các hóa chất sau: HCl, H2SO4, CaCl2, Na2SO4, Ba(OH)2, KOH. Chỉ dùng qùi tím hãy nhận biết hóa chất đựng trong mỗi lọ.
Bài 15: Cho 5,6g CaO vào nước tạo thành dung dịch A. Tính số gam kết tủa tạo thành khi đem dung dịch A hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí cacbonic.
Bài 16: Cho 50g hỗn hợp gồm hai muối NaHSO3 và Na2CO3 vào 200g  dung dịch HCl 14,6%. Hỏi phản ứng có xảy ra hoàn toàn không?
Bài 17: Viết phản ứng hóa học giúp phân biệt các cặp dung dịch sau:
a. Dung dịch sắt (II) sunfat và sắt (III) sunfat.
b. Dung dịch natri sunfat và đồng sunfat.
Bài 18: Nhận biết 4 lọ hóa chất mất nhãn chứa 4 muối sau: Na2CO3, MgCO3, BaCO3, và CaCl2.
Bài 19: Cho 32g một oxit kim loại hóa trị III tan hết trong 294g dung dịch H2SO4. Tìm công thức của oxit kim loại trên.
Bài 20: Độ tan của NaCl ở 90oC là 50g và ở 0oC là 35g. Tính lượng NaCl kết tinh khi làm lạnh 900g dung dịch NaCl bão hòa ở 90oC.
Link Đáp án : 

File đính kèm:

  • docxBai_1_Tinh_chat_hoa_hoc_cua_oxit_Khai_quat_ve_su_phan_loai_oxit.docx