Bài tập chương 2

1/ Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF ở trong hai mp khác nhau. Cm: (ADF) // (BCE)

1/ Cho hai mp (P) và (Q) song song với nhau và ABCD là một hình bình hành nằm trong mp (P). các đường thẳng song song đi qua A, B, C, D lần lượt cắt mp (Q) tại các điểm A', B', C', D'.

a) Tứ giác A'B'C'D' là hình gì?

b) Chứng minh (AB'D') // (C'BD)

c) Cmr đoạn thẳng A'C đi qua trọng tâm của hai tam giác AB'D' và C'BD. Hai mp (AB’D’), (C’BD) chia đoạn A'C làm ba phần bằng nhau.

 

doc13 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập chương 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g (BCD) dựng đường thẳng đi qua I và cắt CB, CD tại M, N. Giả sử KM và LN cắt tại H. Chứng minh H, A, C thẳng hàng.
3. CHỨNG MINH BA ĐƯỜNG THẲNG ĐỒNG QUI
Ta chứng minh trong đó có 2 đường thẳng cắt nhau tại một điểm thuộc đường thẳng thứ ba 
Bài tập
Cho tứ diện ABCD mặt phẳng(P) không chứa AB và CD cắt các cạnh AC, BC, AD lần lượt tại M, N, R, S
 a). Chứng minh 3 đường thẳng AB, MN, RS đồng qui.
 b). Chứng minh 3 đường thẳng CD, MS, NR đồng qui
Cho hình thang ABCD (AB// CD) điểm S nằm ngoài mặt phẳng chứa ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SC, SD. Gọi I là giao điểm của AD và BC, J là giao điểm của AN và BM 
a). CMR : S, I, J thẳng hàng
b). Gọi O là giao điểm của AC và BD. CMR : SO, AM, BN đồng qui
Cho tứ diện ABCD. M, N lần lượt là trung điểm BC, BD. Các điểm P và S lần lượt thuộc AD, AC sao cho AR= AD:3 ; AS= AC:3. CMR : ba đường thẳng AB, MS, NR đồng qui
4. GIAO ĐIỂM CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
Tìm giao điểm của đường thẳng (a) và mặt phẳng (P): 
Chọn mặt phẳng (Q) chứa a
Tìm giao tuyến b của (P) và (Q)
Trong mặt phẳng (Q): Gọi I là giao điểm của a và b thì I là giao điểm của a và (P) 
Chú ý: Nếu (P) chứa đường thẳng c mà c cắt tại O thì O là giao điểm của a và (P)
Bài tập
Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BC. Gọi K là một điểm trên cạnh BD không phải là trung điểm. Tìm giao điểm của: 
a). CD và mặt phẳng (MNK)
b). AD và mặt phẳng (MNK)
Cho tứ diện ABCD. Trên các cạnh AB và Ac lần lượt lấy các điểm M, N sao cho MN không song song với BC. Gọi O là một điểm nằm trong tam giác BCD. 
a). Tìm giao điểm của MN và (BCD)
b). Tìm giao tuyến của (OMN) và (BCD)
c). Mặt phẳng (OMN) cắt các đường thẳng BD và CD tại H và K. Xác định các điểm H và K.
Cho hình chóp SABCD. Gọi I, J, K lần lượt là các điểm trên các cạnh SA, AB, BC. Giả sử đường thẳng JK cắt các đường thẳng AD, CD tại M, N. Tìm giao điểm của các đường thẳng SD và SC với mặt phẳng (IJK)
Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P là các điểm lần lượt trên các cạnh AC, BC, BD. 
a). Tìm giao điểm của CP và (MND).
b). Tìm giao điểm của AP và (MND).
Cho 4 điểm A, B, C, D không đồng phẳng. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BC. Trên BD lấy điểm P sao cho BP=2PD.
a). Tìm giao điểm của các đường thẳng CD với mặt phẳng(MNP) 
b). Tìm giao điểm của hai mặt phẳng (MNP) và (ACD).
Cho hình chóp SABCD có ABCD là hình thang với đáy lớn là AB. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của SA, SB. M là điểm tuỳ ý trên cạnh SD.
a). Tìm giao tuyến của(SAD) và (SBC).
b). Tìm giao điểm K của IM với mặt phẳng (SBC)
c). Tìm giao điểm N của SC với mặt phẳng (IJM)
Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của SC.
a). Tìm giao điểm I của đường thẳng AM với mặt phẳng (SBD).
b). Chứng minh IA= 2IM.
c). Tìm giao điểm F của SD và (ABM)
d). Điểm N thuộc AB. Tìm giao điểm của MN và (SBD)
Cho tứ giác ABCD nằm trong mặt phẳng (P) có hai cạnh AB và CD không song song. Gọi S là điểm nằm ngoài (P) và M là trung điểm của đoạn SC.
a). Tìm giao điểm N của SD và (MAB)
b). Gọi O là giao điểm của AC và BD . CMR: SO, AM, BN đồng qui
Cho tứ diện ABCD. Hai điểm M, N lần lượt nằm trong tam giác ABC và tam giác ABD. I là điểm tuỳ ý trên CD. Tìm giao của (ABI) và đường thẳng MN
Cho hình chóp SABCD. Gọi I, J là hai điểm trên cạnh AD, SB
a). Tìm các giao điểm K, L của IJ và DJ với (SAC)
b). AD cắt BC tại O; OJ cắt SC tại M. Chứng minh A, K, L, M thẳng hàng
4. THIẾT DIỆN
Thiết diện của hình chóp và mặt phẳng(P) là đa giác giới hạn bởi các giao tuyến của (P) lần lượt với các mặt của hình chóp. Để tìm thiết diện trước hết ta tìm các đoạn giao tuyến của (P) lần lượt với các mặt của hình chóp
Bài tập
Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm các cạnh AB và CD. P là điểm nằm trên cạnh AD nhưng không là trung điểm. Tìm thiết diện của tứ diện cắt bởi mặt phẳng(MNP).
Cho tứ diện ABCD. Trên các đoạn AC, BC, BD lấy các điểm M, N, P sao cho MN không song song với AB, NP không song song với CD. Xác định thiết diện tạo bởi mặt phẳng (MNP) và tứ diện ABCD.
Cho tứ diện ABCD cạnh bằng a. Kéo dài BC một đoạn CE = a. Kéo BD một đoạn DF = a. Gọi M là trung điểm của AB. Xác định thiết diện tạo bởi tứ diện với mặt phẳng (MEF).
Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Trong mặt phẳng ABCD vẽ đường thẳng (d) đi qua A và không song song với các cạnh của hình bình hành. Gọi C’ là một điểm trên cạnh SC. Tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (d,C’).
Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M, N, P theo thứ tự là trung điểm các cạnh AB, AD và SC. Mặt phẳng (MNP) cắt các cạnh bên SB, SD tại Q và R. Xác định thiết diện tạo bởi mặt phẳng (MNP) và hình chóp SABCD.
Cho hình chóp SABCD. Gọi M là 1 điểm thuộc miền trong của tam giác SCD.
a). Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SBM) và (SAC).
b). Tìm giao điểm của đường thẳng BM và mặt phẳng (SAC)
c). Tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (ABM).
Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm AB, AD, SC. Xác định thiết diện của hình chóp với mặt phẳng (MNP).
Cho hình chóp tứ giác SABCD. Điểm M nằm trên cạnh SC. Tìm thiết diện của hình chóp với mặt phẳng (ABM).
Cho hình chóp SABCD đáy là hình bình hành tâm O. Một điểm M trên cạnh SD sao cho SD = 3SM
a). Tìm giao tuyến của (SAC) và (SBD)
b). Xác định giao điểm I của BM và (SAC). Chứng tỏ I là trung điểm của SO
c). Định thiết diện của hình chóp SABCD và (MAB)
ÔN TẬP CHƯƠNG 
1. Cho tứ giác ABCD, ABEF không đặc sắc và không đồng phẳng.
a). Tìm giao tuyến của (ADF) và (BCE).
b). M là trung điểm trong đoạn EF. Tìm giao điểm của (ABM) và (CE)
2. Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J là 2 điểm của AB, CD. Trên AD lấy M sao cho AM=AD. Tìm thiết diện do mặt phẳng (IJM) cắt tứ diện
Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành. G là trọng tâm của tam giác SAC, I là trng điểm của CD, J là trung điểm của SD.
a). Tìm giao điểm của GI và (SAD).
b). Tìm thiết diện do mặt phẳng (CGI) cắt hình chóp.
4. Cho hình thang ABCD trong mp() và điểm S ở ngoài () (AB // CD, AB > CD) 
a). Tìm giao tuyến (d) của (SAC) và (SBD) và giao tuyến (d’) của (SAD) và (SBC).
b). Tìm các giao điểm của mặt phẳng (d, d’) với AB, CD và nói rõ vị trí của chúng trên các đoạn ấy. 
5. Cho 4 điểm A, B, C, D không đồng phẳng.
a). E, F là 2 điểm lần lượt nằm trong các đoạn BC, AD. Tìm giao tuyến của mặt phẳng (BCF) và (ADE).
b). Ba điểm M, N, P lần lượt nằm trong các đoạn AB, AC, CD với MA = 2MB, NC =2NA. Tìm giao tuyến của (BCF) và (MNP)
Cho tam giác ABC và điểm D ở ngoài mặt phẳng (ABC). M, I lần lượt là trung điểm của BD, AC. N, P lần lượt ở trong các đoạn AB, BC sao cho NA = NB, PB = 2PC. Tìm giao điểm của (DI) và (MNP).
Cho ba đoạn thẳng không đồng phẳng AB < AC < AD. Trên đó lần lượt lấy 3 điểm M, N P với AM = AN = AP.
a). Tìm giao điểm K của (MNP) và (BD), giao điểm L của (MNP) và (CD).
b). I là một điểm trong đoạn MN, (AI) cắt (BC) tại J. Chứng minh 3 đường thẳng KL, PI, DJ đồng qui tại một điểm
Cho 2 đoạn thẳng AB, CB không đồng phẳng lần lượt có trung điểm là I, J. Một điểm K nằm trong BD thoả KB = 2KC.
a). Tìm giao điểm L của (AC) và (IJK)
b). Chứng minh LA = 2LC
Cho tứ diện đều SABC cạnh a. Ba điểm M, N P lần lượt nằm trong các đoạn AB, BC, SA sao cho BM = , BN = , AP = .
a). Tìm thiết diện do mặt phẳng (MNP) cắt tứ diện đều.
b). G là trong tâm của tam giác ABC. Tìm giao điểm I của (SG) và (MNP).
Cho hình chóp đỉnh S, đáy ABCD không đặc sắc. E, F, K lần lượt ở các đoạn SA, SB, SC. Biết rằng tứ giác ABEF cũng không đặc sắc. Tìm thiết diện do mặt phẳng (EFK) cắt hình chóp.
Cho hình chóp SABCD có AD // BC, AD = 2BC= 2a. M là một điểm bên trong tam giác SCD.
a). Hãy xác định thiết diện ABEF do mặt phẳng(ABM) cắt hình chóp.
b). Giả thiết thêm: F trùng với trung điểm của SD. Hãy tính 
Cho tứ diện ABCD. Điểm I, J lần lượt là trung điểm AB, CD, điểm K thuộc BD sao cho BK = 2KD
a). Tìm giao điểm của AD và (IJK)
b). Tìm thiết diện của (IJK) và tứ diện ABCD
Cho hình chóp SABCD (SA < SB < SC). Trên SA, SB, SC lần lượt lấy M, N, P sao cho SN = SP
a). Tìm giao điểm K của MP và (ABC)
b). Tìm giao điểm L của CB và (MNP)
c). Lấy I thuộc MN. Gọi J là giao điểm của SI và AB. Chứng minh rằng: KL, PI, CJ đồng qui.
Cho hình chóp SABCD. M là điểm thuộc miền trong tam giác SCD
a). Tìm giao tuyến của (SBM) và (SAC)
b). Tìm giao điểm của BM và (SAC)
c). Tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi (ABM)
Cho hình chóp SABCD. Điểm M, N lần lượt thuộc các cạnh BC, BD.
a). Tìm giao điểm I của BN và (SAC)
b).Xác định giao điểm J của MN và (SAC)
c). CMR: 3 điểm I, J, C thẳng hàng
d). CMR: SJ, AC, DM đồng qui
e). xác định thiết diện của hình chóp SABCD và (BCN)
Cho hình chóp SABCD đáy là hình thang ( AB// CD, AB > CD). Gọi I là trung điểm của SC mặt phẳng () quay quanh AI cắt SB, SD lần lượt tại M, N
a). CMR: MN luôn luơn đi qua một điểm cố định
b). CMR: nếu P, Q lần lượt là 2 giao điểm của (ABCD) với MI, NI thì PQ luôn luôn qua một điểm cố định.
c). Tìm tập hợp giao điểm của AN và MI.
QUAN HỆ SONG SONG
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT :
1/ Định nghĩa :
* Hai đường thẳng gọi là chéo nhau nếu chúng không đồng phẳng
* Hai đường thẳng gọi là song song nếu chúng đồng phẳng và không có điểm chung .
2/ Các định lí :
	ĐL1 : Qua điểm A cho trước không nằm trên đường thẳng b cho trước, có và chỉ một và chỉ một đường thẳng a song song với b.
	ĐL2 : Nếu thì a // b // c hoặc a; b; c đồng qui.
	HQ : Nếu thì c // a // b.
	ĐL3 : 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN :
1/ Vấn đề 1: chứng minh hai đường thẳng song song 
Phương pháp chứng minh :
*Để chứng minh hai đường thẳng song song ta sử dụng một trong các cách sau :
a) Sử dụng các phương pháp chứng minh đường thẳng song song trong mp (các định lí về đường thẳng song song , đường trung bình trong tam giác , định lí Talét đảo .....)
	b) Sử dung định lí 2, 3 hoặc hệ quả
Ví dụ: Cho tứ diện ABCD. Gọi I,J,K,L theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC ,CD ,DA Chứng minh : IJ//KL và JK//IL .
Giải:
	Trong tam giác ABC , KL là đường trung bình, 
suy ra KL//AC (1) . 
	Trong tam giác ADC , IJ là đường trung bình,
suy ra IJ//AC (2)
	Từ (1) và(2) suy ra IJ//KL.
	Trường hợp JK// IL chứng minh tương tự.
2/ Vấn đề 2: tìm giao tuyến của hai mặt phẳng lần lượt chứa hai đt song song 
Phương pháp:
1) Tìm hai điểm chung của hai mặt phẳng.
2) Sử dụng hệ quả.
- Tìm một điểm chung của hai mặt phẳng.
 - Tìm phương giao tuyến (tức chứng minh giao tuyến song song với một đ. thẳng đã có) 
Giao tuyến là đường thẳng qua điểm chung và có phương nói trên
Ví dụ: cho hình chóp S.ABCD đáy là hình thang với các cạnh đáy là AB và CD. Gọi I, J lầm lượt là trung điểm của DA và BC và G là trọng tâm tam giác SAB.
a) Tìm giao tuyến của (SAB) và (IJG)
b) Xác định thiết diện của hình chóp với mặt phẳng (IJG). Thiết diện là hình gì? Tìm điều kiện đối với AB và CD để thiết diện là hình bình hành.
S
A
B
E
G
J
I
D
C
Giải:
(SAB) Ç (IJG) = MN
 (áp dụng định lí Talet và t/c trung tuyến)
Mặt khác: (đoạn trung bình)
=> AB = 3CD
C. BÀI TẬP :
1/ Hình chóp S.ABCD,đáy ABCD là hình bình hành. Lấy một điểm M thuộc cạnh SC .Mặt phẳng (ABM) cắt cạnh SD tại điểm N. Chứng minh NM// CD
2/ Hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mp. Trên AC lấy một điểm M và trên BF lấy một điểm N sao cho . Một mp() qua MN và song song với AB, cắt cạnh AD tại M' và cạnh AF tại N'.
a)Chứng minh : M'N' // DF.
b) Cho , chứng minh MN // DE.
3/ Cho hình chóp S.ABCD. Trên các cạnh AC, SC lấy lần lượt các điểm I, K sao cho: mp() qua IK cắt các đt AB, AD, SD, SB tại các điểm theo thứ tự M, N, P, Q . cm: MQ // NP.
4/ Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC và ADC. Cm: IJ // CD.
5/ Cho hình chóp S.ABCD đáy ABCD là hình thang với các cạnh đáy AB và CD (AB > CD). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA và SB.
a) Chứng minh: MN // CD
b) Tìm giao điểm P của SC và mặt phẳng (ADN)
c) Kéo dài AN và DP cắt nhau tại . Chứng minh SI // AB // CD, tứ giác SABI là hình gì?
6) Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P, Q, R, S lần lượt là trung điểm của AB, CD, BC, AC, BD.
a) Chứng minh MNPQ là hình bình hành.
b) Từ đó suy ra 3 đoạn thẳng MN, PQ, RS cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
7/ Cho hình chóp S.ABCD đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, P, Q là các điểm nằm trên BC, SC, SD, AD sao cho MN // BS, NP // CD, MQ // CD
a) Chứng minh: PQ // SA.
b) Gọi K là giao điểm của MN và PQ, chứng minh SK // AD // BC.
c) Qua Q dựng các đường thẳng Qx // SC và Qy // SB. Tìm giao điểm của Qx với (SAB) và của Qy với (SCD).
8) Cho hình chóp S.ABCD đáy ABCD là hình thang với các cạnh đáy AD = a, BC = b. I, J lần lượt là trọng tâm các tam giác SAD và SBC.
a) Tìm đoạn giao tuyến của (ADJ) và (SBC) và đoạn giao tuyến của (BCI) và (SAD).
b) Tìm độ dài đoạn giao tuyến của hai mặt phẳng (ADJ) và (BCI) giới hạn bởi hai mặt phẳng (SAB) và (SCD).
9) Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. I, J lần lượt là trung điểm của AC và BC. Gọi K là một điểm trêm cạnh BD với KB = 2KD.
a) Xác định thiết diện của tứ diện với mặt phẳng (IJK). Cm thiết diện là hình thang cân.
b) tính diện tích thiết diện theo a.
10) Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình vuông cạnh a, tâm O. Mặt bên SAB là tam giác đều, . Gọi Dx là đường thẳng qua D và song song với SC.
a) Tìm giao điểm I của Dx và mặt phẳng (SAB). Chứng minh AI // SB.
b) Tìm thiết diện của hình chóp và (AIC). Tính diện tích thiết diện
D. HƯỚNG DẪN :
1/ Chứng minh MN // AB rồi áp dụng định lí 3
2/a) Áp dụng định lí Talét thuận, đảo trong các tam giác ACD,ABF, AFD .
 b) Áp dụng định lí Talét đảo và tính chất trọng tâm trong tam giác ABE .
4) Sử dụng định lí Talet
5) Tứ giác SABI là hình bình hành
8) b/ 
9) 
10) Thiết diện: DACM với M là trung điểm SD. Diện tích: 
ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT :
1/ Định nghĩa : Một đường thẳng và một mặt phẳng gọi là song song với nhau nếu chúng không có điểm chung.
d
a
a
2/ Các định lí :
a) ĐL1 : 
d
a
b
a
b) ĐL2 : 
a
d
b
a
c) ĐL3 : 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN :
1/ Vấn đề 1: chứng minh đường thẳng song song mặt phẳng
Phương pháp chứng minh :
	*Chứng minh đường thẳng d //mp(P) ta áp dụng :
a) Định nghĩa.
b) Định lí 1 :
	* Chú ý: nếu a không có sẵn trong hình thì ta chọn mp b chứa d và xác định a = a Ç b 
Ví dụ : Cho hình bình hành ABCD và ABEF có chung cạnh AB và không đồng phẳng . Trên các cạnh AD; BE lần lượt lấy các điểm M, N sao cho .Cm đường thẳng MN song song mp(CDE).
Giải:
F
E
A
N
B
C
P
D
M
Áp dụng định lí Talét cho tam giác BCE ta có : 
Vậy :tứ giác DMNP là hình bình hành, do đó MN // DP
Ta có: 
2/ Vấn đề 2: ¨Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, tìm thiết diện.
Phương pháp: sử dụng định lí 2, từ đó tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng song song với một hoặc hai đường thẳng theo phương pháp đã biết.	
Ví dụ: cho hình chóp S.ABCD. M, N là hai điểm trên AB, CD, a là mặt phẳng qua MN và song song với SA. Xác định thiết diện của hình chóp và mặt phẳng a.
Giải:
Ta có: A
N
B
C
P
D
M
Q
S
R
với MP // SA và PÎ SB
Tương tự gọi {R}= MN Ç AC ta có: 
Dễ thấy: a Ç (ABCD) = MN và a Ç (SBC) = PQ
Vậy thiết diện là tứ giác MPQN
C. BÀI TẬP :
1/ Cho tứ diện S.ABCcó I,J lần lượt là trung điểm của BA , BC. Chứng minh rằng với mọi điểm M thuộc cạnh SB (MB) ta điều có IJ // (ACM).
2/ Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trọng tâm của tam giác ABD và ACD. Cm MN // (BCD) và MN // (ABC).
3/ Hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M , N theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, CD .
a) Chứng minh MN // (SBC) và MN // (SAD)
b) Gọi P là trung điểm của cạnh SA. Chứng minh SB // (MNP) và SC // (MNP).	
4/ Cho hình chóp S.ABCD. M, N là hai điểm bất kì trên SB và CD. a là mặt phẳng qua MN và song song với SC.
a) Tìm các giao tuyến của a với các mặt phẳng (SBC), (SCD) và (SAC).
b) Xác định thiết diện của S.ABCD với mặt phẳng a .
5/ Cho tứ diện ABCD. Từ điểm M trên AC ta dựng một mp a song song AB và CD. Mp này lần lượt cắt BC, BD, AD tại N, P, Q.
a) Tứ giác MNQG là hình gì?
b) Giả sử AB ^ CD thì MNQG là hình gì? Tính SMNPQ biết AM = x, AB = AC = CD = a. Tính x để diện tích này lớn nhất.
6) Cho điểm S ở ngoài mp hình bình hành ABCD. Gọi M, N là trung điểm AD và BC. Mp a qua MN và song song với SD cắt hình chóp S.ABCD theo hình gì?
7) Cho tứ giác ABCD trong đó AB và CD cắt nhau tại E, AD và BC cắt nhau tại F. Điểm S ở ngoài mp của tứ giác. Một mp a qua điểm M trên đoạn SA lần lượt cắt SB, SC, SD tại N, P, Q.
a) Cmr nếu a song song SE, hoặc SF thì MNPQ là hình thang.
b) Nếu a song song SE và SF thì MNPQ là hình gì?
8) Cho tứ diện ABCD có AB = a, CD = b. I, J lần lượt là trung điểm của AB và CD, giả sử AB vuông CD. a là mặt phẳng qua M trên đoan IJ và song song với AB và CD.
a) Tìm giao tuyến của mp a với mp (ICD).
b) Xác định thiết diện của tứ diện với mp a. Cm thiết diện là hìng chữ nhật.
c) Tính diện tích của hình chữ nhật biết 
9) Cho tứ diện ABCD. Từ điểm M trên cạnh AC dựng một mặt phẳng a song song AB và CD. Mặt phẳng này lần lượt cắt BC, BD, AD tại N, P, Q. Cho AB = a, CD = b, AC = c và MN = x.
a) Tứ giác MNQG là hình gì? Tính chu vi của nó.
b) Khi M lưu động trên AC, tìm hệ thức giữa a và b sao cho chu vi MNPQ là không đổi.
c) Tìm tập hợp giao điểm I của MP và NQ khi M di chuyển từ A đến C
10) Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. I là trung điểm AC, J là một điểm trên cạnh AD sao cho AJ = 2JD. M là một điểm di động trong tam giác BCD sao cho mặt phẳng (MIJ) luôn song song AB.
a) Tìm tập hợp điểm M
b) Tính diện tích của thiết diện tao bởi tứ diện ABCD và mặt phẳng (MIJ). 
D. HƯỚNG DẪN :
1/Chứng minh IJ // AC IJ //(ACM).; 2/ Theo giả thiết ta có MN//BC.
3/ a) Theo giả thiết ta có MN//BC.; b) Sử dụng MP // SB ; NQ // SC.
5/a) MNPQ là hình bình hành. ; 	 b) MNPQ là hình chữ nhật
SMNPQ = x(a - x), tức M là trung điểm AC.
8) c);	9) a) Hình bình hành, CV = ; b) a = b
c) Tập hợp điểm I là đoạn EF nối trung điểm hai cạnh AB và CD.;	10) b)
HAI MẶT PHẲNG SONG SONG
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT :
1/ Định nghĩa : 
a
a
b
2/ Các định lí :
	ĐL1 : 
a
a
b
B
b
ĐL2 : 
a
a
b
b
I
a’
b’
ĐL3 : 
a
a
b
b
g
ĐL4 : 
a
b
a
b
g
A
B
C
A’
B’
C’
* ĐL Talet trong không gian:
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN :
1/ Vấn đề 1: Chứng minh hai mặt phẳng song song
	Phươmg pháp: Sử dụng định lí 2 hoặc sử dung hệ quả 3.
2/ Vấn đề 2: 
 	¨ Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng
	¨ Thiết diện cắt bởi một mặt phẳng song song với một mặt phẳng cho trước.
	Phương pháp:
 Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng có thể sử dụng định lí 4: “ nếu hai mặt phẳng song song bị cắt bởi một mặt phẳng thứ ba thì giao tuyến song song với nhau”
Ta cũng thường sử dụng định lí 4 để xác định thiết diện của hình chóp bị cắt bởi một mặt phẳng song song với một mặt phẳng cho trước.	
 Ví dụ :
*VD1: Cho hai hình bình hành ABCD , ABEF có chung cạnh AB và không đồng phẳng . I, J, K lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, CD, EF. Chứng minh:
	 F K E
 A I 
B
 D J C
	a) (ADF) // (BCE).
	b) (DIK) // (JBE).
Giải
Ta có: ABCD là hình bình hành
AD // BC(BCE) => AD // (BCE)
Tương tự , ta có : AF // BE AF // (BCE). 
Vậy ta có:
	b) Cm tương tự
*VD2: cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành tâm O. Tam giác SBD là tam giác đều. Một mp a di động song song với (SBD) qua điểm I trên đoạn AC. Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi a
O
C
B
A
D
S
M
N
H
K
L
I
I
P
Giải:
Trường hợp 1: IÎ OA
Với MN qua I, MN // BD
Tương tự: a Ç (SAB) = MP // SB
 	a Ç (SAD) = NP // SD
Vậy thiết diện là tam giác đều MNP đồng dạng với
Tam giác SBD.
Trường hợp 2: IÎ OC thiết diện là tam giác đều HKL 
C. BÀI TẬP :
1/ Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF ở trong hai mp khác nhau. Cm: (ADF) // (BCE)
1/ Cho hai mp (P) và (Q) song song với nhau và ABCD là một hình bình hành nằm trong mp (P). các đường thẳng song song đi qua A, B, C, D lần lượt cắt mp (Q) tại các điểm A', B', C', D'.
a) Tứ giác A'B'C'D' là hình gì?
b) Chứng minh (AB'D') // (C'BD)
c) Cmr đoạn thẳng A'C đi qua trọng tâm của hai tam giác AB'D' và C'BD. Hai mp (AB’D’), (C’BD) chia đoạn A'C làm ba phần bằng nhau.
2/ Cho tứ

File đính kèm:

  • docBai_tap_hh11c2_co_dap_so_-_hd.doc