Bài soạn môn: Tự nhiên và xã hội lớp 3 tiết 30: Hoạt động nông nghiệp

HĐ 3: Tìm hiểu về hoạt động nông nghiệp Việt Nam.

MT: Biết 1 số hoạt động nông nghiệp ở nước ta

HT: Cá nhân, cả lớp. - Trò chơi "hộp quà bí ẩn".

+ GV phổ biến cách chơi.

+ Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

+ Nhận xét tuyên dương.

Câu hỏi

1. Việt Nam là nước xuất khẩu lúa gạo đứng hàng thứ mấy trên thế giới?

2. Trong các vùng dưới đây, vùng nào sản xuất nhiều lúa gạo nhất?

A. Đồng bằng Nam Bộ

B. Tây Nguyên

C. Miền Trung

3. Trâu, bò, dê thường được chăn nuôi nhiều ở miền nào?

4. Lúa, ngô (bắp), trồng nhiều ở vùng nào?

5. Sơ ri là đặc sản của vùng nào?

 

doc6 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2980 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài soạn môn: Tự nhiên và xã hội lớp 3 tiết 30: Hoạt động nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIỂNG PHƯỚC 2
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2014 - 2015
BÀI SOẠN
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP BA
TIẾT 30: BÀI: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
Người thực hiện: Phan Thị Phượng
Kiểng Phước, ngày 24 tháng 11 năm 2014
BÀI SOẠN
MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP BA
Tiết 30: Bài: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu: HS biết
- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp.
- Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.
II. Chuẩn bị:
- GV: 5 ảnh trong sách giáo khoa, bảng phụ;
- HS: SGK, tranh, ảnh sưu tầm về hoạt động nông nghiệp, các câu tục ngữ, ca dao HS sưu tầm được.
III. Các hoạt động trên lớp:
Nội dung
hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Điều chỉnh
HĐ khởi động:
MT: tạo không khí thoải mái trong tiết học, kiểm tra bài cũ
HT: cá nhân
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Em hãy kể tên các cơ sở thông tin liên lạc?
+ Hoạt động thông tin liên lạc có vai trò gì?
- Nhận xét.
Giới thiệu bài: Hoạt động nông nghiệp.
- Hát.
- Trả lời.
- Trả lời.
HĐ 1: Tìm hiểu hoạt động nông nghiệp.
MT: Kể tên và nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
HT: Cặp, cá nhân, cả lớp.
- Yêu cầu HS quan sát 5 ảnh trong SGK và thảo luận theo cặp các câu hỏi sau:
+ Ảnh chụp cảnh gì?
+ Hoạt động đó cung cấp cho con người những sản phẩm gì?
- Gọi đại diện các cặp lên trình bày (mỗi hs trình bày 1 hình).
- Yêu cầu các cặp khác nhận xét.
Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- GV giới thiệu thêm với HS 2 hoạt động nông nghiệp nữa thông qua 2 ảnh: cày ruộng và sản xuất muối.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV kết luận: Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, làm muối,... Được gọi là hoạt động nông nghiệp.
- Mở rộng:
Sản phẩm của hoạt động nông nghiệp dùng để làm gì?
Nếu không còn hoạt động nông nghiệp cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào?
- GV chốt lại: hoạt động nông nghiệp rất quan trọng. Nó cung cấp lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người.
- Đọc yêu cầu sau đó nhìn SGK trang 58, 59 quan sát ảnh và thảo luận theo cặp.
- Trình bày.
Ảnh 1:
- Ảnh chụp cảnh chăm sóc, bảo vệ rừng.
- Giúp chúng ta có bầu không khí trong lành.
Ảnh 2:
- Nuôi cá.
- Cung cấp thức ăn cho con người.
Ảnh 3:
- Gặt lúa.
- Cung cấp lúa gạo nuôi sống con người.
Ảnh 4: 
- Nuôi lợn.
- Cung cấp cho chúng ta thịt.
Ảnh 5:
- Nuôi gà.
- Cung cấp cho chúng ta thịt và trứng.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
HĐ 2: Tìm hiểu hoạt động nông nghiệp ở địa phương em.
MT: Biết 1 số hoạt động nông nghiệp ở nơi em đang sống.
HT: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Yêu cầu các nhóm kể cho nhau nghe ở địa phương mình có những hoạt động nông nghiệp nào và đính những tranh ảnh mà các em đã sưu tầm được vào bảng nhóm.
- Mời đại diện từng nhóm lên giới thiệu tranh ảnh mà nhóm mình đã sưu tầm được.
- Nhận xét, khen ngợi nhóm sưu tầm được nhiều tranh, ảnh.
- GV kết luận: tất cả hoạt động nông nghiệp đều có ích cho con người.
- Yêu cầu HS giới thiệu thêm những hoạt động nông nghiệp khác ở địa phương em ngoài những tranh ảnh mà em đã sưu tầm được.
- HS kể trong nhóm 6 và đính tranh vào bảng nhóm.
- Đại diện của nhóm lên trình bày.
- Lắng nghe.
- Vài HS giới thiệu thêm.
HS khá, giỏi giới thiệu 1 hoạt động nông nghiệp cụ thể.
HĐ 3: Tìm hiểu về hoạt động nông nghiệp Việt Nam.
MT: Biết 1 số hoạt động nông nghiệp ở nước ta
HT: Cá nhân, cả lớp.
- Trò chơi "hộp quà bí ẩn".
+ GV phổ biến cách chơi.
+ Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
+ Nhận xét tuyên dương.
Câu hỏi
Việt Nam là nước xuất khẩu lúa gạo đứng hàng thứ mấy trên thế giới?
Trong các vùng dưới đây, vùng nào sản xuất nhiều lúa gạo nhất?
Đồng bằng Nam Bộ
Tây Nguyên
Miền Trung
3. Trâu, bò, dê thường được chăn nuôi nhiều ở miền nào?
4. Lúa, ngô (bắp), trồng nhiều ở vùng nào?
5. Sơ ri là đặc sản của vùng nào?
+ Lắng nghe.
+ Tham gia chơi.
+ Nhận xét.
Củng cố
- Mời HS đọc các câu ca dao, tục ngữ nói về hoạt động nông nghiệp mà các em đã sưu tầm được.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Liên hệ, giáo dục: ta thấy hoạt động nông nghiệp rất vất vả. Nên các em phải biết trân trọng sản phẩm lao động và tham gia giúp đỡ những việc phù hợp, có ích.
- Gọi 2 - 3 HS đọc mục bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Hoạt động công nghiệp, thương mại.
- Vài HS đọc.
- Lắng nghe.
- 2 - 3 HS đọc.
- Lắng nghe và ghi nhận.
BÀI SOẠN
MÔN: TIẾNG VIỆT
PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng, trôi chảy toàn bài. Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật. 
- Hiểu các từ: Người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm.
II. Chuẩn bị:
- GV: tranh, câu dài cần luyện đọc.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động trên lớp.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Điều chỉnh
HĐ khởi động
MT: tạo không khí vui tươi, kiểm tra bài cũ.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: Nhớ Việt Bắc.
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu trong bài và trả lời câu hỏ:
+ Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
+ Trong 10 dòng thơ em vừa đọc những câu thơ nào cho thấy Việt Bắc rất đẹp?
- Nhận xét, đánh giá.
Bài mới:
Đính tranh.
- Khai thác tranh để giới thiệu bài: Hũ bạc của người cha.
- Hát.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Quan sát tranh, nghe và trả lời câu hỏi.
HĐ 1: Luyện đọc.
MT: (mục tiêu của bài) 
* GV đọc diễn cảm toàn bài: sau khi đọc xong, GV kết hợp tranh để giải thích từ: "Người Chăm", "hũ".
- Lưu ý HS chú ý giọng đọc: 
+ Giọng người kể: chậm rãi, khoan thai và hồi hộp cùng sự phát triển tình tiết của truyện.
+ Giọng ông lão: khuyên bảo ở đoạn 1, nghiêm khắc ở đoạn 2, cảm động ở đoạn 4, ân cần - trang trọng ở đoạn 5.
* Luyện đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu, giáo viên kết hợp sữa sai, ngắt hơi giữa các cụm từ, dấu câu.
* Luyện đọc từng đoạn trước lớp: kết hợp giải nghĩa từ, ngắt câu hợp lý (đối với câu dài).
- Luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Sau khi HS đọc đoạn trong nhóm, GV mời đại diện các nhóm thi đọc đoạn 1.
- Mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Nhận xét tiết học. Dặn dò HS chuẩn bị tiết 2.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh + trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Nối tiep

File đính kèm:

  • docgiao_an_du_thi_tich_hop_lien_mon_Ngu_Van_THCS.doc