Bài ôn tập Toán lớp 3 - Trường Tiểu học Xuân Tiến (Đề số 1)

PHẦN I: Trắc nghiệm:

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Số gồm: 7 nghìn, 4 trăm, 3 đơn vị viết là:

A. 7430 B. 743 C. 7043 D. 7403

Câu 2: Số liền sau của số 6000 là:

A. 5999 B. 6001 C. 5666 D. 5989

Câu 3: Đổi 9m 3cm = . cm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:

A. 93cm B. 903 cm C. 903 D. 930cm

Câu 4: Lan hái được 8 quả cam. Mẹ hái được gấp đôi số cam của Lan. Vậy số cam mẹ Lan hái được là:

A. 10 quả B. 12 quả C. 16 quả D. 24 quả

 

doc14 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài ôn tập Toán lớp 3 - Trường Tiểu học Xuân Tiến (Đề số 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TOÁN SỐ 1
PHẦN I: Trắc nghiệm: 
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 
Câu 1: Số gồm: 7 nghìn, 4 trăm, 3 đơn vị viết là:	
A. 7430 	 B. 743 	 C. 7043 	D. 7403
Câu 2: Số liền sau của số 6000 là: 
A. 5999 	 B. 6001 	 C. 5666 	D. 5989
Câu 3: Đổi 9m 3cm = ...... cm. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: 	
A. 93cm B. 903 cm C. 903 D. 930cm
Câu 4: Lan hái được 8 quả cam. Mẹ hái được gấp đôi số cam của Lan. Vậy số cam mẹ Lan hái được là:	
A. 10 quả B. 12 quả C. 16 quả D. 24 quả
Câu 5: Đồng hồ bên chỉ mấy giờ? 
A. 1giờ 50 phút
B. 2giờ 25 phút
C. 1giờ 25 phút
D. 5giờ 10 phút
Câu 6: Trong các số 5898; 5798; 5889 ; 5789 số bé nhất là: 
A. 5898 B. 5798 C. 5889 D. 5789
Câu 7: Tìm y biết: y : 8 = 1027(dư 7) 
A. y = 8223	 B. y = 8216 	 C. y= 8209	 D. y = 8233 
M
N
P
Q
Câu 8: Cho hình vẽ bên. Điểm nằm giữa hai điểm M và N là:	
A. Điểm M
B. Điểm N
C. Điểm P
D. Điểm Q
Câu 9: Trong phép chia có dư với số chia là 3. Số dư lớn nhất là:	
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
PHẦN II: Tự luận (3 điểm)
Câu 1: Đặt tính rồi tính: 	
 235 x 6 918 : 9
Câu 2: Tính giá trị của biểu thức: 351 + 135 : 3
..............
Câu 3: Có 5 thùng vở, mỗi thùng chứa 325 quyển vở. Người ta đã lấy ra 680 quyển vở từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu quyển vở?
Bài giải
.........
ĐỀ TOÁN SỐ 2
Phần I. Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời hoặc đáp án đúng
Câu 1: Kết quả của phép tính 2317 + 1954 là:
A. 3261	B. 4261	 C. 4271	 D. 3271
Câu 2: Kết quả của phép tính 4380 - 729 là: 
A. 4651	B. 3651 	 C. 3661	 D. 4661
Câu 3: Số gồm: 2 nghìn, 3 trăm, 5 đơn vị viết là:
A. 2305	 B. 2350 C. 2035 D. 235
Câu 4: Trong các số 8756; 8765; 8675; 8576 số lớn nhất là: 
A. 8756   	 B. 8765   	 C. 8675         	D. 8576
Câu 5: Năm nay em 9 tuổi, tuổi chị gấp 2 lần tuổi em. Vậy năm nay tuổi chị là 
A.7 tuổi	B. 11 tuổi	C. 18 tuổi	 D. 29 tuổi
Câu 6: Đồng hồ chỉ mấy giờ ? 
A. 10 giờ 10 phút	
B. 10 giờ kém 10 phút	
C. 2 giờ 10 phút	
D. 2 giờ kém 10 phút
Câu 7: 2m 5cm = ............. dm. Số thích hợp viết vào chỗ chấm là: 
A. 25	B. 205	C. 250	D. 2005
Câu 8: Trong số 3764, giá trị của chữ số 7 lớn hơn giá trị của chữ số 4 là : 
 A. 4 đơn vị	B. 696 đơn vị C. 760 đơn vị	 D. 74 đơn vị
Câu 9: Hình vẽ bên có mấy góc vuông? 
	A. 4	B. 7
	C. 6	D. 5
Câu 10: Chu vi của hình vuông ABCD là: 
A
D
B
C
5cm
	A. 20cm      	B. 10cm	
 C. 16cm             D. 25cm
Phần II. Thực hiện theo yêu cầu của mỗi câu hỏi, bài tập rồi viết kết quả, câu trả lời hoặc đáp án đúng vào chỗ trống ()
Câu 11: Khi chia một số cho 7 ta được thương bằng 213. Vậy số bị chia là: 
Trả lời: Số bị chia là: ...............
Câu 12: Nam mua bút hết 4000 đồng, mua thước kẻ hết 2000 đồng. Nam đưa cô bán hàng 10 000 đồng. Hỏi cô bán hàng trả lại bạn bao nhiêu tiền? 
Trả lời: Cô bán hàng trả lại bạn Nam
Câu 13: Có 37 người cần qua sông. Mỗi chiếc thuyền chỉ chở được nhiều nhất là 7 người (không kể lái thuyền) Hỏi cần ít nhất bao nhiêu thuyền để chở một lượt hết số người đó.? 
Trả lời:Số thuyền cần ít nhất là: ..................
Câu 14: Ngày 29 tháng 5 là thứ hai thì ngày 2 tháng 6 năm đó là thứ mấy?
Trả lời: Ngày 2 tháng 6 năm đó là : ..................
Phần III. Tự luận(3điểm)
Câu 15 : Đặt tính rồi tính (Mức 1)
5162 x 4	b) 1437 : 3
Câu 16:Tính giá trị của biểu thức: (Mức 2) 351 + 135 : 3 =
Câu 17: Một đội đồng diễn thể dục có 120 học sinh, trong đó số học sinh nam là 1/3 tổng số học sinh. Hỏi đội đó có bao nhiêu học sinh nữ?
Bài giải
...
Câu 18: Tìm thương của số chẵn lớn nhất có ba chữ số với số chẵn bé nhất có một chữ số.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
ĐỀ TOÁN SỐ 3
Phần I. Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời hoặc đáp án đúng (7điểm)
Câu 1: Chữ số 6 trong số 14621 có giá trị là: (M1)	 	
 A. 600	 B. 60 	 C. 61	 D.6
Câu 2: Gấp 5 lên 4 lần ta được số ......? (M1) 
20	 	 B. 670 	C.30	 D. 25
Câu 3: 6m7cm = .........cm . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là: (M1)
67	 B.670	 	C. 607	 D. 6700
Câu 4: Hình ABCD có số góc vuông là: (M1)	 B
 A
 C D
 A. 1 góc vuông	 B. 2 góc vuông 	 C. 3 góc vuông D. 5 góc vuông
Câu 5: Kết quả của phép tính 45 658 + 25 487= ? (M1)
 A. 71145	 B. 20171	 C.60035	 D.71135
Câu 6: Số lớn nhất trong các số: 48 963; 47 963; 48236; 45669 là: (M1)
 A. 47963 B. 48963	 C. 48236 D. 45669
Câu 7: Kết quả của phép chia 4525 : 5 là: (M1)
	A.405 	B. 95	C. 905	D. 9025
Câu 8: Giá trị của x trong biểu thức x - 3215 = 4268 là: (M2)
A. 7348	 B. 7438	C. 7843	 D. 7483
Câu 9: Một hình chữ nhật có chiều dài là 5cm, chiều rộng là 3 cm. Diện tích hình chữ nhật là: (M2)
A. 8cm	 B. 16cm	 C.15cm2	 D. 15cm
Câu 10: Có 25 kg đường đựng đều vào 5 túi. Hỏi 3 túi như thế đựng được bao nhiêu ki- lô- gam đường? (M2)
 A. 5kg	 B. 10kg C. 15kg	 D. 20kg
Câu 11: Một số chia cho 8 được thương là 6 và số dư là 4 . Số đó là: (M3)
 A. 51 B. 52	 C. 53          D. 54
Viết vào chỗ chấm cho thích hợp:
Câu 12: Đội Một trồng được 4235 cây, đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 75 cây, đội Ba trồng được nhiều hơn đội Hai 90 cây. Hỏi đội Ba trồng được bao nhiêu cây? (M3) Trả lời: Số cây đội Ba trồng được là..........cây.
Câu 13: Hai bác thợ cưa một thanh gỗ dài 5m thành những đoạn dài 1m. Cứ 12 phút thì cưa xong 1 đoạn. Hỏi cưa cả cây gỗ hết bao nhiêu lâu? (M4)
Trả lời: Cưa cả cây hết là: ....................................
Câu 14: (M4) Tổng của số lớn nhất có bốn chữ số và số bé nhất có ba chữ số khác nhau là:...........................................................................................................
Phần II. Tự luận (3 điểm)
Câu 15: Đặt tính rồi tính: (M1)
 6 238 – 3 419 251 x 6
 .............................. ....................................
 .............................. ...................................
 ............................... ....................................
 .............................. ...................................
Câu 16: Tính giá trị của biểu thức (M2)
 1523 + 2350 : 5= ....................................................................
 = ....................................................................
Câu 17: Một cửa hàng tuần thứ nhất bán được 1840 quyển vở. Tuần thứ hai bán được gấp 3 lần số vở tuần thứ nhất. Hỏi cả hai tuần cửa hàng đó bán được tất cả bao nhiêu quyển vở? (M2)
Bài giải
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỀ TIẾNG VIỆT SỐ 1
I. Đọc – hiểu: Đọc thầm bài sau:
Cây gạo
 Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đenđàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.
 Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
 Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. 
 (Theo Vũ Tú Nam)
Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc viết vào chỗ chấm theo yêu cầu:
Câu 1. Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm ?
A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu D. Mùa đông.
Câu 2. Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì ?
A. Ngọn lửa hồng. B. Ngọn nến trong xanh.
C. Tháp đèn. D. Cái ô đỏ
Câu 3. Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào ?
A. Đỏ chót B. Đỏ tươi. C. Đỏ mọng. D. Đỏ rực rỡ.
Câu 4. Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào ?
A. Trở lại tuổi xuân. B. Trở nên trơ trọi.
C. Trở nên xanh tươi. D. Trở nên hiền lành.
Câu 5. Câu “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” được viết theo mẫu câu nào?
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? 
C. Ai thế nào? D. Không thuộc mẫu câu nào.
Câu 6. Em thích hình ảnh nào trong bài văn nhất? Vì sao?
Câu 7. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong câu:“Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” và viết vào bảng ở dưới đây.
Sự vật
Từ so sánh
Sự vật
..
..
..
Câu 8.  Em hãy đặt 1 câu theo mẫu “Ai (con gì, cái gì) thế nào?” để nói về cây gạo:
2/ Tập làm văn: (5 điểm)
 Hãy kể về người lao động trí óc mà em biết.
 Gợi ý : 
 a. Người đó là ai, làm nghề gì ?
 	b. Người đó hàng ngày làm những công việc gì ?
c . Người đó làm việc như thế nào ? 
d. Tình cảm của em đối với người đó ra sao ? 
Bài làm
ĐỀ TIẾNG VIỆT SỐ 2
I. Em hãy đọc thầm câu chuyện sau:
HÃY CHO MÌNH MỘT NIỀM TIN
 Có một gia đình nhà Én đang bay đi trú đông. Chú Én con mới tập bay. Đây là lần đầu tiên Én con phải bay xa đến vậy. Trên đường đi, gia đình Én phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết. Chú Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều nhưng Én vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho Én một chiếc lá rồi bảo:
 - Con hãy cầm chiếc lá thần kỳ này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn.
 Lúc qua sông rồi, Én vui vẻ bảo bố:
 - Bố ơi, chiếc lá thần kỳ tuyệt vời quá! Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.
 Én bố ôn tồn bảo:
 - Không phải chiếc lá thần kỳ đâu con ạ. Đó chỉ là chiếc lá bình thường như bao chiếc lá khác. Cái chính là con đã vững tin và rất cố gắng.
 Én con thật giỏi phải không? Còn bạn, đã bao giờ bạn thấy run sợ trước một việc gì đó chưa? Hãy tạo cho mình một niềm tin chắc chắn bạn sẽ vượt qua.
 (Theo Nguyễn Thị Thu Hà)
II. Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc theo yêu cầu của bài tập.(4điểm)
Câu 1. Trên đường bay đi trú đông, gia đình Én gặp khó khăn gì?
 A. Phải bay qua một con sông nhỏ.
 B. Phải bay qua một cánh đồng rộng bát ngát.
 C. Phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết.
 D. Phải bay qua một con suối.
Câu 2. Khi gặp một con sông lớn, nước chảy xiết, Én con có thái độ như thế nào? 
 A. Vui vẻ bay qua.
 B. Sợ hãi nhìn dòng sông, không dám bay qua.
 C. Tự tin bay qua.
 D. Nhờ bố đỡ một bên cánh để giúp Én con bay qua.
Câu 3. Én bố đã làm gì giúp Én con bay qua sông? 
 A. Đưa cho Én con một chiếc lá và bảo đó là lá thần kỳ giúp qua sông.
 B. Bay sát bên Én con để phòng Én con gặp nguy hiểm.
 C. Đỡ một bên cánh để giúp Én con bay qua.
 D. Cõng Én con bay qua.
Câu 4. Nhờ đâu Én con bay qua sông an toàn? 
 A. Nhờ chiếc lá. B. Nhờ được bố bảo vệ.
 C. Nhờ có niềm tin. D. Nhờ được bố cõng. 
Câu 5. Câu chuyện trên khuyên chúng ta điều gì? 
A. Phải biết tin vào những phép màu. 
B. Phải biết vâng lời bố mẹ.
C. Phải biết cố gắng và có niềm tin. 
D. Phải biết thương yêu bố mẹ.
Câu 6. Câu “Chú Én con mới tập bay.” thuộc mẫu câu nào đã học?
 A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? D. Không thuộc mẫu nào
Câu 7. Trong câu chuyện trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
 A. So sánh. B. Nhân hóa. 
 C. Cả so sánh và nhân hóa. D. Không có
 Câu 8. Nêu ý nghĩa của câu chuyện trên. 
III. Hoàn thành các bài tập sau bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc theo yêu cầu của bài tập. (6 điểm)
Câu 9. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập ngày tháng năm nào? 
A. 15 / 5 / 1941 B. 15 / 8 / 1941 
C. 15 /10 / 1941 D. 03/ 02/ 1930
Câu 10. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: 
 Chúng ta tập thể dục hằng ngày cho cơ thể khỏe mạnh.
Câu 11. Điền dấu phẩy thích hợp trong câu sau: (Mức 2)
 Mùa xuân hoa đào hoa mai đua nhau khoe sắc.
Câu 12. Điền từ cùng nghĩa với từ“bảo vệ ”vào chỗ chấm trong câu sau: (Mức 2)
 Vâng lời bác Hồ dạy, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hăng hái góp sức ...nền hòa bình của đất nước.
Câu 13. Gạch chân từ viết sai chính tả trong câu sau rồi viết lại cho đúng. (Mức 2) 
 Buổi sáng, mặt trời nó lên từ phía đằng đông.
......................................................................................................................................
Câu 14. Điền từ trái nghĩa với từ in đậm vào chỗ chấm để hoàn thành câu thành ngữ, tục ngữ sau: (Mức 2) 
Một nắm khi.............bằng một gói khi no.
Câu 15. Thêm hình ảnh so sánh cho câu sau: (Mức 3) 
 Cây bàng trên sân trường em cành lá xum xuê.......................................................
Câu 16: Điền bộ phận thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: (Mức 2)
................................................, cây cối đâm chồi, nảy lộc.
Câu 17. Tập làm văn : Em hãy kể 1 số việc cần làm để phòng, chống dịch COVID-19.
Bài làm
ĐỀ TIẾNG VIỆT SỐ 3
I. Đọc câu chuyện sau:
Ngôi nhà gương
 Ngày xửa, ngày xưa, ở làng xa xôi nọ có ngôi nhà lớn với một ngàn chiếc gương. Một chú chó nhỏ tính tình vui vẻ quyết định đi thăm ngôi nhà. Chú bước vào nhà gương với gương mặt vui tươi hạnh phúc, đuôi vẫy tít và hai tai dỏng lên. Chú hết sức ngạc nhiên vì thấy có tới hàng ngàn người bạn cũng đang nhìn và vẫy đuôi y như mình. Chú mỉm cười và một ngàn chú chó kia cũng mỉm cười thân ái đáp lại. Khi rời ngôi nhà, chú chó nghĩ: "Thật là một nơi tuyệt vời. Mình sẽ quay lại nơi đây nhiều lần nữa"
 Ở cùng làng có một chú chó khác luôn bực bội, cau có. Chú chó này cũng quyết định đi thăm ngôi nhà gương. Chú chậm chạp trèo lên những bậc thang, đầu cúi gằm và nhìn vào phía trong. Chú thấy một ngàn gương mặt không thân thiện đang nhìn mình. Bực mình, chú sủa ầm ĩ và lấy làm khiếp sợ khi thấy một ngàn chú chó kia cũng sủa lại. Và khi đi khỏi ngôi nhà, chú chó này nghĩ thầm: "Thật là một nơi kinh khủng. Mình sẽ không bao giờ trở lại đây nữa". (Theo Bài học cuộc sống)
II. Dựa vào đoạn văn trên, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 
Câu 1. (M1) Chú chó thứ nhất có tính tình như thế nào? 
A. Luôn vui vẻ, thân thiện B. Hay hờn dỗi
C. Luôn bực bội cau có D. Luôn quan tâm giúp đỡ bạn
Câu 2. (M1) Chú chó thứ nhất thấy gì trong ngôi nhà gương ? 
A. Một ngàn chú chó khác đang vẫy đuôi, mỉm cười thân ái.
B. Có rất nhiều chú chó khác cũng đến xem ngôi nhà gương.
C. Một ngàn chú chó khác đang hết sức ngạc nhiên nhìn chú.
D. Có nhiều chú chó vẻ mặt buồn rầu.
Câu 3. (M1) Chú chó thứ hai thấy gì trong ngôi nhà ? 
A. Một ngàn chú chó khác đang ngẩng cao đầu thách thức.
B. Một ngàn chú chó khác đang sủa ầm ĩ, vẻ mặt không thân thiện.
C. Có nhiều chú chó lặng lẽ nhìn chú với vẻ mặt buồn rầu.
D. Một ngàn chú chó khác đang vui vẻ, hạnh phúc.
Câu 4. (M2) Vì sao những gì hai chú chó thấy trong ngôi nhà gương không giống nhau ? 
Vì hai chú chó đến thăm ngôi nhà gương vào những lúc khác nhau.
Vì hai chú chó đứng ở những vị trí khác nhau nhìn vào những tấm gương.
Vì hai chú chó nhìn vào những tấm gương với tâm trạng và vẻ mặt rất khác nhau.
Vì mỗi chú chó có gương mặt khác nhau.
Câu 5. ( M3) Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?  
Câu 6. (M4) Em cần học tập tính tình của chú chó nào trong câu chuyện ? Vì sao ?
..
Câu 7. ( M4) Bạn em gặp chuyện buồn bực nên cư xử không thân thiện với mọi người, khi đó em sẽ nói gì với bạn ? 
Câu 8. ( M2) Câu "Chú bước vào nhà gương với gương mặt vui tươi hạnh phúc, đuôi vẫy tít và hai tai dỏng lên." thuộc mẫu câu : 
A. Ai là gì ? B. Ai làm gì ? C. Ai thế nào ?
Câu 9. ( M2) Từ tuyệt vời trong câu : "Thật là một nơi tuyệt vời." là : 
A. Từ chỉ hoạt động, trạng thái B. Từ chỉ sự vật
C. Từ chỉ đặc điểm, tính chất D. Từ chỉ hoạt dộng
Câu 10. ( M2) Bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? trong câu : " Chú chó này cũng quyết định đi thăm ngôi nhà gương." là : 
A. Chú chó B. Chú chó này cũng quyết định.
C. Chú chó này	 D. Ngôi nhà gương
Câu 11. ( M2) Bộ phận in đậm trong câu: " Ngày xửa, ngày xưa, ở làng xa xôi nọ có ngôi nhà lớn với một ngàn chiếc gương." trả lời cho câu hỏi nào? 
A. Khi nào? B. Để làm gì? C . Ở đâu? D. Bằng gì?
Câu 12. (M2) Từ tuyệt vời trong câu:" Thật là một nơi tuyệt vời." có nghĩa là: 
Đó là một nơi lý tưởng không gì có thể sánh được.
Đó là một nơi nhiều người sinh sống.
Đó là một nơi rất xa xôi.
Đó là một nơi có nhiều xe cộ đi lại. 
Câu 13. (M2) Tìm 1 từ trái nghĩa với từ chậm chạp? 
.
III. Hoàn thành các bài tập sau :
Câu 14: (M1) Từ nào điền vào chỗ chấm trong câu: 
" Bạn ấy đã vượt qua kì kiểm tra một cách ...................." ? 
A. dễ dàng B. rễ ràng C. dễ ràng
Câu 15: (M2) Điền vào chỗ chấm để tạo thành hình ảnh so sánh : 
 Những chú gà con nhỏ xíu như ................................................................ 
Câu 16: ( M4) Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu sau cho hay hơn: 
Hoa hồng đỏ thắm.
.............................................................................................................................................
Câu 17. ( M2) "Chung lưng đấu cật" có nghĩa nào dưới đây?
Chỉ sự đoàn kết để cùng làm chung một công việc.
Chỉ hai người đấu vật với nhau.
Chỉ về các bộ phận trong cơ thể người.
Cả ý a và ý b
Câu 18: (M3) Em hãy viết một câu theo mẫu Ai là gì? để giới thiệu về mẹ của em.
...........................................................................................................................................
Câu 19. Em hãy chọn một trong hai đề bài sau: 
Đề bài 1: Hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu kể về một cảnh đẹp trên quê hương em.
Đề bài 2: Hãy viết đoạn văn khoảng 5 câu kể về một bạn trong hội đồng tự quản của lớp em hoặc trường em.
Bài làm
Câu 20. Em hãy chọn một trong hai đề bài sau: 
Đề bài 1: Hãy viết một đoạn văn kể về quê hương em hoặc nơi em đang sinh sống.
Đề bài 2: Hãy viết một đoạn văn kể về một anh hùng chống ngoại xâm.
Bài làm

File đính kèm:

  • docbai_on_tap_toan_lop_3_truong_tieu_hoc_xuan_tien_de_so_1.doc
Giáo án liên quan