Bài ôn tập số 7 môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2 - Đợt 3

I : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời hoặc đáp án đúng.

Câu 1: Phép nhân 4 x 5 được viết thành phép cộng là:

 A. 5 + 5 + 5 + 5 B. 4 + 4 + 4 + 4 C. 4 + 4 + 4 + 4 + 4

Câu 2: 3 được lấy 4 lần là :

 A. 3x 4 B. 4 x 3 C. 3 + 4

Câu 3: Tích của 2 và 5 là:

 A. 2 x 5 B. 32+ 5 C . 5 - 2

Câu 4: 7 giờ tối còn gọi là:

 A. 7 giờ B. 17 giờ C. 19 giờ

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài ôn tập số 7 môn Toán + Tiếng Việt Lớp 2 - Đợt 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỢT 3	 BÀI ÔN TIẾNG VIỆT SỐ 7
Bài 1: Đọc bài sau: Người thầy năm xưa
Ngày đầu vào lớp học mới, tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, không quen bạn. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường. Được thầy dạy dỗ, tôi càng thấy yêu quý thầy hơn. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường sá, trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước, thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ.
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1:Vì sao ngày đầu vào lớp mới, bạn nhỏ lại đứng rụt rè ở cửa lớp?
A. Vì áo bạn nhỏ bị ướt. 	B. Vì chưa quen bạn mới.
C. Vì em e sợ thầy giáo, không quen bạn.	D. Vì bạn quên bút.
Câu 2: Điều gì khiến cho bạn nhỏ cảm thấy yên tâm?
A. Tiếng vỗ tay chào đón của các bạn. B. Ánh mắt trìu mến và bàn tay ấm áp của thầy.
C. Lớp học trông cũng quen thuộc, không có gì khác lạ.	D. Mẹ ngồi cuối lớp.
Câu 3: Đến mùa nước nổi, khi đường sá, trường học đầy nước, thầy trò bạn nhỏ đã làm gì? 
A. Thầy trò vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước .
B. Thầy trò cùng tát nước để lớp học khỏi bị ngập.
C. Thầy trò phải nghỉ ở nhà vì không đến lớp được.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Những bài giảng của thầy như thế nào?
A. Những bài giảng cũ. 	B. Những bài giảng không hay.
C. Những bài giảng khô khan. D. Những bài giảng của thầy “đánh thắng” cả mùa nước lũ.
Bài 2. Gạch chân dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
 a. Quyển sách to, dày, những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm và đầy những con vật kỳ lạ.
 b. Mùa xuân, trên những cành cây mọc đầy những lá non xanh biếc. Hoa chanh, hoa bưởi tỏa hương thơm ngát. Những cánh hoa trắng muốt rắc đầy sân. Mùa xuân, tiết trời ấm áp. Những cây rau trong vườn mơn mởn vươn lên đón ánh nắng tươi ấm của mặt trời.
Bài 3. Câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào?
A. Kho báu của tôi là những cuốn chuyện bố mang về.
B. Quyển chuyện mỏng manh, màu sắc rực rỡ như một bông hoa.
C. Tôi kể giấc mơ ấy cho mẹ. D. Những quyển sách ấy mang đến cho tôi bao nhiêu điều kỳ diệu.
Bài 4. Bộ phận in đậm trả lời câu hỏi nào? Những trang giấy bóng loáng, thơm ơi là thơm.
A. Là gì?	B. Làm gì?	C. Thế nào?	D. Vì sao?
Bài 5. Dùng gạch / tách các câu sau thành 2 phần Ai và thế nào?
 Mùa xuân ấm áp. Mùa hè chói chang. Mùa thu hiền dịu. Mùa đông u buồn, lạnh lẽo.
Bài 6 . Đặt 2 câu theo mẫu Ai thế nào?
..
Bài 7: Viết chính tả bài: Xuân về (Trang 21 SGK TV2). 
..
Bài 8/ Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về tình cảm của em với cô giáo.
..
.
ĐỢT 3	 BÀI ÔN TOÁN SỐ 7
I : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời hoặc đáp án đúng. 
Câu 1: Phép nhân 4 x 5 được viết thành phép cộng là:
	A. 5 + 5 + 5 + 5 B. 4 + 4 + 4 + 4 C. 4 + 4 + 4 + 4 + 4 
Câu 2: 3 được lấy 4 lần là :
	A. 3x 4 B. 4 x 3 C. 3 + 4 
Câu 3: Tích của 2 và 5 là:
	A. 2 x 5 B. 32+ 5 C . 5 - 2
Câu 4: 7 giờ tối còn gọi là:
	A. 7 giờ B. 17 giờ C. 19 giờ 
Câu 5: Hình bên có .... hình tam giác; .......hình tứ giác:
a. Có..hình tam giác.
b. Có..hình tứ giác.
Câu 6: 4 x 3 + 4 được viết thành phép nhân là : 
A. 4 x 4 B. 4 x 3 C. 4 x5 
Câu 7: Ghi kết quả tính
3 x 6 = 4 x 7 = 2 x 8 = 4 x 6 =
3 x 9 = 4 x 5 = 3 x 4 = 2 x 10 = 
Câu 8: Tính:
a) 4 x 8 – 17 =.............. b) 3 x 6 + 54 = .............. c) 4 x 7 – 29 =.................... 
	 = ............. = ............. = .........  
Câu 9: Lớp 2A có 9 nhóm, mỗi nhóm có 4 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu bạn?
Bài giải
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 10: Viết vào chỗ chấm.
Một phép nhân có tích bằng một thừa số:..............
Một phép trừ có hiệu bằng số bị trừ:.............
Câu 11: Một mảnh vải dài 91cm. Người ta cắt đi 4dm 6cm. Hỏi mảnh vải còn lại dài
bao nhiêu xăng – ti – mét? Bài giải
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 12. Điền số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chừa trống: 	 
 A. Tổng của 46 và 27 là:........................... B. 50cm= ............ dm 
 C. Kim dài của đồng hồ chỉ số 12, kim ngắn chỉ số 7. Lúc đó là ...........giờ 
 D. Thứ tư tuần này là ngày 3 tháng 1, thì thứ tư tuần sau là ngày .......tháng 1 
Câu 13. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống : Bố 47 tuổi, mẹ 38 tuổi. Vậy : 
 a. Mẹ hơn bố 9 tuổi b. Bố hơn mẹ 9 tuổi 
Câu 14: . Điền số thích hợp vào chỗ trống : 
	- Một ngày có ........... giờ.	Một tuần có .............ngày.
Câu 15: Tìm x
 x + 27 = 45 100 - x = 27 x – 35 = 6 + 13 x + 47 = 100 - 43
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 16:
 68 + 32 	 75 – 19	100 - 45 	70 - 22	9 + 56 76 + 24
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 2. Tính:
100 - 54 + 9 = .... = . 	1 ngày = . giờ
32m + 58m – 19m = .......= . 2 tuần = .. ngày

File đính kèm:

  • docbai_on_tap_so_7_mon_toan_tieng_viet_lop_2_dot_3.doc
Giáo án liên quan