Bài kiểm tra Môn Ngữ văn 8 (Thời gian: 45 phút) – Tiết 117
Câu 3. Hãy sắp xếp các ý dưới đây theo trinh tự lí lẽ mà Lí Công Uẩn đưa ra để khẳng định việc dời dô là cần thiết. (1điểm)
a. Thuyết phục người nghe bằng cách chỉ rõ những điều kiện thuật lợi của thành Đại La.
b. Tác giả đưa ra những dẫn chứng lịch sử chứng tỏ việc dời đô xưa nay không phải là tùy tiện trái lại luôn đáp ứng yêu cầu của các vương triều phong kiến, phù hợp với ý dân và mệnh trời.
c. Kết luận : Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của các đế vương muôn đời.
d. Kinh đô Hoa Lư không thích hợp nữa bởi nó không đáp ứng được những yêu cầu trên.
- Sắp xếp lại :
Họ và tên: Lớp 8 Ngày kiểm tra : 3/4/2015 Ngày trả bài : /4/2015 Bài kiểm tra Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian: 45 phút). – Tiết 117 Điểm. Nhận xét của cô giáo. ĐỀ BÀI Câu 1 : ( 1,0 điểm) Đọc kỹ câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu trả lời sau 1. Các văn bản sau đây, văn bản nào không phải là văn bản nghị luận ? A. Chiếu dời đô B.Nước Đại Việt ta C. Bàn luận về phép học D.Lão Hạc 2. Văn bản “Hịch tướng sĩ” được viết vào khoảng thời gian nào? A. Trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai. B. Sau cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai. C. Trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ ba. D. Khi cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên kết thúc. 3. Câu nào dưới đây có ý nghĩa tương đương với câu “ theo điều học mà làm” trong văn bản “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp? A. Học ăn, học nói, học gói, học mở. B. Học đi đôi với hành. C. Ăn vóc học hay. D. Đi một ngày đàng , học một sàng khôn. 4. Đoạn trích “Thuế máu”, Nguyễn Ái Quốc đó kết hợp các phương thức biểu đạt nào? A. Nghị luận, tự sự, miêu tả, thuyết minh. B. Thuyết minh, nghị luận, biểu cảm, miêu tả. C. Nghị luận, tự sự, biểu cảm, thuyết minh. D. Nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 2. Điền tên tác phẩm( cột A) phù hợp với nội dung (cột B) để hoàn thiện bảng sau? (1điểm) Tác phẩm Nội dung a) (1) Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khát khao tự do. b) (2) Bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển và tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ. c) (3) Tình yêu thiên nhiên mãnh liệt và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm. d) (4) Tình cảnh thất thế đáng thương của những nhà Nho trong thời buổi Nho học không còn được trọng dụng. Câu 3. Hãy sắp xếp các ý dưới đây theo trinh tự lí lẽ mà Lí Công Uẩn đưa ra để khẳng định việc dời dô là cần thiết. (1điểm) a. Thuyết phục người nghe bằng cách chỉ rõ những điều kiện thuật lợi của thành Đại La. b. Tác giả đưa ra những dẫn chứng lịch sử chứng tỏ việc dời đô xưa nay không phải là tùy tiện trái lại luôn đáp ứng yêu cầu của các vương triều phong kiến, phù hợp với ý dân và mệnh trời. c. Kết luận : Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của các đế vương muôn đời. d. Kinh đô Hoa Lư không thích hợp nữa bởi nó không đáp ứng được những yêu cầu trên. - Sắp xếp lại : Câu 4 ( 2 điểm) - Hoàn thành đoạn văn sau: “ Ta thường tới bữa vui lòng.” (1điểm) - Hãy cho biết đoạn văn trên trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm) - Nêu nội dung của đoạn văn? ( 0,5 điểm) Câu 5 ( 1 điểm) So sánh sự giống và khác nhau giữa thể Chiếu, Hịch và Cáo? Câu 6 ( 4 điểm) Lựa chọn một trong hai đề sau Đề 1:Triển khai luận điểm: Bảo vệ rừng là trách nhiệm của chúng ta, thành một đoạn văn khoảng 8- 10 câu , theo cách quy nạp hoặc diễn dịch. Đề 2: Triển khai luận điểm: Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của các bậc đé vương muôn đời, thành một đoạn văn khoảng 8- 10 câu , theo cách quy nạp hoặc diễn dịch.
File đính kèm:
- kiem_tra_van_8_tiet_117_20150725_031719.docx