Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Toán, lớp 3 (Đề 2)

Bài 4: Viết vào chỗ chấm: (1 điểm)

a. 1 km = hm

b. 1 giờ = . phút

Bài 5: Tìm x: (1 điểm)

a) X : 3 = 212 b) X x 9 = 630

Bài 6: Viết vào chỗ chấm thích hợp: (1 điểm)

 Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 6m, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó là .

 

doc6 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra cuối học kỳ I môn Toán, lớp 3 (Đề 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH Định An 3	 Thứ ., ngày  tháng  năm 2014
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I 
NH 2014-2015 Môn Toán, lớp 3, thời gian: 40 phút
Họ và tên HS: .. Lớp:.
 Điểm Nhận xét của GV
Bài 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống; (1 điểm)
Viết số
Đọc số
962
Sáu trăm măn mươi tám.
745
Tám trăm linh một.
Bài 2: Viết các số: 890, 169, 785, 588 theo thứ tự từ bé đến lớn. (1 điểm)
.
Bài 3: Đặt tính rồi tính: (1 điểm)
 a) 162 + 370 	b) 204 x 4 
.	 
.	 
.	 
Bài 4: Viết vào chỗ chấm: (1 điểm)
a. 1 km =  hm
b. 1 giờ = ... phút
Bài 5: Tìm x: (1 điểm)
a) X : 3 = 212 	 b) X x 9 = 630
 ............................................	 ..........................................
 ............................................	 ..........................................
Bài 6: Viết vào chỗ chấm thích hợp: (1 điểm)
 Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 6m, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó là ........................
1
8 
Bài 7: Giải bài toán: (2 điểm)
Đàn vịt có 48 con, trong đó có số vịt đang bơi ở dưới ao. Hỏi trên bờ có bao nhiêu con vịt ?.
	Bài giải:
	 ......................................................................................................
	 ......................................................................................................
	 ......................................................................................................
	 ......................................................................................................
	 ......................................................................................................
Bài 8: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (1 điểm)
Trong các phép chia có dư với số chia là 3, số dư lớn nhất của phép chia là :
 	 A. 3 	C. 1 
	 	 B. 2	D. 0
Trường TH Định An 3	 Thứ ., ngày  tháng  năm 2014
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Môn Tiếng Việt, lớp 3,thời gian: 45 phút (chỉ tính phần viết)
Năm học: 2014 - 2015
Họ và tên HS: .. Lớp:......
 Điểm Nhận xét của GV
A/ Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt:
 Cho văn bản sau:
Nhà rông ở Tây Nguyên
1. Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn giáo không vướng mái.
2.  Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
3. Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng. 
 ( Theo Nguyễn Văn Huy)
I./ Đọc thành tiếng: (1,5 đ) Đọc một trong 3 đoạn của văn bản và trả lời 1 câu hỏi.       
II./ Đọc thầm và làm bài tập : (3,5 đ)
* Dựa vào nội dung văn bản trên khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
 1. Đoạn văn trên tả ngôi nhà nào ở Tây Nguyên? (0,5đ)
 	A. Nhà  rông                                   B. Nhà sàn C. Nhà cao tầng
 2. Nhà rông được làm bằng mấy loại gỗ: (0,5đ)
 	A. 3 loại gỗ	 B. 4 loại gỗ C. 5 loại gỗ.
 3. Vì sao nhà rông phải chắc và cao? (0,5đ)
 A. Chắc để dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa được nhiều người khi hội họp, nhảy múa.
B. Sàn cao để voi đi qua không đụng sàn. Mái cao để khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.  
         C. Cả hai ý trên  
4. Trong nhà rông, nơi thờ thần làng là: (0,5đ)
A. Gian đầu.	B. Gian giữa. C. Gian thứ ba.
5. Trong nhà rông, gian giữa là nơi: (0,5đ)
A. Trung tâm của nhà rông để bếp lửa, hội họp và tiếp khách của làng.                 B. Nơi để thanh niên trong làng đến ngủ.       
C. Nơi thờ thần làng.
6. Viết vào chỗ trống những từ chỉ hoạt động trong câu sau: (0,5đ)
“Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn giáo không vướng mái”.
................................................................................................................................................
 7. Đặt một câu theo mẫu câu Ai làm gì ?: (0,5đ)
............
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài)
I./ Chính tả (nghe - viết) (2,0 đ) 	
- Bài viết: Đôi bạn ( TV 3 tập 1, trang 131) viết đoạn 3, “Về nhà ... họ không hề ngần ngại”
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
II./ Viết đoạn, bài ( 3,0 đ) 
Dựa vào các gợi ý dưới đây em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý mến.
 * Gợi ý :
a. Người đó tên là gì, bao nhiêu tuổi?
b. Người đó làm nghề gì?
c. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
d Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?
Bài làm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CÁCH ĐÁNH GIÁ TOÁN
KHỐI 3
Bài 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống; (1 điểm)
Viết số
Đọc số
962
Chín trăm sáu mươi hai (0,25đ)
658
Sáu trăm măn mươi tám. (0,25đ)
745
Bảy trăm bốn mươi lăm (0,25đ)
801
Tám trăm linh một. (0,25đ)
Bài 2: Viết đúng các số: 169, 588, 785, 890 theo thứ tự từ bé đến lớn được (1đ)
Bài 3: Đặt tính rồi tính: (1đ)
Mỗi ý đúng (0,5 điểm)
 a. 162	b. 204
+ 	x 
 370 	 4	
 532 816
Bài 4: Viết vào chỗ chấm: (1 điểm)
Mỗi ý đúng (0,5 điểm)
a. 1 km = 10 hm
b. 1 giờ = 60 phút
Bài 5: Tìm x: (1 điểm)
Mỗi ý đúng (0,5 điểm)
a) X : 3 = 212 b) X x 9 = 630
 X = 212 x 3	 X = 630 : 9
 X = 636	 X = 70
Bài 6: Viết vào chỗ chấm thích hợp: (1 điểm) 
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó là : 36 m (1đ)
Bài 7: Giải bài toán: (2 điểm)
Giải
Số vịt đang bơi dưới ao là: (0,5điểm)
 48 : 8 = 6 (con) (0,5 điểm)
Số con vịt trên bờ có là: (0,5điểm)
 48 – 6 = 42 (con) (0,5 điểm)
Đáp số: 42 con vịt
Bài 8: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: (1 điểm)
Trong các phép chia có dư với số chia là 3, số dư lớn nhất của phép chia là : Câu B. 2 
Duyệt của BGH	 GVCN 
HƯỚNG DẪN CÁCH ĐÁNH GIÁ TIẾNG VIỆT
KHỐI 3
A/ Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt:
 1./ Đọc thành tiếng (1,5 điểm)
	Đọc thành tiếng được điểm tối đa khi: đọc đúng tiếng, đúng từ. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và các cụm từ cho rõ nghĩa. Tốc độ đọc vừa phải. Bước đầu biết thể hiện cảm xúc trong giọng đọc và trả lời được một câu hỏi (GV chọn). 
2./ Đọc thầm và làm bài tập (3,5 điểm ) 
Mỗi câu đúng đạt  (0,5 điểm)  
Câu 1: A (0,5đ)
Câu 2: B (0,5đ)
Câu 3: C (0,5đ)
Câu 4: A (0,5đ)
Câu 5: A (0,5đ)
Câu 6: Những từ chỉ hoạt động trong câu: đi, đụng, múa (0,5đ)
  Câu 7. Đặt dúng một câu theo mẫu câu Ai làm gì được (0,5đ)
VD: 	- Lan đang học bài
- Hồng đang làm bài tập toán
- Đàn sếu đang sải cánh trên cao
- Ba em đang làm cỏ sau vườn ...
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (đoạn văn)
1. Chính tả Nghe – viết (2,0 đ)
- Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. (đạt 2,0 điểm) 
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,2 điểm
2. Viết đoạn văn (3,0 điểm): 
- HS viết được một đoạn văn từ 5 đến 7 câu có nội dung phù hợp với đề bài; câu văn dùng từ đúng không sai ngữ pháp; chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: đạt 3 điểm (Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt & chữ viết, có thể cho các mức điểm 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5)
Nguyễn Phước Kiệt

File đính kèm:

  • docMA TRAN TOAN-TV 3 HKI 14-15.doc
Giáo án liên quan