Bài giảng Tìm hiểu về động từ trong tiếng việt

Động từ biểu thị thái độ mong mỏi: trông, mong, chúc, ước, cầu, muốn.

+ Động từ biểu thị mức độ của ý chí, ý muốn: dám, định, nỡ, buồn (thường dùng nhiều hơn với nghĩa phủ định), thôi, đành.

- Động từ biểu thị sự tồn tại: Là những động từ biểu thị tình trạng tồn tại thực tế của sự vật hay hiện tượng. Thuộc nhóm này có 3 động từ, đó là:

 

doc2 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tìm hiểu về động từ trong tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU VỀ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
1. Động từ độc lập: Động từ độc lập là động từ có ý nghĩa đầy đủ, có thể một mình đảm đương chức năng ngữ pháp trong cụm từ hoặc câu. Ví dụ: đi, làm, chạy, nhảy, múa.
Động từ độc lập có thể được phân loại thành những nhóm nhỏ hơn như: động từ biểu thị hành động/hoạt động, động từ biểu thị trạng thái, động từ biểu thị tư thế, động từ biểu thị quá trình
Sự phân biệt các nhóm động từ thường dựa trên hai tiêu chí: tiêu chí ngữ nghĩa và tiêu chí ngữ pháp. Ví dụ, xét về mặt thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, trước hết cần phân biệt hai nhóm động từ quan trọng, đó là:
- Động từ biểu thị hành động/ hoạt động vật lý như: ăn, uống, đánh, đẩy, cắt, kéo, chạy, nhảy, leo, trèo.
- Động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí như: thích thú, biết, hiểu, cảm thấy, lo lắng, sợ, tôn trọng, do dự, hồi hộp, mong ước, mơ ước, kính nể.
Sự phân biệt các loại động từ có liên quan đến khả năng kết hợp của chúng. Các động từ biểu thị hoạt động vật lí có thể kết hợp với các từ biểu thị kết quả của hành động, hoạt động như: xong, rồi, nhưng phần lớn các động từ biểu thị hoạt động hoặc trạng thái tâm lí thường không thể kết hợp với các từ đó, hoặc chỉ có thể kết hợp rất hạn chế và sẽ cho một ý nghĩa khác. Ví dụ: Có thể nói: Tôi ăn xong rồi, nhưng không thể nói: Tôi tôn trọng xong rồi. Khi nói: “Tôi sợ anh rồi.” thì rồi mang một ý nghĩa khác: bắt đầu. 
* Trong cả hai loại động từ này, chương trình dạy học cũ phân làm hai loại nội động từ và ngoại động từ.
+ Nội động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái không thể tác động trực tiếp tới một đối tượng khác, ví dụ: ngủ, nằm, đi, đứng, suy nghĩ.
+ Ngoại động từ biểu thị hành động, hoạt động hoặc trạng thái có thể tác động trực tiếp lên một đối tượng khác hoặc tạo ra một đối tượng khác, ví dụ: đào, tìm, bắt, xây, viết, mua, sản xuất.
Khi tạo ra lối nói bị động, ta chỉ có thể sử dụng ngoại động từ. Ví dụ: Họ đang đào đường → Đường đang bị họ đào.
Tuy nhiên, trong tiếng Việt, một số động từ có thể vừa mang tính chất nội động vừa mang tính chất ngoại động. Ví dụ: Động từ đi, chạy về nguyên tắc không phải là ngoại động từ nhưng người Việt vẫn sử dụng như là một ngoại động từ (ví dụ: “Nó đi quân mã để ra xe cho nhanh.”, hoặc: “Hai vợ chồng đang bận chạy trường tốt cho con.“
2.Động từ không độc lập: Động từ không độc lập là động từ không biểu thị một nội dung ý nghĩa hoàn chỉnh (ý nghĩa hành động, hoạt động hay trạng thái) do đó, về nguyên tắc, không thể đứng một mình để đảm đương một chức năng ngữ pháp mà đòi hỏi phải có một từ khác (ví dụ: danh từ, động từ ) đi theo sau để bổ sung ý nghĩa.
Có thể nêu những động từ không độc lập sau đây:
- Động từ tình thái: Là những động từ biểu thị quan hệ chủ quan (thái độ, sự đánh giá, ý muốn, ý chí) của người nói đối với nội dung của câu nói hoặc với hiện thực khách quan. Có thể phân biệt những nhóm động từ tình thái sau đây:
+ Động từ biểu thị sự đánh giá về mức độ cần thiết: nên, cần, phải, cần phải.
+ Động từ biểu thị sự đánh giá về khả năng: có thể, không thể/chưa thể.
+ Động từ biểu thị sự đánh giá về may rủi: bị (tai nạn), được (nhà), mắc, phải (ví dụ: mắc căn bệnh nhà giàu, phải một trận đòn).
+ Động từ biểu thị thái độ mong mỏi: trông, mong, chúc, ước, cầu, muốn.
+ Động từ biểu thị mức độ của ý chí, ý muốn: dám, định, nỡ, buồn (thường dùng nhiều hơn với nghĩa phủ định), thôi, đành.
- Động từ biểu thị sự tồn tại: Là những động từ biểu thị tình trạng tồn tại thực tế của sự vật hay hiện tượng. Thuộc nhóm này có 3 động từ, đó là:
+ Động từ biểu thị sự tồn tại bổ sung hoặc hoặc tiếp tục tồn tại của sự vật, hiện tượng: còn. 
Ví dụ:
- Trong nhà còn hai người nữa. - Trong túi tôi còn tiền.
+ Động từ biểu thị sự tồn tại: có. 
Ví dụ:
- Trên đỉnh núi có một ngôi chùa. - Trong nhà có tiếng khóc.
+ Động từ biểu thị sự kết thúc tồn tại của sự vật, hiện tượng: hết. 
Ví dụ: - Trong nhà hết sạch tiền rồi.
- Động từ quan hệ: Là những động từ dùng để biểu thị quan hệ giữa sự vật và bản chất hay chức năng của sự vật: là, làm. 
Ví dụ: - Im lặng là vàng. - Hồi làm giám đốc, ông ấy đã từng mắc tội tham nhũng.
Cần nói thêm rằng, sự phân biệt trên đây nhiều khi chỉ mang tính chất tương đối, vì trong thực tế một số động từ tiếng Việt có thể vừa là động từ độc lập vừa là động từ không độc lập, ví dụ như động từ có hay động từ làm.
3. Cấu tạo động từ mới
Để tạo ra các động từ mới, tiếng Việt chủ yếu ghép các động từ với nhau hoặc ghép động từ với một danh từ, tính từ hay một hình vị trống nghĩa theo những loại quan hệ nhất định. 
Ví dụ:
- Ghép động từ với động từ: học tập, buôn bán, chạy nhảy, mua sắm, gào thét, vay mượn, ăn uống, thay đổi, ăn chơi.
- Ghép động từ với danh từ: ra lệnh, trả lời, đánh gió, ăn giá ,ăn sương, làm dáng, làm khách, nói chuyện, đánh thuế.
- Ghép động từ với tính từ: làm cao, làm giàu, nói cứng, nói khó, đánh ghen, nghỉ mát, đổi mới.
- Ghép động từ với một hình vị trống nghĩa (hoặc được coi là trống nghĩa): viết lách, chạy chọt, rửa ráy, nói năng, sửa sang.
Ngoài ra, còn có thể ghép danh từ hoặc tính từ với động từ để tạo ra động từ, ví dụ: công nghiệp hóa, bình thường hóa, chính trị hóa, mưu toan, mưu sát, buồn ngủ, nóng chảy, nóng ăn.

File đính kèm:

  • docTim hieu ve dong tu.doc