Bài giảng Tiết 1 - Tuần 4 - Luyện toán: Ôn tập
a. Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCDEG là:
20 + 20 + 20 + 20 + 20 = 100 (cm)
hoặc: 20 x 5 = 100 (cm)
Đáp số: 100cm.
b. Đường gấp khúc trên có độ dài bằng 1m vì 100cm = 1m.
TUẦN 4 Ngày soạn: 29/09/2013 Ngày giảng: Thứ ba 1/10/2013 Tiết 1. Luyện toán: ÔN TẬP Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Biết cộng, trừ trong phạm vi 100 - Biết nhân chia trong bảng 2, 3, 4, 5. - Cộng, trừ các số có ba chữ số, nhân, chia trong bảng đã học - Giải bài toán về hơn, kém nhau một số đơn vị I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Cộng, trừ các số có ba chữ số, nhân, chia trong bảng đã học. Giải bài toán về hơn, kém nhau một số đơn vị. 2. Kỹ năng: Thực hành tính và giải toán thông qua việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 VBT Toán 3 tập 1 – Trang 23. 3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán. II. Đồ dùng dạy - học 1.Giáo viên: Vở BT Toán 3, tập 1, thước, phấn, ...... 2. Học sinh: Vở BT Toán 3, tập 1, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, .... III. Hoạt động dạy - học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Giới thiệu bài * Ổn định tổ chức:- KT sĩ số * Kiểm tra VBT * Nêu mục tiêu giờ học. 2. Phát triển bài * Giao nhiệm vụ - Hướng dẫn thực hiện + HS yếu, TB: Thực hiện các bài tập 1, 2 trong VBT Toán 3, tập 1 – Trang 23. + HS KG: Thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 trong VBT Toán 3, tập 1 – Trang 23. * Thực hành làm bài tập - Chữa bài - Quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh Bài 1: Đặt tính rồi tính. Bài 2: Khoanh vào ¼ số bông hoa có trong mỗi hình. VD: { { { { { { { { { { { { - Nhận xét, đánh giá Bài 3: Y/C học sinh đọc bài và làm bài. - Nhận xét, đánh giá Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG. - Nhận xét, đánh giá 3. Kết luận - Củng cố: + Từ phép cộng các số hạng bằng nhau ta có thể viết được phép tính gì? - Dặn dò: . - Nhận xét, giờ học - Lớp trưởng báo cáo sĩ số - Nhận xét, đánh giá - HS thực hiện làm bài tập - Từng nhóm chữa bài tập theo yêu cầu của giáo viên - HS yếu lần lượt lên bảng thực hiện - Nhận xét, đánh giá + 416 208 624 - 692 235 457 + 271 444 715 - 627 363 264 - HS TB lần lượt chữa bài lên bảng - Nhận xét, đánh giá - HS TB chữa bài lên bảng - Nhận xét, đánh giá. Bài giải Đội đó xếp được số hàng là: 45 : 5 = 9 (hàng) Đáp số: 9 hàng. - HS KG lần lượt chữa bài lên bảng - Nhận xét, đánh giá a. Bài giải Độ dài đường gấp khúc ABCDEG là: 20 + 20 + 20 + 20 + 20 = 100 (cm) hoặc: 20 x 5 = 100 (cm) Đáp số: 100cm. b. Đường gấp khúc trên có độ dài bằng 1m vì 100cm = 1m. - Tính nhân * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ....................................................................................................................................... ............................................................................................................................... _________________________________________ Tiết 2. Tự nhiên và Xã hội: Tiết 8: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Biết được tên, chức năng các bộ phận của cơ quan tuần hoàn - Biết những việc nên và không nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn - Biết tự nhận thức, đánh giá những việc làm của bản thân với những việc làm có lợi hoặc có hại cho cơ quan tuần hoàn. I. Mục tiêu: 1. Kiến Thức: + Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn. + HSKG: Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe bản thân. Có hiểu biết giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn. 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn. Giáo dục KNS: - Các KNS cơ bản được giáo dục: + Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: So sánh và đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động + Kỹ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch. II. Đồ dùng dạy - học 1. Giáo viên: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3, và một số tư liệu khác có liên quan đến bài học 2. Học sinh: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3 III. Hoạt động dạy - học Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Giới thiệu bài * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ + HS1: Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ. Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì? + HS2: Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì? - Nhận xét, đánh giá * Nêu mục tiêu giờ học. 2. Phát triển bài * Hoạt động 1: Trò chơi vận động. - Mục tiêu: So sánh và đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động. - Tiến hành: + Bước 1: Chơi trò chơi “Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang” - Hô nhanh dần + Em cảm thấy nhịp tim và mạch đập của mình so với lúc trước như thế nào? + Bước 2: Thực hiện động tác nhảy của bài thể dục tay không + Lúc này em cảm thấy nhịp tim và mạch đập của mình so với lúc thực hiện trò chơi trước như thế nào + Khi vận động ta thấy nhịp tim và mạch như thế nào so với lúc không vận động? - KL: Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, vì vậy lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khoẻ. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Mục tiêu: Biết được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn. + HSKG: Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức. - Tiến hành: + Bước 1: Thảo luận nhóm - Giao nhiệm vụ: Quan sát hình vẽ SGK trang 19 và thảo luận + Những hoạt động trong từng hình là gì? + Hoạt động nào có lợi cho tim, mạch? + Những hoạt động nào không có lợi cho tim, mạch? Vì sao? + Bước 2: Hoạt động lớp + Chúng ta nên làm những gì để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn? + Không nên làm những gì ? - KL: Tập thể dục, thể thao, đi bộ,... có lợi cho tim mạch. Tuy nhiên vận động hoặc lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch + Cuộc sống vui vẻ, thư thái, tránh những xúc động mạnh hay tức giận sẽ giúp cơ quan tuần hoàn hoạt động vừa phải, nhịp nhàng, tránh được tăng huyết áp và những cơn co, thắt tim đột ngột có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. + Các loại thức ăn: rau, các loại quả, thịt, cá,... đều có lợi cho tim mạch. Các thức ăn chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma tuý,.. làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch. 3. Kết luận - Củng cố: - Dặn dò: Thực hiện những điều nên và không nên để bảo vệ cơ quan tuần hoàn. - Nhận xét, giờ học - Hát - HS phát biểu ý kiến - Nhận xét, đánh giá - HS thực hiện theo nhịp hô + Ăn cỏ: Để hai tay lên đầu và vẫy vẫy tượng trưng cho tai thỏ + Uống nước: Chụm các ngón bàn tay phải để vào lòng bàn tay trái đưa lên gần miệng + Vào hang: các ngón tay chụm lại vào tai - Mạnh và nhanh hơn - Lần lượt 3 nhóm, mỗi nhóm 2 HS lên bảng thực hiện - Rất nhanh và mạnh + Đập nhanh và mạnh - Quan sát hình vẽ 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 19 - Đọc các thông tin trong hình vẽ - Thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi - Đọc thầm thông tin trong SGK - Đại diện nhóm phát biểu - Nhận xét, bổ sung - Mở VBT TN & XH trang 12 - Đọc yêu cầu bài tập 1 - Thực hiện VBT - Hỏi và đáp theo cặp - Nhận xét, đánh giá * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................................................. ______________________________________ Tiết 3. Hoạt động thư viện: TRUYỆN “QUẢ TIM KHỈ” Loại hình: Đọc to nghe chung I - MỤC TIÊU: - HS biết đọc phần lời và quan sát hình ảnh trong truyên “Hai anh em”. - Rèn kĩ năng đọc, nghe, quan sát và hiểu nội dung câu chuyên. - GD HS tình bạn bè phải biết trung thực đoàn kết. II - CÁCH TIẾP CẬN: - Truyện phù hợp với đối tượng HS lớp 2. III - CHUẨN BỊ: - Truyện “ Quả tim khỉ” (Sách khổ lớn). - Giá để quyển truyện đọc. IV - CÁCH THỨC TỔ CHỨC: HS ngồi gần GV, tất cả HS đều nhìn được truyện. GV đọc HS nghe. IV- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Các bước tiến hành: 1. 1.Trước khi đọc: - Các em đã đọc truyện gì nói về tình bạn? - Hôm nay chúng ta cùng khám phá những điều mới trong câu chuyện này. Các em QS trang bìa đoán xem hình ảnh trong tranh vẽ gì? Vậy theo em truyện có tên là gì? - Đây chính là truyện “ Quả tim khỉ” của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. - Để biết được truyện sảy ra ở đâu? Các em theo dõi nghe cô kể nhé. 1. 2. Trong khi đọc: * Lần 1: GV đọc chỉ vào chữ (GV đọc rõ ràng, ngắt nghỉ đúng, thể hiện tình tiết câu chuyệnĐọc đến từ khó giải nghĩa) - HS lắng nghe. * Lần 2: 1HS đọc . - Khỉ và Cá Sấu gặp nhau ở đâu? - Khỉ đối xử với cá Sấu như thế nào? - Cá Sấu đối xử với Khỉ như thế nào? 1. 3. Sau khi đọc: - Câu chuyện có mấy nhân vật? - Em thích nhân vật nào? Vì sao? - Câu chuyện nói lên điều gỉ? * Hoạt động bổ trợ: * Lần 3: 1 HS lên đọc lai câu chuyện. 2. Củng cố: Hôm nay chúng ta đọc truyện gì? - Qua câu chuyện em học được điều gì? - Liên hệ: Truyện này chúng ta sẽ được đọc và tìm hiểu kĩ hơn trong chủ đề Tình bạn ở SGK những tuần tiếp theo. 3. Dặn dò: Nhớ ND chuyện về kể cho gia đình nghe. - HS tự nêu - HS tự đoán - HS nêu - 2 nhân vật - HS tự nêu - HS nêu - HS liên hệ * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuần 4 .chiều.doc