Bài giảng Tiết 1 - Tuần 10 - Đạo đức: Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 2)

Nếu học sinh gặp khó khăn Gv hỗ trợ để học sinh hiểu sâu và vượt qua được nội dung này.

Phương án dự phòng : Nếu học sinh không hiểu cách khoanh cóa thể cho học sinh nối những người có độ tuổi gần giống nhau hoặc có thể làm mầu cho học sinh một nhóm.

Hỏi tiếp: Suy ngẫm xem gia đình này gồm có mấy thế hệ

 

doc8 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Tuần 10 - Đạo đức: Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Ngày soạn: 9/11/2013
Ngày giảng:Thứ hai, ngày 11/11/2013
Tiết 1. Đạo đức:
Bài 5: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (TIẾT 2)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết một số viêc làm hàng ngày chia sẻ cùng bạn bè trong lớp
- Biết chia sẻ cùng bạn bè mỗi khi có chuyện vui hay buồn. 
- Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: 
+ Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.	 
+ Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.	 
+ Biết chia sẻ, vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày.	 
+ HSKG: Hiểu được ý nghía của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn
2. Kỹ năng: 
+ Học sinh biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong những tình huống cụ thể, biết đánh giá và tự đánh giá bản thân trong việc quan tâm giúp đỡ bạn. 
3. Thái độ:
+ Học sinh quý trọng các bạn, biết quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn bè.
 Giáo dục kỹ năng sống: 
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kỹ năng lắng nghe ý kiến của bạn
- Kỹ năng thể hiện cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Vở BT Đạo Đức 3, và một số tư liệu khác có liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Vở BT Đạo Đức 3, 
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
- Ổn định tổ chức:
- Ôn bài cũ
+ Em cần làm gì khi bạn trong lớp có chuyện vui hay buồn?
+ Chia sẻ vui buồn cùng bạn để làm gì?
- Nhận xét, đánh giá
- Nêu mục tiêu giờ học. 
- Ghi bảng: Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn (tiết 2)
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Phân tích hành vi đúng sai
- Mục tiêu: HS phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với bạn bè khi có chuyện vui buồn.
- Tiến hành: 
+ Bước 1: Hoạt động nhóm - Thảo luận
- Quan sát, giúp đỡ nhóm học sinh có khó khăn
+ Bước 2: Hoạt động lớp
- KL: + Các việc ở ý a, b, c, d, đ, g là đúng vì thể hiện được sự quan tâm tới bạn bè khi vui, buồn. Thể hiện quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được hỗ trợ, giúp đỡ của trẻ me nghèo, trẻ em khuyết tật.
+ Các việc làm ở các ý e, h là sai vì đã không quan tâm đến niềm vui và nỗi buồn của bạn bè
* Hoạt động 2: Liên hệ và tự liên hệ
- Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc thực hiện của các em ở lớp cũng như ở trường. Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý nghĩa của việc cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Tiến hành:
* Bước 1: Thảo luận theo nhóm 4
- Quan sát giúp đỡ học sinh có khó khăn
* Bước 2: Hoạt động lớp
- Nhận xét, đánh giá
- KL: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn
3. Kết luận
* Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên
- Mục tiêu: Củng cố bài học
- Tiến hành:
+ Bước 1: Thực hiện nhóm đôi
- Quan sát, giúp đỡ nhóm học sinh có khó khăn
+ Bước 2: Hoạt động lớp
 Dặn dò: Thực hiện theo bài học: Chia sẻ vui buồn cùng bạn
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- HS phát biểu
- Nhận xét, đánh giá
- Mở VBT Đạo đức lớp 3, trang 17
Bài tập 4: Nêu yêu cầu 
- Thảo luận theo nhóm đôi
- Đánh dấu vào ô trống
- Lần lượt học sinh chữa bài lến bảng
- Nhận xét, phản hồi thông tin.
Bài tập 5: Nêu yêu cầu
- HS liên hệ và tự liên hệ trong nhóm
- Đại diện một số học sinh trình bày trước lớp
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
Bài tập 6: Nêu yêu cầu
- HS thực hiện theo nhóm đôi (1 phút)
- Đại diện các nhóm thi thực hiện trò chơi
- Nhận xét, đánh giá
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2. Tự nhiên và Xã hội
Bài 19: CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
Kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
Kiến thức mới cần hình thành cho học sinh
Biết tên, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
- Hiểu được trong gia đình ông bà là một thế hệ, bố mẹ là một thế hệ, các con là một thế hệ, các cháu là một thế hệ
- Biết gia đình mình, gia đình bạn có mấy thế hệ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được trong gia đình ông bà là một thế hệ, bố mẹ là một thế hệ, các con là một thế hệ, các cháu là một thế hệ.
- Biết gia đình mình, gia đình bạn có mấy thế hệ.
2. Kỹ năng: 
Rèn cho các em kỹ năng quan sát, kỹ năng chú ý lắng nghe, kỹ năng nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng ra quyết định.
3. Thái độ: 
Giáo dục tình yêu thương, quý trọng, gắn bó và có trách nhiệm với gia đình
- Tích hợp: giáo dục kỹ năng sống: Kỹ năng tự tin, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng thu hút người nghe.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên:
SGK TN&XH lớp 3, phiếu bài tập thực hành cho HS.
2. Học sinh: 
SGK TN&XH lớp 3, ảnh của gia đình mình hoặc bức tranh về gia đình.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
 1.Giới thiệu bài:
Ổn định tổ chức: Học sinh hát bài 
 Cả nhà thương nhau.
Gia đình trong bài hát vừa rồi có những ai?
Tình cảm mà họ dành cho nhau như thế nào?
Em đã nhận được sự quan tâm như thế nào từ gia đình mình?
2. Phát triển bài:
 *Hoạt động 1:
Mục tiêu: Cuốn hút học sinh vào bài học bằng chính những cảm xúc về gia đình một cách tự nhiên: 
 - Định hướng và lắng nghe học sinh chia sẻ cảm nhận về gia đình
Câu hỏi: 
- Gia đình em có những ai, ai nhiều tuổi nhất, ai ít tuổi nhất và gồm mấy thế hệ.
- Gv ghi tóm tắt phần chia sẻ gia đình có mấy thế hệ:
 Gồm cả ý kiến đúng, sai (Có thể lấy 1 gia đình để tìm kiếm các ý kiến khác nhau để tạo mấu chốt của bài học)
- GV chấp nhận các ý kiến của học sinh và nói để chúng ta hiểu đúng về các thế hệ trong một gia đình, các thế hệ đó có mối quan hệ với nhau ra sao chúng ta cùng thực hiện nhiệm vụ sau:
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân kết hợp cộng tác
- Mục tiêu: Hiểu được trong gia đình ông bà là một thế hệ, bố mẹ là một thế hệ, các con là một thế hệ, các cháu là một thế hệ.
-Tiến hành: Yêu cầu học sinh quan sát bức ảnh của một gia đình: Hãy nhóm bằng cách khoanh những người có độ tuổi gần bằng nhau vào một nhóm và suy nghĩ về mối quan hệ của những người đó
- Nếu học sinh gặp khó khăn Gv hỗ trợ để học sinh hiểu sâu và vượt qua được nội dung này.
Phương án dự phòng : Nếu học sinh không hiểu cách khoanh cóa thể cho học sinh nối những người có độ tuổi gần giống nhau hoặc có thể làm mầu cho học sinh một nhóm.
Hỏi tiếp: Suy ngẫm xem gia đình này gồm có mấy thế hệ
- Gv định hướng cho HS hiểu: Những người có độ tuổi tương đương có MQH vợ chồng là một thế hệ
Có MQH anh, chị, em ruột là một thế hệ.( Thế hệ lớn tuổi nhất trong gia đình là thế hệ thứ nhất, tiếp theo là thế hệ thứ 2, thế hệ thứ 3)
+ Gia đình có cụ sống cùng là gia đình có mấy thế hệ ? Ai là thế hệ thứ nhất trong gia đình đó
- Hướng học sinh quay lại nhận định về các thế hệ trong một gia đình ở phần đầu tiết học để học sinh tự lựa chọn ý kiến đúng. ( Vậy các thế hệ trong một gia đình phù hợp với câu trả lời nào - không hỏi câu nào đúng, câu nào sai)
* Hoạt động 3: Vận dụng và kiểm chứng sự hiểu biết của học sinh về các thế hệ trong một gia đình.
Mục tiêu: 
- Biết gia đình mình, gia đình bạn có mấy thế hệ.
- Tiến hành: Học sinh chuẩn bị các bức ảnh gia đình: GT với bạn
 Yêu cầu 1-2 HS giới thiệu trước lớp.
Nếu còn thời gian cho HS chơi trò chơi:
- Chơi trò chơi: Nhận số tương ứng với thế hệ của gia đình mình ( nhận số) 
 Gv chuẩn bị các số 1, 2,3,4...
Hỏi tại sao em chọn số đó: 
- Nếu HS trả lời sai cho HS khác nêu ý kiến hoặc GV giúp.
GV nhận xét tuyên dương cả lớp
3. Kết luận: Củng cố - tích hợp
Các em đã hiểu về các thế hệ trong một gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên trong một thế hệ rồi
 Vậy các thế hệ trong một gia đình có mối quan hệ nào?
Phương án dự phòng: quan hệ huyết thống là gì? - HS có thể hỏi
Huyết thống là mối quan hệ giữa những người ruột thịt... 
Để cho gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi con người thì chúng ta phải làm gì? 
- Suy nghĩ chia sẻ và yêu cầu học sinh thực hiện ở gia đình mình.
Giờ học kết thúc.
Học sinh hát bài: Cả nhà thương nhau.
- Bài hát có ba mẹ và con.
- Họ Rất yêu thương nhau. 
- Học sinh chia sẻ cá nhân trước lớp những cảm nhận về gia đình mình:
 Gia đình đã sinh ra em, yêu thương em, nuôi em khôn lớn.Hướng học sinh có cảm xúc sâu về tình cảm gia đình.
- Gia đình em có.người, nhiều tuổi nhất.ít tuổi nhất; Gia đình em gồm.mấy thế hệ.
GĐ có 4 TH: Bố, mẹ, chị, em.
GĐ có 2 thế hệ: Bố, mẹ là một thế hệ
Hai chị em là một thế hệ.
- Học sinh làm việc cá nhân: Quan sát, suy nghĩ và nhóm những người có độ tuổi gần bằng nhau và khoanh lại, suy nghĩ về mối quan hệ giữa những người đó( Nếu em nào gặp khó khăn có thể nhờ sự hỗ trợ của bạn hoặc cô giáo)
3 nhóm: Ông bà - QH vợ chồng
Bố mẹ: QH vợ chồng
Anh, em, chị,em: QH anh chị em ruột.
- HS nêu ý kiến NX để 100% khẳng định kiến thức này
- Suy nghĩ và trả lời cá nhân- HS khác chia sẻ ý kiến: 3 thế hệ, 2 thế hệ, 4 thế hệ, 1 thế hệ
- Gia đình có cụ sống cùng là gia đình có 4 thế hệ cụ là thế hệ thứ nhất.
- Nếu phần trên HS xác định chưa đúng thì sau khi GV cung cấp thông tin sẽ cho HS xác định lại trên phiếu để khẳng định và khắc sâu.
- Học sinh giới thiệu về gia đình mình:
Gồm những ai? Ai nhiều tuổi nhất, ai ít tuổi nhất? gồm mấy thế hệ, từng thế hệ có MQH với nhau như thế nào? Các thế hệ trong một gia đình có MQH với nhau như thế nào?
- Học sinh giới thiệu trước lớp
Học sinh chọn số và về chỗ cầm số trước mặt và chia sẻ ý kiến GĐ có những ai mà em chọn số 2 vậy những ai là một thế hệ. 
- Chia sẻ mối quan hệ gắn các thế hệ; quan hệ vợ chồng, bố mẹ với con, cháu với ông bà, anh chi em ruột với nhau.
Mà nền tảng là tình cảm gia đình hoặc mối quan hệ tình cảm, quan hệ huyết thống(quan hệ huyết thống là gì- HS có thể hỏi)
Phải quan tâm, yêu thương và giúp đỡ các thành viên trong gia đình
Cụ thể phải ngoan, vâng lời, yêu thương, gắn bó với gia đình.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Tiết 3. Mĩ thuật: GV chuyên dạy.
________________________________
Thứ ba giáo viên buổi 2 dạy
Ngày soạn: 10/11/2013
Ngày giảng:Thứ tư, ngày 13/11/2013
Tiết 1. Luyện toán:
ÔN TẬP
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Thuộc các bảng nhân, chia từ 2 – 6.
- Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. Vận dụng trong giải toán.
- Củng cố nhân, chia từ 2 – 6.
- Vận dụng trong giải toán và làm tính.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: Củng cố nhân, chia từ 2 – 6. Vận dụng trong giải toán và làm tính.
2. Kỹ năng: Thực hành kỹ năng tính và giải toán thông qua việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 VBT Toán 3 tập 1 – Trang 56.
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.
II. Đồ dùng dạy - học
1.Giáo viên: Vở BT Toán 3, tập 1, thước, phấn
2. Học sinh: Vở BT Toán 3, tập 1, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:- KT sĩ số
* Kiểm tra VBT
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Giao nhiệm vụ - Hướng dẫn thực hiện
+ HS yếu, TB: Thực hiện làm các bài tập 1, 2, 3, 4 VBT Toán 3, tập 1 trang 56. 
+ HS KG: Thực hiện làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 VBT Toán 3, tập 1 trang 56.
* Thực hành làm bài tập
- Quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh
 * Chữa bài
Bài 1: 
Học sinh khá giỏi tự nghĩ các phép tính nhân chia trong bảng đã học viết vào vở
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Học sinh khá giỏi tự nghĩ ra các phép tính đặt tính và tính vào vở.
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: Viết số tích hợp vào chỗ chấm.
- Nhận xét, đánh giá
Bài 4: 
- Nhận xét, đánh giá
Bài 5: 
+ Đoạn thẳng MN dài mấy xăng – ti – mét?
3. Kết luận
- Củng cố:
+ Có những đơn vị đo độ dài nào?
+ Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu?
- Dặn dò: .
- Nhận xét, giờ học
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Nhận xét, đánh giá
- HS thực hiện làm bài tập
- Từng nhóm chữa bài tập theo yêu cầu của giáo viên
- HS yếu, TB lần lượt lên bảng thực hiện
6 x 6 = 36
7 x 7 = 49
5 x 5 = 25
35 : 7 = 5
48 : 6 = 8
49 : 7 = 7
7 x 5 = 35
35 : 7 = 5
35 : 5 = 7
6 x 7 = 42
42 : 6 = 7
42 : 7 = 6
- Nhận xét, đánh giá
- HS TB chữa bài lên bảng
x 14
 6
 84
x 20
 5
100
x 34
 7
 238
x 66
 6
 396
- 86
2
 8- 06
43
 6
 0
- 64
3
 6
 04
21
 3
 1
- 80
4
 8
- 00
20
 0
 0
- Nhận xét, đánh giá.- HS TB chữa bài lên bảng
6m 5dm = 65dm
3m 3dm = 33dm
2m 9dm = 29dm
1m 65cm = 165cm
5m 12cm = 512cm
2m 2cm = 202cm
- HS KG chữa bài lên bảng
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được là:
12 x 4 = 48 (kg)
 Đáp số: 48kg đường.
- Nhận xét, đánh giá
- Đoạn thẳng MN dài 3cm
- Nêu – Nhận xét, bổ sung ý kiến
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2. Luyện Tiếng việt: LUYỆN VIẾT
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết tên, cách viết các chữ hoa theo cỡ chữ vừa và nhỏ, chữ viết đứng, đều nét
- Luyện viết các chữ hoa theo cỡ chữ nhỏ, kiểu chữ đứng hoặc nghiêng, nét đều, nét thanh đậm.
- Luyện cách nối chữ hoa với chữ thường.
I. Mục tiêu:	
1.Kiến Thức: Luyện viết các chữ hoa theo cỡ chữ nhỏ, kiểu chữ đứng hoặc nghiêng, nét đều, nét thanh đậm. Luyện cách nối chữ hoa với chữ thường.
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, viết.
3. Thái độ: 
+ Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
+ Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tính thần trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa
2. Học sinh: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 3, tập 1, bảng con, phấn, bút
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra đồ dùng, sách, vở
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hướng dẫn viết các chữ hoa
* Luyện viết
- GV quan sát, uốn nắn
- Chú ý luyện viết cho học sinh giỏi 
* Chấm bài
- Chấm bài – Nhận xét
3. Kết luận
- Củng cố: 
+ Khi nào ta phải viết hoa các chữ cái?
- Dặn dò: Nhận xét, giờ học
- Hát
- Lấy đồ dùng, sách, vở
- Mở vở luyện viết 
- Nêu tên các chữ cái được viết hoa
- Nhận xét về kiểu chữ, cỡ chữ, cách nối các chữ hoa với chữ thường trong bài
- Nêu cách viết từng chữ hoa
- Luyện viết bảng con các từ ứng dụng trong bài
- Nhận xét, đánh giá
- Nêu tư thế ngồi viết
- HS luyện viết theo bài
- Khi các chữ cái đứng ở đầu câu và là tên riêng
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3. Sinh hoạt sao:

File đính kèm:

  • docTUẦN 10 chiều.doc