Bài giảng Tiết 1: Toán - Tiết 172: Luyện tập chung

Đọc bài – Thực hiện vở ô ly

- Chữa bài lên bảng

Bài giải

Diện tích của một hình vuông là:

9 x 9 = 81 (cm2)

Diện tích của hình chữ nhật là:

81 x 2 = 162(cm2)

 Đáp số: 162 cm2

- Nhận xét, đánh giá

 

doc16 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: Toán - Tiết 172: Luyện tập chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..............................................................
 Tiết 3 + 4. Tiếng Anh: GV chuyên dạy ________________________________________________________________
Ngày soạn: 13 /5/2013
Ngày giảng: Thứ tư, ngày 15/5/2013
Tiết 1. Thể dục:
Bài 69 : ÔN NHẢY DÂY- TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 3 NGƯỜI. 
TRÒ CHƠI “ CHUYỂN ĐỒ VẬT”
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức trong bài cần được hình thành
- HS đã biết cách tung và bắt bóng. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
- Ôn nhảy dây thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm 3 người. 
- Ch¬i trß ch¬i "Chuyển đồ vật". 
 Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn nhảy dây thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm 3 người. 
 	 - Chơi trò chơi "Chuyển đồ vật". Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
 2. Kĩ năng:
 - Thực hiện được ở mức tương đối chính xác. Biết cách chơi và tham gia chơi được ở mức ban đầu.
 3.Thái độ, hành vi: 
-Giáo dục tính nhanh nhẹn, trật tự, kỉ luật, tinh thần đồng đội.
II. Địa điểm , phương tiện. 
-Trên sân trường vệ sinh nơi tập - Chuẩn bị còi. 
III. Nội dung và phương pháp.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
 1. Giới thiệu bài:
Ổn định
 - GV tập trung lớp phổ biến nội dung tiết học . 
*Ktra sức khoẻ,trang phục
Khởi động
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động.
- Chạy chậm thành một vòng tròn xung quanh sân tập.
 KTBC: Gọi hS lên tung và bắt bóng cá nhân.
2. Phát triển bài:
GV theo dõi nhận xét.
- GV hướng dẫn lại tư thế đứng chuẩn bị tung và bắt bóng.
- Từng em tập tung, bắt bóng tại chỗ, di chuyển một số lần.
-Chia số hs trong lớp thành từng nhóm mỗi nhóm 3 người đứng theo hình tan giác thực hiện tung và bắt bóng qua lại cho nhau.
 Chơi trò chơi “Chuyển đồ vật”
+ GV nêu tên trò chơi, sau đó giải thích, hướng dẫn cho HS biết cách chơi.
+ GV chọn 2 em lên thực hiện động tác, cả lớp quan sát.
+ Cho cả lớp chơi thử 1 lần, sau khi các em đã nắm vững luật mới tổ chức chơi chính thức có phân thắng thua.
- Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui.
3. Kết luận:
- Yêu cầu HS làm các thả lỏng.
- Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát.. 
Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo.
 €€€€€€
 €€€€€€
 €
( GV)
- 2 HS lên thực hiện.
HS luyện tập theo tổ
Đội hình tập luyện
 X
 x x
- HS lắng nghe
- Giải thích và hướng dẫn học sinh cách chơi.
- HS chơi 
€€€
€€€
 €€€€€€
 €€€€€€
 €
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________
Tiết 2: Toán.
Tiết: 173 LUYỆN TẬP CHUNG
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức trong bài cần được hình thành
- Biết tìm số liền trước, liền sau của một số; cộng, trừ, nhân, chia các số đã học
- Biết tìm số liền trước của một số ; số lớn nhất (số bé nhất) trong một nhóm 4 số.
- Biết thực hiện các phép tính cộng trừ, nhân, chia và giải bài toán bắng hai phép tính.
- Đọc và viết phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Biết tìm số liền trước của một số ; số lớn nhất(số bé nhất) trong một nhóm 4 số.
- Biết thực hiện các phép tính cộng trừ, nhân, chia và giải bài toán bắng hai phép tính.Đọc và viết phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản
2. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, lắng nghe, đặt câu hỏi.
3.Thái độ: HS hứng thú với giờ học tính, GD tính cẩn thận trong học tập và thực hành toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ ghi tóm tắt nội dung bài 4.
- HS: SGK, vở ghi.
 III. Hoạt động dạy -học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Giíi thiÖu bµi:
* KTBC:
- Gọi HS nêu cách tìm số kiền trước, liền sau của một số.
- GV nhận xét ghi điểm.
 GV giới thiệu bài: 
 2.Phát triển bài
Luyện tập :
Bài 1 (178
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét.
Bài 2 (178) 
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét.
Bài 3 (178) 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài toán.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+ Muốn ticnhs chu vi hình chữ nhật, ta làm như thế nào ?
- Gọi học sinh lên bảng làm bài.
Tóm tắt:
Có : 840 bút chì.
Bán : bút chì.
Còn lại : ...... bút chì ?
- Nhận xét.
Bài 4 (178) 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+ Mỗi cột của bảng trên cho biết những gì
+ Mỗi bạn Nga, Mỹ, Đức mua những loại đồ chơi nào ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Kết luận:
+ Khi thực hiện phép nhân ta lưu ý điều gì?
- Về nhà xem lại các BT đã làm. 
- 2 HS nêu .
- Nhận xét – đánh giá.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- Điền dấu vào chỗ chấm.
- Lên bảng làm bài tập, lớp làm vào vở.
a) Viết số liền trước của mỗi số sau: 
Số liền trước của 
8 270
là số: 8 269.
Số liền trước của 
35 461
là số35 460.
Số liền trước của 
10 000
là số: 9 999.
b) Khoanh vào chữ đặt trước số lớn nhất trong các số: 42 963; 44 158; 43 669;
 44 202.
A. 42 963. C. 43 669.
B. 44 158. D. 44202 
- Nhận xét.
- Nêu yêu cầu bài toán.
- Lên bảng làm bài tập, lớp làm vào vở.
8129 + 5936
 4605 4
 +
 8129
 5936
 4605
 4
14065
18420
 49154 – 3728
 2918 : 9
 –
49154
 3728
 2918
9
 21
324
45426
 38 
(dư 2)
 2 
- Nhận xét.
- Nêu yêu cầu bài toán.
-Theo dõi giáo viên hướng dẫn làm bài.
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng nhân 2.
- Lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Số bút chì đã bán được là:
 840 : 8 = 105 (cái).
Số bút chì còn lại sau khi bán là:
 840 – 105 = 735 (cái).
 Đáp số: 735 cái bút chì.
- Nhận xét.
- Nêu yêu cầu bài tập.
-Theo dõi giáo viên hướng dẫn làm bài.
- Trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét.
Hs trả lời
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________
Tiết 3.Tập đọc:
 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2(tiết 4) 
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức trong bài cần được
 hình thành
HS biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, nắm được nội dung bài tập đọc,có kĩ năng nghe kể chuyện.
- Kiểm tra lấy điểm Học thuộc lòng
-Nghe kể câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:Kiểm tra lấy điểm Học thuộc 
 -Nghe kể câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng, nhớ nội dung câu chuyện kể lại tự nhiên, giọng vui, khôi hài.
2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng kể chuyện
3.Thái độ: Chăm học
II . Chuẩn bị 
 -14 Phiếu viết tên từng bài thơ và mức độ yêu cầu thuộc lòng từ đầu học kì II đến nay 
 -Tranh minh họa câu chuyện “ Bốn cẳng và sáu cẳng ‘ .
 III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 
 * - Giáo viên giới thiệu tiết ôn tập giữa kì II 
-Kiểm tra số học sinh còn lại(Như tiết1 )
 2. Phát triển bài:
 Đọc bài thơ
 -Yêu cầu một em đọc bài tập 
- Cho lớp quan sát tranh minh họa bài thơ 
- Yêu cầu đọc thầm bài thơ .
- Tìm tên các con vật được nhắc đến trong bài thơ ? 
-Yêu cầu cả lớp làm việc cá nhân vào tờ phiếu .
- Những con vật được nhân hóa bằng từ ngữ nào ?
- Yêu cầu một số em làm xong mang bài lên dán trên bảng .
- Giáo viên cùng lớp nhận xét đánh giá .
 3. Kết luận:
 -Nêu nội dung ôn tập
 Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn dò học sinh về nhà học bài
-Lớp lắng nghe giáo viên để nắm về yêu cầu của tiết học .
- Lắng nghe bạn đọc và xác định yêu cầu đề 
- Quan sát tranh minh họa các loài vật .
- Lớp đọc thầm trong sách giáo khoa .
Cua Càng, Tép, Ốc, Tôm, Sam, Dã Tràng
- Thực hiện làm bài cá nhân vào phiếu .
- Cua Càng : Thổi xôi, đi hội, cõng nồi 
- Cái Tép: Đỏ mắt, nhóm lửa, chép miệng 
- Cậu Ốc : Vặn mình, pha trà 
- Chú Tôm Lật đật, đi chợ, dắt tay bà Còng
-Bà Sam: Dựng nhà 
- Ông Dã Tràng: Móm mém, rụng hai răng 
-Về nhà tập đọc lại các bài tập đọc nhiều lần 
-Học bài và xem trước bài mới
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Tiết 3 Tin học: GV chuyên dạy
______________________________________________________________________
Ngày soạn: 16 /5/2014
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 16/5/2014	
Tiết 1.Thể dục
Bài 70: TỔNG KẾT MÔN HỌC
Những kiến thức học sinh đã biết liên quan tới bài học.
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành.
- Thực hiện được bài thể dục phát triển chung, đội hình đội ngũ, BTRLTTCB, nhảy dây
- Biết chơi và tham gia tích cực các trò chơi.
- HS nhắc lại được những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học trong năm học.
- Thực hiện cơ bản đúng những động tác đã học trong năm.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: 
- HS nhắc lại được những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học trong năm học.
- Thực hiện cơ bản đúng những động tác đã học trong năm.
2. Kỹ năng: Ôn lại các kỹ năng đã học. 
3. Thái độ: Biết ích lợi của luyện tập TDTT. Tích cực luyện tập TDTT 
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Lớp học
- Phương tiện: Giáo viên: Bảng hệ thống các nội dung đã học.
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút.
- Ổn định tổ chức
- Phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút.
* Hệ thống kiến thức
- Yêu cầu : Kể tên những nội dung em được học ở môn thể dục trong chương trình lớp 3
- Ghi vắn tắt các nội dung học sinh kể
* Đánh giá kết quả học tập
- Nhận xét chung về thái độ, tinh thần luyện tập trong giờ thể dục
- Tuyên dương học sinh có thành tích tốt
* Trò chơi vận động: 
- Yêu cầu học sinh: Nêu tên trò chơi mà em đã được học
- GV quan sát bảo đảm an toàn cho HS, Có nhận xét đánh giá, biểu dương học sinh
- Nhận xét chung
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút
- Tập hợp: Hệ thống bài học.
- Yêu cầu luyện tập ở nhà
- Nhận xét giờ học.
- Thực hiện cặp đôi
- Thi kể các nội dung đã học giữa các tổ
- Nhận xét, đánh giá
- Lắng nghe
- Nêu – Nhận xét, bổ sung
- Chơi 1 trò chơi học sinh yêu thích
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
Tiết 2. Toán:
Tiết 174: LUYỆN TẬP CHUNG
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết đọc, viết, so sánh, sắp xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
- Thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100 000.
- Giải toán và tính giá trị biểu thức.
- Tìm số liền sau của một số. So sánh các số, sắp xếp một nhóm 4 số. Cộng trừ, nhân, chia các số có đến 5 chữ số.
- Biết các tháng có 31 ngày. Giải toán có nội dung hình học bằng hai phép tính.
I. Mục tiêu:	
1.Kiến Thức: Biết tìm số liền sau của một số. So sánh các số, sắp xếp một nhóm 4 số. Cộng trừ, nhân, chia các số có đến 5 chữ số. Biết các tháng có 31 ngày. Giải toán có nội dung hình học bằng hai phép tính.
2. Kỹ năng: Thực hành tính và giải toán thông qua việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 (a), 5 SGK – Trang 179.
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong 
học tập và thực hành toán. 
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK, thước, phấn.
2. Học sinh: SGK, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức: 
* Ôn bài cũ
- Viết vào bảng con 1 số có 5 chữ số mà em biết? Hãy nêu số liền trước, liến sau của số em vừa viết?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
Bài 1: 
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: 
Hướng dẫn học sinh hỏi và trả lời trong cặp với bạn.
- Nhận xét, đánh giá
Bài 4: Tìm x.
a. x x 2 = 9328
b. x : 2 = 436
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá
Bài 5:
Học sinh tự đọc bài và làm vào vở ô ly, một học sinh làm bảng phụ.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Kết luận
- Củng cố, dặn dò: Xem lại các bài tập 
- Nhận xét, giờ học
- Viết bảng con – Nhận xét
- Nêu - Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Đọc yêu cầu - Thực hiện theo cặp
- Hỏi và nêu kết quả 
a. Số liền trước của 92 458 là số: 92 457
 Số liền sau của số 69 509 là số: 69 508
b. 69 134; 69 314; 78 507; 83 507.
- Nhận xét, đánh giá
- Đọc yêu cầu – Thực hiện vở ô ly
- Lần lượt chữa bài lên bảng
+ 86127
 4258
90385
- 65493
 2486
63007
x 4216
 5
21080
4005
8
 00
 05
 5
500
- Nhận xét, đánh giá
- Đọc yêu cầu – Thảo luận cặp 
- Hỏi và trả lời trước lớp
- Các tháng có 31 ngày là: Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
- Nhận xét, đánh giá
a. x x 2 = 9328
 x = 9328 : 2
 x = 4664
b. x : 2 = 436
 x = 436 x 2
 x = 872
- HS phát biểu – Nhận xét, bổ sung ý kiến
- Đọc bài – Thực hiện vở ô ly
- Chữa bài lên bảng
Bài giải
Diện tích của một hình vuông là:
9 x 9 = 81 (cm2)
Diện tích của hình chữ nhật là:
81 x 2 = 162(cm2)
 Đáp số: 162 cm2
- Nhận xét, đánh giá
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
Tiết 3. Tiếng Việt:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2 (TIẾT 5)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết nghe và kể lại 1 câu chuyện vui
- Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng
- Nghe kể lại được câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: Kiểm tra đọc thành tiếng: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 70 tiếng/phút). Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2 – 3 đoạn (bài) thơ đã học ở HK II. HSKG: Đọc tương đối lưu loát tốc độc đọc trên 70 chữ/phút.
	Nghe kể lại được câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng.
2. Kỹ năng: * Tập đọc: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng 
 * Tập làm văn: Rèn kỹ năng kể.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính như: Cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trong và tinh thần trách nhiệm,..
 II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK TV3, tập 2, phiếu ghi tên các đề kiểm tra, VBT TV3 tập 2
2. Học sinh: SGK TV3, tập 2, VBT TV3 tập 2.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra sách vở
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
1. Kiểm tra đọc: 10 phút
- Tiến hành như tiết học trước 
- Kiểm tra đọc 5 - 7 em
- Nhận xét, đánh giá
2. Nghe kể lại câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng
- Kể lần 1: Giọng khôi hài
+ Chú lính được cấp ngựa để làm gì?
+ Chú lính sử dụng con ngựa như thế nào?
+ Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa?
- Kể lần 2
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
- Nhận xét, đánh giá
+ Truyện gây cười ở điểm nào?
Bốn cẳng và sáu cẳng
 Có chú lính được quan sa đi công việc gấp. Thầy cai cấp ngựa cho chú để đi cho nhanh.
 Chú lính dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi ngựa mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo. Người đi đường lấy làm lạ bèn hỏi:
 - Sao chú không cưỡi ngựa để chạy cho mau?
Chú lính vừa thở hổn hển vừa trả lời:
 - Anh hỏi hay thật! Bốn cẳng lại chạy nhanh hơn sáu cẳng được à!
 Theo truyện cười dân gian Việt Nam
3. Kết luận
- Củng cố, dặn dò: Xem lại các bài tập.
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- Lấy đồ dùng, sách, vở
- Mở SGK, bắt thăm đề đọc
- Chuẩn bị, đọc bài 
- Theo dõi - Nhận xét
- Đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý
- Quan sát tranh minh họa bài trong SGK
- Để làm một công việc khẩn cấp
- Chú dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa cắm cổ đuổi theo
- Vì chú nghĩ ngựa có 4 cẳng, nếu chú cùng chạy bộ với ngựa thì sẽ thêm hai cẳng nữa thành 6 cẳng, tốc độ chạy do vậy sẽ nhanh hơn.
- 1, 2 HSKG kể
- Kể theo cặp
- Thi kể lại câu chuyện
- Chú lính ngốc cứ tưởng rằng tốc độ chạy phụ thuộc vào nhiều số lượng cẳng: ngựa và người cùng chạy, số cẳng càng lớn thì tốc độ chạy càng cao
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4. Tiếng việt:
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 (TIẾT 6)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút).
- Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng
- Nghe – viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài Sao Mai
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: 
+ Kiểm tra đọc thành tiếng: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ khoảng 70 tiếng/phút). Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung bài đọc, thuộc được 2 – 3 đoạn (bài) thơ đã học ở HK II. HSKG: Đọc tương đối lưu loát tốc độc đọc trên 70 chữ/phút.
+ Nghe – viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài Sao Mai
 2. Kỹ năng: * Tập đọc: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng 
 * Chính tả: Rèn kỹ năng, nghe, nhớ, viết.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính như: Cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trong và tinh thần trách nhiệm,..
 II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK TV3, tập 2, phiếu ghi tên các đề kiểm tra, VBT TV3 tập 2
2. Học sinh: SGK TV3, tập 2, VBT TV3 tập 2.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra sách vở
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
1. Kiểm tra đọc: 10 phút
- Tiến hành như tiết học trước 
- Kiểm tra đọc thuộc lòng 5 - 7 em
- Nhận xét, đánh giá
2.Nghe – Viết: Sao Mai
+ Đọc mẫu bài viết lần 1
- Sao Mai tức là Sao Kim, có màu sáng xanh, thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên gọi là Sao Mai. Vẫn sao này mọc lúc chiều tối gọi là Sao Hôm
+ Ngôi Sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào?
+ Trình bày bài viết như thế nào?
+ Những chữ cái nào được viết hoa? Vì sao?
- Đọc bài cho học sinh viết bài
- Quan sát, uốn nắn học sinh
- Đọc mẫu lần 2
- Chấm bài – Nhận xét
3. Kết luận
- Củng cố, dặn dò:
- Đọc và viết lại nhiều lần các từ viết sai.
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- Lấy đồ dùng, sách, vở
- Mở SGK, bắt thăm đề đọc
- Chuẩn bị, đọc bài 
- Theo dõi - Nhận xét
- Mở SGK trang 142
- 2 HS đọc bài
- Phát biểu - Nhận xét, bổ sung
- Viết bài
- Soát lỗi
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
........................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUẦN 35 sáng.doc
Giáo án liên quan