Bài giảng Tiết 1 -Toán: Ôn tập

Mở vở luyện viết trang 5 - Bài 22

- Nêu tên các chữ cái được viết hoa

- Nhận xét về kiểu chữ, cỡ chữ, cách nối các chữ hoa với chữ thường trong bài

- Nêu cách viết từng chữ hoa

- Luyện viết bảng con các từ ứng dụng trong bài

- Nhận xét, đánh giá

 

doc5 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 -Toán: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Ngày soạn: 4/2/2014
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 6/2/2014
Tiết 1.TOÁN:
ÔN TẬP
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết đặt và thực hiện cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000
- Củng cố thực hiện phép cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000. Vận dụng trong giải toán và tính giá trị của biểu thức
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: Củng cố thực hiện phép cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000. Vận dụng trong giải toán và tính giá trị của biểu thức. 
2. Kỹ năng: Thực hành cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000 thông qua việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 VBT Toán 3, tập 2 – Trang 18
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán. 
II. Đồ dùng dạy - học
1.Giáo viên: Vở bài tập Toán 3, tập 2
Học sinh: Vở bài tập Toán 3, tập 2, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:- KT sĩ số
* Kiểm tra VBT
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Giao nhiệm vụ - Hướng dẫn thực hiện
+ HS yếu, TB: Thực hiện làm các bài tập 1, 2, 3, 4 VBT Toán 3, tập 2 trang 18
+ HS KG: Thực hiện làm các bài tập 1, 2, 3, 4 VBT Toán 3, tập 2 trang 18. Đặt và thực hiện một bài toán giải bằng hai phép tính có liên quan đến phép cộng (trừ)
* Thực hành làm bài tập
- Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh có khó khăn
* Chấm và chữa bài
Bài 1: Tính nhẩm
3500 + 200 = 
3700 – 200 = 
7100 + 800 = 
7900 – 800 = 
6000 + 2000 = 
8000 – 6000 = 
8000 – 2000 = 
7000 + 3000 = 
10000 – 7000 = 
10000 – 3000 = 
Học sinh khá giỏi tự nghĩ một số phép tính rồi làm vào vở.
- Nhận xét, đánh giá 
Bài 2: Đặt tính rồi tính
+ 4756
 2834
+ 6927
 835
+ 5555
 455
- 7571
 2664
- 9090
 8989
- 1018
 375
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: 
HS đọc đề và giải bài tập vào vở.
.
- Nhận xét, đánh giá
Bài 4: Tìm x:
a. x + 285 = 2090
b. x - 45 = 5605
c. 6000 - x = 2000
- Nhận xét, đánh giá
* Yêu cầu HSKG đặt và giải một bài toán bằng hai phép tính có liên quan đến phép cộng (trừ) trong phạm vi 10 000
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét, giờ học
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Nhận xét, đánh giá
- HS thực hiện làm bài tập
- Từng nhóm chữa bài tập theo yêu cầu của giáo viên
- HS yếu, TB lần lượt chữa bài lên bảng
3500 + 200 = 3700
3700 – 200 = 3500
7100 + 800 = 7900
7900 – 800 = 7100
6000 + 2000 = 8000
8000 – 6000 = 2000
8000 – 2000 = 6000
7000 + 3000 = 10000
10000 – 7000 = 3000
10000 – 3000 = 7000
- Nhận xét, đánh giá
- HS yếu, TB chữa bài lên bảng
+ 4756 2834
 7590
+ 6927
 835
 7762
+ 5555
 455
 6010
- 7571
 2664
 4907
- 9090
 8989
 101
- 1018
 375
 643
- Nhận xét, đánh giá
- HS TB chữa bài lên bảng
Bài giải
Số sách thư viện mua thêm là
960 : 6 = 160 (cuốn)
Thư viện có tất cả số sách là
960 + 160 = 1120 (cuốn)
 Đáp số: 1120 cuốn sách.
- Nhận xét, đánh giá
- HS TB chữa bài lên bảng
a. x + 285 = 2090
 x = 2090 – 285
 x = 1705
b. x - 45 = 5605
 x = 5605 + 45
 x = 5650
c. 6000 - x = 2000
 x = 6000 - 2000
 x = 4000
- Nhận xét, đánh giá
- HSKG thực hiện nháp
- Tự kiểm tra chéo
- Nhận xét, đánh giá
_____________________________________
Tiết 2.Tiếng việt 
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết tên, cách viết các chữ hoa theo cỡ chữ vừa và nhỏ, chữ viết đứng, đều nét
- Luyện viết các chữ hoa theo cỡ chữ nhỏ, kiểu chữ đứng hoặc nghiêng, nét đều, nét thanh đậm.
- Luyện cách nối chữ hoa với chữ thường.
I. Mục tiêu:	
1.Kiến Thức: Luyện viết các chữ hoa theo cỡ chữ nhỏ, kiểu chữ đứng hoặc nghiêng, nét đều, nét thanh đậm. Luyện cách nối chữ hoa với chữ thường.
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, viết.
3. Thái độ: 
 + Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
 + Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tính thần trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Mẫu chữ hoa
2. Học sinh: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 3, tập 2, bảng con, phấn, bút
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra đồ dùng, sách, vở
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hướng dẫn viết các chữ hoa
* Luyện viết
- GV quan sát, uốn nắn
- Chú ý luyện viết cho học sinh giỏi 
* Chấm bài
- Chấm bài – Nhận xét
3. Kết luận
- Củng cố: 
+ Khi nào ta phải viết hoa các chữ cái?
- Dặn dò: Nhận xét, giờ học
- Hát
- Lấy đồ dùng, sách, vở
- Mở vở luyện viết trang 5 - Bài 22
- Nêu tên các chữ cái được viết hoa
- Nhận xét về kiểu chữ, cỡ chữ, cách nối các chữ hoa với chữ thường trong bài
- Nêu cách viết từng chữ hoa
- Luyện viết bảng con các từ ứng dụng trong bài
- Nhận xét, đánh giá
- Nêu tư thế ngồi viết
- HS luyện viết theo bài
- Khi các chữ cái đứng ở đầu câu và là tên riêng
Tiết 3. Sinh hoạt sao:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
TRÒ CHƠI “DU LỊCH VÒNG QUANH ĐẤT NƯỚC”
I. Mục tiêu hoạt động
- Thông qua trò chơi, HS có thêm hiểu biết về quê hương, Tổ quốc Việt Nam.
- Phát triển ở học sinh kĩ năng giao tiếp, khả năng ứng phó nhanh nhạy, chính xác.
II. Tài liệu và phương tiện
- Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh các danh làm thắng cảnh,...
- Phiếu bắt thăm cho các nhóm (nội dung các thăm: Chỉ vị trí của địa phương đó trên bản đồ; Nêu một danh làm, thẳng cảnh, di tích lịch sử, di tích văn hóa hoặc kiến trúc nổi tiếng của địa phương đó; Một món ăn truyền thống của địa phương; Một bài bài hát, bài thơ, làn điệu dân ca của địa phương đó....)
III. Hoạt động chủ yếu
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
- Các nhóm tự cử nhóm trưởng
- Thực hiện bốc thăm
- Chuẩn bị theo nhóm 
- Đại diện các nhóm lên bảng thi trình bày
- Nhận xét, đánh giá (có thể bổ sung)
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
- Chia 8 nhóm
- Phổ biến cách chơi: Đại diện từng nhóm bốc thăm. Cả nhóm cùng chuẩn bị nội dung theo phiếu. Cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp
- Luật chơi: Mỗi nhóm được bốc 1 thăm và được chuẩn bị khoảng 5 – 7 phút. Các nhóm trình bày đúng, đủ nội dung được ghi 10 điểm. Các nhóm được quyền bổ sung nội dung của nhóm khác nếu đúng và đầy đủ hơn sẽ được ghi thêm 1 điểm nữa. Cuối cùng nhóm nào đạt nhiều điểm nhất, nhóm đó sẽ thắng
3. Kết luận: 
- Củng cố, dặn dò: Nhận xét, giờ học
 =========================================================
Ngày soạn: 8/2/2012
Ngày giảng: T6: 10/2/2012	
- Nghỉ - Giáo viên sinh hoạt tổ chuyên môn
==========================================================

File đính kèm:

  • docTUẦN 21Chiều.doc
Giáo án liên quan