Bài giảng Tiết 1 - Thể dục - Bài 5 - Tập hợp hàng ngang – dóng hàng - Điểm số

Cần làm gì để khi không thể thực hiện được điều mình đã hứa với người khác?

 KL: + Tình huống 1: Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn : Xem phim xong sẽ sang học cùng bạn, để bạn khỏi chờ

 

doc18 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Thể dục - Bài 5 - Tập hợp hàng ngang – dóng hàng - Điểm số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng: Rèn kỹ năng phân tích, nhận định thông qua việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK – Trang 13.
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán
II. Đồ dùng dạy – học
1. Giáo viên: SGK, thước, phấn.
2. Học sinh: SGK, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức: Hát
* Kiểm tra bài cũ
+ Một ngày có mấy giờ?
+ Một giờ có bao nhiêu phút?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
- Quay kim đồng hồ chỉ 8 giờ đúng
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Yêu cầu học sinh quan sát, quay tiếp đồng hồ chỉ 9 giờ đúng
+ Lúc này đồng hồ chỉ mấy gìờ?
+ Khoảng thời gian từ 8 giờ đến 9 giờ là bao lâu?
+ Khi kim giờ đi từ số 8 đến số 9 thì kim phút đi như thế nào?
+ Kim phút đi từ số 12 đến số 1?(Từ số 1 đến số 2, số 2 đến số 3,...)là bao nhiêu phút?
- Quay đồng hồ chỉ 8 giờ 5 phút
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Quay đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút
+ Kim phút chỉ số mấy?
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Quay đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút
+ Kim phút chỉ số mấy?
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- HD: + Đồng hồ ... chỉ mấy giờ?
+ Vì sao bạn biết đồng hồ ... chỉ ...giờ .. phút?
- Quan sát, giúp đỡ học sinh yếu
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ?
- Nêu – HS thi quay đồng hồ
- Nhận xét, đánh giá
- Quan sát, giúp đỡ học sinh yếu
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
+ Các đồng hồ minh họa trong bài tập này là đồng hồ gì?
- Đồng hồ điện tử không có kim, số đứng trước dấu hai chấm là số giờ, số đứng sau dấu hai chấm là số phút.
- Quan sát, giúp đỡ học sinh yếu
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 4: Vào buổi chiều hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian. (Dành cho HSKG)
+ 16 giờ hay còn gọi là mấy giờ chiều?
+ Đồng hồ nào chỉ 4 giờ chiều?
- Vậy vào buổi chiều đồng hồ A và đồng hồ B chỉ cùng thời gian.
- Nhận xét, ghi điểm
3. Kết luận
+ Khoảng thời gian kim giờ (kim phút) đi từ số nọ đến số liền kề là bao nhiêu?
- Nhận xét, đánh giá
+ Tập xem đồng hồ
+ Làm lại các bài tập trong VBT Toán 3, tập 1 – Trang 16
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- 24 giờ
- 60 phút
- Nhận xét, đánh giá
- 8 giờ
- 9 giờ
- 1 giờ
- Đi một vòng trên mặt đồng hồ.
- 5 phút
- 8 giờ 5 phút
- Số 3
- 8 giờ 15 phút
- Số 6
- 8 giờ 30 phút
- HS nêu yêu cầu 
- Thực hiện theo cặp
- Hỏi và trả lời trước lớp
- Nhận xét, đánh giá
- Cử đại diện dãy
- Thi quay đồng hồ theo yêu cầu
- Nhận xét, đọc số giờ
- HS nêu yêu cầu 
- Đồng hồ điện tử
- Thực hiện theo cặp
- Lần lượt nêu - Nhận xét, đánh giá
- Thực hiện theo cặp các ý còn lại
- Nêu – Nhận xét
- 1 giờ (5 phút)
_______________________________________
Tiết 3. Tập đọc
QUẠT CHO BÀ NGỦ
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Đọc trơn, đọc đúng tốc độ quy định theo CKTKN. Bước đầu biết ngắt nghỉ đúng dấu câu
- Hiểu nội dung bài đọc: Tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. 
- Hiểu các từ ngữ khó được chú giải trong bài đọc.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc – hiểu: Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ và giữa các khổ thơ. Hiểu các từ ngữ khó được chú giải trong bài. Học thuộc lòng bài thơ.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, ứng xử đúng mực trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK, thước, phấn.
2. Học sinh: SGK, bút, vở ô ly.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ.
+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Luyện đọc:
- Đọc diễn cảm bài: dịu dàng, tình cảm.
- Ghi những tiếng học sinh phát âm sai lên bảng
- Nhận xét, sửa cách phát âm
- Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ
Ơi / chích chòe ơi!//
Chim đừng hót nữa,/
Bà em ốm rồi,/
Lặng/ cho bà ngủ.//
Hoa cam,/ hoa khế/
Chín lặng trong vườn,/
Bà mơ tay cháu/
Quạt/ đầy hương thơm.//
* Tìm hiểu bài
+ Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?
+ Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
+ Bà mơ thấy gì?
+ Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
+ Qua bài thơ em thấy tình cảm của cháu đối với bà như thế nào?
* Luyện đọc lại và học thuộc lòng bài thơ.
- Thi đọc cả bài
- HS KT đọc 1 khổ thơ.
- Viết các từ đầu dòng của mỗi dòng thơ lên bảng
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Củng cố: 
- Nhận xét, đánh giá.
- Dặn dò: 
+ Đọc lại bài ở nhà 
+ Đọc trước bài: Người mẹ.
- Nhận xét, giờ học
- Hát 
- 2 học sinh kể nối tiếp nhau bằng lời của Lan câu chuyện đọc: Chiếc áo len.
- HS phát biểu
- Nhận xét, đánh giá
- HS đọc thầm.
- Đọc nối tiếp 2 dòng thơ 1
- Luyện đọc CN, lớp
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp
- HS luyện đọc - Nhận xét
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ trước lớp kết hợp giải nghĩa từ 
- HS đọc chú giải bài đọc
- Đọc nối tiếp từng khổ thơ trong nhóm
- Thi đọc từng khổ thơ giữa các nhóm 
- Nhận xét
- HS đọc thầm câu hỏi cuối bài – Trao đổi thảo luận
- HS đọc thầm bài thơ
- Quạt cho bà ngủ
- Mọi vật đều im lặng như đang ngủ:ngấn nắngngủ thiu thiu trên tường, cốc chén nằm im, hoa cam hoa khế ngoài vườn chín lặng lẽ. Chỉ có một chú chích chòe đang hót.
- Mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới
- Vì cháu đã quạt cho bà rất lâu trước khi bà ngủ thiếp đi nên bà mơ thấy cháu ngồi quạt/Vì trong giấc ngủ của bà vẫn ngửi thấy hương thơm của hoa cam, hoa khế/ Vì bà yêu cháu nên yêu ngôi nhà của mình.
- 1 HS đọc cả bài
- Cháu rất hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc bà.
- Thi đọc cả bài
- Nhận xét, đánh giá
- Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài
- Nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc thuộc lòng cả bài
____________________________________________
Tiết 4. Đạo đức
Bài 2: GIỮ LỜI HỨA (TIẾT 1)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Thế nào là giữ lời hứa
- Đã thực hiện được việc giữ lời hứa với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết vì sao phải giữ lời hứa
- Ý nghĩa của việc giữ đúng đúng lời hứa. 
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa
	 + Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
	 + Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
	 + HSKG: Nêu được thế nào là giữ lời hứa. Hiểu được ý nghĩa của việc giữa lời hứa.
2. Kỹ năng: Kỹ năng nhận xét, đánh giá: Biết nhận xét và đánh giá hành vi giữ đúng lời hứa của bản thân, của mọi người xung quanh.
3. Thái độ: Quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người không giữ lời hứa. 
	+ Bước đầu hình thành thái độ có trách nhiệm với lời nói của mình.
Ø Giáo dục kỹ năng sống: 
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kỹ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa.
- Kỹ năng thương lượng với người khác thể hiện được lời hứa của mình.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
* Phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Nói tự nhủ
- Trình bày 1 phút
- Lập kế hoạch.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Vở BT Đạo Đức 3, và một số tư liệu khác có liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Vở BT Đạo Đức 3, những việc đã làm khi giữ đúng lời hứa với mọi người của bản thân hoặc người xung quanh.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Ôn bài cũ
- Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là gì?
- Điều thứ 5 trong 5 điều Bác Hồ dạy TN nhi đồng là gì?
- Em hiểu: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm là như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm cũng là một trong những điều mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài 2: Giữ lời hứa.
- Ghi bảng: Bài 2: Giữ lời hứa (tiết 1)
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Thảo luận truyện: Chiếc vòng bạc - Trình bày một phút.
- Mục tiêu: Học sinh biết thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
- Tiến hành: 
- Kể chuyện – Minh hoạ bằng tranh
- Hướng dẫn học sinh thảo luận
- Đưa câu hỏi lên màn hình
+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa?
+ Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
+ Việc làm của Bác thể hiện được điều gì?
+ Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra điều gì?
+ Thế nào là giữ lời hứa?
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
 - KL: Tuy bận rất nhiều việc nhưng Bác Hồ không quên lời hứa với một em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục.
+ Qua câu chuyện này chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa. Giữ đúng lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
* Hoạt động 2: Xử lý tình huống
- Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
- Tiến hành:
* Bước 1: Hoạt động nhóm
- Chia 8 nhóm
- Giao nhiệm vụ
+Nhóm 1 - 4:Thực hiện theo tình huống 1
+Nhóm 2 - 3:Thực hiện theo tình huống 2
- Quan sát, giúp đỡ nhóm có khó khăn
* Bước 2: Hoạt động trước lớp
+ Em có đồng tình với cách giải quyết của nhóm các bạn không? Vì sao?
+ Theo em Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tân sang nhà mình học như đã hứa?
+ Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dán trả lại truyện và xin lỗi về việc mình đã làm rách truyện?
+ Cần làm gì để khi không thể thực hiện được điều mình đã hứa với người khác? 
 KL: + Tình huống 1: Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn : Xem phim xong sẽ sang học cùng bạn, để bạn khỏi chờ.
+ Tình huống 2: Thanh cần dán lại truyện cho Hằng và xin lỗi bạn.
* Hoạt động 3: Tự liên hệ
- Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân.
- Tiến hành:
- Nhận xét và khen những học sinh đã biết giữ lời hứa. Động viên những học sinh thực hiện chưa tốt.
3. Kết luận
+ Thế nào là giữ lời hứa?
+ Giữ lời hứa có ích lợi gì?
Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người. Sưu tầm những gương biết giữ lời hứa trong lớp, trường và người thân của mình..
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- 1HS phát biểu
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
Bài tập 1:
- 1 học sinh đọc lại truyện trên màn hình
- Thảo luận theo cặp
- Phát biểu - Nhận xét, bổ sung
+ Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh đưa cho 1 cô bé.
+ Cô bé và mọi người rất cảm động
+ Việc làm của Bác thể hiện được Bác giữ đúng lời hứa
+ Phải giữ đúng lời hứa của mình
+ Là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người
+ Sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo
Bài tập 2: 
- Mở vở BT Đạo đức 3 trang 6
- Đọc yêu cầu bài tập 2
- HS thực hiện theo nhóm (3 phút)
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- HS phát biểu 
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
+ Tiến và Hằng sẽ không vui, không hài lòng, không thích. Có thể mất lòng tin khi bạn không giữ đúng lời hứa với mình.
+ Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác.
+ Khi vì một lý do nào đó, em không thưc hiện được lời hứa với người khác, em cần phải xin lỗi họ và giải thích rõ lý do.
Bài tập 3:
- Đọc yêu cầu
- Tự liên hệ với bản thân
- HS phát biểu
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
_______________________________________________________________
Ngày soạn:25/9/2013
Ngày giảng:Thứ sáu, ngày 27/9/2013
Tiết 1. Toán
Tiết 15: LUYỆN TẬP
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết xem giờ đúng, giờ qua (kém) 5 phút.
- Xem giờ chính xác đến 5 phút
- Xác định các phần bằng nhau của các số
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức: Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút).
	 + Biết xác định ½,1/3 của một nhóm đồ vật.
2. Kỹ năng: Thực hành xem giờ. Tìm số phần bằng nhau của một số thông qua 
 việc thực hiện các bài tập 1, 2, 3 SGK – Trang 17
3. Thái độ: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên. Học sinh tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán. 
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK, thước, phấn.
2. Học sinh: SGK, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:- KT sĩ số
* Ôn bài cũ:
- Quay đồng hồ chỉ 8 giờ kém 15 phút
+ Còn cách đọc giờ nào khác không?
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Tóm tắt
Có: 4 thuyền
Mỗi thuyền: 5 người
Tất cả: ..... người?
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3: a. Đã khoanh vào 1/3 số bông hoa trong hình nào?
b. Đã khoanh vào 1/2 số bông hoa trong hình nào?
- Nhận xét, đánh giá
Bài 4: Điền dấu , = vào chỗ chấm. (Dành cho HSKG)
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Tìm ¼ của 8 ?
- Làm lại các bài tập trong VBT Toán 3, tập 1 
- Nhận xét, giờ học
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Lên bảng thực hiện
- Nhận xét, đánh giá
- HS nêu yêu cầu 
- Thực hiện hỏi và trả lời theo cặp
- Thi hỏi đáp trước lớp
- Nhận xét, đánh giá
- Nêu yêu cầu – Bài toán
- Thực hiện vào vở ô ly
- Nhận xét, đánh giá
Bài giải
5 thuyền có số người là:
4 x 5 = 20 (người)
 Đáp số: 20 người
- Nêu yêu cầu - Thực hiện theo cặp
- Nêu - Nhận xét
- HS phát biểu - Nhận xét
.
- Nêu yêu cầu - Thực hiện SGK
- Có thể chữa lên bảng
4 x 7 > 4 x 6
4 x 5 = 5 x 4
16 : 4 < 16 : 2
- Nhận xét, đánh giá
- Nêu - Nhận xét
Tiết 2. Chính tả (Tập chép);
CHỊ EM
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết viết hoa đầu câu, đầu đoạn, tên riêng. 
- Phân biệt được các tiếng có âm vần: l/n, ch/tr,... 
- Nhìn – chép lại bài chính tả Chị em. Trình bày đúng thể thơ lục bát
- Điền đúng các bài tập điền âm, vần. 
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Chép và trình bày đúng bài chính tả.
	+ Làm đúng BT về các từ chứa tiếng có vần ăc/oăc, bài tập 3(a)
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhìn, đọc, viết.
3. Thái độ: 	Bồi dưỡng cho học sinh các đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, có lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm,...
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK, thước, phấn.
2. Học sinh: SGK, Vở bài tập Tiếng Việt 3 tập 1, bút, vở ô ly, bảng con, phấn, ....
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
a. Tập chép
* Hướng dẫn tập chép
- Đọc bài viết lần 1
+ Người chị trong bài thơ làm những việc gì?
+ Bài viết có mấy dòng?
+ Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
+ Cách trình bày bài thơ này như thế nào?
+ Những chữ cái nào được viết hoa? Vì sao?
- Nêu: trải chiếu, quét, lim dim
* Chép bài
- KT vở, bút
+ Ngồi viết như thế nào là đúng tư thế?
- Quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết cho học sinh
* Chấm, chữa bài
- Chấm dãy 4 - Nhận xét (Nội dung, chữ viết, cách trình bày)
b. Luyện tập
Bài 2 : Điền vào chỗ trống ăc hay oăc:
đọc ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn
- Nhận xét, đánh giá
Bài 3 : Tìm các từ:
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:
- Trái nghĩa với riêng:
- Cùng nghĩa với leo:
- Vật đựng nước để rửa mặt, rửa tay, rửa rau: ...
3. Kết luận
- Củng cố: Khi nào ta phải viết hoa các chữ cái?
- Dặn dò: .
+ Đọc và viết lại nhiều lần các chữ viết sai 
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- Viết bảng: trăng tròn, chậm trễ
- Nhận xét, đánh giá
- 2 HS nhìn bảng đọc lại, lớp đọc thầm theo
- Trải chiếu, buông màn, ru em ngủ, quét thềm, đuổi gà, ngủ cùng em
- 8 dòng
- Lục bát
- Câu 6 viết lui và so với lề vở 1 ô to, câu 8 viết giáp lề
- Các chữ cái được viết hoa trong bài là: C, Đ, H, L, M, N. Các chữ này được viết hoa vì nó đứng ở đầu câu
- Viết bảng con, bảng lớp - Nhận xét, đọc
- Mở vở , bút
- HS phát biểu - Thực hiện
- HS nhìn bảng - Viết bài
- HS tự đọc bài và chữa lỗi
- Mở SGK TV 3, trang 27 
- Nêu yêu cầu
- Thực hiện vở bài tập - Chữa lên bảng
- Nhận xét, đọc
- Nêu yêu cầu
- Thực hiện vào VBT
- Thi hỏi và trả lời trước lớp
- Nhận xét, đánh giá
- Khi các chữ cái đứng ở đầu câu
_______________________________________________________________________________________
Tiết 3. Tập làm văn:
KỂ VỀ GIA ĐÌNH. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN.
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết các thành viên trong gia đình của bản thân
- Biết các phần của một lá đơn.
- Biết điền vào một mẫu đơn cho sẵn
- Giới thiệu cho bạn bè về gia đình của mình.
- Viết Đơn xin phép nghỉ học theo mẫu
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý.
	 + Biết viết Đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nghe - nói, viết phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. 
3. Thái độ: Trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: SGK TV3 tập 1, 
2. Học sinh: SGK TV3 tập 1, vở ô ly, phấn, bút, thước kẻ, ....
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ
+ Đọc đơn xin vào Đội
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
Bài 1: Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
- Gợi ý:
+ Gia đình có những ai? Tên, công việc, tính tình, sở thích của từng người
- Nhận xét, đánh giá
Bài 2: Dựa theo mẫu dưới đây, hãy viết một lá đơn xin nghỉ học.
+ Đơn xin phép nghỉ học có những phần nào?
- Nhận xét, đánh giá
3. Kết luận
- Để bày tỏ nguyện vọng của mình em có thể trình bày bằng cách nào?
- Viết lại bài ở nhà trong VBT
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- Lấy đồ dùng, sách, vở
- 2 học sinh đọc bài viết giờ học trước
- Nhận xét, đánh giá
- 2 học sinh đọc yêu cầu
- HS thực hành kể về gia đình theo cặp 
- Thi kể trước lớp
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu
- Đọc thầm mẫu đơn
- Nêu - Bổ sung ý kiến
- 3 HS làm miệng
- Điền vào SGK
- Nối tiếp đọc bài đã điền
- Nhận xét, đánh giá
- Viết đơn
___________________________________________
Tiết 4. Thủ công
BÀI 2: GẤP CON ẾCH (TIẾT 1)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
 Biết cách gấp một số đồ chơi bằng giấy: Máy bay, thuyền, ...
 Biết cách gấp và gấp được con ếch bằng giấy.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Biết cách gấp và gấp được con ếch bằng giấy.
2. Kỹ năng: Gấp được con ếch bằng giấy, các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. HS khéo tay: Gấp được tàu thủy hai ống khói, các nếp gấp thẳng, phẳng. Con ếch cân đối, làm cho con ếch nhảy được.
3. Thái độ: 	Học sinh hứng thú với giờ học, yêu thích gấp hình.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Mẫu con ếch bằng giấy; Tranh quy trình; Giấy nháp, giấy thủ công. Bút màu, kéo thủ công,.
2. Học sinh: Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo, thước kẻ,...
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra đồ dùng học tập
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Đưa mẫu và giới thiệu
+ Trên tay cô là hình con gì?
+ Con ếch trên tay cô được làm bằng cách nào?
+ Con ếch có những bộ phận nào?
+ Trong thực tế con ếch có màu gì?
+ Con ếch là con vật có ích hay có hại?
+ Con ếch được gấp từ tờ giấy có hình gì?
* Hướng dẫn mẫu thao tác
- Treo tranh quy trình, nêu các bước và thao tác thực hiện 
- GV làm mẫu lần 1
- Thực hiện mẫu lần 2 kết hợp cùng làm với học sinh
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
+ Tờ giấy thủ công của em có hình gì?
+ Làm thế nào để có được tờ giấy hình vuông?
+ Có được tờ giấy hình vuông rồi bước tiếp theo là gì?
Bước 2: Gấp tạo hai chân trước con ếch.
- GV thực hiện
Ÿ Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo (H.2) được hình tam giác (H.3). Gấp đôi H.3 để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra.
Ÿ Gấp hai nửa canh đáy về phía trước và phía sau theo đường dấu gấp sao cho đỉnh B và đỉnh C trùng với đỉnh A (H.4).
Ÿ Lồng hai ngón tay cái vào trong lòng hình 4 kéo sang hai bên được hình 5.
Ÿ Gấp hai nửa cạnh đáy của

File đính kèm:

  • docTUẦN 3 sáng. doc.doc