Bài giảng Tiết 1 - Đạo đức - Bài 6: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 1)

Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục

- Kỹ năng tìm liếm và xử lý thông tin: Phân tích, xử lý thông tin về các vụ cháy.

- Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà.

- Kỹ năng tự bảo vệ: Ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn (cháy). Tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách.

 

doc10 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 3944 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Đạo đức - Bài 6: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Ngày soạn: 23 /11/2013
Ngày giảng:Thứ hai, ngày 25 /11/2013
Tiết 1. Đạo đức
BÀI 6: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (TIẾT 1)
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết và tham gia một số công việc làm sạch đẹp trường lớp
- Biết những biểu hiện và đánh giá của sự tích cực tham gia việc trường việc lớp của bản thân và các bạn
- Biết một số công việc phù hợp với khả năng và có bổn phận phải tham gia việc lớp, việc trường
- Biết phân biệt và làm theo các hành vi đúng. Phê phán những hành vi sai.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến thức:
+ Biết: Học sinh phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường. Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
+ HSKG: Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của học sinh. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
2. Kỹ năng: 
+ Hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá đúng đối với từng biểu hiện có liên qua đến việc tham gia việc lớp, việc trường. Biết lựa chọn và thực hiện theo những biểu hiện, việc làm đúng. 
3. Thái độ:
 + Học sinh quý trọng các bạn tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường.
 Giáo dục kỹ năng sống: 
* Các KNSCB được giáo dục trong bài:
- Kỹ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp.
- Kỹ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.
* Phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận
- Trình bày ý kiến cá nhân
 Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường - Mức độ tích hợp: Liên hệ
- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động BVMT do nhà trường, lớp tổ chức.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: Vở BT Đạo Đức 3, tranh cho hoạt động 2.
2. Học sinh: Vở BT Đạo Đức 3
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
- Giới thiệu người dự
* Ôn bài cũ
- HS 1: Khi bạn có chuyện vui hoặc buồn em đã làm gì?
- HS 2: Chia sẻ buồn vui cùng bạn để làm gì?
- Nhận xét, đánh giá
* Giới thiệu bài: 
- KL: Cô thấy các bạn đã biết chia sẻ, quan tâm tới bạn bè rất là tốt rồi đầy. Thế còn những việc lớp, việc trường thì chúng ta đã làm được những gì? Thái độ của mỗi người đối với công việc này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu điều đó qua bài học ngày hôm nay:
- Ghi: Bài 6: Tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường (tiết 1).
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
- Mục tiêu: Học sinh biết một số biểu hiện của sự tích cực tham gia việc trường, việc lớp. 
* Tiến hành:
+ Bước 1: Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu: 
+ Để biết mình đã làm được những việc gì cho lớp, cho trường, cô mời các em viết nhanh vào nháp tên những công việc em đã làm. 
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
* Bước 2: Hoạt động lớp
+ Hãy đọc tên những việc em đã làm cho lớp cho trường?
- Trao đổi để học sinh nhận biết được những việc đã làm là sự thể hiện tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường, biết nhận xét, đánh giá thái độ tham gia của từng người. Lồng ghép giáo dục môi trường, kỹ năng sống.
- Tuyên dương học sinh tích cực thực hiện việc lớp, việc trường. Khuyến khích học sinh chưa thực hiện được hoặc thực hiện được ít.
- KL: Tham gia làm việc lớp, việc trường chính là bổn phận của mỗi học sinh.
* Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi
- Mục tiêu: Học sinh biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai trong những tình huống có liên quan đến việc lớp, việc trường.
+ HSKG: Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
- Tiến hành: 
* Bước 1: Quan sát và thảo luận 
-Yêu cầu mở Vở BT Đạo đức 3, trang 20
- Nêu lại yêu cầu: Quan sát và thảo luận cặp đôi theo từng tranh với nội dung
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
* Bước 2: Hoạt động lớp
- Gắn lần lượt từng tranh lên bảng
- Trao đổi để học sinh tiếp tục nhận biết những biểu hiện tích cực tham gia làm việc lớp, việc trường, biết nhận xét, đánh giá thái độ tham gia của từng người và nhắc nhở bạn bè thực hiện theo. Lồng ghép giáo dục môi trường, kỹ năng sống.
3. Kết luận:
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- Mục tiêu: Củng cố bài học
- Tiến hành:
- Để các em được bày tỏ và được thể hiện một trong những quyền của mình. Bây giờ các em hãy cùng nhìn lên bảng đọc nhẩm từng ý kiến và suy nghĩ rồi đưa ra ý kiến tán thành hay không tán thành bằng cách giơ thẻ như sau: Màu đỏ: Đồng ý, màu xanh: Không đồng ý.
- Gắn bảng lần lượt từng ý kiến
a. Trẻ em có quyền được tham gia làm những công việc của trường mình, lớp mình.
b. Tham gia việc lớp, việc trường đem lại niềm vui cho em.
c. Chỉ nên làm những việc ở lớp, ở trường đã được phân công, còn những việc khác thì không cần biết.
d. Tích cực tham gia việc lớp, của trường phù hợp với khả năng.
+ Qua giờ học ngày hôm nay em đã biết được điều gì?
- Rút ra kết luận (Ghi nhớ - SGK)
+ Thực hiện theo bài học
- Nhận xét, giờ học
- HS phát biểu
- Nhận xét, đánh giá
- HS hát
- Nói về ngôi trường, lớp học,..
- Sách, vở, bàn ghế, bảng, trường lớp,. 
- HS viết vào nháp
- Nối tiếp học sinh đọc tên các công việc em đã thực hiện
- Nhận xét, đánh giá
- Mở Vở BT Đạo đức 3, trang 20
- Nêu yêu cầu bài tập 2
- HS thảo luận theo yêu cầu của bài tập
- Đại diện từng cặp lên bảng hỏi và trả lời
- Nhận xét, bổ sung ý kiến và đánh giá
- HS đọc - Có thể trao đổi 
- HS giơ thẻ
- Nhận xét, nêu lý do
- HS phát biểu 
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
Tiết 2.Tự nhiên và Xã hội
Bài 23: PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết một số chất dễ cháy và gây ra cháy ở nhà
- Biết những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu
- Biết cách xử lý khi xảy ra cháy.
I. Mục tiêu:	
1. Kiến Thức: Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
+ Biết cách xử lý khi xảy ra cháy.
+ HSKG: Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra.
2. Kỹ năng: Giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát, phân tích, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về cách phòng cháy khi ở nhà.
3. Thái độ: Có ý thức sắp xếp đồ dùng gọn gàng, đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
 Giáo dục kỹ năng sống
* Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục
- Kỹ năng tìm liếm và xử lý thông tin: Phân tích, xử lý thông tin về các vụ cháy.
- Kỹ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
- Kỹ năng tự bảo vệ: Ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn (cháy). Tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách.
* Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Quan sát
- Thảo luận, giải quyết vấn đề
- Tranh luận
 Tích hợp giáo dục SDNLTK & HQ - Mức độ tích hợp: Liên hệ
- Giáo dục học sinh biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. 
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3, và một số tư liệu khác có liên quan đến bài học
- Tranh hình 44, 45 SGK- Sưu tầm mẩu tin trên báo về những vụ hỏa hoạn
- Thu thập những thiệt hại do cháy gây ra (Qua ti vi, ở địa phương, )
2. Học sinh: SGK TN & XH 3, Vở bài tập TN & XH 3
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài
* Ổn định tổ chức:
* Ôn bài cũ
+ HS 1: Kể về gia đình em?
+ HS 2: Kể tên những người thuộc họ ngoại nhà em?
- Nhận xét, đánh giá
* Nêu mục tiêu giờ học.
2. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Quan sát và Thảo luận
* Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
- HSKG: Nêu được những thiệt hại do cháy gây ra ?
- Tiến hành: 
+ Bước 1: Quan sát và thảo luận
- Yêu cầu: Quan sát hình 1 và hình 2,thảo luận. 
+ Tranh vẽ gì?
+ Em có nhận xét gì hai bức tranh này?
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
+ Bước 2: Hoạt động lớp
- Trao đổi cùng học sinh để lồng ghép giáo dục SDNLTK & HQ ở hình 1 và giáo dục KNS qua phần thảo luận lớp
- Theo em, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
- Ngoài bếp củi như hình 1, 2. Em hãy kể các loại bếp hiện nay mà các gia đình đang sử dụng?
+ Em hãy kể những thiệt hại do cháy gây ra?
* GV- Ngày 30/10/2003 tại TP.HCM đã xảy ra vụ thảm họa ở ITC làm chết 60 người, bị thương hơn 100 người, thiệt hại hàng chục tỉ đồng của nhà nước.
* KL: Như vậy các vụ cháy gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản của gia đình và xã hội.
- Theo em, nguyên nhân nào đã gây ra các vụ cháy kể trên ?
* Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân
- Mục tiêu: Nêu được những vật dễ cháy ở gia đình.
- Tiến hành
+ Bước 1: Làm việc cá nhân
+ Ghi vào nháp những vật nào dễ gây cháy nhất? Vì sao?
- Quan sát, giúp đỡ học sinh có khó khăn
+ Bước 2: Hoạt động lớp
+ Để không xảy ra cháy ở gia đình em cần phải làm gì?
3. Kết luận:
Vận dụng kiến thức mớ học vào cuộc sống hàng ngày. 
Để thực hiện việc tiết kiệm chất đốt em cần phải làm gì?
- Nhận xét, đánh giá
- Thực hiện theo bài học
- Nhận xét, giờ học
- Hát
- HS kể - Nhận xét, đánh giá
- Mở SGK trang 44, nêu yêu cầu 1
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
- Học sinh trình bày kết quả thảo luận
- Nhận xét, bổ sung ý kiến
- HS phát biểu
.- Bếp than, bếp dầu, bếp ga, bếp điện,...
- Học sinh nối tiếp nói về những thiệt hại do cháy gây ra.
- Do sự bất cẩn của mọi người...
- Học sinh ghi những vật dễ cháy vào nháp (Bật lửa, can dầu hỏa, tàn thuốc, nổ bình ga...)
-	Học sinh nối tiếp đọc kết quả làm việc cá nhân
- Nhận xét, nêu nguyên nhân
- Mở VBT TN & XH 3, trang 31
- Nêu yêu cầu và thực hiện làm bài tập 1
- Nối tiếp nêu các ý kiến đúng
- Nhận xét, đánh giá
- Tiết kiệm củi, không chặt phá cây bừa bãi...
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________________________________
Tiết 3. Mĩ thuật: Gvchuyên dạy
___________________________________________
Ngày soạn: 25 /11/2013
Ngày giảng:Thứ tư, ngày 27 /11/2013
Tiết 1. Luyện Toán
ÔN TẬP
Những kiến thức HS đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức trong bài cần được hình thành
Hs đã thuộc các bảng nhân chia đã học.Biết gấp một số lên nhiều lần .Biết tính chu vi hình vuông hình chữ nhật.
-Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
-Biết tính chu vi hình vuông,hình chữ nhật
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp HS biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán 
 3. Thái độ: Yêu thích môn toán
 II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3 .
 -HS: Đồ dùng học tập 
III. Các hoạt động dạy học :	
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
 1.Giới thiệu bài
*Ổn định
Ôn bài cũ
- Nhận xét đánh giá.
* Nêu yêu cầu tiết học 
2. Phát triển bài:
 Bài 1
 Y/c Hs nêu bài tập trong sách giáo khoa.
+ Muốn biết số chấm tròn màu xanh gấp mấy lần chấm tròn màu trắng ta làm như thế nào ? 
Bài 2.
 -Yêu cầu đọc bài tập 2 
- Hướng dẫn làm bài tập vào vở .
- Mời một học sinh lên bảng giải bài.
- Gọi học sinh khác nhận xét.
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3:
- Gọi một em nêu bài tập 3.
-Gợi ý học sinh nhìn sơ đồ tóm tắt để đặt đề toán rồi giải bài.
- Yêu cầu 2 em nêu bài toán từ sơ đồ tóm tắt . Mời một học sinh lên bảng giải .
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để KT.
Bài 4: 
Dành cho HS khá giỏi 
 -Yêu cầu đọc bài tập 4 . 
.
3.Kết luận: 
* Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học 
Kt VBT
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
 - Học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- Một em lên bảng làm .
- Cả lớp làm vào vở rồi chữa bài .
- Đếm số chấm tròn màu xanh và số chấm tròn màu trắng .
- Lấy số chấm tròn màu xanh chia cho số chấm tròn màu trắng 
 6 : 2 = 3 ( lần ) ;12 : 3 = 4( lần) 
- Một học sinh nêu đề bài .
- Cả lớp thực hiện vào vở .
- Một học sinh lên bảng làm. 
Bài giải :
Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên số lần là:
 21 : 7 = 3 (lần )
 Đáp số: 3 lần 
- Lớp nhận xét bài bạn.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
- Lớp thực hiện làm bài vào vở. 
-Một học sinh giải bài trên bảng 
Bài giải :
Con chó nặng gấp con thỏ số lần là:
 15 : 3 = 5 (lần )
 Đáp số: 5 lần
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 4.
- Làm miệng . 
Bài giải :
Chu vi hình t.giác ABC là :
 2+ 3 + 4 = 9 ( cm )
Chu vi hình vuông là :
 2 x 4 = 8 (cm)
 Đáp số: 12 cm và 18 cm 
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. 
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________
Tiết 2: LuyệnTiếng việt: CHỮ HOA G
Những kiến thức học sinh đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Viết đúng chữ hoa.
-Viết đúng chữ hoa G viết đúng tên riêng và câu ứng dụng
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Viết đúng chữ hoa G viết đúng tên riêng và câu ứng dụng
2. Kĩ năng: Viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch. 
3. Thái độ: GDHS rèn chữ viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch
II/ Đồ dùng dạy học : 
1. Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa G mẫu chữ viết hoa về tên riêng 
2. Học sinh: Vở viết, bút mực.
III.Hoạt động dạy -học :	
 Hoạt động của Giáo viên
 Hoạt động của Học sinh
1.Giớithiệu bài:
*Kiểm tra
 bài cũ
*Giới thiệu bài
- KT vở
- Nhận xét 
 Gvg thiệu Ghi đầu bài lên bảng
2.Phát triển bài:
 *Luyện viết chữ hoa :
*Hướng dẫn viết trên bảng con 
*Luyện viết từ ứng dụng tên riêng 
*Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng 
- Yêu cầu đọc từ ứng dụng 
*Gv giải nghĩa.
* Luyện viết câu ứng dụng 
- Yêu cầu 2 HSđọc câu ứng dụng .
*Gv giải nghĩa
- Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa.
b.Hướng dẫn viết vào vở :
- Nhắc nhớ HS về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu 
 c. Chấm chữa bài 
- Chấm từ 5- 7 bài học sinh 
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm
3.Kết luận:
- Nêu lại các yêu cầu tập viết chữ hoa và danh từ riêng 
- Về nhà tập viết nhiều lần và xem trước bài mới: 
- Nhận xét tiết học 
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
- Vài HS nhắc lại bài.
- Lớp theo dõi và cùng thực hiện viết vào bảng con .
Gh
- 1 HS đọc từ ứng dụng .
Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con .
 Cầu Ghềnh
Ghi lòng tạc dạ
- 2 HS đọc câu ứng dụng.
 Viết bảng con chữ viết hoa
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên 
- Nộp vở để GV chấm điểm .
Hs nêu
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUẦN 12chiều.doc