Bài giảng Thuốc bảo vệ thực vật và một số hợp chất hữu cơ khó phân huỷ - Lê Thị Thanh Hương
Nhận thức về DDT
• Năm 1947, một tờ báo Mỹ đưa một
thông tin quảng cáo như sau:
• “DDT có hiệu quả tốt tại gia đình,
trang trại”
• Phải mất 20 năm sau, các nhà khoa
học mới chứng minh được rằng DDT
vô cùng nguy hại với môi trường và
SK con người
• Cơ quan y tế địa phương đã phun
DDT vào tất cả các ngóc ngách sân
vườn trong thành phố để diệt sâu bọ
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ KHÓ PHÂN HUỶ Lê Thị Thanh Hương Email: lth@huph.edu.vn ĐT: 024.62662322 Chuẩn đầu ra bài học 1. Mô tả được các loại thuốc BVTV, một số hợp chất hữu cơ khó phân huỷ (POPs), thực trạng sử dụng & tồn lưu trong môi trường 2. Diễn giải được các đường phơi nhiễm và một số ảnh hưởng sức khoẻ do phơi nhiễm với thuốc BVTV và POPs 3. Liệt kê được một số nguyên tắc chính trong sử dụng an toàn thuốc BVTV. I. Thuốc BVTV & POPs Video: (Pesticides and their ethical implications) 7 phút Thuốc TVTV là gì? Mục đích sử dụng? Nhận thức về tác dụng của thuốc BVTV thay đổi như thế nào? Quốc gia nào sử dụng thuốc BVTV với lượng lớn nhất thế giới? Thuốc BVTV đi vào môi trường theo những cách nào? (Xem thêm video: What are pesticides? 4 phút Nhận thức về DDT • Năm 1947, một tờ báo Mỹ đưa một thông tin quảng cáo như sau: • “DDT có hiệu quả tốt tại gia đình, trang trại” • Phải mất 20 năm sau, các nhà khoa học mới chứng minh được rằng DDT vô cùng nguy hại với môi trường và SK con người • Cơ quan y tế địa phương đã phun DDT vào tất cả các ngóc ngách sân vườn trong thành phố để diệt sâu bọ • Người dân dùng DDT để bôi, phun khắp nơi trong nhà (diệt mối, diệt muỗi, côn trùng) • Cơ quan vệ sinh phun DDT xuống bể bơi ngay cả khi trẻ em đang bơi lội dưới bể • DDT được phun vào quần áo lính Mỹ tham gia chiến tranh để phòng muỗi đốt, phun vào tóc để diệt chấy rận TBVTV là gì? • TBVTV được coi là “biocides” được sản xuất nhằm diệt côn trùng, cỏ dại, gặm nhấm, nấm và các loại sinh vật có hại khác • TBVTV được sử dụng nhằm tăng năng suất nông nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp và tăng sản lượng nông nghiệp Quốc gia sử dụng TBVTV lớn nhất thế giới? • Năm 2012: dân số Mỹ chiếm 5% dân số thế giới • Năm 2012: trong số 5,2 tỉ pound (tương đương 2,3538 tỉ tấn) TBVTV được tiêu thụ trên toàn cầu hàng năm, 1,1 tỉ pound (22%) được tiêu thụ tại Hoa Kỳ • Theo EPA, trong năm 2005, có hơn 20.000 sản phẩm TBVTV được mua bán trên toàn nước Mỹ TBVTV xâm nhập vào môi trường qua 6 con đường • Bám dính (Adsorption) • Bay hơi (Volatilazation) • Phun sương (Spray Drift) (các giọt TBVTV dạng lỏng li ti bay trong không khí • Trôi rửa (Run off) • Thấm theo các mạch nước trong đất (Leaching) • Thấm hút (Absorption) • WHO ước tính: – 1-5 triệu người bị ngộ độc cấp tính TBVTV hàng năm I. Thuốc BVTV & POPs Thuốc BVTV: những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại Những sinh vật gây hại? 1.1. Mục đích sử dụng thuốc BVTV Diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng kiểm soát trong thời gian ngắn. Bảo vệ năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế Tương đối dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại hiệu quả ổn định. Tác hại? Tồn lưu gây ô nhiễm môi trường Tiêu diệt các sinh vật không chủ đích, côn trùng thụ phấn hoa hệ sinh thái Dịch hại kháng thuốc Tồn lưu trong thực phẩm ảnh hưởng sức khoẻ con người 1.2. Phân loại thuốc BVTV Theo bạn, thuốc BVTV được phân loại như thế nào? Đối tượng phòng chống: thuốc trừ sâu (insecticide), thuốc trừ cỏ (herbicide), thuốc trừ bệnh (fungicide: trừ nấm, vi khuẩn), trừ chuột (rodenticide), trừ nhện (acricide, miticide), trừ tuyến trùng (nematicide) Theo đường xâm nhập: tiếp xúc, vị độc, xông hơi, thấm sâu và nội hấp Nguồn gốc hoá học: nguồn gốc thảo mộc, sinh học, vô cơ, hữu cơ Cơ chế tác động: thuốc kìm hãm men cholinesterase, kìm hãm hô hấp Phương thức tác động: thuốc điều khiển sinh trưởng côn trùng, thuốc triệt sản, chất dẫn dụ, chất xua đuổi hay chất gây ngán, Theo các dạng thuốc: thuốc bột, thuốc nước Phương pháp sử dụng: thuốc dùng để phun lên cây, thuốc xử lý giống Theo độ độc (WHO) Phân loại theo WHO LD50 ở chuột (mg/kg cân nặng cơ thể) Qua miệng Qua da Ia Cực độc (Extremely hazadous) < 5 < 50 Ib Độc cao (Highly hazardous) 5–50 50–200 II Độc trung bình (Moderately hazardous) 50–2000 200–2000 III Ít độc (Slightly hazardous) > 2000 >2000 U Hiếm khi gây độc cấp tính (Unlikely to present acute hazard) >=5000 >=5000 1.2. Phân loại thuốc BVTV Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam Thuốc sử dụng trong nông nghiệp: 1418 hoạt chất, 3520 tên thương phẩm Thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ chuột, thuốc điều hoà sinh trưởng, chất dẫn dụ côn trùng, thuốc trừ ốc, chất hỗ trợ (chất trải). Thuốc trừ mối: 12 hoạt chất với 16 tên thương phẩm Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 7 tên thương phẩm Thuốc khử trùng kho: 5 hoạt chất với 5 tên thương phẩm Thuốc sử dụng cho sân golf: trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ điều hoà sinh trưởng Hạn chế sử dụng: 15 hoạt chất, 25 tên thương phẩm Cấm sử dụng: 29 hoạt chất Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT 1.3. POPs Nguồn: Bonefeld-Jorgensen EC. Biomonitoring in Greenland: human biomarkers of exposure and effects – a short review. Rural and Remote Health 10: 1362. (Online) 2010. Available: 1.3. POPs (tiếp) Từ 1940 được sử dụng rộng rãi: diệt trừ dịch hại bảo vệ mùa màng, vật nuôi, kiểm soát một số bệnh truyền qua véc tơ, diệt cỏ và tảo ở ao hồ, diệt cỏ ở đường đi Nhóm phốt phát hữu cơ, carbamates, chlorinated hydrocarbons II. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV II. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV Việt Nam: từ 1950s gia tăng Thông tư 10/2012/TT-BNNPTNT: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam Nhập khẩu > 70.000 tấn thành phẩm ~ 210 - 500 triệu USD/năm. > 90% thuốc BVTV nhập khẩu từ Trung Quốc ~ 30-35% là thuốc nhập lậu, nhiều loại cực độc, thuộc danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng tại VN (Pham Van Hoi 2013) Sử dụng không đúng thuốc, không đúng liều lượng, không đúng lúc, không đúng cách Video: Sử dụng thuốc BVTV sai quy định (3 phút 40) ĐBSCL năm 2013: ~ 50% loại thuốc BVTV sử dụng thuộc nhóm II &III theo WHO (Toan 2013) Nhóm lân và clo hữu cơ (thường thuộc nhóm II) vẫn được sử dụng ~ 70% nông hộ vứt bỏ vỏ thuốc sau khi sử dụng ngay tại nơi phun thuốc, 17% giữ lại các chai lọ thuốc có thể bán phế liệu (Toan 2013) Sử dụng liều đậm đặc hơn và phun nhiều hơn hướng dẫn Mất ~ 700 triệu USD/năm do các tổn thất sức khoẻ liên quan Mất cơ hội xuất khẩu rau quả, ~ tổng thu nhập do xuất khẩu rau quả trong năm 2010 (World Bank). II. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV (tiếp) III. Sự tồn lưu của thuốc BVTV trong môi trường Tồn lưu dư lượng TBVTV trong nông sản, thực phẩm, đất, nước, không khí Mỹ: 95% số mẫu nước từ suối, ~ 50% mẫu nước giếng có ít nhất một loại TBVTV Nhiều nghiên cứu dư lượng TBVTV ở các địa phương VN TBVTV vào MT qua: Adsorption Volatilization Spray drift Runoff Leaching Absorption III. Sự tồn lưu của thuốc BVTV trong môi trường Video: Pesticides and the Environment Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nguy cơ TBVTV gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường? Những đặc tính nào quyết định ảnh hưởng ngắn hạn/dài hạn của TBVTV với môi trường? Nêu ít nhất 2-3 thông tin chính liên quan đến mỗi đặc tính này? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nguy cơ TBVTV gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường? Persistence – tính bền vững/tồn lưu trong môi trường Mobility – khả năng phát tán Non-target toxicity – độc tính đối với loài không chủ đích Volume of use – lượng sử dụng III. Sự tồn lưu của TBVTV trong môi trường Những đặc tính nào quyết định ảnh hưởng ngắn hạn/dài hạn của TBVTV với môi trường? Degradation: khả năng phân huỷ VSV, phản ứng hoá học, ánh sáng mặt trời Persistence: bền vững/tồn lưu trong MT (vd. Chlordane, DDT) Bio-accumulation: tích luỹ sinh học Volatility: khả năng bay hơi Adsorption: hấp phụ Absorption: hấp thụ III. Sự tồn lưu của TBVTV trong môi trường IV. Đường phơi nhiễm với thuốc BVTV, POPs và ảnh hưởng sức khoẻ Các đường phơi nhiễm với thuốc BVTV và POPs? video: (Long-term health effect of pesticide exposure) phút thứ 8.0 Tiếp xúc qua da, mắt Hô hấp Tiêu hoá Mẹ sang con Video xem ở nhà: (Health Hazards of pesticides 1958 CDC) 4.1. Đường phơi nhiễm với thuốc BVTV và POPs 4.2. Những ảnh hưởng cấp tính Biểu hiện tại chỗ, biểu hiện toàn thân: Mệt mỏi, bơ phờ; da bị tấy, viêm, xạm, đổ mồ hôi; mắt có cảm giác ngứa, viêm, chảy nước, mờ, đồng tử bị co hoặc giãn; miệng và họng nóng rát; ra nhiều nước giãi, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn, bồn chồn, cơ bắp co giật, đi lảo đảo, nói nhịu, khó thở, xỉu Thuốc BVTV vào máu ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh, mắt, tim, phổi, dạ dày, ruột, gan, thận và các cơ 4.3. Những ảnh hưởng mãn tính Ung thư: ~ 90% thuốc diệt nấm, 60% thuốc diệt cỏ, 30% thuốc trừ sâu là chất có khả năng gây ung thư (EPA) Ung thư não, vú, tuyến tiền liệt, máu, dạ dày, bàng quang, thận, gan, phổi, miệng, hầu, thực quản, tuỵ, da Ảnh hưởng tới phát triển và khả năng học ở trẻ: ảnh hưởng quá trình tổng hợp ADN, giảm IQ 4.3. Những ảnh hưởng mãn tính (tiếp) Dị tật thai nhi: gai sống chẻ đôi, thiếu tay/chân, hội chứng Down Rối loạn nội tiết Ảnh hưởng tới hệ thần kinh: bệnh Alzheimer's & Parkinson’s Ảnh hưởng tới hệ hô hấp: asthma, ung thư phổi Ảnh hưởng sinh sản: dậy thì sớm ở bé gái, muộn ở bé trai, giảm tinh trùng, vô sinh, sẩy thai, thai chết lưu video xem ở nhà: (Long-term health effect of pesticide exposure) 24 phút V. Sử dụng an toàn thuốc BVTV Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thuốc BVTV? Thuốc và chất lượng thuốc Người sử dụng thuốc: cách sử dụng, các pha, cách phun Thời gian sử dụng Dụng cụ phun thuốc Cây trồng Dịch hại và HST đồng ruộng Thời tiết, khí hậu V. Sử dụng an toàn thuốc BVTV: 4 đúng Đúng thuốc: tác dụng chọn lọc, thời gian cách ly ngắn Đúng liều lượng Đúng lúc: diệt sâu non, thời tiết, thời gian thu hoạch Đúng cách/đúng phương pháp: Phun đúng nơi dịch hại cư trú tăng tiếp xúc Sử dụng đúng hương pháp tăng tính chọn lọc Chọn đúng công cụ phun rải cho từng mục đích Nên dùng luân phiên các thuốc khác nhau Sử dụng hỗn hợp thuốc BVTV đúng cách Sử dụng bảo hộ an toàn và đúng cách Thực hành phun an toàn, đảm bảo vệ sinh cá nhân V. Sử dụng an toàn thuốc BVTV: 5 nguyên tắc vàng Luôn cẩn thận khi sử dụng thuốc; Đọc kỹ và hiểu nhãn thuốc; Vệ sinh cá nhân sau khi sử dụng thuốc; Bảo quản bình phun tốt; Sử dụng đồ bảo hộ lao động V. Sử dụng an toàn thuốc BVTV Integrated pest management: quản lý dịch hại tổng hợp 5 phút Video: IPM basics 5 bước của IPM là gì? Build your knowledge: trang bị kiến thức về cây trồng và dịch hại Monitor plants: theo dõi cây trồng và dịch hại Decision making: ra quyết định về cách thức, thời điểm diệt dịch hại Intervention: can thiệp: vật lý (cơ học: bắt, bẫy, bả), sinh học, hoá học Keep record: sổ theo dõi dịch hại Video xem ở nhà: IPM in agriculture Video tổng hợp: Sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả (30 phút) Chuẩn đầu ra của bài học 1. Mô tả được các loại thuốc BVTV, một số hợp chất hữu cơ khó phân huỷ (POPs), thực trạng sử dụng và sự tồn lưu trong môi trường. 2. Diễn giải được các đường phơi nhiễm và một số ảnh hưởng sức khoẻ do phơi nhiễm với thuốc BVTV và POPs 3. Liệt kê được một số nguyên tắc chính trong sử dụng an toàn thuốc BVTV. Video: Môi trường và thuốc BVTV (12 phút) Tài liệu tham khảo 1. Firbank LG, et al., Assessing the impacts of agricultural intensification on biodiversity: a British perspective. Philosophical Transactions B 2008. 363 (1492 ): p. 777-787. 2. Crop Protection Association, Pesticides in Perspectives 2007, Crop Protection Association. 3. Trần Văn Hai, Giáo trình Hoá chất Bảo vệ thực vật. 2009: Trường Đại học Cần Thơ. 4. Nguyễn Trần Oánh, Nguyễn Văn Viên và Bùi Trọng Thuỷ, Giáo trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 2007: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 5. Chowdhary S, Bhattacharyy R, and Banerjee D, Invited critical review: Acute organophosphorus poisoning. Toxicology 2013. 307: p. 123–135. 6. Carolyn Randall, National Pesticide Applicator Certification Core Manual. 2013, Washington DC: National Association of State Departments of Agriculture Research Foundation. 7. World Health Organization, The WHO Recommended Classification of Pesticides by Hazard and Guidelines to Classification 2009, 2010, World Health Organization,. 8. Mrema EJ, et al., Persistent organochlorinated pesticides and mechanisms of their toxicity. Toxicology 2013. 307: p. 74-88. 9. Registry, A.f.T.S.a.D., Toxicological Profile: for DDT, DDE, and DDE. , 2002, Agency for Toxic Substances and Disease Registry. 9. Usman Ali, et al., Organochlorine pesticides (OCPs) in South Asian region: A review. Science of the Total Environment 476–477 (2014) 705–717, 2014. 476-477: p. 705-717. 10. Minh, N.H., et al., Pollution sources and occurrences of selected persistent organic pollutants (POPs) in sediments of the Mekong River delta, South Vietnam. Chemosphere, 2007. 67(9): p. 1794-1801. 11. Zhang G, et al., Passive atmospheric sampling of organochlorine pesticides, polychlorinated biphe- nyls, and polybrominated diphenyl ethers in urban, rural, and wetland sites along the coastal length of India. Environ Sci Technol 2008. 42: p. 8218–8223. 12. Sanpera C, et al., Persistent organic pollutants in little egret eggs from selected wetlands in Pakistan. Arch Environ Contam Toxicol, 2003. 44: p. 360-368. 13. Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants 2001. 14. Nations, T.U., Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants 2001 - Amendment to Annex A 2013. 15. Dasgupta S, et al., Pesticide poisoning of farm workers–implications of blood test results from Vietnam. Int. J. Hyg. Environ.-Health, 2007. 210: p. 121-132. 16. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thông tư về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam, 2012. 17. Pham Van Hoi, Mol A, and Oosterveer P, State governance of pesticide use and trade in Vietnam. NJAS - Wageningen Journal of Life Sciences, 2013. 67: p. 19-26. Tài liệu tham khảo
File đính kèm:
- bai_giang_thuoc_bao_ve_thuc_vat_va_mot_so_hop_chat_huu_co_kh.pdf