Bài giảng theo chủ đề Vật lý Khối 6 - Chủ đề: Sự nở vì nhiệt của các chất - Nguyễn Thị Ngọc Hà
III/BĂNG KÉP
Băng kép là gì?
Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau , được tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh, tạo thành một băng kép.
VẬT LÍ LỚP 6 CHỦ ĐỀ: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT GV THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ TỔ : KHTN SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT ĐẶC ĐIỂM SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT KHÁC NHAU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHẤT KHI SỰ CO DÃN VÌ NHIỆT BỊ CẢN TRỞ BĂNG KÉP A/ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN I/ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN 1/ Thí nghiệm (SGK) Quả cầu có lọt qua vòng kim loại không? Dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu bằng kim loại trong vài phút, quả cầu có còn lọt được qua vòng kim loại không? Nhúng quả cầu đã được hơ nóng vào nước lạnh cho nguội đi . Quả cầu có lọt được qua vòng kim loại không? 2/ Kết luận : Chất rắn nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi. Nhận xét : Khi quả cầu nóng lên , quả cầu nở ra (kích thước quả cầu tăng lên ) Khi quả cầu lạnh đi, quả cầu co lại (kích thước quả cầu giảm đi ) - Bảng bên ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100cm khi nhiệt độ tăng thêm 50 0 C . Nhôm 0,12 cm Đồng 0,085 cm Sắt 0,055 cm N Đ S N Đ S Tăng nhiệt độ thêm 50 0 C Từ bảng trên có thể rút ra nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau ? TL : Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau . Nhôm nở nhiều nhất, rồi đến đồng, sắt. II/ ĐẶC ĐIỂM SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN 1. Sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau Kết luận Thông thường , các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau 2 /Tác động của vật rắn khi sự co dãn vì nhiệt bị cản trở Nhận xét : khi thanh thép nở ra vì nhiệt và bị thanh ngang cản trở , nó tác dụng một lực rất lớn lên thanh ngang. Kết luận : Khi sự co dãn vì nhiệt của vật rắn bị ngăn cản, nó có thể gây ra những lực rất lớn. III/BĂNG KÉP Băng kép là gì? Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau , được tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh, tạo thành một băng kép. 2. Sự phụ thuộc của hình dạng băng kép vào nhiệt độ. Kết luận : Một băng kép đang thẳng , khi nhiệt độ thay đổi băng kép sẽ bị cong đi. Băng kép thường được sử dụng trong các thiết bị điều khiển tự động theo nhiệt độ. Thí nghiệm : hơ nóng băng kép B/ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG I/ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG 1/ Thí nghiệm (SGK) Hình 18.2a Đổ đầy nước màu vào một bình cầu. Nút chặt bình bằng nút cao su cắm xuyên qua một ống thủy tinh. Khi đó nước màu sẽ dâng lên trong ống . Nước nóng Hình 18.2b Hình 18.2a Nước nóng Đặt bình cầu vào chậu nước nóng Hiện tượng xảy ra như thế nào? Hình 18.2b Nước nóng Nước lạnh Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào chậu nước lạnh thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh. ? Hãy dự đoán và làm thí nghiệm kiểm chứng Mực nước hạ xuống , vì nước lạnh đi . 2/ kết luận Thông thường , chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi . Nhận xét : Khi nước trong bình nóng lên , thể tích nước tăng Khi nước trong bình lạnh đi , thể tích nước giảm . II/ ĐẶC ĐIỂM SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG 1/ Sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau. Hãy quan sát hình 18.3a và 18.3b mô tả thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau và rút ra nhận xét . Kết luận : Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Cho vào nước nóng 2/Tác động của chất lỏng khi sự co dãn vì nhiệt bị cản trở Quan sát thí nghiệm: Đốt nóng m ột bình thủy tinh đựng đầy nước , miệng bình được bịt lại bằng nút cao su. Sau khi bình bị đốt nóng một thời gian , chiếc nút cao su ở miệng bình sẽ bị đẩy văng ra khỏi bình Giải thích : Khi đốt nóng bình , nước trong bình sẽ nóng lên . Sự nở vì nhiệt bị chiếc nút cao su ở miệng bình cản trở . Khi này, nước sẽ tác dụng lên nút một lực khá lớn và đẩy nút bắn ra khỏi miệng bình. Kết luận : Khi sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng bị ngăn cản, nó có thể gây ra những lực khá lớn. C/ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ I/ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ 1/ Thí nghiệm (SGK) Dùng ngọn lửa đèn cồn để đốt nóng bình. Có hiện tượng gì xảy ra với chiếc bong bóng? Nhận xét : Khi không khí trong bình nóng lên , thể tích không khí tăng Khi không khí trong bình lạnh đi , thể tích không khí giảm. 2/ Kết luận: Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi Hãy đọc bảng ghi độ tăng thể tích của 1000cm 3 (1 lít) một số chất, khi nhiệt độ của nó tăng thêm 50 o C và rút ra nhận xét II/Đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất Chất kh í Chất lỏng Chất rắn Không kh í : 183 cm 3 Nước: 11cm 3 Nhôm: 3,4 cm 3 Hơi nước : 183 cm 3 Rượu: 58cm 3 Đồng: 2,5cm 3 Kh í ôxi: 183cm 3 Thủy ngân: 9 cm 3 Sắt: 1,8 cm 3 - So sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau. - So sánh sự nở vì nhiệt của các chất. Kết luận Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn . III/ Tác động của chất khí khi sự co dãn vì nhiệt bị cản trở Kết luận: Khi sự co dãn vì nhiệt của chất khí bị ngăn cản , nó có thể gây ra những lực khá lớn. Bơm căng quả bóng cao su rồi cột chặt miệng bóng . Đặt quả bóng ở phía trên một bếp điện đang nóng Hiện tượng gì xảy ra? Chất rắn ,chất lỏng , chất khí nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi. Thông thường, các chất rắn, chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau . Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Khi sự co dãn vì nhiệt của vật rắn, chất lỏng, chất khí bị ngăn cản , nó có thể gây ra những lực rất lớn. Băng kép là hai thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh Một băng kép đang thẳng , khi nhiệt độ thay đổi băng kép sẽ bị cong đi. Băng kép thường được sử dụng trong các thiết bị điều khiển tự động theo nhiệt độ . KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ THAM GIA TIẾT HỌC NÀY.
File đính kèm:
- bai_giang_theo_chu_de_vat_ly_khoi_6_chu_de_su_no_vi_nhiet_cu.pptx