Bài giảng Ngữ Văn 9 - Tuần 24, Tiết 118: Tiếng Việt: Liên kết câu và liên kết đoạn văn
+ Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (Phản ánh thực tại)
+ Phản ánh thực tại như thế nào? (Tái hiện và sáng tạo)
+ Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (Nhắn gửi một điều gì đó)
Tuần 24 – Tiết 118 - Tiếng việt LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN - Đoạn văn bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. - Có quan hệ mật thiết với chủ đề của văn bản: Tiếng nói của văn nghệ. Nội dung của từng câu trong đoạn: Câu 1 : Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại. Câu 2 : Khi phản ánh thực tại những người nghệ sĩ muốn nói một điều gì mới mẻ. Câu 3 : Điều mới mẻ ấy là lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. Các nội dung trên đều hướng vào chủ đề của đoạn văn -> LIÊN KẾT CHỦ ĐỀ Tiết 118 -Tiếng việt LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN I. Khái niệm liên kết: 1. Liên kết nội dung: a. Liên kết chủ đề + Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (Phản ánh thực tại) + Phản ánh thực tại như thế nào? (Tái hiện và sáng tạo) + Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (Nhắn gửi một điều gì đó) -> LIÊN KẾT LÔ- GÍC b. Liên kết lô- gíc Tiết 118 -Tiếng việt LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. LIÊN KẾT VỀ NỘI DUNG Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề). Các đoạn văn, câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc). Tiết 118 -Tiếng việt LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN I. Khái niệm liên kết: 1. Liên kết nội dung : Từ Nhưng ở câu 2 biểu thị quan hệ bổ sung cho câu 1. PHÉP NỐI Cụm từ cái đã có rồi ở câu 2 đồng nghĩa với cụm từ những vật liệu mượn ở thực tại ở câu 1 . PHÉP ĐỒNG NGHĨA Lặp lại từ tác phẩm PHÉP LẶP Những từ tác phẩm, nghệ sĩ cùng trường liên tưởng. PHÉP LIÊN TƯỞNG Từ Anh ở câu 3 thay thế cho từ nghệ sĩ ở câu 2 PHÉP THẾ 2. Liên kết hình thức: Tiết 118 -Tiếng việt LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN LIÊN KẾT VỀ HÌNH THỨC Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng : sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết. Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước. Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước Tiết 118 -Tiếng việt LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN Trình tự của các câu sắp xếp hợp lí, cụ thể: Chủ đề của đoạn văn : Khẳng định điểm mạnh và điểm yếu về năng lực trí tuệ của người Việt Nam. VỀ NỘI DUNG: Nội dung các câu đều tập trung phân tích những điểm mạnh, điểm yếu đó. Câu 5: Khẳng định nhiệm vụ cấp bách là phải khắc phục những điểm yếu ấy. Câu 4: Phân tích những biểu hiện cụ thể của cái yếu kém, bất cập. Câu 3: Nêu ra những điểm yếu. Câu 2: Khẳng định tính ưu việt của những điểm mạnh đó trong sự phát triển chung. Câu 1: Khẳng định những điểm mạnh của người Việt Nam. II- Luyện tập: Bài tập trong SGK/43. Tiết 118 -Tiếng việt LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN LIÊN KẾT HÌNH THỨC (4) - (3) ấy là => phép nối (2) - (1) bản chất trời phú ấy => phép đồng nghĩa (3) - (2) nhưng => phép nối (5) - (4) những lỗ hổng => phép lặp từ ngữ (5) - (1) thông minh => phép lặp từ ngữ Tiết 118 -Tiếng việt LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ - Ôn lại kiến thức đã học ( ghi nhớ SGK trang 43) - Tìm các đoạn văn đã học trong sách giáo khoa và chỉ ra được sự liên kết về nội dung và hình thức của các đoạn văn. - Viết đoạn văn với nội dung tự chọn trong đó có sử dụng các phép liên kết.
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_9_tuan_24_tiet_118_tieng_viet_lien_ket_cau.ppt