Bài giảng Ngữ Văn 7 - Tiết 85+86: Tiếng Việt Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động?

A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.

B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường.

C. Thuyền bị gió làm lật.

D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá.

Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Mẹ đang nấu cơm.

B. Lan được thầy giáo khen

C. Trời mưa to.

D. Trăng tròn.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 16/11/2023 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ Văn 7 - Tiết 85+86: Tiếng Việt Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 7 
TIẾNG VIỆT 
 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 
I. CÂU CHỦ ĐỘNG VÀ CÂU BỊ ĐỘNG 
a. Mọi	 ng ười yêu mến em. 
b. Em đ ược mọi ng ười yêu mến. 
- Chủ ngữ : là chủ thể thực hiện hoạt động “ yêu mến” tác động vào đối tượng “em” . 
- Chủ ngữ : là đối tượng được hoạt động “yêu mến” của “mọi người” tác động vào. 
Xác định chủ ngữ và ý nghĩa của chủ ngữ trong câu trên? 
1. CÂU CHỦ ĐỘNG: 
2. CÂU BỊ ĐỘNG: 
Qua ví dụ trên em hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động? 
Câu chủ động là câu có chủ ngữ là chủ thể của hoạt động thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác 
Câu bị động là câu có chủ ngữ là đối tượng hoạt động được (bị) hoạt động của người, vật khác hướng vào. 
Tiếng Việt: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 
 
 
 
Bài tập trắc nghiệm 
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động? 
A. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé. 
B. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách mới nhân ngày khai trường. 
C. Thuyền bị gió làm lật. 
D. Ngôi nhà đã bị ai đó phá. 
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? 
A. Mẹ đang nấu cơm. 
B. Lan được thầy giáo khen 
C. Trời mưa to. 
D. Trăng tròn. 
Trong những câu sau, câu nào là câu chủ động, câu nào là câu bị động ? Vì sao em biết? 
1. Con chó đuổi con mèo 
Câu chủ động - Vì CN là chủ thể của hoạt động . 
2. Em được cô giáo khen. 
Câu bị động - Vì CN là đối tượng của hoạt động 
3. Hôm nay, lớp chúng ta được các thầy cô đến dự giờ. 
Câu bị động - Vì CN là đối tượng của hoạt động 
4. An làm vỡ lọ hoa. 
Câu chủ động - Vì CN là chủ thể của hoạt động . 
Bài tập nhanh 
Tiếng Việt: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG 
	THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG: 
 Đọc đoạn văn của Khánh Hoài SGK/57 và cho biết em sẽ chọn câu a) hay b) để điền vào chỗ trống? 
1/Ví dụ : Chọn câu để điền vào dấu ba chấm trong đ oạn văn của Khánh Hoài SGK/57 
 
- Chọn đáp án b) Em được mọi người yêu mến. 
 - Vì câu trước đã nói về Thủy, câu sau cũng tiếp tục nói về Thủy, các câu trong đoạn liên kết tốt hơn. 
2/ Kết luận: Việc chuyển đổi nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất . 
Qua ví dụ trên, em hãy cho biết mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là gì? 
Chuyển đổi mỗi câu chủ động sau thành hai câu bị động : một câu dùng từ được , một câu dùng từ bị . Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau? 
Thầy giáo phê bình em. 
Em được thầy giáo phê bình. 
Em bị thầy giáo phê bình. 
“Được” 
Sắc thái tích cực 
“Bị” 
Sắc thái tiêu cực 
=> Khi chuyển đổi mỗi câu chủ động thành câu bị động - dùng từ được , bị - chú ý đến sắc thái nghĩa của câu. 
Tiếng Việt: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG 
	THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 
III. CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG: 
 
1/ Ví dụ: 
 Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. 
Cách 1 : Con ngựa bạch được (bị) chàng 
 kị sĩ buộc bên gốc đào. 
Cách 2 : Con ngựa bạch buộc bên gốc đào. 
Câu văn này câu chủ động hay câu bị động? 
=> Câu chủ động 
Hãy chuyển đổi câu văn này thành câu bị động? Cho biết em đã chuyển bằng cách nào? 
Chuyển đổi thành câu bị động: 
Qua việc chuyển đổi trên, em hãy cho biết có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? 
=> Chuyển ĐTHĐ lên đầu câu, thêm “ bị ” hoặc “ được ” vào sau đó. 
=> Chuyển ĐTHĐ lên đầu câu, lược bỏ CTHĐ. 
2/ Ghi nhớ: (SGK/64) 
a) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được 
 hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. 
b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ 
hôm “hóa vàng”. 
=> CÂU BỊ ĐỘNG 
ĐTHĐ 
HĐ 
ĐTHĐ 
HĐ 
=> CÂU BỊ ĐỘNG 
Giống 
nhau 
Nội dung : cùng miêu tả về một sự việc. 
Hình thức : là câu bị động, không có CTHĐ 
Khác nhau 
Câu a : có từ được 
Câu b: không có từ được 
Cho biết hai câu sau có gì giống và khác nhau? 
 Những câu sau đây có phải là câu bị động không? Vì sao? 
Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi. 
Tay em bị đau. 
 Hai câu (a) và (b) tuy có dùng được / bị nhưng không phải là câu bị động. Vì chủ ngữ trong hai câu trên không có đối tượng hoạt động tác động vào . Hai câu trên không có câu tương ứng. 
Lưu ý: Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động. 
IV. LUYỆN TẬP 
a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi bị cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 
  Chọn cách viết câu bị động là tránh lặp lại kiểu câu dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt giữa các câu trong đoạn. 
 a. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi bị cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 
 b. Người đầu tiên chịu ảnh hưởng thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ. Những bài thơ có tiếng của Thế Lữ ra đời từ đầu năm 1933 đến 1934. Giữa lúc người thanh niên Việt Nam bấy giờ ngập trong quá khứ đến tận cổ thì Thế Lữ đưa về cho họ cái hương vị phương xa. Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. 
Tiếng Việt: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG 
	THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 
Bài tập 1 : (SGK/ 58) 
 Tìm câu bị động và giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy? 
 
 b. Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ. 
 2. Bài 1 : ( SGK/ 65) 
	Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau. 
a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII. 
b. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa ấy bằng gỗ lim. 
 Ngôi chùa ấy được ( một nhà sư vô danh) xây từ thế kỉ XIII . 
=> Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII . 
=> Tất cả cánh cửa chùa ấy được ( người ta) làm bằng gỗ lim . 
=> Tất cả cánh cửa chùa ấy làm bằng gỗ lim. 
Tiếng Việt: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG 
	THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 
 
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT 
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ 
Học thuộc phần ghi nhớ. 
2. Đặt 3 câu chủ động, 3 câu bị động rồi chuyển ngược lại. 
3. Viết một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu, chủ đề quê hương trong đó có dùng câu chủ động, câu bị động. 
 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_7_tiet_8586_tieng_viet_chuyen_doi_cau_chu.ppt
Giáo án liên quan